Chủ đề vô ngã sôi nổi quá. Em xin trình bày phần hiều và “sao chép từ kinh sách” của em như thế này:
Vô ngã là không ta. Nhưng không phải là không còn ta nữa, không còn chi nữa, mà hiểu như vậy là máy móc và chưa hoàn toàn đúng.
Vì hiểu như thế thì mình sẽ luận giải như thế nào với lời của Đức Thích ca Mâu ni phật, khi ngài nói “Trên dưới đều chưa trọn Ngã. Chỉ có ta mới có trùm khắp Chân Ngã thôi”.
Trong “Đại tạng kinh Như lai” có nói “ Bản ngã nguồn phát sinh Hữu ngã, còn vô ngã lìa Hữu ngã hành thâm Bát nhã trong bá thiên vạn vạn Ngã để tỏ biết tỉ mỉ nơi thọ chấp sở trụ của các hàng tu chứng nhị thừa cùng Bồ tát đến trọn giác Chân ngã”…
Thế nên hiểu vô ngã là đừng trụ trong cái ngã nào để củng cố nung đúc nó thành cái bản ngã của riêng mình. Chính lìa cái ngã mà mình điếp tục “thâm nhập” và trải nghiệm với 1 cái ngã mới, rồi khi đã tỏ rõ, hiểu rõ, “điều hành được nó” lại lìa bỏ để tiếp nhận (tiếp nhận với ý nghĩa biết nó , tỏ rõ nó và điều phục được nó) cái mới (hành thâm trong Bát nhã) và tỏ rõ vạn vạn pháp.
Như khi mình trụ trong cái ngã giả tưởng, mình là giỏi, mình không “thấy và tiếp nhận” được cái hay cái giỏi của người đồng sự, đồng nghiệp của mình. Nếu trụ và chấp trong một ngã thì không thể nào thâm nhập vào ngàn vạn pháp giới mà tỏ rõ , tận thấu các pháp giới để sở hữu trí bát nhã mà chỉ trụ trong thiểu trí.
Thế nên kinh có câu : “Y kinh diễn nghĩa Tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự, từng đồng ma thuyết”. :)
Vô ngã là không ta. Nhưng không phải là không còn ta nữa, không còn chi nữa, mà hiểu như vậy là máy móc và chưa hoàn toàn đúng.
Vì hiểu như thế thì mình sẽ luận giải như thế nào với lời của Đức Thích ca Mâu ni phật, khi ngài nói “Trên dưới đều chưa trọn Ngã. Chỉ có ta mới có trùm khắp Chân Ngã thôi”.
Trong “Đại tạng kinh Như lai” có nói “ Bản ngã nguồn phát sinh Hữu ngã, còn vô ngã lìa Hữu ngã hành thâm Bát nhã trong bá thiên vạn vạn Ngã để tỏ biết tỉ mỉ nơi thọ chấp sở trụ của các hàng tu chứng nhị thừa cùng Bồ tát đến trọn giác Chân ngã”…
Thế nên hiểu vô ngã là đừng trụ trong cái ngã nào để củng cố nung đúc nó thành cái bản ngã của riêng mình. Chính lìa cái ngã mà mình điếp tục “thâm nhập” và trải nghiệm với 1 cái ngã mới, rồi khi đã tỏ rõ, hiểu rõ, “điều hành được nó” lại lìa bỏ để tiếp nhận (tiếp nhận với ý nghĩa biết nó , tỏ rõ nó và điều phục được nó) cái mới (hành thâm trong Bát nhã) và tỏ rõ vạn vạn pháp.
Như khi mình trụ trong cái ngã giả tưởng, mình là giỏi, mình không “thấy và tiếp nhận” được cái hay cái giỏi của người đồng sự, đồng nghiệp của mình. Nếu trụ và chấp trong một ngã thì không thể nào thâm nhập vào ngàn vạn pháp giới mà tỏ rõ , tận thấu các pháp giới để sở hữu trí bát nhã mà chỉ trụ trong thiểu trí.
Thế nên kinh có câu : “Y kinh diễn nghĩa Tam thế Phật oan, Ly kinh nhất tự, từng đồng ma thuyết”. :)