VC-Thiền quán

Căn cứ theo thực đơn và khách ghé thăm quán. Em có bài thơ con chim chích gửi các cụ:

Hôm nay có khách nghé chơi.
Quán Thiền rộn rã tiếng cười hỏi thăm.

Win rằng: có món canh măng.
Ếch xào sả ớt, rượu nồng, thơ hay...

Tôm thì: Lách cách xuốt ngày.
Trổ tài " Mầm đá" đợi ngày....? Know.

MT cũng chẳng kém cày.
Tay cầm vò rượu, luận bàn nghiệp xoay.

Nắng vàng, bên cửa sẽ sàng.
Ơi ời! Ai đó có màng....? Hay chăng....?

...........................Cuối tuần cả nhà vui vẻ.

G/L

Em sửa lại:

......
Nắng vàng, bên cửa sẽ sàng,
Bác Don (đi) đâu đấy, cho em theo cùng...?

:)
 
Em sửa lại:

......
Nắng vàng, bên cửa sẽ sàng,
Bác Don (đi) đâu đấy, cho em theo cùng...?

:)

Em đề nghị bác nằngvang khẳng định ước muốn mạnh mạnh hơn chút nữa chắc bác Don khó chối từ

Nắng vàng bên cửa sẽ sàng,
Don đí đâu đây, Nangvang muon theo. :)
 
Muốn khởi bồ tát tâm: phải có Tha thứ

Trong ấn bản của New Statesman, nhiếp ảnh gia Nick Ut trò chuyện với độc giả về bức ảnh và tình bạn với Kim Phúc, người vẫn hay gọi ông là "ông già" hay "chú". Kim Phúc hiện là công dân Canada và từng đọc một bài luận dài trên kênh phát thanh quốc gia ở đây vào năm 2008 có tên Đường dài tới sự tha thứ: "Tha thứ giúp tôi quên đi lòng thù hận. Tôi vẫn còn nhiều vết sẹo trên cơ thể và mỗi ngày vẫn đau đớn vô cùng song trái tim tôi đã được thanh tịnh. Bom napalm công phá mạnh mẽ song lòng tin, sự tha thứ và tình yêu còn lớn hơn thế. Chúng ta sẽ chẳng có chiến tranh nếu mọi người đều có thể học cách sống với tình yêu chân thành, hy vọng và sự tha thứ"......
 
Em cũng đã có nói, với Khoa học theo quan điểm của duy vật biện chứng, thì Marx thiên và nói nhiều về qui luật vận động của vật chất hữu hình. Còn phần tư tưởng, tinh thần (tâm thức ) thì hầu như chưa hề nói nhiều. Mà phần định tâm như các bác trao đổi ở trên là nói nhiều về nguồn gốc, cơ chế hình thành và “điều hành” nguồn tâm tưởngvà các hình thức “phái sinh” từ nó mah.

Bạn viết khá dài và đang bàn vào những vấn đê "gai góc nhất" của triết học đó là Phép biện chứng.

Mình không rõ bạn bao nhiêu tuổi và theo học chuyên ngành gì ? Mình là dân kỹ thuât làm khoa học thích tìm hiểu vể triêt hoc trong đó có triết học Phật giáo. Nhưng để hiểu sâu TH Phât giáo thì phải đọc kỹ thêm về các học thuyết triết học, triết học Phương Đông, triết học phương Tây, kinh Thánh, Kinh Coran, Hegel, Marx , Marx-Lenin...rồi sau đó vòng lại triết học Phật giáo. Sau gần 20 năm tìm hiểu dần dần thì cũng hiểu hơn về các nền triết học nói chung, và triết học Phật giáo nói riêng. Cái nào cũng có cái hay riêng.

Chúng ta cứ từ từ vì không khéo lại rơi vào tin ngưỡng là vấn đề nhạy cảm.
Có lẽ nên chuyển chủ đề theo hường Thiền học thì hơn !
 
Bạn viết khá dài và đang bàn vào những vấn đê "gai góc nhất" của triết học đó là Phép biện chứng.

Mình không rõ bạn bao nhiêu tuổi và theo học chuyên ngành gì ? Mình là dân kỹ thuât làm khoa học thích tìm hiểu vể triêt hoc trong đó có triết học Phật giáo. Nhưng để hiểu sâu TH Phât giáo thì phải đọc kỹ thêm về các học thuyết triết học, triết học Phương Đông, triết học phương Tây, kinh Thánh, Kinh Coran, Hegel, Marx , Marx-Lenin...rồi sau đó vòng lại triết học Phật giáo. Sau gần 20 năm tìm hiểu dần dần thì cũng hiểu hơn về các nền triết học nói chung, và triết học Phật giáo nói riêng. Cái nào cũng có cái hay riêng.

Chúng ta cứ từ từ vì không khéo lại rơi vào tin ngưỡng là vấn đề nhạy cảm.
Có lẽ nên chuyển chủ đề theo hường Thiền học thì hơn !

Đồng ý với bác và cám ơn bác đã nhắc nhở. :)

Happy weekend!
 
Osho nói về thiền

Khi bạn không làm gì chút nào - về mặt thân thể, về mặt tâm trí, không ở mức độ nào - khi mọi hoạt động đã dừng và bạn đơn thuần có đấy, chỉ còn hiện hữu, đó chính là thiền. Bạn không thể thực hiện được nó, bạn không thể thực hành nó: bạn chỉ phải hiểu nó thôi.

Bất kì khi nào bạn có thể tìm ra thời gian chỉ để mình có đấy, loại bỏ việc làm đi. Nghĩ cũng là làm, tập trung cũng là làm, suy tư cũng là làm. Cho dù chỉ một khoảnh khắc bạn không làm gì và bạn chỉ ở trung tâm của mình, hoàn toàn thảnh thơi - thì đó là thiền. Và một khi bạn đã biết được mẹo về nó, bạn có thể còn lại trong trạng thái đó lâu tuỳ ý; cuối cùng bạn có thể còn lại trong trạng thái đó hai mươi tư tiếng một ngày.

Một khi bạn đã trở nên nhận biết được cách thức con người bạn có thể còn lại không bị xáo động, dần dần bạn có thể làm mọi việc mà vẫn luôn giữ tỉnh táo rằng con người bạn không bị xáo động. Đó là phần thứ hai của thiền. Trước hết, học có đấy đã, và rồi học một chút hành động: lau sàn, tắm giặt, nhưng vẫn giữ bản thân mình được định tâm. Thế rồi bạn có thể làm những điều phức tạp hơn.

Vậy thiền không phải là chống lại hành động.
Bạn không cần phải thoát li khỏi cuộc sống.
Nó đơn thuần dạy bạn cách sống mới.
Bạn trở thành trung tâm của cơn xoáy lốc.

(Trích Từ đau khổ tới chứng ngộ)
 
Thích Nhất Hạnh nói về thiền

LY NƯỚC TÁO CỦA BÉ THỦY

Hôm nay có ba em bé, hai gái và một trai, từ dưới làng lên chơi với Thanh Thủy. Bốn đứa chạy chơi trên khu đồi phía sau nhà khoảng một giờ đồng hồ thì tìm vào để kiếm nước uống. Tôi đi tìm chai nước táo cuối cùng còn lại và đem rót vào cho mỗi đứa một ly đầy. Ly chót là của Thanh Thủy. Ly này lợn cợn xác táo, không trong như ba ly trước. Thanh Thủy phụng phịu chê, không uống. Bốn đứa lại chạy lên đồi chơi.

Chừng nửa giờ sau, đang ngồi tĩnh tọa ở phòng bên, tôi nghe tiếng Thủy gọi. Cô bé muốn vặn nước lạnh trong vòi nước để uống, nhưng nhón gót mà cũng không với tới. Tôi chỉ lên bàn, bảo: cháu uống ly nước táo này đi. Thủy ngoảnh lại nhìn. Ly nước táo bấy giờ trong vắt không còn một tí lợn cợn nào nữa, trông thật ngon lành. Nó tới gần và đưa hai tay nâng ly nước táo lên uống. Uống được chừng một phần ba ly, Thủy đặc ly xuống và ngước mắt nhìn tôi:"Có phải đây là một ly nước táo mới không thưa ông?" Tôi trả lời:"Không, ly nước táo hồi nãy đó. Nó ngồi yên một lúc lâu cho nên trở thành trong vắt và ngon lành như vậy đó cháu." Thủy nhìn lại ly nước táo:"Ngon quá ông ơi. Có phải ly nước táo bắt chước ông đang ngồi thiền không hả ông?"
Tôi bật cười vỗ nhẹ lên đầu nó. Có lẽ nói rằng tôi đã bắt chước ly táo mà ngồi thiền thì đúng hơn.

Tối nào đến giờ bé Thủy đi ngủ thì tôi cũng ngồi thiền. Tôi cho nó ngủ ngay trong thiền phòng, gần chỗ tôi ngồi. Hai ông cháu giao hẹn với nhau là trong khi tôi ngồi thì Thủy nằm mà không lên tiếng hỏi chuyện. Thường thường thì chỉ chừng năm mười phút sau là Thủy đã ngủ. Trong khung cảnh thanh tịnh đó, giấc ngủ đến với Thủy một cách dễ dàng. Mãn giờ thiền tọa, tôi chỉ cần đi lấy một cái mền đắp lên cho nó.
Thanh Thủy là một em bé thuộc giới "thuyền nhân" (boat people) chưa đầy bốn tuổi rưỡi. Nó cùng với bố nó vượt biển sang tới Mã Lai hồi tháng tư năm ngoái. Mẹ nó bị kẹt lại bên nhà. Qua tới Pháp, bố nó đem gởi lại Phương Vân Am vài tháng để rảnh rang lên Paris lo giấy tờ và kiếm việc làm. Tôi dạy cho Thủy vần quốc ngữ và những bài ca dao xưa. Con bé rất thông minh. Chỉ trong vòng mười lăm ngày, nó đã đánh vần và đọc từ từ cuốn "Vương Quốc Của Những Người Khùng", truyện ngụ ngôn của Leon Tolstoi, do tôi dịch.

Tối nào Thanh Thủy cũng thấy tôi ngồi. Tôi bảo nó là tới "ngồi thiền" và tôi không hề nói cho nó biết ngồi thiền là gì và ngồi như thế để làm gì. Mỗi tối, khi thấy tôi rửa mặt, mặt áo tràng và đi thắp một cây nhang cho thơm thiền phòng là nó biết tôi sắp đi "ngồi thiền". Nó cũng biết là đã đến giờ nó phải đi đánh răng, thay aó và leo lên chỗ nằm mà không nói chuyện. Không lần nào nó đợi tôi nhắc.

Chắc rằng trong cái đầu tý hon của nó, bé Thanh Thủy nghĩ rằng ly nước táo ngồi yên một hồi lâu là để cho nó lắng trở lại, và ông của nó ngồi yên một hồi lâu chắc cũng là để cho lắng trong, cho khỏe khoắn như ly nước táo. "Có phải ly nước táo bắt chước ông ngồi thiền không, hả ông?" Tôi nghĩ bé Thủy chưa đầy bốn tuổi rưỡi mà đã hiểu thế nào là ngồi thiền mà không cần ai giải thích gì cho nó.

Ly nước táo ngồi lâu thì lắng trong. Theo cũng một định luật, ngồi lâu thì ta cũng lắng trong. Lắng trong thì ta sẽ an hòa, khỏe khoắn và tươi mát hơn. Ta tự cảm thấy tươi mát và người chung quanh ta cũng thấy ta tươi mát. Một em bé ưa tới ngồi gần ta không hẳn là vì ta hay cho nó kẹo hoặc hay kể chuyện đời xưa cho nó nghe. Có khi nó ưa tới ngồi gần ta chỉ vì ta tươi mát, có thế thôi.

Tối nay, Phương Vân có một ông khách. Tôi rót nước táo còn lại ở trong chai cho đầy một ly và đặt ly nước táo ở trên chiếc bàn giữa thiền phòng. Bé Thanh Thủy ngủ rồi. Tôi mời ông bạn cùng ngồi yên, thật yên, như ly nước táo.

Trích "Trái tim mặt trời"
 
Em rất khâm phục TS Thích Nhất Hạnh vì ông có một khả năng truyền đạo pháp rất đời. Chính vì vậy các bài nói viết của ông đều làm cho mình cảm thấy rất gần gũi, dễ hiểu và dễ làm.

Nhưng em có cái không hiều và cũng cảm thấy là không ổn khi một người làm đạo lại bị 'vướng mắc" với một thể chế này hay một chế độ kia.

Ngày xưa, Đức Phật Cồ Đàm 49 năm đi xiển dương Phật pháp "xuyên qua" tất cả các đề lỵ, vùng miền quốc gia đều với sự ôn hòa và nhận được sự ái kính. Theo em, đạo nên lo về tinh thần đạo đức cho con người, con để cho các thể chế xã hội lo về xả hội kinh tế & chính trị. :)

Xin lỗi là em cũng không được biết lý do và cái vướng mắc cụ thể của TS và cũng xin không có ý nêu ra ở đây. Chỉ lấy câu chuyện để nói một quan điểm cá nhân mà thôi. :)
 
Có nhiều định nghĩa về thiền !
Nhưng có lẽ thực sự đơn giản là phương thức của hành giả trên con đương đi đến giác ngộ.
Trong XH hiện đại, thiền là phương pháp rèn luyên giảm stress, tập trung tư duy, cân bằng tâm lý...

Thiền là gì ?
http://www.quangduc.com/Thien/60thien.html

Thiền là một trong những nghệ thuật tuyệït vời trong cuộc sống. Có lẽ là tuyệt vời nhất và không ai có thể dạy cho bất cứ ai. Ðó là cái đẹp của Thiền. Tự nó không có kỹ thuật cho nên không có người thiện xảo. Khi bạn tìm hiểu về chính mình, nhìn vào chính mình, nhìn vào những bước đi của bạn, bạn ăn như thế nào, nói cái gì, ghét hay thương... Nếu như bạn biết được tất cả những cái đó trong bạn mà không có sự phân biệt thì đó chính là một phần của Thiền.
Do đó Thiền có thể xảy ra trong lúc bạn đang ngồi trên xe buýt hay đang đi trong cánh rừng rợp bóng mát, hoặc đang lắng nghe chim hót hay đang nhìn vào gương mặt của vợ con bạn.

Thật sự bạn muốn biết tại sao Thiền trở nên quan trọng như thế! Nó không có sự khởi đầu cũng không có sự chấm dứt. Nó giống như giọt mưa, trong nó hàm chứa tất cả những sông hồ và biển cả. Hạt mưa ấy nuôi dưỡng trái đất và con người. Không có nó, trái đất sẽ trở nên sa mạc. Không có Thiền thì tâm sẽ trở thành khô cằn, một vùng đất hoang tàn.

http://www.thegioiyoga.com/thin-va-t...24-thin-la-gi-

Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả,nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.

Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.

http://www.daophatngaynay.com/vn/tu-...en-La-Gi-.html

Thiền không phải là một quang cảnh để mô tả, không phải một phương pháp để trình bày; cũng không là một biểu tượng triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Ta không thể dùng ý thức để hiểu, càng không thể dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền. Cho nên, càng suy nghĩ, càng tranh luận về Thiền thì người ta càng thêm vọng tưởng, không cách nào thâm nhập được thực chất của chân lý tuyệt đối này.

http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/6883.html

Bởi vì thiền là phương pháp của nhiều pháp môn, nên câu hỏi “thiền là gì?” quả là một câu hỏi không được rõ ràng và vì thế chưa thể có câu trả lời chính xác. Nhưng đối với đa số những người sơ tâm, đó lại là một câu hỏi luôn được đặt ra với nhiều trăn trở. Bài viết này là một cố gắng để trả lời một câu hỏi rất “mơ hồ”, nhưng rất thường được đặt ra! Và bài viết này coi Thiền là một từ chung mà ta thường gặp, nghĩa là phạm trù của nó, không thuộc về riêng của một tôn giáo hay tông phái nào cả.
 
Em rất khâm phục TS Thích Nhất Hạnh vì ông có một khả năng truyền đạo pháp rất đời. Chính vì vậy các bài nói viết của ông đều làm cho mình cảm thấy rất gần gũi, dễ hiểu và dễ làm.

Nhưng em có cái không hiều và cũng cảm thấy là không ổn khi một người làm đạo lại bị 'vướng mắc" với một thể chế này hay một chế độ kia.

Ngày xưa, Đức Phật Cồ Đàm 49 năm đi xiển dương Phật pháp "xuyên qua" tất cả các đề lỵ, vùng miền quốc gia đều với sự ôn hòa và nhận được sự ái kính. Theo em, đạo nên lo về tinh thần đạo đức cho con người, con để cho các thể chế xã hội lo về xả hội kinh tế & chính trị. :)

Xin lỗi là em cũng không được biết lý do và cái vướng mắc cụ thể của TS và cũng xin không có ý nêu ra ở đây. Chỉ lấy câu chuyện để nói một quan điểm cá nhân mà thôi. :)

Cụ đặt vấn đề bị ngược. Em chỉ có thể nói như vậy :))
 
Có nhiều định nghĩa về thiền !
...

Theo em thì vài điều sau đây có thể vượt ra khỏi ranh giới của mọi pháp môn, nghĩa là có thể được đa số chấp nhận (phát biểu tổng quát)

- Mục tiêu: làm chủ thân tâm
- Phương pháp: thông qua luận giải và làm rõ cơ chế vận hành của tâm
- Ý nghĩa: nâng cao hiệu quả hoạt động có ý thức của con người

Có thể có vài điều nữa, nhưng nói chung đó là các điểm chính.
 
Em vẫn chưa ngộ đạo mà bác, vẫn ngó nghiêng lắm lắm...

Ngộ đạo rồi, ta sẽ ngó nghiêng trong tỉnh giác, còn phê hơn nữa ít nhất về mặt lý thuyết. Cái này hỏi thêm chỗ cụ Don may ra có vài manh mối chăng :))
 
Hi bạn Nắng vàng, nick bạn thật shinning. :)

Có thể bạn đã đọc cuốn sách này, nó cũng là 1 trong những cuốn tôi tâm đắc. Mời bạn,
Life and teaching of the Masters of the Far East - Hành trình về Phương Đông.

Chúc vui.

Life and teaching of the Masters of the Far East là cuốn hồi ký của Baird T Spalding
Hành trình về Phương Đông là cuốn tiểu thuyết hư cấu kiểu KH viễn tưởng của Nguyên Phong dựa trên cơ sở cuốn hồi ký thôi...
http://www.bairdtspalding.org/2009/...lish-translator-of-hanh-trinh-ve-phuong-dong/

Nhưng rất ẩu khi lấy tên tác giả là Baird T Spalding còn Nguyên Phong chỉ là dich giả, làm nhiều người tin là chuyện có thât !

Còn ở bên Tây thì khó chấp nhận. Cuốn sách coi các GS Anh như lũ hề ngồi xem đạo sĩ Ấn dùng kính lúp biến ánh nắng thành nho, bánh mỳ...thực hiện quyền năng của Thiên Chúa sáng tạo ra vật chất !
 
Life and teaching of the Masters of the Far East là cuốn hồi ký của Baird T Spalding
Hành trình về Phương Đông là cuốn tiểu thuyết hư cấu kiểu KH viễn tưởng của Nguyên Phong dựa trên cơ sở cuốn hồi ký thôi...
http://www.bairdtspalding.org/2009/...lish-translator-of-hanh-trinh-ve-phuong-dong/

Nhưng rất ẩu khi lấy tên tác giả là Baird T Spalding còn Nguyên Phong chỉ là dich giả, làm nhiều người tin là chuyện có thât !

Còn ở bên Tây thì khó chấp nhận. Cuốn sách coi các GS Anh như lũ hề ngồi xem đạo sĩ Ấn dùng kính lúp biến ánh nắng thành nho, bánh mỳ...thực hiện quyền năng của Thiên Chúa sáng tạo ra vật chất !

Cuốn đó có thể coi tương đương với những "2 vạn dặm dưới biển", "Harry Porter", toàn bộ tác phẩm của Kim Dung, cũng như rất nhiều tác phẩm văn học - khoa học viễn tưởng khác. Điểm khác biệt chỉ là chủ đề sáng tác. Có thể thích hoặc không thích, chứ phê phán cuốn đó về mặt "khoa học" là không cần thiết. Chả khác nào chê Kim Dung bốc phét ...

Có thể cụ 2W cho rằng chỉ có Khoa học là được quyền hư cấu, phóng tác. Em thì không nghĩ như vậy. Em ủng hộ dân chủ. Nghĩa là không phải chỉ có tiến sĩ mới được có niềm tin, hoặc không chỉ học nhạc viện chính quy 20 năm mới được nói về âm nhạc.

Việc biến bất cứ cái gì thành bánh mỳ, thì vật lý lượng tử còn tiến xa hơn về mặt "giả thiết" chứ cuốn đó đã ăn thua gì :))
 
Cuốn đó có thể coi tương đương với những "2 vạn dặm dưới biển", "Harry Porter", toàn bộ tác phẩm của Kim Dung, cũng như rất nhiều tác phẩm văn học - khoa học viễn tưởng khác. Điểm khác biệt chỉ là chủ đề sáng tác. Có thể thích hoặc không thích, chứ phê phán cuốn đó về mặt "khoa học" là không cần thiết. Chả khác nào chê Kim Dung bốc phét...

Khoa học viễn tưởng thì anh cứ thả sức mà tưởng tượng hư cấu...Nhưng tác giả chính là anh thì vô tư...Chứ gắn tên Giáo sư Anh danh tiếng vào làm tác giả để biến nó thành hồi ký là phạm luật của dân nhà văn rùi. Chắc vì tiền thui...nhưng rất dở vì đụng ngay cái tham sân si khi đang nói về giáo lý phương Đông

Cuối TK 17 và đầu TK 18 ở châu Âu hầu như bị ngự trị bởi các thầy Phù thủy nhiều như nấm sau mưa, đi mây về gió, thần thông biến hóa vượt xa các đạo sĩ châu Á. Nhờ cuộc cách mạng tư tưởng do Martin Luther khởi xướng kéo dài gần 100 năm mới dẹp xong nạn Phù thủy và mở đường cho cuộc cácn mạng KHKT lần thứ I. Nên nói các GS Tây vào đầu TK 19 mà há mồm nhìn đạo sĩ Ấn múa may "nho, bánh mỳ" thì nó buồn cười vì người viết không hiểu tý gì về LS châu Âu...

Việc biến bất cứ cái gì thành bánh mỳ, thì vật lý lượng tử còn tiến xa hơn về mặt "giả thiết" chứ cuốn đó đã ăn thua gì :))

Vât lý lượng tử nó mở ra kỷ nguyên CNTT nó có thể biến vật liệu bán dẫn, vật liệu thông thường thành PC, TV mầu, Internet...Công nghệ hóa sinh nhân bản vô tính biến tế bào vú thành chú cừu Doly, tổng hợp ra thit nhân tạo...

Khoa học chưa làm bánh mỳ như trong cuốn đó, vì nó rẻ nếu làm chắc lỗ...:))
 
Em soi đi soi lại mà chưa ngộ ra được ý cụ chỉ điểm. Cụ pr.mes điểm chỉ em cái. Thks!

Là em nói cái chỗ "vướng mắc với thể chế" đó cụ, ý em là nên đảo lại vị ngữ thành chủ ngữ, thì tự có câu trả lời rồi ...
 
Khoa học viễn tưởng thì anh cứ thả sức mà tưởng tượng hư cấu...Nhưng tác giả chính là anh thì vô tư...Chứ gắn tên Giáo sư Anh danh tiếng vào làm tác giả để biến nó thành hồi ký là phạm luật của dân nhà văn rùi. Chắc vì tiền thui...nhưng rất dở vì đụng ngay cái tham sân si khi đang nói về giáo lý phương Đông

Cuối TK 17 và đầu TK 18 ở châu Âu hầu như bị ngự trị bởi các thầy Phù thủy nhiều như nấm sau mưa, đi mây về gió, thần thông biến hóa vượt xa các đạo sĩ châu Á. Nhờ cuộc cách mạng tư tưởng do Martin Luther khởi xướng kéo dài gần 100 năm mới dẹp xong nạn Phù thủy và mở đường cho cuộc cácn mạng KHKT lần thứ I. Nên nói các GS Tây vào đầu TK 19 mà há mồm nhìn đạo sĩ Ấn múa may "nho, bánh mỳ" thì nó buồn cười vì người viết không hiểu tý gì về LS châu Âu...



Vât lý lượng tử nó mở ra kỷ nguyên CNTT nó có thể biến vật liệu bán dẫn, vật liệu thông thường thành PC, TV mầu, Internet...Công nghệ hóa sinh nhân bản vô tính biến tế bào vú thành chú cừu Doly, tổng hợp ra thit nhân tạo...

Khoa học chưa làm bánh mỳ như trong cuốn đó, vì nó rẻ nếu làm chắc lỗ...:))

Yes cái vụ tên tuổi đó em cũng chả hiểu gì, sao lại thế không biết, chắc để dễ marketing ...

Về cái "bánh mỳ", em cho rằng quy luật về bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là "đạo vũ trụ". Nghĩa là cách của tự nhiên sẽ là chi phí thấp nhất ...

Cụ có thể biến đổi bất cứ cái gì thành cái bánh mỳ, em hiểu về mặt lý thuyết, tuy nhiên em tin chi phí sẽ là vấn đề đủ để nhân loại tiếp tục trồng lúa mỳ mà ăn :))
 
Back
Top