VC-Thiền quán

Em đọc mấy trang, ù hết cả nhĩ. Đọc mà ù nhĩ thế mới triết học chứ :))

Thôi để em nói về cái khổ, hay cái nợ đời trước, vì đó là cái Đế đầu tiên mà cụ Thích Ca cụ ý bàn tới nhé cụ Win nhé.

Một cách rất tự nhiên ai cũng có thể nhận ra, có sinh ra, có hình hài, có thân phận, là đã mang cái khổ tiềm ẩn, bởi không có gì tồn tại mãi mãi. Có sinh tất có diệt. Đó là cái nợ, cái khổ mà ai cũng nhìn thấy.

Tất nhiên không chỉ có thế, nó còn vô số thứ "khổ" khác trong quá trình phát triển, thích nghi, vật lộn sinh tồn ... mà em tin nói đến đây là hình dung được rồi. Nói nợ đời là như vậy đó cụ. Đã có "đời" tức là có nợ. Nợ ở đây không có gì liên quan tới những cái "khổ" hay cái "nợ" như cụ Win ám chỉ cả. Nó hoàn toàn khoa học, nó là nguyên lý của cái vũ trụ này. Đây là concept hạt nhân: tính vận động và biến đổi không ngừng của vạn vật. Từ đó sẽ đi tiếp tới các concept khác ...

Mọi thứ em trình bày về đạo phật ở đây, cho tới lúc này, hoàn toàn logic, khoa học, có tính hệ thống. Em biết rằng cụ phê phán từ cái lý của cụ, nhưng là phê phán những thứ không thực sự thuộc về đạo Phật chân chính. Tóm lại là cụ bị nhầm lẫn vì cụ chưa hiểu thực ra cái ông Thích ca ông ý bàn về cái gì. Vĩ nhân đó cụ, đâu phải mấy ông thầy chùa ăn thịt chó.

Hãy hình dung những bộ óc vĩ đại như Einstein người ta đánh giá đạo phật cao như vậy, là người ta phải nhìn thấy chân giá trị chứ đâu phải mấy trò nhí nhố dọa trẻ con hả cụ.

Còn những concept khác nữa, nó đòi hỏi phải mở lòng được với những concept nền tảng trước đó thì mới trao đổi được, không thì vô phương. Nhưng cụ có thể tin rằng có rất nhiều cái đầu với đầy đủ tri thức khoa học người ta đánh giá rất cao triết học phật giáo, chả liên quan gì tới thắp hương khấn vái cầu tài cầu lộc đâu cụ.
 
Nói chung hình như triết học phật giáo không chấp nhận quyền tự do cá nhân, cá tính là những cái tạo ra tài năng ???

Trái lại, triết học phật giáo chỉ ra con đường để đạt tới tự do tuyệt đối ...

Tóm lại em không phải nhà truyền đạo nên em cũng oải vì typing lắm quá. Em chỉ muốn nói với khả năng của cụ, cụ chỉ cần mở lòng ra và xem lại một lượt những concept nền tảng của đạo phật, rồi sau đó hãy phê phán hay thông cảm. Chứ giờ cụ hiểu sai nhiều quá em chả biết nói thế nào nữa ...

Em có thể chia sẻ là có 2 phong cách trình bày. Cách 1 phù hợp dành cho các cụ khoa học như cụ. Cách này cụ nên đọc Osho (oshovietnam.net). Văn phong gãy gọn, logic, đi thẳng vào vấn đề chính (kiểu "Kinh phật là thuốc độc"). Cách 2 trang nhã, nhẹ nhàng, dành cho mọi tầng lớp, cụ có thể tìm Thích Nhất Hạnh, người được coi là có ảnh hưởng chỉ sau Đạt lai lạt ma (vì nhiều lý do VN không ủng hộ cụ này).

Hế hế, thôi cụ làm vài câu thơ đi em họa lại, bàn chuyện trọng đại thế này mệt quá :))
 
Marx chứ không phải là Mark đâu cụ !

Các học thuyết đi sau bao giờ cũng thừa kế một số luận điểm tiến bộ của các hoc thuyết đi trước. Thích Ca mâu ni cũng vẽ thêm trên cơ sở thừa kế cái Vô minh của ngũ uẩn và phương pháp hành giả từ 2 ông thầy chứ phải nghĩ ra hết mội thứ trong 49 ngày đâu.

Marx cũng đưa ra cái Niêt Bàn (Chủ nghĩa cộng sản) trên trái đất thôi, rồi mỗi ông vẽ một kiểu nhà nước:
Xã hôi,
Xã hôi dân chủ,
Xã hội chủ nghĩa (CCVS),
Xã hội chủ nghĩa dân chủ,
Xã hôi chủ nghĩa (độc tài),
Tư bản chủ nghia định hướng xã hôi,
Chủ nghĩa xã hôi dân tôc,
Chủ nghĩa xã hội định hướng thi trường,
Chủ nghĩa xã hôi kiểu Trung hoa,
Chủ nghĩa xã hôi cha truyền con nối,
Xã hôi trung gian theo con đường thứ 3
........
Nhân đạo hoàn thiên hay không là do người vân dụng...:))

Về bản chất chỉ có hoặc là độc tài hoặc là dân chủ. Mọi thứ lằng nhằng kiểu "3 trong 1" chả có giá trị gì cả, đặt tên thế nào cũng vậy.
 
Bạn làm mình nhớ lại cảm xúc 1 đêm mưa lang thang phố cổ Hà nội. Rất nhiều lần tìm kiếm lại nơi đêm Sài gòn nhưng không thể có nét tĩnh lặng như vậy. Thank bạn.

SG như đời, HN như đạo, tìm ra đạo trong đời chắc phải đọc vài cuốn Hành trình nữa nó mới đủ công lực :))
 
... Vô ngã nghĩa là ta không là ai nhưng không đồng nghĩa là không có sự tồn tại của ta ...iểu là không TRỤ CHẤP, cố thủ trong ngã mà phải lìa nó khi cần thiết chư không hẳn là đạt đến không còn tần tại.

...

Hay so sánh nôm na kiểu này cụ thấy ổn không nhá: con người như cái máy thu thanh, nó có thể thu được nhiều tần số (đài vov, đài HN, FM999....## tiên thần thánh phật). Dưng mà nều mình không lìa sạch cái tôi thì máy thu của mình đang bận tín hiệu), phải để nó trống để đài nào phát thì mình nhận được đó.
Vứn đề là vẫn có cái TV, dưng mà để nó ở trạng thái "không vướng", chứ không hẳn là không còn cái TVi. :))

Đúng là diễn thành lời thì nó lằng nhẳng thật. :))

Vô ngã là thấy ta trong tất cả và tất cả trong ta, nói ta không là ai nghĩa nó không đủ. Nói chữ nó là không không mà cũng không có :-)

Nếu ví với cái TV thì thân xác là cái TV. Tâm trong sáng thì chuyển tiếp đài trung ương thôi, đằng này nó toàn phát nội dung địa phương hoặc chuyển tiếp nhiễu loạn, sóng không sạch.
 
Về bản chất chỉ có hoặc là độc tài hoặc là dân chủ. Mọi thứ lằng nhằng kiểu "3 trong 1" chả có giá trị gì cả, đặt tên thế nào cũng vậy.

Cả 3 thật mà:
QTCS II chia làm 2:
- Con đường nghi viện (dân chủ)
- Cướp chính quyền (CCVS= độc tài)
- Xu hướng mới: Chủ nghĩa xã hội dân chủ (dân chủ)
 
Trái lại, triết học phật giáo chỉ ra con đường để đạt tới tự do tuyệt đối...

Cái tuyệt đối là lý tưởng không bao giờ có !

Triết học Phật giáo coi ngũ uân là vô minh, phủ nhận cái tự ngã (anh không thể tự đánh giá anh là ai) và cái bản ngã (cá tính không được coi trọng) nghĩa là anh diêt cái nguồn cảm hứng sáng tao rùi.
 
Cả 3 thật mà:
QTCS II chia làm 2:
- Con đường nghi viện (dân chủ)
- Cướp chính quyền (CCVS= độc tài)
- Xu hướng mới: Chủ nghĩa xã hội dân chủ (dân chủ)

Thế em mới nói mọi thứ lằng nhằng là chả có giá trị gì về mặt "khoa học" cả. Ở đây em không bàn chính trị, em bàn về kiến trúc hệ thống. Từ góc độ thiết kế, chỉ có hoặc là độc tài, tập trung quyền lực vào một trung tâm, hoặc là một cấu trúc mềm dẻo có tính tương hỗ giữa các thành phần.

Còn những thiết kế khác là không có giá trị, nó là chuyện chính trị, em ko có ý kiến :))
 
Vô ngã là thấy ta trong tất cả và tất cả trong ta, nói ta không là ai nghĩa nó không đủ. Nói chữ nó là không không mà cũng không có :-)

Làm rõ hơn tý ! Vô ngã là không phải bản chất vì tính vô thường của ngũ uẩn dẫn đên hiên tượng "ta không phải ta, nó không phải nó, thấy vậy mà không phải vây"

Nếu ví với cái TV thì thân xác là cái TV. Tâm trong sáng thì chuyển tiếp đài trung ương thôi, đằng này nó toàn phát nội dung địa phương hoặc chuyển tiếp nhiễu loạn, sóng không sạch.

Trung ương hay địa phương không quan trọng mà cái chính là không nhiễu do ngũ uẩn !
 
Làm rõ hơn tý ! Vô ngã là không phải (thấy) bản chất vì tính vô thường của ngũ uổn dẫn đên hiên tượng "ta không phải ta, nó không phải nó, thấy vậy mà không phải vây"
!

Em đang nói về defintion chứ không phải root cause ...

Trung ương hay địa phương không quan trọng mà cái chính là không nhiễu do ngũ uẩn !

Ngũ uẩn chính là ban biên tập nội dung của đài địa phương mà ...
 
Diệt khổ là khái niêm triết học là diệt cái gây ra khổ: tham sân si...mà thực ra là diêt sướng...

câu này nói nên bản chất của bác hiiiiiiiiii
sử dụng phép phản biện nghịch để tìm chân lý ...là cái cao diệu của trí thức
sướng khổ do tâm, nếu thấy an lạc thì tâm phật đã khai mở, tôi đã nói ngay từ đầu, nhưng bác quên một khúc...đó là nếu đời sau có, chắc gì bác đã có cái tâm bằng hôm nay, ví dụ nhẹ nhàng bác là anh người dân tộc chẳng hạn thì dễ gì được nhận thức của hôm nay. vậy nên bỏ min 10% ra mà đầu tư cho tương lai là đủ

xin cám ơn!
 
Cái tuyệt đối là lý tưởng không bao giờ có !

Em đồng ý đó là lý tưởng. Lý tưởng tốt đẹp tốt quá còn gì. Người ta cần một ngọn hải đăng để định hướng, chứ không nhất thiết phải trèo tận lên ngọn hải đăng để ngắm biển :))

Triết học Phật giáo coi ngũ uân là vô minh, phủ nhận cái tự ngã (anh không thể tự đánh giá anh là ai) và cái bản ngã (cá tính không được coi trọng) nghĩa là anh diêt cái nguồn cảm hứng sáng tao rùi.

Đó là một cách nhìn nhận, và em không phán xét cách nhìn nhận đó. Tuy nhiên một khi cụ đi sâu hơn để tìm hiểu, có thể cụ sẽ phát hiện một cách nhìn khác nữa, hoàn toàn "tích cực".

Nhà Phật hay nói, thiên đường ở đó và địa ngục cũng ở đó. Người ta cũng có thể nói như vậy về tiêu diệt và giải phóng. Không có cái này thì không có cái kia. Những thứ này nếu thông cảm thì dễ chia sẻ, ngược lại thì rất khó nói cụ ạ. Đạo gần với logic mờ hơn là logic cổ điển.
 
Nâu-tu-gơ-râu ui, nhờ có nàng mà từ thô sạm sần sùi ta trở nên thanh tao, nho nhã.

Muh giờ nàng bảo nàng lại phải đi, Rùi nàng đành bỏ ta cô liêu trong cái chốn tịnh mịch này chẳng?

Hy vọng nàng bỏ đi rùi cũng mau dzề như mấy lần trước, không thì ta chỉ còn có biết ngùi ngụt nhớ nàng mỗi buổi chiều khi lê chân khỏi cái sàn chứng vịt đằng kia. U òa, u òa. :(( :((

Chàng ơi, ta quay lại vì muốn đi mà lòng ai cũng vui vẻ, ta sợ để lại nỗi băn khoăn trong lòng người vì sự ra đi của mình. Ta muốn khi đến trong veo & khi đi trong ngần, (văn vẻ tý) he..he :)), giờ thì mọi thứ đều trong vắt, nên xách gói lên đường thôi. :)
 
Ừ, nửa ướt bên này nửa ướt bên kia,

Em để tư duy nó tha hồ bay nhảy rồi sau đó mới đọc tiếp & đọc lại. Đạo, xin nhờ các bác tìm hộ tiếp, em đi tìm cái khác thôi. :)

Đi đâu, tìm gì thì cũng là "tôi đi tìm tôi" mà thôi, có phỏng :))
 
Last edited by a moderator:
Chàng ơi, ta quay lại vì muốn đi mà lòng ai cũng vui vẻ, ta sợ để lại nỗi băn khoăn trong lòng người vì sự ra đi của mình. Ta muốn khi đến trong veo & khi đi trong ngần, (văn vẻ tý) he..he :)), giờ thì mọi thứ đều trong vắt, nên xách gói lên đường thôi. :)

Làm mấy câu thơ xem nào, nói văn xuôi khó hiểu quá ...
 
Gửi Know2Grow...@};-

CHÂN NGÃ TÌNH YÊU

Em đi đâu về đâu
Giữa dòng đời vội vã
Có phải chăng tự ngã
Ngự tri trái tim em !

Rồi bất ngờ làm quen
Một chàng trai vô ngã
Nhưng sao chàng đẹp quá
Trái tim em ngất ngây
Và hồn em đăm say
Trong vòng tay xiết chặt
Đôi vòng tay rất thật
Mà sao như trong mơ
Hay tự ngã bất ngờ
Trong lòng em trỗi đậy ?

Cuối cùng em đã thấy
Chân ngã của tình yêu…:))


WW.05.2012
 
Gửi Know2Grow...@};-

CHÂN NGÃ TÌNH YÊU

Em đi đâu về đâu
Giữa dòng đời vội vã
Có phải chăng tự ngã
Ngự tri trái tim em !

Rồi bất ngờ làm quen
Một chàng trai vô ngã
Nhưng sao chàng đẹp quá
Trái tim em ngất ngây
Và hồn em đăm say
Trong vòng tay xiết chặt
Đôi vòng tay rất thật
Mà sao như trong mơ
Hay tự ngã bất ngờ
Trong lòng em trỗi đậy ?

Cuối cùng em đã thấy
Chân ngã của tình yêu…:))


WW.05.2012

Đi về đâu hỡi em
Khi trong lòng em nắng mới đang lên

Đi tìm gì hỡi em
Khi điều em tìm kiếm là ở chính nơi này

Đi lối nào hỡi em
Khi mọi con đường đều dẫn tới thành Rome

Đi với ai hả em
Khi đi một mình, cô đơn sẽ làm em lạc lối

Tạm thế đã, lát VNI confirm support với khối lượng ổn ổn, sẽ làm phần kết luận :))
 
Chàng ơi, ta quay lại vì muốn đi mà lòng ai cũng vui vẻ, ta sợ để lại nỗi băn khoăn trong lòng người vì sự ra đi của mình. Ta muốn khi đến trong veo & khi đi trong ngần, (văn vẻ tý) he..he :)), giờ thì mọi thứ đều trong vắt, nên xách gói lên đường thôi. :)

Nàng quả là tài hoa, và quá thông minh. Nàng đánh chứng thì nàng "ra ngay đỉnh", còn chốn tình trường nàng cũng ra ngay đỉnh lun, dí ngay lúc ai cũng mến cũng thương. Nhất là giờ cụ WW cứ hoa và thơ mà họa theo nàng suốt. Hic hịch. :((

Mà đi đâu thía, chừng nào dzìa còn chỉ giúp ta thiền và đánh chứng nữa chứ? :))
 
Đi về đâu hỡi em
Khi trong lòng em nắng mới đang lên

Đi tìm gì hỡi em
Khi điều em tìm kiếm là ở chính nơi này

Đi lối nào hỡi em
Khi mọi con đường đều dẫn tới thành Rome

Đi với ai hả em
Khi đi một mình, cô đơn sẽ làm em lạc lối

Tạm thế đã, lát VNI confirm support với khối lượng ổn ổn, sẽ làm phần kết luận :))

Cốc ...cốc...reng.

Om...ah...hung.
 
Ý mình muốn nói là để xem xét bản chất sự vật hiện tương mà chỉ theo nhân quả rồi định tâm trên cơ sở 5 uẩn là sao chép hiện tượng, khó tìm ra bản chất.

Anh phải đặt sự trong cái duyên khởi (mối liên hệ phổ biến) và sự vận động của vật chất (thuộc tính của vật chất) rồi dựa vào các cặp phạm trù (gồm cả nhân quả) để đánh giá.

Nếu không thực hiện đủ không bao giờ bắn trúng máy bay đâu ạ ..:))
Con chuyên lên chức cũng vây thôi: Đặt nó vào trong cái duyên khởi, rồi xem xét đồng thời các mối liên hệ và sự vận động (bắn rơi thêm, xếp mới...)

Thực ra, em thì thấy thế này, Cái việc “bắn máy bay và xử lý tình huống quanh việc bắn máy bay”:
- Nếu xét theo góc độ từ khoa học hiện đại ngày nay. Thì đó là việc giác quan (mắt, tai) nhận tín hiệu, phản ánh vào não bộ xử lý rồi cho ra phản ứng thích hợp (tay xoay, chân đạp) là những hoạt động thuộc về phản ứng sinh học có điều kiện đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu tỉ mỉ để người ta xem làm thế nào có hiệu ứng, hay hiệu quả tốt nhất.

- Còn việc xem xét một sự vật hiện tượng (nói chung của thế giới duy vật hữu hình) theo góc độ là nó ứng như thế nào với 3 qui luật biến đổi biện chứng (chất-lượng, phủ định-phủ định…) cùng với các cặp phạm trù là xét làm 1 cách chiêm nghiệm, suy tư, chậm rãi để khám phá ra cái qui luật tổng thể hơn, chung hơn sâu hơn sự vận động mang tính chất phản ứng sinh học. Do vậy nếu lấy cái sự việc bắn máy bay ở trên để suy gẫm, chiêm nghiệm cho ra 1 qui luật của sự phát triển theo thuyết Marx thì cần xem xét, đối chiếu “sâu hơn”, vào thời khắc khác hơn là vào ngay tại thời điểmđó. Vì tại thời đieểm đó chỉ cần tới kết quả là bắn trúng mục tiêu thì chỉ cần nhớ và phản ứng chính xác theo qui luật về cơ chế tâm sinh lý học nào đó.

- Và khi xét theo triết thuyết của PG, thì việc lái máy bay, bắn trúng mục tiêu nó mới chỉ dừng ờ mức lục căn tiếp xúc lục trần. Chứ nó chưa đi vào đến giai đoạn sau.

- Em cũng đã có nói, với Khoa học theo quan điểm của duy vật biện chứng, thì Marx thiên và nói nhiều về qui luật vận động của vật chất hữu hình. Còn phần tư tưởng, tinh thần (tâm thức ) thì hầu như chưa hề nói nhiều. Mà phần định tâm như các bác trao đổi ở trên là nói nhiều về nguồn gốc, cơ chế hình thành và “điều hành” nguồn tâm tưởngvà các hình thức “phái sinh” từ nó mah.

- Xét thêm 1 chút nữa về khác nhau khi luận về vũ trụ nhân sinh giữa KH duy vật biện chứng (em luận theo mạch như các cặp phạm trù triết học mà bác đề cập) và triết thuyết PG, thì cũng thấy nó còn nhiều điểm khác biệt. Ví dụ ngay từ cái “đối tượng/chủ thể” nghiên cứu đầu tiên hai bên đã xa và khác xa nhau. Duy vật chỉ công nhận thế giới là vật chất, hữu hình vật chất. Trong khi PG nói vũ trụ gồm cả hữu và vô, cả thế gian và xuất thế gian. Chỉ một xuất phát điểm nhỏ là đã thấy cái nào là “tập hợp con” của cái nào rồi. Thế nên em nghĩ không cùng một xuất phát điểm thì rất khó để “đo và so sánh”.
 
Back
Top