Tánh không là gì hả các bác em đọc mãi mả chẳng hiểu gì cả nhờ mọi người trong này giải thích hộ em cái
Tánh không có lẽ là nét đặc sắc nhất và chỉ riêng có ở đạo Phật.
Dĩ nhiên không thể nói 1 vài dòng là có thể diễn tả được hết, và cũng dĩ nhiên tôi không phải người có đủ giác ngộ để có thể nói được gì nhiều. Tuy nhiên để trao đổi theo cách chia sẻ thì tôi có thể đưa ra được một góc nhìn về Tánh Không.
Đâu đó khá lâu rồi trên mạng tôi có đọc một ví dụ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đủ giản gị để diễn tả phần nào cái gọi là Tánh Không. Đại thể câu hỏi khá đơn giản: đâu là thực tánh của một cái bàn?
Có cái bàn vì ta có gỗ, có đinh, có công cụ (cưa, búa), có tri thức (kiểu cách, trang trí, kết cấu) và công sức của người thợ mộc.
Có gỗ là vì có cây, có cây là vì có oxi và nước, hạt giống, dưỡng chất ... rồi nhìn sâu vào mọi thức khác (vật liệu làm công cụ, tri thức tích lũy của người thợ ...), ta sẽ thấy hóa ra trong một thứ gọi là "cái bàn", lại bao gồm vô số các yếu tố khác kết hợp lại mà thành.
Vậy, thực tánh của "cái bàn" rốt cuộc là gì? hay nó là tập hợp của vô số "thực tánh" khác nhau hợp lại mà thành? và truy tới tận cùng thì liệu có một thành phần nào thực sự là có thực tánh không, hay cũng là hợp của vô số yếu tố khác? đường biên của mỗi "thực tánh" là ở đâu?
Suy nghĩ về một ví dụ khá đơn giản như vậy, sẽ nhận thấy một vấn đề cũng khá đơn giản, đó là trong cái này có cái kia, hay nói cách khác là có cái này vì có cái kia, hay cách khác nữa là vạn vật do tương tác (hay tương tức, hay inter- gì đó) mà thành.
Trên quán thiền thì hay đùa là không có mà cũng không không, là vì như thế :)
Dĩ nhiên, cái bàn thì cũng vẫn là cái bàn, vẫn xài tốt. Ở đây chỉ là một cách nhìn để thấy sự tương hợp của vạn vật, của duyên khởi, nhân quả. Cách nhìn đó khả dĩ giúp nhìn nhận thế giới theo một cách đúng đắn hơn (có lẽ vậy).