... phải có tri thức cực cao để thấu hiểu và cảm thông chứ chỉ cần có tâm phân biết đúng - sai, tốt - xấu là không thể từ bi được.
Trong cuộc sống, để tôi có thể yêu quý hay ít ra không ghét người khác vì những điều tôi cho là không đúng tôi bắt buộc phải sử dụng tri thức của mình để thấu hiểu và cảm thôngmang hay chia sẻ cũng họ, không phân biệt họ là loại người nào, hành vi ra sao.
"Chúng ta nhớ lời Phật dạy, người tu phải tự giác và giác tha. Tự giác là mở sáng trí tuệ của mình. Giác tha là đem trí tuệ đó đánh thức, cảnh tỉnh mọi người cùng giác ngộ. "
Phân vân một lúc rồi mới dám viết.
.. Lời của bác rất chân thực, dùng ngôn từ hơi mạnh (m ko dám quote nguyên văn, hihihi).
Mình hay được nghe giảng là điểm nổi bật của Đạo Phật là trí tuệ và từ bi... TS Thích Nhất Hạnh thường nói là Hiểu (trí tuệ) và Thương (từ bi) thì có vẻ là trí tuệ có đi trước từ bi. Tuy nhiên, tùy căn cơ, ai đó có thể cần vận dụng phương tiện từ bi (từ bi gượng!) trước để từ từ khai mở trí tuệ chăng?
Từ ngữ có vẻ như bất lực đối với những vấn đề này và dễ gây hiểu lầm. Nếu hiểu trí tuệ (wisdom) khác với kiến thức (knowledge) và thông minh (intellegence) thì từ bi cũng có thể mở rộng ra với muôn loài vạn vật (hình như là compassion thì phải). Nếu cái nhìn trí tuệ là cái nhìn với tâm trong sáng, trọn vẹn với thực tại thì có vẻ dễ thấy nó giúp ta mở lòng ra. Ví dụ khi lặng nhìn thiên nhiên, loài vật đủ sâu thì tự nhiên trong lòng khởi lên những cảm xúc khác lạ... hoặc nếu chúng ta thấy 1 em bé té ngã, cầu khẩn thì phản ứng nâng đỡ của chúng ta xảy ra tự nhiên mà không qua suy nghĩ toan tính (tri thức)... nhưng chúng ta sẽ khó có thể phản ứng như vậy nếu không thấy rõ sự việc mà đang mang nặng suy nghĩ ưu tư gì đó (ví như VNI đang lao dốc, hihi). Cái thấy của trí tuệ (mới mẻ, trong sáng) do thấy rõ sự sống đang diễn ra xung quanh khác với cái thấy máy móc, suy diễn của tri thức.
Mình xin quote vài câu nói có liên quan đến vấn đề đang bàn luận để các bạn cùng tham khảo.
"Nếu bạn sắp đặt để Thiền thì không phải là Thiền. Nếu bạn sắp xếp để là người tốt thì lòng tốt sẽ không bao giờ bừng nở. Nếu bạn đào luyện tính khiêm cung thì cũng không có được khiêm cung. Thiền là ngọn gió thổi vào khi bạn để mặc cửa mở; nhưng nếu bạn cố ý để cửa mở, cố ý mời gọi thì Thiền sẽ không bao giờ xuất hiện..." (Krishnamurti)
"Vẻ đẹp của cuộc sống không phải chỉ là lương thiện, mà là thấy ra cả hai mặt thiện ác của cõi trần gian. Lương thiện và an bình thôi chưa đủ, vì sự vận hành của pháp không phải chỉ có sinh mà cũng cần có khắc. Khi thấy ra hai mặt của cuộc sống thì tâm thanh tịnh, và khi thanh tịnh thấy tất cả đều là vẻ đẹp kỳ diệu của cõi Ta-bà này" (Thiền sư Viên Minh)