VC-Thiền quán

Mình hay được nghe giảng là điểm nổi bật của Đạo Phật là trí tuệ và từ bi... TS Thích Nhất Hạnh thường nói là Hiểu (trí tuệ) và Thương (từ bi) thì có vẻ là trí tuệ có đi trước từ bi. Tuy nhiên, tùy căn cơ, ai đó có thể cần vận dụng phương tiện từ bi (từ bi gượng!) trước để từ từ khai mở trí tuệ chăng?

Có thể nhìn nhận như là mọi thứ nương vào nhau, có cái này vì có cái kia và có cái này thì có cái kia. Ít nhất thì từ bi cũng dẫn tới sáng suốt hơn. Còn quy ra thóc ngay và luôn theo kiểu của trader thì từ bi là thứ gì đó xa xôi quá :18:
 
Đã bảo rồi mà, trader là phải có lòng từ bi. Vậy mà cứ cãi cãi :19:

Nếu bạn sắp đặt để từ bi, từ bi sẽ không đến với bạn (mượn lời cụ Bro)
Nếu bạn sắp đặt để lấy tiền của thiên hạ, tiền của thiên hạ sẽ không đến với bạn
Tiền của thiên hạ chỉ đến với bạn khi bạn xứng đáng được nhận
Từ bi giúp bạn trở nên xứng đáng
Vậy nên từ bi có lợi cho trader như lão Táo khà khà
 
Anh @giailang cái chỗ này là sai rồi. Thiên Chúa giáo chỉ cần tin Chúa và sống theo Thánh ý Chúa là được cứu rỗi, được vào nước trời, không phụ thuộc anh đã từng là ai, làm gì?
À, em có nghe đức cha nào giảng Lucifer được lên nước trời vì đổi ý chưa? Suốt 2 ngàn năm, con số 666 đóng đinh mãi Lucifer đó. Cũng như Judas Ichcariot mãi mãi mang danh phản chúa và không có cơ hội được quay đầu. Duy chỉ có mỗi ông "ba lần chối chúa" là được cho phép mà thôi.
 
Nếu bạn sắp đặt để từ bi, từ bi sẽ không đến với bạn (mượn lời cụ Bro)
Nếu bạn sắp đặt để lấy tiền của thiên hạ, tiền của thiên hạ sẽ không đến với bạn
Tiền của thiên hạ chỉ đến với bạn khi bạn xứng đáng được nhận
Từ bi giúp bạn trở nên xứng đáng
Vậy nên từ bi có lợi cho trader như lão Táo khà khà
Tui đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được tiền, nên tiền kiếm được xứng đáng là đúng rồi. Lão cũng có lòng từ bi đấy, chắc cũng kiếm được tiền. :19:
 
Tui đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được tiền, nên tiền kiếm được xứng đáng là đúng rồi. Lão cũng có lòng từ bi đấy, chắc cũng kiếm được tiền. :19:

Tình hình bắt đầu phức tạp khi thử tìm mối quan hệ biện chứng giữa từ bi và năng lực trade. Hại não ghê :)))))))))))
 
Tình hình bắt đầu phức tạp khi thử tìm mối quan hệ biện chứng giữa từ bi và năng lực trade. Hại não ghê :)))))))))))
Đừng tuyệt đối hóa làm gì. Cứ nghĩ từ bi là thương xót, vị tha thì sẽ không có được năng lực trade. Trader không phải thầy tu, áp giới hạn của thầy tu vào trader đã là sai quá rồi. Và thày tu cũng không nhất thiết là một người thánh thiện, mà chỉ là "người đi tìm hiểu biết". Vậy thánh thiện trả cho ai thánh thiện, trader về với tính toan của Atula Tài chính. Là Atula, nhưng không có nghĩa là tuyệt đường từ bi, chỉ là duyên chưa tới, cũng không có cánh cửa nào đóng vĩnh viễn, khứa khứa
 
Nếu bạn sắp đặt để lấy tiền của thiên hạ, tiền của thiên hạ sẽ không đến với bạn
Bản chất là đi lấy tiền của người khác hoặc bị người khác lấy. Nhiều ông đã luyện lên tới level khi trade không cần nhớ đến bản chất của sự việc. Good. Chỉ không hiểu sau khi lấy được tiền của người khác mấy thầy ấy làm gì? Trade để luyện tâm cho vui? Làm Robin Hood? Hay tiêu xài cho bản thân và gia đình?
 
Last edited:
Bản chất là đi lấy tiền của người khác hoặc bị người khác lấy. Nhiều ông đã luyện lên tới level khi trade không cần nhớ đến bản chất của sự việc. Good. Chỉ không hiểu sau khi có được lợi nhuận mấy thầy ấy làm gì? Trade để luyện tâm cho vui? Làm Robin Hood? Hay tiêu xài cho bản thân và gia đình?

Ngoài bản chất này còn có bản chất khác, áp đặt tư duy của mình hay của người mà làm gì. Mọi khái niệm đều có hệ quy chiếu tương đối của nó, đem sang chỗ khác sẽ không còn tự nhiên nữa. Lão bảo trade là lấy tiền của người khác, người khác không nghĩ vậy. Lão bảo từ bi là vô nghĩa khi còn trade, người khác không nghĩ vậy. Thế cũng là bình thường có gì đâu. Ai mà đứng ra phân định đúng sai được. Tất cả chỉ là chia sẻ các góc nhìn mà thôi ...
 
Ngoài bản chất này còn có bản chất khác, áp đặt tư duy của mình hay của người mà làm gì. Mọi khái niệm đều có hệ quy chiếu tương đối của nó, đem sang chỗ khác sẽ không còn tự nhiên nữa. Lão bảo trade là lấy tiền của người khác, người khác không nghĩ vậy. Lão bảo từ bi là vô nghĩa khi còn trade, người khác không nghĩ vậy. Thế cũng là bình thường có gì đâu. Ai mà đứng ra phân định đúng sai được. Tất cả chỉ là chia sẻ các góc nhìn mà thôi ...
Ok, stop here. Để tui tập trung đi lấy tiền của người khác. Lão cũng đi lấy... Tui cũng không biết lão gọi đó là cái gì nữa. Tùy lão.
 
1. Từ Bi là gì ?
- Từ bi là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn.
- Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bichính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
- Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là « xót thương » kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
- Khi Phật Thích-ca Mâu-ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng Từ bi, Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta « Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau » (tức là Đạo đế, điều thứ tư trong Tứ diệu đế).

2. Trí tuệ khác với trí Thông minh như thế nào ?
- Trước hết ta cần hiểu Trí tuệ là gì. Trí tuệ hay Trí huệ còn gọi là Huệ, Tuệ minh, hay là Chiếu thấy. Trí tuệ còn được gọi là Bát-nhã,Bát-lại-nhã, Ban-nhã, Ba-lại-nhã, Bát-thích-nhã v.v. đó là các cách dịch âm khác nhau của chữ Prajnã trong tiếng Phạn.
- Ta thấy có rất nhiều người thật « thông minh », tâm thức của họ rất linh hoạt : nhớ giỏi, hiểu nhanh. Họ có khả năng lý luận vững chắc, sáng chế được nhiều thứ, hoặc bày ra được nhiều việc. Họ có khả năng học hành tốt, biết nhiều, thi đậu bằng cấp cao, điều khiển giỏi…Ta có thể kể thêm trong số họ có các triết gia, các học giả, các nhà khoa học v.v…họ sáng suốt và thông minh gấp bội so với chúng ta.
- Cái « trí thông minh » đó có phải là Bát-nhã hay không ? Có phải là Trí tuệ hay không ? Xin thưa là không. Trí tuệ trong Phật giáo là một thứ Tri thức tối thượng, hoàn hảo, không có gì cao hơn, không có gì so sánh được, không có gì ngang hàng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng) giúp người tu học nhìn thấy trực tiếp, quán nhận trực tiếp Sự thật Tuyệt đối của mọi vật thể và mọi hiện tượng. Sự thật mà ta thấy chung quanh ta, trên thân xác ta và trong tâm thức ta chỉ là những Sự thật Tương đối, những sự thực này luôn luôn biến động, vướng mắc, được tạo tác bằng nhiều điều kiện, liên tục được sinh ra, biến đổi, thoái hoá và bị hủy diệt, rồi lại tiếp tục được sinh ra bằng những điều kiện khác trong những dạng thể hay hình tướng khác.
- Cái « trí thông minh » mà ta nhận thấy nơi mỗi người, trong số đó kể cả các nhà khoa học, các nhà thông thái hay các triết gia…chỉ là trí thông minh dựa vào sự hiểu biết về thế giới biến động, tức thế giới của Sự thực Tương đối. Trí tuệ theo định nghĩa Phật giáo không do lý luận mà có, không do học hỏi trong sách vở mà có. Trí tuệ hay Bát nhã là một khả năng siêu việt, quán nhận trực tiếp được Tánh Không của mọi vật thể và mọi hiện tượng, tức là nhìn thấy được Sự thực Tuyệt đối và tối hậu của thế giới hiện tượng chung quanh ta và trong tâm thức ta.

3. Tại sao Từ biTrí tuệ lại liên hệ với nhau ?
- Ta nhận thấy chung quanh ta, ngoài những người khù khờ, chậm chạp, hiền lành, cũng có những người rất hung dữ, gian tham, độc ác, nham hiểm, biển lận, khát máu, tàn bạo, vô lương tâm…Những người độc ác này chưa hẳn là họ không « thông minh ». Trái lại, họ có thể rất « thông minh », họ có thể là những tên điếm đàng, ăn cắp, bất lương, lường gạt, biển lận…họ cũng có thể là những nhà lãnh đạo hoạt bát, các nhà bác học, các nhà khoa học, các bạo chúa, các nhà tài phiệt khôn ngoan, các con buôn lanh lợi, các người đội lốt tu hành v.v… Tâm thức họ rất linh hoạt, trí nhớ vượt bực, lanh lợi khác thường, tráo trở, lật lọng, nói dối không ai biết…nói chung là « cái trí thông minh » của họ hơn hẳn một số người khác đang phải gánh chịu sự lường gạt, điều khiển và khống chế của họ. Cái trí thông minh như vừa kể không phải là Trí Tuệ, nó có thể phát triển trên bất cứ một mảnh đất nào, đặc biệt rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Ngược lại, Trí tuệ hay Bát nhã chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi mà thôi. Vì vậy Từ bi là mảnh đất duy nhất mà ta có thể đem gieo hạt giống của Trí tuệ, Trí tuệ chỉ có thể nẩy mầm và lớn lên trong mảnh đất của Từ bi.
- Tóm lại, Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ sử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.
Trích lược: Từ Bi trong Đạo Phật là gì ? Tác giả: Hoang Phong

@Táo thổ, ý kiến cá nhân:
- Từ bi là con đường cho thầy tu có được Trí tuệ, vì nó chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi.
- Còn Trader thì đi tìm Trí thông minh, vì nó rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Làm từ thiện ở ngoài xã hội, thiếu gì nơi cần đến mình hơn là TTTC này.
:1:
 
Last edited:
1. Từ Bi là gì ?
- Từ bi là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn.
- Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bichính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
- Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là « xót thương » kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
- Khi Phật Thích-ca Mâu-ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng Từ bi, Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta « Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau » (tức là Đạo đế, điều thứ tư trong Tứ diệu đế).

2. Trí tuệ khác với trí Thông minh như thế nào ?
- Trước hết ta cần hiểu Trí tuệ là gì. Trí tuệ hay Trí huệ còn gọi là Huệ, Tuệ minh, hay là Chiếu thấy. Trí tuệ còn được gọi là Bát-nhã,Bát-lại-nhã, Ban-nhã, Ba-lại-nhã, Bát-thích-nhã v.v. đó là các cách dịch âm khác nhau của chữ Prajnã trong tiếng Phạn.
- Ta thấy có rất nhiều người thật « thông minh », tâm thức của họ rất linh hoạt : nhớ giỏi, hiểu nhanh. Họ có khả năng lý luận vững chắc, sáng chế được nhiều thứ, hoặc bày ra được nhiều việc. Họ có khả năng học hành tốt, biết nhiều, thi đậu bằng cấp cao, điều khiển giỏi…Ta có thể kể thêm trong số họ có các triết gia, các học giả, các nhà khoa học v.v…họ sáng suốt và thông minh gấp bội so với chúng ta.
- Cái « trí thông minh » đó có phải là Bát-nhã hay không ? Có phải là Trí tuệ hay không ? Xin thưa là không. Trí tuệ trong Phật giáo là một thứ Tri thức tối thượng, hoàn hảo, không có gì cao hơn, không có gì so sánh được, không có gì ngang hàng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng) giúp người tu học nhìn thấy trực tiếp, quán nhận trực tiếp Sự thật Tuyệt đối của mọi vật thể và mọi hiện tượng. Sự thật mà ta thấy chung quanh ta, trên thân xác ta và trong tâm thức ta chỉ là những Sự thật Tương đối, những sự thực này luôn luôn biến động, vướng mắc, được tạo tác bằng nhiều điều kiện, liên tục được sinh ra, biến đổi, thoái hoá và bị hủy diệt, rồi lại tiếp tục được sinh ra bằng những điều kiện khác trong những dạng thể hay hình tướng khác.
- Cái « trí thông minh » mà ta nhận thấy nơi mỗi người, trong số đó kể cả các nhà khoa học, các nhà thông thái hay các triết gia…chỉ là trí thông minh dựa vào sự hiểu biết về thế giới biến động, tức thế giới của Sự thực Tương đối. Trí tuệ theo định nghĩa Phật giáo không do lý luận mà có, không do học hỏi trong sách vở mà có. Trí tuệ hay Bát nhã là một khả năng siêu việt, quán nhận trực tiếp được Tánh Không của mọi vật thể và mọi hiện tượng, tức là nhìn thấy được Sự thực Tuyệt đối và tối hậu của thế giới hiện tượng chung quanh ta và trong tâm thức ta.

3. Tại sao Từ biTrí tuệ lại liên hệ với nhau ?
- Ta nhận thấy chung quanh ta, ngoài những người khù khờ, chậm chạp, hiền lành, cũng có những người rất hung dữ, gian tham, độc ác, nham hiểm, biển lận, khát máu, tàn bạo, vô lương tâm…Những người độc ác này chưa hẳn là họ không « thông minh ». Trái lại, họ có thể rất « thông minh », họ có thể là những tên điếm đàng, ăn cắp, bất lương, lường gạt, biển lận…họ cũng có thể là những nhà lãnh đạo hoạt bát, các nhà bác học, các nhà khoa học, các bạo chúa, các nhà tài phiệt khôn ngoan, các con buôn lanh lợi, các người đội lốt tu hành v.v… Tâm thức họ rất linh hoạt, trí nhớ vượt bực, lanh lợi khác thường, tráo trở, lật lọng, nói dối không ai biết…nói chung là « cái trí thông minh » của họ hơn hẳn một số người khác đang phải gánh chịu sự lường gạt, điều khiển và khống chế của họ. Cái trí thông minh như vừa kể không phải là Trí Tuệ, nó có thể phát triển trên bất cứ một mảnh đất nào, đặc biệt rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Ngược lại, Trí tuệ hay Bát nhã chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi mà thôi. Vì vậy Từ bi là mảnh đất duy nhất mà ta có thể đem gieo hạt giống của Trí tuệ, Trí tuệ chỉ có thể nẩy mầm và lớn lên trong mảnh đất của Từ bi.
- Tóm lại, Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ sử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.
Trích lược: Từ Bi trong Đạo Phật là gì ? Tác giả: Hoang Phong

@Táo thổ, ý kiến cá nhân:
- Từ bi là con đường cho thầy tu có được Trí tuệ, vì nó chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi.
- Còn Trader thì đi tìm Trí thông minh, vì nó rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Làm từ thiện ở ngoài xã hội, thiếu gì nơi cần đến mình hơn là TTTC này.
:1:
hì..hì...
tại vì ng ta gán cho nó tên gọi là TRÍ TUỆ, nên ng đời thường phân tích rằng nó là đến từ trí.
thật ra nó là huệ, nó đến từ tâm. gọi là huệ tâm - prana - bát nhã Tâm
và đặc tính của nó là.........Rỗng. hì...:)
chúc tâm an lành! :1:
 
thiển cận em lại cho là, anh ko lấy tiền của ng khác, anh lấy của chính mình. ng khác cũng vậy. :)
nhìn nhận 1 cách tương đối thì anh giao tiền nhà cái or ai đó trên TT giữ hộ anh, trong khi anh đang trau dồi kiến thức & kinh nghiệm để lấy lại những chi phí đã được trả trc đây. Ngay cả khi anh lấy ...quá tay lần này-kiếp này, thì anh sẽ phải trả cho lần tới - kiếp tới.
chúng ta đang bị sa đà vào từ ngữ và tranh luện trên định kiến của mỗi ng của từ ngữ đó. vì vậy mà sẽ ko bao giờ đến dc điểm chung, bởi định kiến của chúng ta hình thành từ kiến thức khác nhau, môi trường sống khác nhau, thói quen khác nhau, nhân sinh quan khác nhau và trải nghiệm cá nhân khác nhau.
như câu truyện rùa và cá, (google search)
nếu bảo có trí tuệ mới có từ bi, vậy loài vật có lòng từ bi ko?
những người ngu dốt liệu họ có lòng từ bi ko?
trí tuệ của xã hội khác hoàn toàn với trí huệ mà Đức Phật nói. trí tuệ đó là trí tuệ thế gian. ko thể dùng tư duy thế gian để thấu hiểu những điều như chúng ta đang bàn.
mọi cái đều từ tâm, bạn có từ tâm bạn sẽ dần đạt dc trí tuệ.
Các bạn hầu như sẽ sợ hãi trí huệ. Vì trí huệ nhằm đến giải thoát mọi khổ, cắt đứt mọi nhân quả của khổ cũng đồng nghĩa với thoát ly luân hồi, khiến nhiều người liên tưởng diệt khổ là diệt luân hồi. Diệt khổ hay thoát ly luân hồi là điều hoàn toàn vượt ra ngoài mọi hiểu biết và ước nguyện của đại đa số chúng sinh. Người ta sợ những gì người ta không biết. Gautama đã tư duy vượt giới hạn mà đại đa số chúng sinh vẫn bị trói buộc bởi sự ràng buộc của không hiểu biết (vô minh), bởi bám víu vào những điều quen thuộc (chấp).
Hẳn bạn muốn chứng minh cụ thể? Vậy hãy đặt vị trí bạn vào một giả thuyết: thay vì là con người, bạn là một sinh vật bất kỳ, bạn sẽ thế nào? Khác hơn chút, nếu bạn là người ngoài hành tinh vô tình thấy trái đất, bạn sẽ thế nào. Giả sử (rất khó chấp nhận) bạn không còn là người, bạn là một cấu trúc vật chất có trao đổi năng lượng, như cái cây, thậm chí là một hành tinh, một hệ sao, một thiên hà, rồi thậm chí là một vũ trụ đơn trong nhiều vũ trụ song song?
Khi đối diện các câu hỏi kỳ dị ấy, đa phần bạn sợ. Sợ bị hoang tưởng, sợ mắc đủ thứ chứng bệnh kinh dị mà có kê ra thì không đủ khái niệm và từ ngữ để diễn tả. Nhưng trí huệ của đạo phật, có thể chỉ dẫn cho người có đủ năng lực tiếp nhận tìm lời giải đáp, và hiện nay các nhà khoa học cũng đang tìm tòi câu trả lời cho những câu hỏi ấy, chỉ khác cách đặt câu hỏi mà thôi (thay vì đặt giả thiết bạn là các đối tượng ấy để hiểu cách vận hành của các đối tượng, khoa học đặt câu hỏi "các quy luật nào khiến các đối tượng ấy vận hành và tồn tại, tương tác với xung quanh?")

Vậy nên trí huệ không phải dành cho tất cả. Người đi tìm chân lý (các hành giả) trước hết là những nhà thám hiểm đầy dũng cảm, mạo hiểm đến những nơi mà hiểu biết của con người còn chưa đạt đến. Cái giá phải trả cũng vô cùng to lớn, mà rủi ro đầu tiên dễ thấy nhất phải gánh chịu là các dấu hiệu bị coi là loạn thần kinh do sự bấu víu vào bất kỳ điều gì họ thấy hoặc hành xử kỳ dị theo những điều mà họ tin dù những điều ấy còn chưa được hiểu trọn vẹn. Với tâm thức từ bi vô lượng, hành giả chỉ là người quan sát ghi nhận, không bị dính mắc vào bất kỳ điều nào cũng như không can thiệp vào các chuỗi nhân quả, hành giả mới đủ sức gỡ dần và tránh các tương tác khiến bản thân hành giả không lún sâu vào "khổ" và nhờ đó có được trí huệ hay "tư duy vượt giới hạn" theo cách nói của thời nay.

Đó mới chỉ là một vài câu hỏi "hại não".
 
Last edited:
1. Từ Bi là gì ?
- Từ bi là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn.
- Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bichính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
- Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là « xót thương » kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
- Khi Phật Thích-ca Mâu-ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng Từ bi, Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta « Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau » (tức là Đạo đế, điều thứ tư trong Tứ diệu đế).

2. Trí tuệ khác với trí Thông minh như thế nào ?
- Trước hết ta cần hiểu Trí tuệ là gì. Trí tuệ hay Trí huệ còn gọi là Huệ, Tuệ minh, hay là Chiếu thấy. Trí tuệ còn được gọi là Bát-nhã,Bát-lại-nhã, Ban-nhã, Ba-lại-nhã, Bát-thích-nhã v.v. đó là các cách dịch âm khác nhau của chữ Prajnã trong tiếng Phạn.
- Ta thấy có rất nhiều người thật « thông minh », tâm thức của họ rất linh hoạt : nhớ giỏi, hiểu nhanh. Họ có khả năng lý luận vững chắc, sáng chế được nhiều thứ, hoặc bày ra được nhiều việc. Họ có khả năng học hành tốt, biết nhiều, thi đậu bằng cấp cao, điều khiển giỏi…Ta có thể kể thêm trong số họ có các triết gia, các học giả, các nhà khoa học v.v…họ sáng suốt và thông minh gấp bội so với chúng ta.
- Cái « trí thông minh » đó có phải là Bát-nhã hay không ? Có phải là Trí tuệ hay không ? Xin thưa là không. Trí tuệ trong Phật giáo là một thứ Tri thức tối thượng, hoàn hảo, không có gì cao hơn, không có gì so sánh được, không có gì ngang hàng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng) giúp người tu học nhìn thấy trực tiếp, quán nhận trực tiếp Sự thật Tuyệt đối của mọi vật thể và mọi hiện tượng. Sự thật mà ta thấy chung quanh ta, trên thân xác ta và trong tâm thức ta chỉ là những Sự thật Tương đối, những sự thực này luôn luôn biến động, vướng mắc, được tạo tác bằng nhiều điều kiện, liên tục được sinh ra, biến đổi, thoái hoá và bị hủy diệt, rồi lại tiếp tục được sinh ra bằng những điều kiện khác trong những dạng thể hay hình tướng khác.
- Cái « trí thông minh » mà ta nhận thấy nơi mỗi người, trong số đó kể cả các nhà khoa học, các nhà thông thái hay các triết gia…chỉ là trí thông minh dựa vào sự hiểu biết về thế giới biến động, tức thế giới của Sự thực Tương đối. Trí tuệ theo định nghĩa Phật giáo không do lý luận mà có, không do học hỏi trong sách vở mà có. Trí tuệ hay Bát nhã là một khả năng siêu việt, quán nhận trực tiếp được Tánh Không của mọi vật thể và mọi hiện tượng, tức là nhìn thấy được Sự thực Tuyệt đối và tối hậu của thế giới hiện tượng chung quanh ta và trong tâm thức ta.

3. Tại sao Từ biTrí tuệ lại liên hệ với nhau ?
- Ta nhận thấy chung quanh ta, ngoài những người khù khờ, chậm chạp, hiền lành, cũng có những người rất hung dữ, gian tham, độc ác, nham hiểm, biển lận, khát máu, tàn bạo, vô lương tâm…Những người độc ác này chưa hẳn là họ không « thông minh ». Trái lại, họ có thể rất « thông minh », họ có thể là những tên điếm đàng, ăn cắp, bất lương, lường gạt, biển lận…họ cũng có thể là những nhà lãnh đạo hoạt bát, các nhà bác học, các nhà khoa học, các bạo chúa, các nhà tài phiệt khôn ngoan, các con buôn lanh lợi, các người đội lốt tu hành v.v… Tâm thức họ rất linh hoạt, trí nhớ vượt bực, lanh lợi khác thường, tráo trở, lật lọng, nói dối không ai biết…nói chung là « cái trí thông minh » của họ hơn hẳn một số người khác đang phải gánh chịu sự lường gạt, điều khiển và khống chế của họ. Cái trí thông minh như vừa kể không phải là Trí Tuệ, nó có thể phát triển trên bất cứ một mảnh đất nào, đặc biệt rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Ngược lại, Trí tuệ hay Bát nhã chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi mà thôi. Vì vậy Từ bi là mảnh đất duy nhất mà ta có thể đem gieo hạt giống của Trí tuệ, Trí tuệ chỉ có thể nẩy mầm và lớn lên trong mảnh đất của Từ bi.
- Tóm lại, Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ sử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.
Trích lược: Từ Bi trong Đạo Phật là gì ? Tác giả: Hoang Phong

@Táo thổ, ý kiến cá nhân:
- Từ bi là con đường cho thầy tu có được Trí tuệ, vì nó chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi.
- Còn Trader thì đi tìm Trí thông minh, vì nó rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Làm từ thiện ở ngoài xã hội, thiếu gì nơi cần đến mình hơn là TTTC này.
:1:
:3D_35::3D_35::3D_35:
 
@Táo thổ, ý kiến cá nhân:
- Từ bi là con đường cho thầy tu có được Trí tuệ, vì nó chỉ có thể phát triển trong một tâm linh an bình, trong sáng, tràn ngập lòng Từ bi.
- Còn Trader thì đi tìm Trí thông minh, vì nó rất phù hợp với những mảnh đất của hung dữ, dối trá, biển lận hay bất lương.
- Làm từ thiện ở ngoài xã hội, thiếu gì nơi cần đến mình hơn là TTTC này.
:1:
khúc này mong thầy đọc cuốn "đạo trade" của thầy tào tháo. sẽ có cái nhìn chân thực hơn hiiiii

nếu nói đời là bể bùn thì từ bi là bông sen, mà bể bùn của bùn là TTTC...bông sen ấy sẽ toàn vẹn hơn, các thầy có thể lặn sâu đê tìm nguyên văn lời thầy đầu bóng
 
Các bạn hầu như sẽ sợ hãi trí huệ. Vì trí huệ nhằm đến giải thoát mọi khổ, cắt đứt mọi nhân quả của khổ cũng đồng nghĩa với thoát ly luân hồi, khiến nhiều người liên tưởng diệt khổ là diệt luân hồi. Diệt khổ hay thoát ly luân hồi là điều hoàn toàn vượt ra ngoài mọi hiểu biết và ước nguyện của đại đa số chúng sinh. Người ta sợ những gì người ta không biết. Gautama đã tư duy vượt giới hạn mà đại đa số chúng sinh vẫn bị trói buộc bởi sự ràng buộc của không hiểu biết (vô minh), bởi bám víu vào những điều quen thuộc (chấp).
Hẳn bạn muốn chứng minh cụ thể? Vậy hãy đặt vị trí bạn vào một giả thuyết: thay vì là con người, bạn là một sinh vật bất kỳ, bạn sẽ thế nào? Khác hơn chút, nếu bạn là người ngoài hành tinh vô tình thấy trái đất, bạn sẽ thế nào. Giả sử (rất khó chấp nhận) bạn không còn là người, bạn là một cấu trúc vật chất có trao đổi năng lượng, như cái cây, thậm chí là một hành tinh, một hệ sao, một thiên hà, rồi thậm chí là một vũ trụ đơn trong nhiều vũ trụ song song?
Khi đối diện các câu hỏi kỳ dị ấy, đa phần bạn sợ. Sợ bị hoang tưởng, sợ mắc đủ thứ chứng bệnh kinh dị mà có kê ra thì không đủ khái niệm và từ ngữ để diễn tả. Nhưng trí huệ của đạo phật, có thể chỉ dẫn cho người có đủ năng lực tiếp nhận tìm lời giải đáp, và hiện nay các nhà khoa học cũng đang tìm tòi câu trả lời cho những câu hỏi ấy, chỉ khác cách đặt câu hỏi mà thôi (thay vì đặt giả thiết bạn là các đối tượng ấy để hiểu cách vận hành của các đối tượng, khoa học đặt câu hỏi "các quy luật nào khiến các đối tượng ấy vận hành và tồn tại, tương tác với xung quanh?")

Vậy nên trí huệ không phải dành cho tất cả. Người đi tìm chân lý (các hành giả) trước hết là những nhà thám hiểm đầy dũng cảm, mạo hiểm đến những nơi mà hiểu biết của con người còn chưa đạt đến. Cái giá phải trả cũng vô cùng to lớn, mà rủi ro đầu tiên dễ thấy nhất phải gánh chịu là các dấu hiệu bị coi là loạn thần kinh do sự bấu víu vào bất kỳ điều gì họ thấy hoặc hành xử kỳ dị theo những điều mà họ tin dù những điều ấy còn chưa được hiểu trọn vẹn. Với tâm thức từ bi vô lượng, hành giả chỉ là người quan sát ghi nhận, không bị dính mắc vào bất kỳ điều nào cũng như không can thiệp vào các chuỗi nhân quả, hành giả mới đủ sức gỡ dần và tránh các tương tác khiến bản thân hành giả không lún sâu vào "khổ" và nhờ đó có được trí huệ hay "tư duy vượt giới hạn" theo cách nói của thời nay.

Đó mới chỉ là một vài câu hỏi "hại não".
thank you, anh giai!
em ko sợ hãi trí huệ, nhưng ko hấp tấp để bỏ qua các bc cần phải đi qua để đạt dc huệ.
từ 2y ago, cũng ở Thiền quán, em đã từng thắc mắc rất nhiều, trong đó có câu hỏi, sau khi đức Phật giải thoát ngài đi về đâu và quay lại luân hồi bằng phương thức/con đường nào?
hiện giờ, em đã có những bước để đi đến câu trả lời đó.
để có thể đến gần dc với chân lý, điều thật đơn giản đâu tiên là cái tâm phải rộng mở, muốn tâm rộng mở thì bản tâm cần rỗng để tiếp nhận, trc tiên là tiếp nhận những điều nằm ngoài hệ tư tưởng của mình,....
đấy là cái em muốn nói. nhưng thôi, đúng là mọi thứ cần phải có duyên, ko cần nói nhiều, đôi khi chỉ cần 1 sự xuất hiện 1 dấu hiệu cũng đủ để thấu hiểu và connect... :D
 
Last edited:
khúc này mong thầy đọc cuốn "đạo trade" của thầy tào tháo. sẽ có cái nhìn chân thực hơn hiiiii

nếu nói đời là bể bùn thì từ bi là bông sen, mà bể bùn của bùn là TTTC...bông sen ấy sẽ toàn vẹn hơn, các thầy có thể lặn sâu đê tìm nguyên văn lời thầy đầu bóng
đúng đấy thiết ca, nói về trí tuệ thế gian, ngôn từ là cái con ng đặt ra để bẫy chính tư duy của mình.... :D
tại sao với nhiều ng nói rằng, "TTTC là môi trường đào luyện và loại bỏ cái tôi", thì cũng chính tại TTTC này có người lại cho rằng nó là cái nôi cho cái tôi lên tiếng & khẳng định ? cùng 1 thứ tại sao lại có nhiều khái niệm và đưa đến những kết quả khác nhau, đó chính là do hệ tư tưởng của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn lối hành động cho ra những kq khác nhau mà thôi.

tại sao anh lại đổ lỗi cho ng khác khi cái nhân của anh là chưa đạt đến khả năng để kiếm tiền trên TT, anh ko nhận ra điều đó mà vội vã qui tội cho việc TTCK là trò zero sum "ng này thu lợi thì ng kia bị thiệt hại".
tại sao có ng dự đoán TT đúng, chọn cổ đúng còn mình thì ko? là bởi cùng 1 sự việc, cùng 1 vấn đề, cùng 1 bối cảnh ng ta nhìn ra điều mình ko nhìn thấy. khi ng ta nhìn ra điều sát với thực tế mà mình ko nhìn ra, ng ta có cách quản trị tiền & rủi ro, mình ko có - thì ng ta xứng đáng dc nhận lại 1 cái gì đó hơn mình chứ ? đúng ko nào! cái qui luật nhân quả đơn giản thế thôi, chứ ko phải sâu xa ở chỗ anh có đức anh sẽ ...giàu or nhiều tiền...
hehe...vì đâu phải với ai tiền cũng là giải thưởng lớn & cao quí nhất với họ :D
 
Last edited:
Back
Top