VC-Thiền quán

Ở cái TTTC này, không tồn tại lòng từ bi vô lượng, nên cũng không tồn tại trí huệ vô song...
Chốn này, thằng nào trí tuệ càng cao, càng ăn thịt nhiều thằng ngô nghê hơn... nó đâu có từ bi mà tha cho ai đâu?
Từ bi phải đặt đúng chỗ, từ bi vô lượng thì rời khỏi TTTC là chuẩn cơm mẹ nấu rồi... Đắng... à mà thôi :1:
Chuẩn Cào! Cứ chăm chăm đi lấy tiền của người khác thì từ bi cái giề!
 
lòng từ bi không phải nảy sinh từ trí tuệ, nó là mẹ của trí tuệ, nó đẻ ra trí tuệ hiiiiiiiiiii
Cũng na ná như câu:
Đạo là mẹ của vạn vật, nó sinh ra & chi phối vạn vật; nhưng Đức mới là cái nuôi dưỡng & tạo hình hài cho vạn vật... Chỉ có thể thấy Đức, còn Đạo thì chẳng bao giờ nhận biết được rõ ràng. :21:
 
lão huynh hôm nay hơi nóng trong người...sao không uống trà doctor thanh...maybe có ruồi đấy hiiiii
Đâu phải hôm nay, cái đề tài này em nóng trong người lâu lắm rồi... tiện thể, huynh giailang xuất hiện, em xổ toẹt ra luôn... có duyên, sẽ được giảng cho tỉnh người, vô duyên thì vữn giữ quan điểm...:1:
 
Nói rất thật là để có lòng từ bi, anh phải có tri thức cực cao để thấu hiểu và cảm thông chứ chỉ cần có tâm phân biết đúng - sai, tốt - xấu là không thể từ bi được.
@TTN: duyên của em là duyên trần, vậy nên không có gì phải gắng sức vào con đường tìm chân lý. Cứ chuyên tâm vào duyên trần của em em sẽ tìm được điều em muốn.
 
Nói về giữ lòng từ bi thì điển hình có lão Thiết, lão ấy sống có đức độ, thị trường chả hại lão ấy bao giờ. Ngặt một nỗi lão chả bao giờ show trade cho anh em bám càng. :19:
chào mừng thầy mới ra ..tháng tư đã tới...mong thầy chỉ vài con để cướp tài...tui chỉ có khả năng chém gió làm thao mà dám chỉ đường các thầy :3D_51::3D_51::3D_51:
 
Ở cái TTTC này, không tồn tại lòng từ bi vô lượng, nên cũng không tồn tại trí huệ vô song...
Chốn này, thằng nào trí tuệ càng cao, càng ăn thịt nhiều thằng ngô nghê hơn... nó đâu có từ bi mà tha cho ai đâu?
Từ bi phải đặt đúng chỗ, từ bi vô lượng thì rời khỏi TTTC là chuẩn cơm mẹ nấu rồi... Đắng... à mà thôi :1:
Cắt hết rồi thì cắt đến chỗ đó thôi thế là "từ":21:
 
Các bạn có thể tham khảo lời của Phật trong kinh kalama (kalama sutra) về sự bám chấp vào các tín điều. Đại ý nếu bám chấp vào tín điều, người đi tìm giác ngộ sẽ lầm lạc. Nhiều người đọc kinh này sẽ nghĩ ngay đến buông bỏ là phương tiện để giải thoát khỏi sự nô lệ của tâm trí vào tín điều được nghe, thấy, cảm nhận, tưởng, làm, nghĩ. Tuy nhiên, buông bỏ mới chỉ là một phần. Để có được giác ngộ, người đi tìm chân lý cần có một thứ không bao giờ buông bỏ, đó là lòng từ bi. Chỉ có từ bi vô lượng mới dẫn hành giả đến trí huệ vô thượng. Đó cũng là một bí mật khác của Prajna paramita sutra khiến cho chú này xuyên suốt hành trình của người đi tìm giải thoát dù họ có tinh tấn đến bậc nào
:1:
thật mừng khi thấy anh trở lại.
 
Điều này tôi sẽ dành cho bạn nào có duyên tìm chân lý:
1. Vì sao từ bi lại dẫn đường cho hiểu biết?
Động lực của luân hồi là sự đối kháng tranh giành. Thiếu mâu thuẫn, luân hồi dừng lại, nghĩa là vũ trụ diệt vong. Đã tranh giành thì đương nhiên phải có đối kháng, đánh nhau, hơn thua, bên này tìm cách vượt lên bên kia và hiểu biết sẽ là lợi thế. Cái tôi (bản ngã) là duy nhất, điều này càng đúng ở các môi trường đối kháng cao như TTCK. Cái tôi đó muốn chinh phục tất cả những gì không thuộc quyền chi phối của nó, bằng mọi cách nó có thể làm được. Do đó, nó tìm cách hiểu những gì không thuộc về nó. Thành quy luật về nhận thức, cái tôi tìm cách quy nạp những điều nó nhận thấy ở xung quanh về những điều nó đã từng biết để đáp trả nhằm bảo vệ sự độc tôn của mình. Điều này sẽ giúp cái tôi sau nhiều lần thử và sai giảm bớt khả năng thiệt hại trong giành giật với những cái tôi khác, tuy nhiên, sau một số thành công, chính sự tin tưởng đó dẫn cái tôi đến một tử huyệt: sự tự tin quá đà, bỏ qua những thông tin khác về đối tượng mà chỉ tập trung vào một vài thông tin nó đã quy nạp. Đó chính là "chấp". "Chấp" khiến cho cái tôi dừng quá trình tìm hiểu, cắt đứt nhận thức mặc dù sự vật vẫn đang tiến hóa khiến cho các thông tin được quy nạp trước đây trở nên lỗi thời. Chấp khiến con người phán xét người khác theo quan niệm của mình, kiểu như "(Chúng) nó là ..." chỉ vì một điều nhỏ nhoi nào đó, hoặc với một đối tượng đã từng biết trong quá khứ thì cái tôi đóng đinh đối tượng đó vào một hình ảnh, thói quen đã từng thấy trong quá khứ bất chấp người đó có thay đổi bao nhiêu, thậm chí có thay đổi hoàn toàn.
Từ bi là một khái niệm thường được hiểu là lòng thương người. Tuy nhiên, thực ra theo nghĩa rộng của nó là sự tiếp nhận, dung nạp, bao dung, không đối kháng. Đó là cơ sở để người ta có thể yên lặng lắng nghe, quan sát, ghi nhận mà không vội phản ứng trước các tác động tiêu cực của môi trường. Nhờ đó, từ bi giúp người ta không vội vã, có thời gian nhiều hơn để nắm bắt sự vật, cũng nghĩa là để hiểu biết sâu và rộng hơn. Từ bi cũng là sự rộng rãi trong nhìn quan niệm, không bị neo chốt vào nhưng điểm cụ thể về nhận thức. Người đến cầu xin sự bình an đa phần có những mặc cảm xung đột, sự ganh ghét oán giận, vì họ trông đợi vào sự tha thứ rộng lượng và che chở của từ bi. (Không thấy có lỗi thì ai đi xin bình an ở chùa? Nếu không có tính rộng lượng và che chở, liệu lời cầu xin bình an có được cất lên ở những nơi người ta tin là ít nhất thì nói ra cũng không hại?).
Mặt khác, nhờ có từ bi, người ta có thể hiểu các bản ngã khác từ góc độ là chính bản ngã ấy mà không bị bóp méo bởi lăng kính của cái tôi của riêng mình. Sự hiểu biết đó trở thành cảm thông, thay vì cương quyết kiểu "Mày sống tao chết", từ bi sẽ dẫn người ta đến quan niệm "ai cũng có nhu cầu được sống và hạnh phúc". Thấu hiểu bản ngã của người khác sẽ giúp cho hiểu biết sâu rộng và chi tiết về tư duy, nguyên nhân, động lực của người khác.

Đương nhiên, sẽ có phản ứng kiểu "từ bi là tự sát". Nhưng thay vì khuyên giải can ngăn các bạn có ý nghĩ đó; tôi khuyên các bạn cứ thử trải nghiệm theo đúng tư duy của các bạn, các bạn không thể thoát được quy luật khắc nghiệt: Muốn đạt đến 1% top, phải chà đạp/tiêu diệt được 99%. Khi không bảo vệ nổi vị thế 1% top sau khi đã đạt được, bạn đối đầu với khủng hoảng nội tâm khi người khác giật tiền của bạn để lên ngôi top 1% thay bạn. Và rồi đến một ngày bạn sẽ cảm thấy mọi sự thật phi lý không thể chấp nhận khi bạn cho rằng "Tôi thế này đáng ra phải thế kia, thế mà tại sao thằng/con kia không xứng đáng lại cướp hết....". Lòng hận thù sẽ chế ngự bạn, sự kiêu hãnh sẽ đốt cháy bạn. Cuộc chiến ấy sẽ không bao giờ ngừng trừ phi bạn quay lại tìm đến với từ bi hoặc ít nhất là một biến thể méo mó của nó là sự chịu đựng.

2/Từ bi vô lượng sẽ dẫn hành giả đến trí huệ vô thượng: chỉ dành cho những người tu hành chân chính.
Người đi tìm hiểu biết giống như một nhà sưu tầm, trên con đường họ đi sẽ gặp đủ thứ trái ngược nhau. Không phải lúc nào các món đồ kiếm được (hiểu biết) cũng hợp nhau mà nhiều khi những hiểu biết đó đối lập, thậm chí là đối chọi nhau hoàn toàn. Tiếp nhận một hiểu biết nhiều khi sẽ dẫn đến sự ràng buộc với hiểu biết đó do quy luật của nhận thức là lấy cái đã biết để lý giải cái chưa biết (chính là chấp).
Vì bản chất của từ bi vô lượng là sự dung nạp không giới hạn, những tri thức đối nghịch nhau được ghi nhận mà không thống trị độc quyền sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận nhiều hơn, nói cách khác là không bám chấp vào tín điều (cho cái này là duy nhất đúng) thì đến khi tri thức về một quy luật khác với điều kiện vận hành khác xuất hiện, hành giả sẽ không bị lạc hậu.
Thế đã, đến giờ ăn trưa rôì. Có gì lúc khác sẽ bàn tiếp cùng các bạn.
 
Trong cuộc sống, để tôi có thể yêu quý hay ít ra không ghét người khác vì những điều tôi cho là không đúng tôi bắt buộc phải sử dụng tri thức của mình để thấu hiểu và cảm thông hay chia sẻ cũng họ, không phân biệt họ là loại người nào, hành vi ra sao. Có rất nhiều ví dụ tôi có thể kể ra nhưng có lẽ không cần thiết. Tôi tin đó cũng chính là con đường mà Phật đã đi (từ giác ngộ đến từ bi).
Người theo đạo mà không hiểu gì về đạo nhưng vẫn một mực giữ đạo, sống đạo... em gọi là ngu đạo :21:
 
Trong cuộc sống, để tôi có thể yêu quý hay ít ra không ghét người khác vì những điều tôi cho là không đúng tôi bắt buộc phải sử dụng tri thức của mình để thấu hiểu và cảm thông hay chia sẻ cũng họ, không phân biệt họ là loại người nào, hành vi ra sao. Có rất nhiều ví dụ tôi có thể kể ra nhưng có lẽ không cần thiết. Tôi tin đó cũng chính là con đường mà Phật đã đi (từ giác ngộ đến từ bi).
Người theo đạo mà không hiểu gì về đạo nhưng vẫn một mực giữ đạo, sống đạo... em gọi là ngu đạo :21:
Một cái tôi quẫy đạp vì cảm thấy bị chèn ép
 
Một cái tôi quẫy đạp vì cảm thấy bị chèn ép
Lúc nãy anh Thiết nói cái ý này, em thấy không đúng nhưng không định tranh luận. Giờ thấy anh khẳng định cái ý đấy em mới nói quan điểm của em, không có ý bảo vệ quan điểm của mình cho dù hiển nhiên là em thấy em đang đúng :24::24::24:
 
Điều này tôi sẽ dành cho bạn nào có duyên tìm chân lý:
1. Vì sao từ bi lại dẫn đường cho hiểu biết?
Động lực của luân hồi là sự đối kháng tranh giành. Thiếu mâu thuẫn, luân hồi dừng lại, nghĩa là vũ trụ diệt vong. Đã tranh giành thì đương nhiên phải có đối kháng, đánh nhau, hơn thua, bên này tìm cách vượt lên bên kia và hiểu biết sẽ là lợi thế. Cái tôi (bản ngã) là duy nhất, điều này càng đúng ở các môi trường đối kháng cao như TTCK. Cái tôi đó muốn chinh phục tất cả những gì không thuộc quyền chi phối của nó, bằng mọi cách nó có thể làm được. Do đó, nó tìm cách hiểu những gì không thuộc về nó. Thành quy luật về nhận thức, cái tôi tìm cách quy nạp những điều nó nhận thấy ở xung quanh về những điều nó đã từng biết để đáp trả nhằm bảo vệ sự độc tôn của mình. Điều này sẽ giúp cái tôi sau nhiều lần thử và sai giảm bớt khả năng thiệt hại trong giành giật với những cái tôi khác, tuy nhiên, sau một số thành công, chính sự tin tưởng đó dẫn cái tôi đến một tử huyệt: sự tự tin quá đà, bỏ qua những thông tin khác về đối tượng mà chỉ tập trung vào một vài thông tin nó đã quy nạp. Đó chính là "chấp". "Chấp" khiến cho cái tôi dừng quá trình tìm hiểu, cắt đứt nhận thức mặc dù sự vật vẫn đang tiến hóa khiến cho các thông tin được quy nạp trước đây trở nên lỗi thời. Chấp khiến con người phán xét người khác theo quan niệm của mình, kiểu như "(Chúng) nó là ..." chỉ vì một điều nhỏ nhoi nào đó, hoặc với một đối tượng đã từng biết trong quá khứ thì cái tôi đóng đinh đối tượng đó vào một hình ảnh, thói quen đã từng thấy trong quá khứ bất chấp người đó có thay đổi bao nhiêu, thậm chí có thay đổi hoàn toàn.
Từ bi là một khái niệm thường được hiểu là lòng thương người. Tuy nhiên, thực ra theo nghĩa rộng của nó là sự tiếp nhận, dung nạp, bao dung, không đối kháng. Đó là cơ sở để người ta có thể yên lặng lắng nghe, quan sát, ghi nhận mà không vội phản ứng trước các tác động tiêu cực của môi trường. Nhờ đó, từ bi giúp người ta không vội vã, có thời gian nhiều hơn để nắm bắt sự vật, cũng nghĩa là để hiểu biết sâu và rộng hơn. Từ bi cũng là sự rộng rãi trong nhìn quan niệm, không bị neo chốt vào nhưng điểm cụ thể về nhận thức. Người đến cầu xin sự bình an đa phần có những mặc cảm xung đột, sự ganh ghét oán giận, vì họ trông đợi vào sự tha thứ rộng lượng và che chở của từ bi. (Không thấy có lỗi thì ai đi xin bình an ở chùa? Nếu không có tính rộng lượng và che chở, liệu lời cầu xin bình an có được cất lên ở những nơi người ta tin là ít nhất thì nói ra cũng không hại?).
Mặt khác, nhờ có từ bi, người ta có thể hiểu các bản ngã khác từ góc độ là chính bản ngã ấy mà không bị bóp méo bởi lăng kính của cái tôi của riêng mình. Sự hiểu biết đó trở thành cảm thông, thay vì cương quyết kiểu "Mày sống tao chết", từ bi sẽ dẫn người ta đến quan niệm "ai cũng có nhu cầu được sống và hạnh phúc". Thấu hiểu bản ngã của người khác sẽ giúp cho hiểu biết sâu rộng và chi tiết về tư duy, nguyên nhân, động lực của người khác.

Đương nhiên, sẽ có phản ứng kiểu "từ bi là tự sát". Nhưng thay vì khuyên giải can ngăn các bạn có ý nghĩ đó; tôi khuyên các bạn cứ thử trải nghiệm theo đúng tư duy của các bạn, các bạn không thể thoát được quy luật khắc nghiệt: Muốn đạt đến 1% top, phải chà đạp/tiêu diệt được 99%. Khi không bảo vệ nổi vị thế 1% top sau khi đã đạt được, bạn đối đầu với khủng hoảng nội tâm khi người khác giật tiền của bạn để lên ngôi top 1% thay bạn. Và rồi đến một ngày bạn sẽ cảm thấy mọi sự thật phi lý không thể chấp nhận khi bạn cho rằng "Tôi thế này đáng ra phải thế kia, thế mà tại sao thằng/con kia không xứng đáng lại cướp hết....". Lòng hận thù sẽ chế ngự bạn, sự kiêu hãnh sẽ đốt cháy bạn. Cuộc chiến ấy sẽ không bao giờ ngừng trừ phi bạn quay lại tìm đến với từ bi hoặc ít nhất là một biến thể méo mó của nó là sự chịu đựng.

2/Từ bi vô lượng sẽ dẫn hành giả đến trí huệ vô thượng: chỉ dành cho những người tu hành chân chính.
Người đi tìm hiểu biết giống như một nhà sưu tầm, trên con đường họ đi sẽ gặp đủ thứ trái ngược nhau. Không phải lúc nào các món đồ kiếm được (hiểu biết) cũng hợp nhau mà nhiều khi những hiểu biết đó đối lập, thậm chí là đối chọi nhau hoàn toàn. Tiếp nhận một hiểu biết nhiều khi sẽ dẫn đến sự ràng buộc với hiểu biết đó do quy luật của nhận thức là lấy cái đã biết để lý giải cái chưa biết (chính là chấp).
Vì bản chất của từ bi vô lượng là sự dung nạp không giới hạn, những tri thức đối nghịch nhau được ghi nhận mà không thống trị độc quyền sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận nhiều hơn, nói cách khác là không bám chấp vào tín điều (cho cái này là duy nhất đúng) thì đến khi tri thức về một quy luật khác với điều kiện vận hành khác xuất hiện, hành giả sẽ không bị lạc hậu.
Thế đã, đến giờ ăn trưa rôì. Có gì lúc khác sẽ bàn tiếp cùng các bạn.
Cảm ơn anh Giailang!
:)
 
"Chúng ta nhớ lời Phật dạy, người tu phải tự giác và giác tha. Tự giác là mở sáng trí tuệ của mình. Giác tha là đem trí tuệ đó đánh thức, cảnh tỉnh mọi người cùng giác ngộ. Tự giác là việc của mình. Giác tha là giúp cho người. Giúp cho người là lòng từ bi. Cho nên có giác ngộ rồi mới có từ bi. Chưa giác ngộ mà nói đến từ bi, chỉ là từ bi gượng thôi."
 
Back
Top