Đính chính: không phải bài của bác Thiet....
KHông mún tìm , thì mình đọc cái này cho thư giãn vậy
Mem : NguyenThanhLam của VC.com -
Vĩ mô về dài hạn có ảnh hưởng tới TTCK nhưng ngắn hạn thị trường chứng khoán chỉ là trò cờ bạc bịp hợp pháp lớn nhất trong lãnh thổ Việt nam
Trong Ocean 13, chú Frank Catton giới thiệu trò gambling mới với Mr.Bank – ông chủ tổ hợp khách sạn sòng bài BANK “Ông Bank, để lấy được tiền, người chơi phải thắng liền nhiều ván. Xác suất của nó là 1/11 nhưng người ta phải đặt tiền chơi gấp 4 lần cho xác suất đó. Vì vậy, khi có ai đó được tiền người chơi không thắng mà chúng ta thắng!”
Trên TTCK Việt nam, cả CÒ (hay mỹ miều là môi giới chứng khoán) và NHÀ CÁI (chính phủ) luôn phối hợp rất nhịp nhàng với media nhằm lôi kéo GÀ (nhà đầu tư nhỏ) đổ tiền nuôi họ. Trong quá trình này, các tay BỊP (nhà đầu tư lớn) cũng lựa chiều kiếm chác.
Sau mỗi lời trấn an của các CÒ và NHÀ CÁI dạng như: đến Las Vegas đi, xác suất thắng của các bạn là rất lớn, thì thị trường sau đó đều TÈO nặng. Ngoài những lời chính thống nổi tiếng dưới đây, còn phải kể đến CÒ BẢO VIỆT. Khi giá xăng tăng 30%, Bảo Việt có ra báo cáo “Giá xăng tăng, hai mặt của vấn đề” đại ý rằng về dài hạn là tốt. Đếch hiểu bao nhiêu bộ óc tiến sỹ ở Bảo Việt nhìn vào cái supply chain và players của cái ngành xăng Việt nam mà kết luận được vậy. Ở cái ngành xăng dầu, phải đút bao tiền mới được mở trạm xăng, nhập xăng làm sao mà nó lên xuống theo giá thế giới được. Khi SCB nhận định đợt hike của lãi suất chưa hiện ra ở các chỉ tiêu vĩ mô thì ngay lập tức VnExpress giật một cái tít to đùng (và nhiều báo trích lại) “Lãi suất cao KHÔNG ảnh hưởng tới tình hình vĩ mô!” Shit, thế thì cần đếch gì NHNN nữa. BỊP nhau cả thôi!
Lại nói về vai trò của BỊP. Ở Việt nam, lực lượng đại gia (hay BỊP) là những quỹ cá nhân cỡ khoảng từ 3 – 10 triệu USD. Thực ra, lực lượng này làm giá ít theo kiểu mà bà con hay bàn tán. Ví dụ, quỹ của Đức loi_cu_ta_ve hay taczan_hp ban đầu cỡ khoảng 3 triệu USD (quỹ cỡ nhỏ), đều xuất thân từ ngân hàng. Những nhóm này cũng có nhiều thành viên làm tại ngân hàng và công ty chứng khoán và họ làm phân tích rất nghiêm túc. Có điều khác, họ “mua” luôn nhân viên của những công ty mà họ biết là tốt. Điều quan trọng của làm giá là phải có momentum để có ai đó MUA, chứ không tự nhiên đi làm giá mà chết chìm trên thị trường.
BỊP cũng chết có kiểu, phần lớn đều chết ở Vietcombank. Ví dụ: Eurocapital chết khoảng 2 triệu cổ ở giá 105 hay các đại gia ở gia đình SARA chết ngu ở giá 117. BỊP cũng đánh nhau kiểu của nó. Khi IPA nhảy vào mua VSP thì SSI đã điều lực lượng lái VSP lên và giá IPA phải mua là từ 150 - 170. Khoảng 5 BỊP khác (mỗi quỹ cỡ khoảng dăm triệu) khi làm giá đủn VSP lên gấp 8 lần (từ 30 lên 240) thì bị IPA bán ra 800 ngàn. Khi thông tin ra, dăm BỊP trên chạy vội đến thương thảo với chị Hương.
BỊP sợ gì nhất? Xin thưa: Thuế chứng khoán. Từ xưa đến nay thị trường chứng khoán là nơi rửa tiền hợp pháp lớn nhất. Mọi hoạt động rửa tiền hoặc qua việc mua cổ phiếu, trở thành cổ đông chiến lược hay thậm chí là thành lập công ty chứng khoán. Từ xưa đến giờ không có ai soi các tài khoản này. Giờ đây, mỗi tài khoản sẽ “được” cấp một mã số thuế và không phải chỉ ông THUẾ soi mà còn cả công an kinh tế. Cho dù có chia cả chục tài khoản thì cũng không thể tránh khỏi sự “phiền phức”.