Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Mong bác Boom cho vài lời bình, cám ơn bác :)

Dạo này công việc bận, nên thỉnh thoảng xẹt qua VC ngó tí bác ạ. Tôi không có thời gian chat, với lại timeframe của tôi khá dài không phù hợp với các bác ở đây đa phần là đánh nhanh rút gọn.

Về mặt phân tích cơ bản, tôi thấy nhiều doanh nghiệp còn khó khăn hơn năm ngoái. Điều đó thể hiện rất rõ qua kết quả kinh doanh quý 1/2013 vừa rồi, rất nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái hoặc là lỗ.

Doanh nghiệp chết đã đành, Ngân hàng cũng lao đao. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng. Tái cấu trúc chỉ nhằm làm đẹp sổ sách, chưa giải quyết được gốc rễ.

Giải quyết khối nợ xấu này bằng cách nào? Hiện nay NHNN đang áp trần lãi suất huy động thấp trong khi các NH vẫn cho DN vay với lãi suất cao để qua đó NH có lãi rồi trích lập dự phòng. Cách này nhằm mục đích cứu hệ thống NH và gián tiếp giúp toàn bộ nền kinh tế tiêu hóa hết nợ xấu. Đi cùng với quá trình này là trách nhiệm của người gây ra nợ xấu dần dần đi vào quên lãng và nợ xấu sẽ được hấp thụ hết nhờ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, DNTN nai lưng ra làm để sửa sai cho những điều hành vĩ mô giai đoạn trước. Quá trình này có thể kéo dài cả thập kỷ nếu VN không có một sự cải tổ quyết liệt về bản chất. Bởi DN làm ăn có lãi mới vay được lãi suất cao, cũng như khối tư nhân có làm ăn dư dả mới có tiền gửi tiền kiệm. Trong khi Đối tượng có thể gánh vác cho nền kinh tế tiêu hóa nợ xấu không nhiều. Mặt khác, nền kinh tế tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn, lãi vay cao thì DN không sản xuất, lãi suất huy động thấp thì người dân không gửi tiền kiệm. K có vòng quay tiền, kinh tế suy thoái, doanh nghiệp càng khó khăn thì nợ xấu càng tăng. Khó khăn còn đang ở phía trước.

Điểm sáng DN làm ăn tốt không nhiều, chủ yếu là những DN tập trung vào core business như VNM, VPK, khối dịch vụ, sản xuất của PVN, sản phẩm tiêu dùng, dược...

Về mặt kỹ thuật thì VNI đang vào downtrend (monthly timeframe), tuy nhiên trước mắt 460 là ngưỡng hỗ trợ. Cho nên trên diễn đàn thấy một số bác nhảy vào bắt đáy.

Với timeframe của tôi thì VNI vẫn chỉ đang ở vùng đáy.
 
khà khà !

kte VN mới qua cửa tử.....thì những cái trên đều dễ đoán, nhưng đã đi về "lỗ sáng", cụ thể:

+ ls thấp (*vay mua ô tô có 7.77%-VIB bank,...)
+ thuế TNDN còn 22%
+ DN không thấy lên media nhiều (*trong các hội thảo)
+ chỉ số CN tăng trên 50 vài tháng
+ kte tăng trưởng trên tỷ lệ đáy 4.2% (*quý 1 là 4.89% dù gần 1 tháng ăn chơi, dạo này Vn nghỉ lễ hơi bị nhiều)
......
bệnh chuyên gia nói theo phong trào thì media đã phản ánh
+ thể hiện những loạt bài trên......vì nói mà chẳng thấy chỉ giải pháp, đơn giản là các giải pháp đã đang thực hiện...chẳng thể tìm ra cái nào đột phá, vì giải pháp tối ưu lại nằm trong tay DN
+ nói về các DN đổ vỡ mà không thấy ..DN mới đã cướp cơ hội để phát triển....

kte Vn phục hồi dạng nào?

tất nhiên không phải mảng BDS, XD nên sự phục hồi kém phô trương, tất nhiên DN có LN thì nó ngậm miệng ăn tiền chứ khoe ra thì thuế nó thu hết hiiiiiiii

vậy phải nhìn vào chỉ số CN, tiêu dùng từ quý .....có lẽ Q.3 trở đi
 
Last edited by a moderator:
Bac thiết Kiều tâm có thể giới thiệu e vay mua oto ls đó không, thanks bác

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa chính thức triển khai gói 1.000 tỷ đồng cho vay cá nhân kinh doanh, bất động sản và mua ôtô với lãi suất ưu đãi 7,77%/năm. http://vneconomy.vn/20130423083629261P0C6/lai-suat-cho-vay-bat-dong-san-va-mua-oto-con-777-nam.htm

Vay Mua Xe Ôtô
Từ 22/03/2013 đến 19/06/2013
0% lãi suất tháng đầu tiên cho các hồ sơ Vay Mua Xe Ôtô nộp từ 22/03/2013 đến 19/06/2013 và được giải ngân từ 22/03/2013 đến hết 19/07/2013
Giảm 50% phí bảo hiểm tháng đầu tiên cho Khách hàng tham gia Bảo hiểm Vật chất Xe Ôtô đi kèm với khoản Vay Mua Ôtô
http://www.hsbc.com.vn/1/2/personal/promotion/hsbc-uu-dai-lon?viewtab=tab4&WT.mc_id=HBAP_VN_CL3clMxe_10&C2Ccode=CL3clMxe_10&gclid=CIeSlO2A4bYCFfFU4gody1wAAw

NH nó có cái ..gọi là vũ môn (*thu nhập có đều và đủ không,.....), sau khi nó test bác qua, thì vay dễ mà hiiiiiiiii
 
Hé lộ những bí mật động trời của thị trường vàng Việt Nam (1)

Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD
Hé lộ những bí mật động trời của thị trường vàng Việt Nam (2)

Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD.

Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn.

Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD.

Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD.

Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.

Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng "sóng tỷ giá" vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên.

Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.

Hợp pháp hóa vàng lậu ?



Thị trường vàng như thùng không đáy

Phiên đấu thầu sáng ngày 23.4, 26.000 lượng vàng mà NHNN đem ra đấu thầu đã được 8 đơn vị mua hết. Đây là phiên đầu tiên lượng vàng đưa ra được các đơn vị mua hết.

Giá trúng thầu thấp nhất 42,04 triệu đồng/lượng, cao nhất 42,12 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn mà NHNN đưa ra 41,97 triệu đồng/lượng.

Như vậy, qua 10 phiên đấu thầu, NHNN đã đưa ra thị trường 11 tấn vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức cao hơn giá thế giới khoảng 6 triệu đồng/lượng.

Thanh Xuân

Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN.

Bởi như phân tích trên, ngoài "chui" vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại.

Và cũng trùng hợp NHNN "bỗng dưng" (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC.

Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là "rửa vàng" kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.

Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua, như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.

Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang "ẩn" trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất - tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không?

Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu... Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất - nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.

Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ... thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.

Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”.

Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc.

Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.

Anh Vũ (ghi)

Theo Nguyên Hằng

Thanh niên

http://cafebiz.vn/thi-truong/he-lo-...ng-vang-viet-nam-2013042407484522712ca101.chn
 
Hôm nay có tin về việc sáp nhập của Eximbank:

Eximbank xin chủ trương sáp nhập ngân hàng khác
http://vneconomy.vn/20130426055942873P0C6/eximbank-xin-chu-truong-sap-nhap-ngan-hang-khac.htm

Đối với việc sáp nhập của Eximbank, NHNN đã có chủ trương từ cuối năm ngoái, với kế hoạch là phải hoàn thành trong năm 2013. Với tiến độ xử lý công việc của Việt Nam thì theo em phải cộng thêm 1, 2 năm gì đó.

Việc sáp nhập của Exim và Sacom có thể nhìn dưới nhiều góc độ như sau:

Góc độ cơ cấu ngân hàng: cái nhìn này ko tích cực. Do hai ngân hàng sở hữu chồng chéo, phức tạp, không thể xử lý được nhiều vấn đề liên quan đến vốn và công việc nên phải chọn giải pháp sáp nhập. Như thế tiềm ẩn theo deal này là những lỗ hổng trầm trọng trong quản lý và những điểm yếu của cả hai ngân hàng, cũng như hệ thống ngân hàng VN. Với cách thức và tiến độ giải quyết, có thể quy chiếu là kinh tế nói chung sẽ còn vật lộn một thời gian dài nữa để tiêu hóa hậu quả.

Góc độ chứng khoán: có đôi chút tích cực. EIB và STB là hai mã có ảnh hưởng lớn trên thị trường, và cũng có liên quan đến giá nhiều cổ phiếu khác. Điều thú vị là do yếu tố lịch sử, giá 2 cổ phiếu đang chênh nhau khá nhiều. Nếu bài toán sáp nhập phải làm nhanh thì TTCK sẽ được chứng kiến nhiều diễn biến thú vị. Tương tác với dòng chảy của nhiều nguồn vốn đang vào thị trường thì có lẽ 2013 rất khó có cú sốc để thị trường giảm sâu và những game kiểu như này, nếu có, sẽ tạo ra những màu sắc thú vị cho thị trường.
 
Trong hầu hết các phiên trả lời chất vấn, Thống đốc Bình đều không đem lại sự thỏa mãn cho các đại biểu Quốc hội, thậm chí, như tại phiên trả lời chất vấn hồi tháng 11 năm ngoái, ông Bình đã phải cảm thán rằng: “tôi đã giải thích quá nhiều và năng lực giải thích của tôi cũng có hạn cho nên đại biểu chưa hiểu hết được”.

Song vấn đề, có lẽ không phải do năng lực giải thích, mà nằm ở những ẩn khuất rất khó hiểu không thể giải thích được trong điều hành. Bởi như chất vấn của Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch: “Thống đốc hứa rằng thị trường biến động chênh lệch 400.000 giữa trong nước, ngoài nước thì Ngân hàng Nhà nước điều tiết. Bây giờ không làm được thì lại bảo rằng không cần liên thông với thị trường nước ngoài, thì Thống đốc nghĩ thế nào ?” và “Bình ổn hay là tiêu diệt thị trường vàng ?”.

Hay như chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu): “Vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng miếng chưa đem lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu là đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước không tập trung vào quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu để tạo ra sự độc quyền và có biểu hiện lợi ích nhóm trong vấn đề này hay không ?”.

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/vang-va-vinashin-201304261132229471ca33.chn
 
" Sell in May and go away".

Câu này dường như đã trở thành khẩu ngữ quen thuộc của giới chứng khoán khi tháng Năm trở thành thời điểm buồn tẻ với các sự kiện mùa đại hội kết thúc. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện tại, âm hưởng tháng Năm còn nặng nề hơn trong cảm giác vốn có của những nhà đầu tư còn lại trên thị trường.

Trước tháng Năm, việc hai quỹ ETF bán mạnh danh mục khiến thị trường giảm mạnh càng tô đậm thêm tư tưởng nghỉ ngơi

Cụ nói gì về việc....In May thằng tây (*DJ) nó phá đỉnh 15.000 hiiiiiiii
Có khi nào VNI cũng phá đỉnh 500 ???
 
Trái bóng bắt đầu rơi xuống khi nó ở điểm cao nhất, tháng năm chỉ mới bắt đầu, vội gì vội gì
 
THÁNG NĂM - SỰ KHỞI ĐẦU LẶNG LẼ

" Sell in May and go away".

Câu này dường như đã trở thành khẩu ngữ quen thuộc của giới chứng khoán khi tháng Năm trở thành thời điểm buồn tẻ với các sự kiện mùa đại hội kết thúc. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện tại, âm hưởng tháng Năm còn nặng nề hơn trong cảm giác vốn có của những nhà đầu tư còn lại trên thị trường.

Trước tháng Năm, việc hai quỹ ETF bán mạnh danh mục khiến thị trường giảm mạnh càng tô đậm thêm tư tưởng nghỉ ngơi, tránh ám ảnh về thị trường trong những ngày xuống giá. Quả thật, nếu quỹ ETF bị rút vốn thì không thể nghi ngờ việc thị trường lao dốc mạnh khi danh mục của họ là những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, diễn biến thực tế lại đi theo chiều hướng khác. ETF đã giảm lực bán, trong khi một vài qũy Tây mới mở âm thầm giải ngân. Cái mà họ chờ đợi là thị trường đổ dốc đã không thực sự diễn ra, nhưng có vẻ như họ cũng tạm chấp nhận thị trường hiện tại ở một khối lượng mua nhất định. Với những tay chơi nội, tâm lý e dè vẫn còn đè nặng, khi họ còn đang dành thời gian để mắt tới kỳ đại hội sắp tới với những biến chuyển có thể có nhiều ảnh hưởng đến toàn cục.

Nếu chỉ nhìn qua, thật khó đánh giá mục đích mua vào của khối ngoại và khó nêu lý do khi đang có nhiều nguồn vốn thâm nhập thị trường để tìm kiếm cơ hội. Xin đừng vì những quỹ không tên tuổi hoặc những quỹ có quy mô nhỏ mà đánh giá sai hoạt động M&A. Đã có những điều kiện đủ hấp dẫn với những tay chơi ngoại quốc để họ suy xét cho việc rót tiền vào một nước mà hoạt động đầu tư ít nhiều còn hạn chế do luật và thể chế còn nhiều khác biệt.

Khối u nợ công và những diễn biến mới:

Thực trạng:

Những nơi có kền kền là nơi có xác chết. Nó đúng cho cả quy luật về sinh học cũng như tài chính, dù hai lĩnh vực này chả có mối liên quan gì cụ thể. Thể trạng kinh tế yếu kém đã khiến Việt Nam trở thành một cơ thể suy nhược. Suốt 3 năm qua, không có một chính sách cụ thể nào để xử lý những bất cập và kê đơn cho căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Đi theo sự buông xuôi trong chính sách, diễn biến của vĩ mô đã đi theo chiều hướng xấu đi rất nhiều.

Gần đây có bài viết rất đáng quan tâm của tiến sỹ Vũ Đình Ánh về vấn đề công nợ của Việt Nam. Những con số của Việt Nam đã ở mức báo động, báo trước những tín hiệu không yên ổn của nền kinh tế.

Ngân sách nhà nước trước “vòng xoáy” công nợ
http://vneconomy.vn/2013050211121323P0C6/ngan-sach-nha-nuoc-truoc-vong-xoay-cong-no.htm

Nợ công Việt Nam, ước tính theo định nghĩa quốc tế, đến hết năm 2011 đã đạt con số 128,9 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP. Con số này, nếu đem so sánh với các quốc gia đang khốn khó vì nợ nần ở châu Âu, chúng ta đã tiệm cận với ngưỡng nguy hiểm. Tốc độ gia tăng nợ công là 15%/năm, tương đương tốc độ tăng thu ngân sách trong thời kỳ vừa qua, có nghĩa là nếu không có biến động đáng kể thì trong những năm tới, nguồn thu chỉ đủ trả nợ.

Sẽ là dễ hiểu, khi đứng trước lựa chọn là ổn định vĩ mô hay tăng trưởng, Chính phủ luôn chọn tăng trưởng. Tăng trưởng để báo cáo thành tích luôn đẹp, tăng trưởng không bị hụt bước trước áp lực trả nợ. Điều đáng nói là trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu tiếp tục duy trì tăng trưởng đang rời xa tầm với, trong khi áp lực trả nợ chỉ có tăng không giảm. Vậy quyết sách nào được lựa chọn để giải quyết những vấn đề nan giải đó?

...và những con số:


Xin được trích dẫn một đoạn trong bài viết của tiến sỹ Nguyễn Đình Ánh : " Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách nhà nước Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn ". Đây là hồi chuông cảnh báo về điểm yếu trong quản trị nợ của Việt Nam, và chúng ta đang dần mắc phải việc đảo nợ khi Chính phủ phải tiến hành việc đi vay nợ mới để trả nợ cũ.

Có thể thấy rõ hơn nội dung trên qua những con số về trái phiếu Chính phủ huy động trong thời gian qua. Năm 2010, nhu cầu trái phiếu chính phủ mới dừng ở ngưỡng 56.000 tỷ. Đến năm 2011, lượng vay nợ qua trái phiếu Chính phủ đã lên tới gần 85.000 tỷ. Con số đó còn tăng mạnh hơn khi 2012 chúng ta đạt mức 156.000 tỷ. 4 tháng đầu năm 2013 là kết quả ấn tượng khi lượng trái phiếu đạt 89.000 tỷ, và lượng huy động năm ước tính sẽ đạt trên 200.000 tỷ.

Chính phủ Việt Nam có cần thiết phải vay nợ nhiều như vậy không? Câu trả lời là có, vì chúng ta thường xuyên rơi vào trạng thái thâm hụt ngân sách do bội chi, vì chúng ta có nhiều khoản nợ đến hạn phải trả và con số năm sau luôn cao hơn năm trước, vì chúng ta đang bị giảm tỷ lệ tăng trưởng thu ngân sách...Tất cả các yếu tố đó cần nguồn lực để cân bằng. Khi phát hành nợ nước ngoài không còn dễ dàng nữa, thì việc huy động nguồn lực trong nước là cần thiết.

Đó có phải là giải pháp để thoát khỏi tình trạng hiện tại không? Câu trả lời là không. Đó chỉ là giải pháp cho ngắn hạn, mà việc vận dụng nó chỉ làm gia tăng áp lực cho chính sách của Chính phủ. Nói như tiến sỹ Ánh những tác động đồng loạt có thể gây ảnh hưởng xấu trong dài hạn. " Đến lượt mình, thu ngân sách nhà nước khó khăn có thể làm gia tăng qui mô thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng nợ công, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời hạn chế khả năng tăng chi ngân sách nhà nước để kích thích kinh tế, tăng đầu tư công và xử lý nợ xấu cũng như miễn giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chính sách quản lý giá và phí tác động tới lạm phát những không hỗ trợ nhiều cho tăng thu ngân sách nhà nước do sức tiêu thụ bị hạn chế".

Mối tương quan với giới đầu tư quốc tế:

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến thị trường Việt Nam, nhưng khá lặng lẽ. Trên thị trường niêm yết là những qũy có quy mô nhỏ, mua bán dè dặt và âm thầm. Có lẽ họ còn đợi chờ cái đích xa hơn khi nền kinh tế chính thức mất lực hoàn toàn. Bên ngoài thị trường niêm yết, những nhóm nhà đầu tư nhiều quốc tịch lặng thầm nghiêng ngó, quan sát đánh giá những doanh nghiệp có giá trị. Họ quan tâm đến nhiều mảng, từ sản xuất hàng tiêu dùng, giải trí, giáo dục, hay lĩnh vực công nghiệp. Lác đác đã có một vài thương vụ quy mô khá như vụ tập đoàn SCG của Thái Lan mua lại hệ thống sản xuất vật liệu xây dựng của Prime, hay thương vụ xi măng Thăng Long được bán cho một tập đoàn của Indonesia.

Có lẽ với gánh nặng nợ nần, Việt Nam sẽ có những ngày đối diện khó khăn như các quốc gia châu Âu từng trải qua. Nhưng với 90 triệu dân, Việt Nam đang có một thị trường đủ lớn cho những con kền kền thèm khát. Việt Nam còn có một nền sản xuất phục vụ xuất khẩu, mà ở đó những doanh nghiệp đang vật vã hiện tại,có thể trở thành những doanh nghiệp mạnh mẽ hơn khi đón luồng vốn mới và cơ chế quản trị mới. Và đó là điểm khác biệt để Việt Nam không trở thành một Hy Lạp khác ở châu Á. Dù muốn hay không, Việt Nam đang phải đi trên con đường phải bán đi tài sản là những doanh nghiệp hạt nhân của nền kinh tế để giải quyết món nợ đang mang.

Sự khởi đầu lặng lẽ...

Có lẽ tháng Năm sẽ không quá buồn tẻ khi chỉ số Vn Index ít có xác suất rơi sâu, thậm chí còn có tiền đề cho một cú bật trong tháng Sáu. Những con kền kền đang nằm chờ nhưng cũng không phải không làm gì cả. Những tháng ngày tiếp theo còn hứa hẹn những diễn biến khác thường của thị trường nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, nó vẫn phản ánh rõ nét nhất hơi thở biến động từng ngày của nền kinh tế.

Những điều thuộc về tất yếu là những điều sẽ diễn ra, dù có bất kỳ trở lực nào từ bên ngoài. Vì thế, thị trường sẽ vẫn đi theo con đường của riêng nó, dù có những biến động khác trong thời gian tới. Vấn đề chỉ còn là diễn biến nhanh hay chậm, phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể phát sinh trong tình huống cụ thể. Sự khởi đầu của các dòng vốn vào thị trường hiện tại còn trong lặng lẽ. Chỉ hy vọng nó sẽ đi theo hướng đi đúng, làm động lực cho việc giải quyết những vấn đề đã trở thành quá nhức nhối của nền kinh tế trong nhiều năm...
 
Last edited by a moderator:
Bước ngoặt vĩ đại (câu thường thấy trong văn bản của VN)
Cách đây mười mấy năm, khi tạp chí Far Eastern Economic Review chưa giải tán, trong mục bình chọn câu nói hay trong tháng, họ chọn câu nói về cách phát triển của Việt Nam, đại thể là Việt Nam không thích đi thẳng bình thường mà lại thích đi ngoặt: mỗi năm đến mấy bước ngoặt; mà cứ bước ngoặt riết rồi không biết sẽ đến đâu!
Nguồn Ông Trần Đình Thiên- VnEconomy: http://vneconomy.vn/20130506094651270P0C9920/han-che-tam-nhin-thi-de-bi-long-tham-chi-phoi.htm
Thật là không biết tui có đủ sức để khứa khứa nữa không, nhưng mà buồn cười quá thể vì chú FEER (Far Eastern Economic Review)
 
Sao không ai quan tâm đến cái này nhỉ ???

Thông tư 02 của NHNN quy định về phân loại nợ, phương án và mức trích lập dự phòng rủi ro của NH có hiệu lực từ ngày 1.6 sắp tới. Theo văn bản này, ít nhất 3 tháng một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên, các ngân hàng phải tự thực hiện phân loại nợ, gửi cho CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Trong vòng 3 ngày sau khi nhận kết quả từ các NH, CIC có nhiệm vụ tổng hợp danh sách khách hàng có nợ liệt vào nhóm 3, 4, 5 (dưới chuẩn/nghi ngờ/có khả năng mất vốn).

Muộn nhất 5 ngày kể từ khi CIC tổng hợp thông tin khách hàng, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Các tiêu chí phân loại, chuyển nhóm nợ với khách đi vay, xác định giá trị tài sản đảm bảo cũng khắt khe hơn trước. Tỉ lệ khấu trừ tối đa của tài sản đảm bảo với VDN là 100%, vàng miếng SJC 95%, cổ phiếu NH niêm yết 70%, cổ phiếu DN 65%, cổ phiếu chưa niêm yết của NH là 50%, của DN 30%, bất động sản 50%, vàng miếng khác 30%....

http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Nhieu-phat-ngon-gay-soc-ve-Thong-tu-02/115134.bld
 
Back
Top