Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Mỹ tuyên bố ngừng gói kích thích kinh tế dẫn đến việc rút tiền hàng loạt tại các thị trường mới nổi. Sự kiện này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam khi một lượng tiền nhất định cũng có nhu cầu về cố quốc.

Nhiều báo viết rằng tuyên bố tapering QE của Fed cuối tháng 6 khiến dòng tiền chạy khỏi các thị trường mới nổi, làm chứng khoán ở các thị trường này tụt giảm. Nhưng xem chart của iShares MSCI Emerging Markets ETF thì thấy nó giảm suốt từ đầu năm tới giờ chứ đâu phải mới mấy tuần gần đây :confused:.

Ngoài ra, nếu cần cơ cấu lại tài sản thì các tay to sẽ rút khỏi Treasuries đầu tiên chứ emerging markets đâu có rút được nhiều và nhanh.
 
“Cơ hội cuối cùng” của công nghiệp ôtô Việt Nam
Chỉ còn 5 năm nữa, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ giảm về mức 0%..
http://vneconomy.vn/20130712031538759P0C23/co-hoi-cuoi-cung-cua-cong-nghiep-oto-viet-nam.htm
Đồng loạt tăng giá xe Toyota tại Việt Nam từ tháng 8
Toyota Việt Nam vừa thông báo kèm bảng giá bán xe mới áp dụng từ ngày 1/8/2013, tới các đại lý của liên doanh này...
http://vneconomy.vn/2013070811532775P0C23/dong-loat-tang-gia-xe-toyota-tai-viet-nam-tu-thang-8.htm

Cuối tuần bàn về CN ô tô VN cái. Nhìn vào minh chứng sinh động ở trên ta có thể thấy thực ra việc chúng ta ưu đãi các hãng lớn chục năm qua , chẳng qua là vỗ béo cho các tập đoàn đó.
Chiến lược của họ là tối đa lợi nhuận, bằng việc xác định giá tối ưu, sản lượng tối ưu để kiếm lợi, , tận dụng sợ ngây thơ của ta để kìm hãm ngành công nghiệp ô tô các nước bản xứ, vì vậy chúng ta không thể trông chờ vào lòng ..tốt của họ để số lượng xe tăng lên 1-3 triệu chiếc, tạo nền tảng để ngành phát triển ổn định
Cách tốt nhất là giảm thuế mạnh cho dòng xe rẻ, đặc biệt trong nước làm được như Vinaxuki, Trường hải. Giống như xe máy trung quốc khi trước, chỉ có khi xe trung quốc vô....giá xe xịn mới xuống. Nhưng cái căn bản nhất là đầu xe đủ nhiều là 1-2 triệu chiếc để phát triển công nghiệp xe máy mới hình thành.
VÌ vậy cần xác định dòng xe ưu tiên, nhưng kèm theo giá trị xe phải thấp dưới bao nhiêu (*ví dụ xe du lịch 7 trỗ là 400 triệu, 5 trỗ là 200 triệu, xe tải là ...), nếu không các ưu đãi đó thì các hãng xe kia nó hưởng hết, mà công nghiệp ô tô nước nhà lại chậm thêm 5 năm.
 
Nhiều báo viết rằng tuyên bố tapering QE của Fed cuối tháng 6 khiến dòng tiền chạy khỏi các thị trường mới nổi, làm chứng khoán ở các thị trường này tụt giảm. Nhưng xem chart của iShares MSCI Emerging Markets ETF thì thấy nó giảm suốt từ đầu năm tới giờ chứ đâu phải mới mấy tuần gần đây :confused:.

Ngoài ra, nếu cần cơ cấu lại tài sản thì các tay to sẽ rút khỏi Treasuries đầu tiên chứ emerging markets đâu có rút được nhiều và nhanh.

Thực ra tiền vay giá rẻ ở Mẽo chỉ đầu tư trái phiếu do nguyên tắc quản trị rủi ro. Nhưng trong mối tương quan về tài chính, khi những dòng vốn giá rẻ bị rút sẽ tạo tác động chéo, kéo theo cả nguồn tiền đầu tư khác.

Tiền ở Việt Nam toàn tiền từ quỹ đầu tư rủi ro, nhưng cũng không thể không bị ảnh hưởng. Vì vậy cái nhìn của em là nhìn chung cho thị trường chứ ko riêng gì quỹ ETF. Giả dụ, một quỹ đầu tư bên Mỹ bỏ một ít tiền dạng đầu tư rủi ro vào VNM cuối năm 2012, hiện tại nó đang cần bán trái phiếu ở nước XYZ thu tiền về nhưng do share của VNM có lãi khá, trong khi một số trái phiếu để lại sẽ cho lợi nhuận chắc chắn hơn. Vậy ưu tiên sẽ là bán tài sản rủi ro trước, thế chỗ cho tài sản fix income kia để cân đối dòng tiền. Như vậy tác động thị trường là phổ biến...Vì vậy bác thấy việc chart của ishare giảm suốt cũng là phần phản ảnh dòng tiền và diễn biến thị trường...
 
Last edited by a moderator:
Giữa lúc mọi người đang bull, em lại có mấy phân tích trái chiều để mọi người cùng suy ngẫm.

Nguồn tiền Tây và kỳ vọng tạo đáy dài hạn đã tạo được tư tưởng đầu tư dài hạn cho một số nhà đầu tư cũng như tổ chức. Quá trình mua vào trong tháng Năm đã củng cố niềm tin và những chính sách Chính phủ cũng ủng hộ cho xu hướng kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế.

Thông tin về gói kích thích 40.000 tỷ mỗi tháng đã đặt các tổ chức xem xét lại view của mình. Đã có một số cuộc họp của lãnh đạo cấp cao khối ngân hàng, tài chính về nội dung này. Trong bối cảnh nền kinh tế và khối ngân hàng còn rất khó khăn, việc có thêm một gói kích thích là hoàn toàn có thể xảy ra, lúc đó buộc các tổ chức tài chính phải có chính sách phù hợp với tình hình mới.

Kỳ vọng chỉ là kỳ vọng nhưng chứng khoán thường chạy trước vĩ mô. Cũng có kha khá tay to vào nằm vùng để chờ đợi một gói kích thích kinh tế được đưa ra.

Nhưng diễn biến không chiều lòng người. Mỹ tuyên bố ngừng gói kích thích kinh tế dẫn đến việc rút tiền hàng loạt tại các thị trường mới nổi. Sự kiện này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam khi một lượng tiền nhất định cũng có nhu cầu về cố quốc. Lạm phát tại Trung Quốc tăng trong khi kinh tế suy giảm. Thị trường tiền tệ Trung Quốc đã có những ngày nóng bỏng...Với tiềm lực của mình, Trung Quốc ko dễ bị gục xuống, nhưng những ngày tháng gian khó hơn đang ở trước mắt và có thể sẽ kéo dài. Việc Trung Quốc suy giảm nhất thời chưa thấy ảnh hưởng rõ nét đến Việt Nam, nhưng về lâu dài sẽ tác động cực lớn về nhiều mặt.

VAMC đã ra đời nhưng mọi người nhanh chóng nhận ra tầm ảnh hưởng hạn chế của nó đến quá trình xử lý nợ xấu. Các chính sách kinh tế vẫn chỉ là lời hứa xuông vì đến giờ này vẫn không có một văn bản hướng dẫn chính thức nào của cơ quan quản lý. Thực tế là ngân sách đang rất kẹt, không có nguồn cu thể nào sử dụng, ngoài việc phải chấp nhận in tiền. Trong khi đó tình hình quốc tế xoay chiều đột ngột khiến các tổ chức phải đối mặt với một loạt các rủi ro mới, chỉ tiếc là tranh đã được treo lên, ko dễ gì hạ xuống. Đích nhăm đến vẫn là đợt sóng mới cho báo cáo quý 2 để thị trường có cơ hội giảm tải.

Rủi ro và cơ hội đang ở trước mặt, ai dám liều mình?

Kích cầu sẽ đến từ Phương Bắc và Phương Tây :D
Điểm qua trọng nhất là dường như VN có ổn định vĩ mô và đồng thuận chính trị.
Còn nhưng cái khác thì là do thế thời hết rồi.
2013 là khởi đầu chu kỳ mới trong đó Q1 là đáy vĩ mô, Q2 là đáy BDS :))
 
Kích cầu sẽ đến từ Phương Bắc và Phương Tây :D
Điểm qua trọng nhất là dường như VN có ổn định vĩ mô và đồng thuận chính trị.
Còn nhưng cái khác thì là do thế thời hết rồi.
2013 là khởi đầu chu kỳ mới trong đó Q1 là đáy vĩ mô, Q2 là đáy BDS :))

Quan điểm này không được sure lắm, vì hiện tại nợ xấu chưa được xử lý thì khó nói được vấn đề gì.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn trong trạng thái tạm thời ko có vấn đề gì. Sở dĩ ko bỏ được chữ tạm thời đi vì vẫn còn nhiều ngân hàng phải đi mặc cả lãi suất tiền gửi với khách, dù hiện tại tín dụng tăng trưởng rất thấp. Vẫn còn trạng thái ra rút tiền tại 1 phòng giao dịch của 1 Ngân hàng lớn, chỉ rút khoảng 200tr, nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu về hiện trạng tiền mặt ko đủ và mời lên chi nhánh. Sau khi khách dời lên chi nhánh vẫn phải gọi điện lên báo cáo để chi nhánh chủ động, tránh bị dồn toa.

Những ví dụ trên là những điều cơ bản nhất, nhỏ nhất trong vận hành mà các ngân hàng vẫn chưa giải quyết được, thì điều đó có nghĩa không thể kỳ vọng vào những cái lớn hơn, đặc biệt là những cái lớn đó chưa hề có cụ thể.

Nếu không có cải biến gì làm tốt hơn (mà chính sách hiện tại không show được giải pháp) trạng thái lình xình sẽ chấm dứt. Sau khi đi ngang, một nến đen dài sẽ xuất hiện và tình hình sẽ xấu đi nhiều.

Chúng ta lại chờ đợi, như đã từng đợi 2 năm nay, xem có chính sách gì tốt hơn không...Kiên nhẫn là đức tính tốt, nhưng nó chỉ tốt khi có điều kiện đi kèm....
 
Quan điểm này không được sure lắm, vì hiện tại nợ xấu chưa được xử lý thì khó nói được vấn đề gì.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn trong trạng thái tạm thời ko có vấn đề gì. Sở dĩ ko bỏ được chữ tạm thời đi vì vẫn còn nhiều ngân hàng phải đi mặc cả lãi suất tiền gửi với khách, dù hiện tại tín dụng tăng trưởng rất thấp. Vẫn còn trạng thái ra rút tiền tại 1 phòng giao dịch của 1 Ngân hàng lớn, chỉ rút khoảng 200tr, nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu về hiện trạng tiền mặt ko đủ và mời lên chi nhánh. Sau khi khách dời lên chi nhánh vẫn phải gọi điện lên báo cáo để chi nhánh chủ động, tránh bị dồn toa.

Những ví dụ trên là những điều cơ bản nhất, nhỏ nhất trong vận hành mà các ngân hàng vẫn chưa giải quyết được, thì điều đó có nghĩa không thể kỳ vọng vào những cái lớn hơn, đặc biệt là những cái lớn đó chưa hề có cụ thể.

Nếu không có cải biến gì làm tốt hơn (mà chính sách hiện tại không show được giải pháp) trạng thái lình xình sẽ chấm dứt. Sau khi đi ngang, một nến đen dài sẽ xuất hiện và tình hình sẽ xấu đi nhiều.

Chúng ta lại chờ đợi, như đã từng đợi 2 năm nay, xem có chính sách gì tốt hơn không...Kiên nhẫn là đức tính tốt, nhưng nó chỉ tốt khi có điều kiện đi kèm....

Thanks, chu noi dung....kien nhan moi phu hop va ton tai duoc o TT khoc liet nay.

Don gian ton tai trong TT toan voi, ho, bao, soi....nhung linh vat do co duc tinh kien tri nhan nai dac biet cao trong khi rinh va san moi...neu khong co tri tue nhanh nhay va do tri cao nhu ho...tot nhat nen dung. Vi neu khong se co ngay la con moi khong hon khong kem...he...he...:))

Chuc arrow ngay cang co nhieu bai viet sau sac....hiiiiiii
 
Quan điểm này không được sure lắm, vì hiện tại nợ xấu chưa được xử lý thì khó nói được vấn đề gì.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn trong trạng thái tạm thời ko có vấn đề gì. Sở dĩ ko bỏ được chữ tạm thời đi vì vẫn còn nhiều ngân hàng phải đi mặc cả lãi suất tiền gửi với khách, dù hiện tại tín dụng tăng trưởng rất thấp. Vẫn còn trạng thái ra rút tiền tại 1 phòng giao dịch của 1 Ngân hàng lớn, chỉ rút khoảng 200tr, nhưng vẫn nhận được cái lắc đầu về hiện trạng tiền mặt ko đủ và mời lên chi nhánh. Sau khi khách dời lên chi nhánh vẫn phải gọi điện lên báo cáo để chi nhánh chủ động, tránh bị dồn toa.

Những ví dụ trên là những điều cơ bản nhất, nhỏ nhất trong vận hành mà các ngân hàng vẫn chưa giải quyết được, thì điều đó có nghĩa không thể kỳ vọng vào những cái lớn hơn, đặc biệt là những cái lớn đó chưa hề có cụ thể.

Nếu không có cải biến gì làm tốt hơn (mà chính sách hiện tại không show được giải pháp) trạng thái lình xình sẽ chấm dứt. Sau khi đi ngang, một nến đen dài sẽ xuất hiện và tình hình sẽ xấu đi nhiều.

Chúng ta lại chờ đợi, như đã từng đợi 2 năm nay, xem có chính sách gì tốt hơn không...Kiên nhẫn là đức tính tốt, nhưng nó chỉ tốt khi có điều kiện đi kèm....

Hơ hơ, em chỉ trả lời câu hỏi nguồn kích cầu ở đâu của anh thôi :))
Theo quan điểm của em, nợ xấu và thanh khoán không còn là hot story nữa mà priority hiện tại là tạo đà tăng trưởng và cải thiện sức mua.
Nếu fail ở mục tiêu này thì sẽ là nửa thập kỷ mất mát :D
 
Thời gian qua một số ngân hàng vẫn tiếp tục miệt mài mua vàng trong các phiên đấu giá cho dù rằng trạng thái vàng đã tất toán xong. Một giả thiết có thể dùng để giải thích hiện tượng này như sau: tiền huy động đang thừa mà "đầu" ra cứ teo tóp lại, nhưng không thể giảm tỷ lệ "tăng trưởng huy động vốn", vàng đã được chọn khi các nhà lãnh đạo ở đó tin rằng giá vàng có nhiều khả năng quay về 4x. Nếu giả thiết này đúng sẽ có các hệ lụy sau:

1. Nếu vàng đi tiếp xuống dưới 35 để hình thành mặt bằng giá mới ở đâu đó quanh 33-35 sẽ xảy ra một đợt thua lỗ lớn cho các NHTM tham gia mua vàng. Khi ấy khủng hoảng của hệ thống NHTM sẽ trầm trọng hơn rất nhiều và tương lai hồi phục sẽ vô cùng mù mịt.

2. Để bảo đảm lợi nhuận với số vàng đã thu gom trong khoảng giá 37-40, các "tay to" phải nỗ lực tìm cách đưa vàng về lại mốc 40. Theo thói quen của "dân Hà Nội", chỉ cần kéo giá vàng lên 39 thì dân ta sẽ tự đẩy tiếp vượt mốc 40 cho mà xem. Liệu các "tay to" có đang suy tính về khả năng này ?
 
Last edited by a moderator:
vấn đề quan trọng...đó là tái cơ cấu nền kte VN như thế nào:
Tôi nhận thấy các cụ nhà ta có bước đi hơi lệch lạc, đó là tái cơ cấu dựa trên ...công nghệ, là chất xám tích luỹ trong sản phẩm..nhưng quá trình đó tốn kém, và cần nhiều thời gian
Thành công nhanh hơn đó là tái cơ cấu ..về tư duy của CEO doanh nghiệp, cần mạnh dạn ăn chia lợi nhuận đừng có tham ăn, khôn vặt...mà chết sặc. đó là chuyển từ dạng công ty van mượn ngân hàng, sang công ty CP huy động vốn trên thị trường CK. đó là dạng cty hiện đạng hơn (*kiểu mỹ) thay vì kiểu euro cũ kỹ..tuy ăn nhiều, nhưng trong kte thị trường hiện đại...chu kỳ giao động quá ngắn.....mô hình đó quá rủi ro, đa phần DN VN đợt rồi không chết vì công nghệ, tài năng.......mà chết vì tham vì vay NH quá nhiều
Đấy đơn giản nhất của tái cơ cấu DN.....chính là đổi tư duy, bớt tham
 
TƯ DUY HỆ THỐNG
nhiều khi một quá trình.....cần tư duy hệ thống dài thậm trí là cả chục năm....mới tạo khác biệt để thành công trong cái địa cầu tưởng lớn..mà nhỏ này, ví dụ:
+ Hiện nay có quá nhiều người (*chuyên gia) cho là ..kích cầu 2009 là sai lầm trầm trọng, nhưng trên tư duy hệ thống...thì đó là bước đi tình thế đúng. Hãy nhìn các nước như Hy lạp khi mà không làm gì....sẽ chết bạo thế nào. Vì gói kích 2009 kte hồi được một thời gian rất ngắn....thực ra nếu không có gói đó..thì ngay 2009 DN đã chết hàng loạt, các chỉ số kte đã xấu kinh...chứ không phải đợi đến 2012. nếu thế số Dn VN chết phải trên 70%....đạt trạng thái tê liệt ...đổ vỡ hoàn toàn.
Vậy tác dụng của QE 2009 là gì?: nó chỉ có kết quả khiêm tốn... chính là đưa khủng khoảng VN lùi về 2012-2013, nhưng như vậy thì có lợi gì? ...xin thưa....đó là đạt được THIÊN THỜI. đến nay rõ ràng là kte thế giới : mỹ, TRung quốc ..đã vào chu kỳ mới....tạo thời cơ thuận lợi ..cho chúng ta
Vậy nay chúng ta phải làm gì?
Cần một cú hích mới ..QE 2 ..để phục hồi tăng trưởng....đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới
Tất nhiên đây là việc không khó...chẳng dễ, vì cú QE 2009 nhiều cụ đã vào dạng...liệt, không thể vùng vẫy như trước, thậm chí là chết ..chỉ còn kêu khóc thảm (*họ là số 30% phải ra đi). vậy nên..cần đồng lòng, nghiên cúu kỹ lại....để cả nước một lòng cho cú QE nè. hành động chiến lược đầy đủ cần hai bước đúng, nếu chỉ một....sẽ thành sai. hà aaaaaa

ví vui: QE 2009 như hà nội 1000 ngày tử thủ..để XD căn cứ...nhưng nếu không có QE 2 ...thì không có bài hát....ngày trở về
 
Thời gian qua một số ngân hàng vẫn tiếp tục miệt mài mua vàng trong các phiên đấu giá cho dù rằng trạng thái vàng đã tất toán xong. Một giả thiết có thể dùng để giải thích hiện tượng này như sau: tiền huy động đang thừa mà "đầu" ra cứ teo tóp lại, nhưng không thể giảm tỷ lệ "tăng trưởng huy động vốn", vàng đã được chọn khi các nhà lãnh đạo ở đó tin rằng giá vàng có nhiều khả năng quay về 4x. Nếu giả thiết này đúng sẽ có các hệ lụy sau:

1. Nếu vàng đi tiếp xuống dưới 35 để hình thành mặt bằng giá mới ở đâu đó quanh 33-35 sẽ xảy ra một đợt thua lỗ lớn cho các NHTM tham gia mua vàng. Khi ấy khủng hoảng của hệ thống NHTM sẽ trầm trọng hơn rất nhiều và tương lai hồi phục sẽ vô cùng mù mịt.

2. Để bảo đảm lợi nhuận với số vàng đã thu gom trong khoảng giá 37-40, các "tay to" phải nỗ lực tìm cách đưa vàng về lại mốc 40. Theo thói quen của "dân Hà Nội", chỉ cần kéo giá vàng lên 39 thì dân ta sẽ tự đẩy tiếp vượt mốc 40 cho mà xem. Liệu các "tay to" có đang suy tính về khả năng này ?

BBs Vịt thì cũng dạng...big chicken hiiiiiiiiiiiiiiiii
Nếu thế giới nó down dài hạn.......thì cũng đủi hơi ..tử thủ ba tháng tối đa.......giờ này thằng nào ôm bom thì dáng đi bán muối hiiiiiiiiiiiiiii

NB: nhìu cụ kêu giá 44 là bê tông....nhưng nhìn đấy thui....bi giờ có giá 34 HIIIIIIIIII, vậy ta có tin là ba nó có thể giữ nổi 33-34 khi mà thế giới về 1200 là đỉnh???? (*chấp cả chiêu tăng tỷ giá)
 
Last edited by a moderator:
Cơ hội cuối cho công nghiệp ô tô?
http://ndhmoney.vn/web/guest/s17/-/journal_content/co-hoi-cuoi-cung-cua-cong-nghiep-oto-viet-nam
Thực ra 20 năm qua VN đã ra sức o bế ngành công nghiệp này mà không thu được gì. Đáng ra, thay vì mang đủ thứ lợi ra ban tặng cho các nhà sx ô tô, VN cần có các chính sách tạo nền tảng cho tăng cầu sử dụng ô tô như đường xá, quy hoạch đô thị tốt, nâng cao bình quân thu nhập của dân chúng. Với CN ô tô, thay vì o bế vô điều kiện, chính sách sàng lọc cho phép xây dựng các nhà máy linh kiện trước khi cho lắp ráp tổng thành sẽ buộc các công ty vào khuôn khổ đồng thời xây dựng nền công nghiệp ô tô vững chắc.

Theo tôi, cơ hội để xây dựng ngành công nghiệp ô tô đã qua. 20 năm đổ tiền khi đang nhiều tiền còn không làm được, thì 5 năm thiếu tiền liệu có làm được?
 
Cơ hội cuối cho công nghiệp ô tô?
http://ndhmoney.vn/web/guest/s17/-/journal_content/co-hoi-cuoi-cung-cua-cong-nghiep-oto-viet-nam
Thực ra 20 năm qua VN đã ra sức o bế ngành công nghiệp này mà không thu được gì. Đáng ra, thay vì mang đủ thứ lợi ra ban tặng cho các nhà sx ô tô, VN cần có các chính sách tạo nền tảng cho tăng cầu sử dụng ô tô như đường xá, quy hoạch đô thị tốt, nâng cao bình quân thu nhập của dân chúng. Với CN ô tô, thay vì o bế vô điều kiện, chính sách sàng lọc cho phép xây dựng các nhà máy linh kiện trước khi cho lắp ráp tổng thành sẽ buộc các công ty vào khuôn khổ đồng thời xây dựng nền công nghiệp ô tô vững chắc.

Theo tôi, cơ hội để xây dựng ngành công nghiệp ô tô đã qua. 20 năm đổ tiền khi đang nhiều tiền còn không làm được, thì 5 năm thiếu tiền liệu có làm được?
Em lại có suy nghĩ khác.
Tại sao ta mua xăng của Sing mà không mua xăng của Úc?
 
Dạ...nhưng offline nha anh. Em k dám viết linh tinh.
Không nên. Khi viết, bạn phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết, vì thế người viết cần có cách nhìn vô tư và khách quan, cũng như thái độ cẩn trọng, cân nhắc và tinh thần xây dựng khi viết. Đó chính là cách mà tôi chọn, vì ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất khi tôi đã viết ra, người ở vị thế nhạy cảm nhất liên quan đến câu chuyện cũng nhận thấy sự cân nhắc đó giúp cho họ có cơ hội để vượt lên.

Tất nhiên kinh tế vĩ mô luôn là sự đan chéo của rất nhiều vấn đề không đơn giản, phát nguồn từ những lý do không đơn giản. Việc chúng ta viết cũng là những gợi ý để họ cân nhắc suy xét trong điều kiện hòan cảnh hiện có, chọn lấy giải pháp khả dĩ nhất mà họ có thể làm được.

Trong điều hành vĩ mô, người ra quyết định thường phải chọn giải pháp cân bằng các tác động, nhiều khi giống như lèo lái một con thuyền xuyên qua bão hoặc ghềnh thác, sểnh tay là cả con thuyền đắm kéo theo tất cả xuống vực. Cũng như bánh xe, nếu tác động lực chỉ là ly tâm, bánh xe không thể quay. Cân được các lực ly tâm trái chiều kèm theo một cú hích đúng lúc và đúng chiều, không những cái bánh xe quay, mà cả cỗ xe sẽ tiến về phía trước.

Và như vậy, ta nên chọn hướng vận hành của cỗ xe để kiếm tiền thay vì tìm cách kê thêm hòn đá dưới bánh xe...
 
Không nên. Khi viết, bạn phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết, vì thế người viết cần có cách nhìn vô tư và khách quan, cũng như thái độ cẩn trọng, cân nhắc và tinh thần xây dựng khi viết. Đó chính là cách mà tôi chọn, vì ngay cả những vấn đề nhạy cảm nhất khi tôi đã viết ra, người ở vị thế nhạy cảm nhất liên quan đến câu chuyện cũng nhận thấy sự cân nhắc đó giúp cho họ có cơ hội để vượt lên.

Tất nhiên kinh tế vĩ mô luôn là sự đan chéo của rất nhiều vấn đề không đơn giản, phát nguồn từ những lý do không đơn giản. Việc chúng ta viết cũng là những gợi ý để họ cân nhắc suy xét trong điều kiện hòan cảnh hiện có, chọn lấy giải pháp khả dĩ nhất mà họ có thể làm được.

Trong điều hành vĩ mô, người ra quyết định thường phải chọn giải pháp cân bằng các tác động, nhiều khi giống như lèo lái một con thuyền xuyên qua bão hoặc ghềnh thác, sểnh tay là cả con thuyền đắm kéo theo tất cả xuống vực. Cũng như bánh xe, nếu tác động lực chỉ là ly tâm, bánh xe không thể quay. Cân được các lực ly tâm trái chiều kèm theo một cú hích đúng lúc và đúng chiều, không những cái bánh xe quay, mà cả cỗ xe sẽ tiến về phía trước.

Và như vậy, ta nên chọn hướng vận hành của cỗ xe để kiếm tiền thay vì tìm cách kê thêm hòn đá dưới bánh xe...
Dạ. Em mới đọc 1 bài rất hay, khẩu khí giống như anh nói.
Thôi thì em mượn lời bài báo vậy.
Tôi làm vì niềm vui khi nhìn thấy thành quả mọi người cùng được hưởng, vì vậy chuyện được mất không làm tôi lo sợ. Với tôi, quan trọng nhất là trách nhiệm với bao con người, gia đình, mà tiền bạc đồng nghĩa với cuộc sống của cả ngàn nhân viên. Nếu chỉ lo cho cá nhân mình thì đơn giản lắm, trách nhiệm với tập thể đòi hỏi mình phải hy sinh nhiều thứ, thời gian, sức lực, kể cả hạnh phúc gia đình. Chấp nhận rủi ro bản thân, nếu làm được thì mọi người cùng hưởng, nhưng nếu thất bại thì một mình phải chịu, không thể đổ lỗi cho ai.
...
Căng thẳng không đơn thuần vì lãi suất cao, hàng tồn kho lớn, mà khủng hoảng thật sự là thấy bất lực trước rủi ro của nền kinh tế, nhiều điều rất bức xúc của xã hội không vượt qua được như nạn tham nhũng, những khó khăn bất tận về các thủ tục. Nhìn bên ngoài, các cơ quan quản lý có vẻ dễ dàng hơn trước, nhưng đi vào thực tế, chỗ nào có cơ hội ức hiếp doanh nghiệp là họ làm.

http://vietstock.vn/2013/07/doanh-nhan-le-chi-hieu-khong-ngoai-nhin-khong-hoi-tiec-763-305182.htm
 
Dạ. Em mới đọc 1 bài rất hay, khẩu khí giống như anh nói.
Thôi thì em mượn lời bài báo vậy.
Tôi làm vì niềm vui khi nhìn thấy thành quả mọi người cùng được hưởng, vì vậy chuyện được mất không làm tôi lo sợ. Với tôi, quan trọng nhất là trách nhiệm với bao con người, gia đình, mà tiền bạc đồng nghĩa với cuộc sống của cả ngàn nhân viên. Nếu chỉ lo cho cá nhân mình thì đơn giản lắm, trách nhiệm với tập thể đòi hỏi mình phải hy sinh nhiều thứ, thời gian, sức lực, kể cả hạnh phúc gia đình. Chấp nhận rủi ro bản thân, nếu làm được thì mọi người cùng hưởng, nhưng nếu thất bại thì một mình phải chịu, không thể đổ lỗi cho ai.
...
Căng thẳng không đơn thuần vì lãi suất cao, hàng tồn kho lớn, mà khủng hoảng thật sự là thấy bất lực trước rủi ro của nền kinh tế, nhiều điều rất bức xúc của xã hội không vượt qua được như nạn tham nhũng, những khó khăn bất tận về các thủ tục. Nhìn bên ngoài, các cơ quan quản lý có vẻ dễ dàng hơn trước, nhưng đi vào thực tế, chỗ nào có cơ hội ức hiếp doanh nghiệp là họ làm.

http://vietstock.vn/2013/07/doanh-nhan-le-chi-hieu-khong-ngoai-nhin-khong-hoi-tiec-763-305182.htm
Cảm ơn bạn về bài viết. Lịch sử không dẫm chân tại chỗ, dù rằng lịch sử có nhiều khúc quanh co. Và tôi tin rằng tương lai đất Việt là tươi sáng cho dù quá khứ của đất Việt có nhiều đau khổ. Chúng ta đang trả giá giống như các nước Âu Mỹ đã từng trả giá trong giai đọan đầu của tích tụ vốn, cái giá không thể không trả vì giai đọan lịch sử đó không thể vòng tránh hay đốt cháy. Không có cái gọi là đường tắt.
 
Back
Top