Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Sáng nay thấy có bài báo này khá sát với nội dung tổng hợp vừa qua.

Cổ đông lớn chống tái cơ cấu NH
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...i-co-cau-ngan-hang-201303191444419378ca34.chn

"Hơn nữa, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã được cổ phần hóa nên hạn chế khả năng tham gia xử lý TCTD yếu kém thông qua sáp nhập, mua lại TCTD yếu kém.

Ngoài ra, sự thiếu hợp tác hoặc chống đối từ phía cổ đông lớn của các NHTM cổ phần yếu kém đối với các chính sách, biện pháp cơ cấu lại của NHNN cũng gây khó khăn cho quá trình cơ cấu lại đối với các ngân hàng này.

Theo ông Nghĩa, tổng số nợ xấu được xử lý bằng cách hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để trích lập dự phòng rủi ro ước tính đạt khoảng 69 ngàn tỷ đồng trong năm 2012. Tuy nhiên, không vì thế mà dư nợ xấu giảm tương ứng do nợ xấu mới tiếp tục phát sinh.
"
 
Last edited by a moderator:
Nếu người ta biết dừng việc không nên làm thì đã không đến cơ sự này.

Bác làm em liên tưởng tới các lờ đờ nhà mình là Phi công chiến đấu. Có phải họ không dừng vì họ có dù không?
 
Nói chung cái nền kinh tế này K giai đoạn cuối rồi, tất cả các giải pháp đều có tính chất mooc-phin giảm đau- chờ ngày giờ đẹp đưa cụ ra đồng thôi!
 
Nói chung cái nền kinh tế này K giai đoạn cuối rồi, tất cả các giải pháp đều có tính chất mooc-phin giảm đau- chờ ngày giờ đẹp đưa cụ ra đồng thôi!
Chưa biết được đâu bác, khéo "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" bây giờ ...:D:D:D
Nhưng đúng là nền kinh tế mà ko tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn tiêu dùng thì khó có thuốc chữa.....
 
Chưa biết được đâu bác, khéo "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" bây giờ ...:D:D:D
Nhưng đúng là nền kinh tế mà ko tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn tiêu dùng thì khó có thuốc chữa.....

Ừ, nói đúng ra kinh tế VN chỉ bị kẹp thôi chứ chưa chết, và cái khó là thay đổi cách nghĩ cách làm. Khi đổi được đúng cách đúng bài thì kể cả là vay nước ngoài, đúng chỗ đúng lúc mà nhồi lệnh như GLD thì con cháu hết lo trả nợ lại còn của để dành to ấy chứ. Tóm lại con người là yếu tố quyết định thôi.
 
Đọc các chiên da chém ở diễn đàn kinh tế mà đau hết cả diều, người cần nghe thì không đến nghe, kẻ đáng ra nên được nói thì không cho nói. Chú Quang Anh vừa bi bô định chém về nợ xấu liền bị anh ex-thống đốc bợp tai và bắt đeo rọ mõm. Đề án tái cấu trúc do bác Cung phán vẫn mang nặng các chỉ số của nền kinh tế kế hoạch (tăng trưởng bi nhiêu phần trăm, ấn định tỷ trọng các ngành trong GDP...vv) dù mở đầu bác hùng hồn tuyên bố về các mục tiêu thị trường. Các chiên da khác phần lớn là tán và phát biểu theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, nghe thì hay dưng mà mang màu sắc thày bói mù xem voi. Chân lý này càng có vẻ có chân hơn khi bác Bùi Trinh ở GSO lên hót về những nghi vấn của bác về số liệu thống kê chính thức, trong đó có cả những số liệu chủ chốt như tăng trưởng tín dụng, đầu tư công, tăng GDP- đến đây thì độc giả ngọng hẳn. Bàn về các chỉ số không có thật thì bàn làm choá gì!
 
Last edited by a moderator:
Đọc các chiên da chém ở diễn đàn kinh tế mà đau hết cả diều, người cần nghe thì không đến nghe, kẻ đáng ra nên được nói thì không cho nói. Chú Quang Anh vừa bi bô định chém về nợ xấu liền bị anh ex-thống đốc bợp tai và bắt đeo rọ mõm. Đề án tái cấu trúc do bác Cung phán vẫn mang nặng các chỉ số của nền kinh tế kế hoạch (tăng trưởng bi nhiêu phần trăm, ấn định tỷ trọng các ngành trong GDP...vv) dù mở đầu bác hùng hồn tuyên bố về các mục tiêu thị trường. Các chiên da khác phần lớn là tán và phát biểu theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, nghe thì hay dưng mà mang màu sắc thày bói mù xem voi. Chân lý này càng có vẻ có chân hơn khi bác Bùi Trinh ở GSO lên hót về những nghi vấn của bác về số liệu thống kê chính thức, trong đó có cả những số liệu chủ chốt như tăng trưởng tín dụng, đầu tư công, tăng GDP- đến đây thì độc giả ngọng hẳn. Bàn về các chỉ số không có thật thì bàn làm choá gì!
:D bác có list đại biểu không ạ ??? em thì toàn thấy những bác đã và sắp về hưu hoặc có chăng những bác ở các Viện, mà phàm là viện thì là nghiên cưú, phạm là NC thì là trên giấy và dài hạn. Xưa chúng tôi gọi những việc như thế này là tạo công ăn việc làm, nếu không nhàn cư vi bất thiện (Không có ý bất kính, vì thực tế những bác này là những người giỏi thực sự nhưng thời thế đã khác).
 
Đại bàng dùng nhiều phàm là quá đấy nhé :D
Em tin là theo những ý kiến của nhóm bác Vũ Thành Tự Anh thì sẽ ổn

Thế kỷ trước, tại xứ ba tàu, có một thuật ngữ là "phái phàm là". Đó là lối gọi khái quát về những người hay trích dẫn lời Mao Tse Tung, vì họ hay nói câu "Phàm là cái gì có trong trước tác (lời của Mao nói) là đúng". Về sau thuật ngữ này chỉ những người kinh viện, không thực tế hay thiếu uyển chuyển.
 
Thời gian thấm thoắt thoi đưa...

Kể từ ngày bầu Kiên bị tóm, em VNI cũng túc tắc đi lên được từ 380-480 (trên 20% tăng trưởng) mặc dù trên hành trình có nhiều chông gai.

Nhiều cổ bất động sản, ngân hàng, chứng khoán lên lên xuống xuống chóng cả mặt.

Riêng hàng cơ bản như VNM vẫn đều đặn đi lên từ 60 lên 120, VPK từ 15 lên 35. Cứ mua để đấy chẳng phải lo nghĩ nhiều.

Đơn giản như đang giỡn :)
 
Thời gian thấm thoắt thoi đưa...

Kể từ ngày bầu Kiên bị tóm, em VNI cũng túc tắc đi lên được từ 380-480 (trên 20% tăng trưởng) mặc dù trên hành trình có nhiều chông gai.

Nhiều cổ bất động sản, ngân hàng, chứng khoán lên lên xuống xuống chóng cả mặt.

Riêng hàng cơ bản như VNM vẫn đều đặn đi lên từ 60 lên 120, VPK từ 15 lên 35. Cứ mua để đấy chẳng phải lo nghĩ nhiều.

Đơn giản như đang giỡn :)

Em chưa hiểu những gì bác viết liên quan thế nào đến chủ đề của Thread này ạ?
 
“Ném” vàng dễ vỡ bình !

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nem-vang-de-vo-binh-201304200652012801ca34.chn

Ngày 16/4, sau cú “rơi thẳng đứng” trên thị trường thế giới, giá vàng trong nước cũng đổ dốc. Rất lâu rồi người dân mới nhìn thấy nó về thấp như vậy, khoảng 39 triệu đồng/lượng so với 43 - 48 triệu đồng/lượng duy trì vài năm qua. Bất chấp mức cao hơn giá thế giới rất lớn, nhiều người mua, có hiện tượng xếp hàng, chen lẫn mua.

Một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước chua chát: “Đọc những tít, dòng tin trên báo mà không biết sao nữa. Nói ùn ùn đi mua vàng, thẫn thờ vì không mua được vàng, có phần đúng nhưng không hẳn là đúng”.

Ông cho biết, với diễn biến bất thường trên, vụ chức năng lập tức rà soát, qua chế độ báo cáo của hệ thống, kỳ thực lượng mua của người dân có tăng lên nhưng không quá lớn, không quá đột biến, chỉ khoảng vài nghìn lượng/ngày. Trong khi lực mua từ các tổ chức mới đáng kể, trong đó có nhu cầu tranh thủ mua giá thấp để trả nợ vốn vàng vay trước đây.

“Cá nhân tôi lo ngại, khi dồn dập thông tin như vậy có thể tạo hiệu ứng “yêu” vàng hơn nữa trong dân cư. Hiệu ứng đám đông có thể lôi kéo thêm nhiều người chạy theo mua vàng. Lúc đó, lại thêm một nguồn tiền lớn chôn vào vàng, thay vì tiêu dùng, gửi ngân hàng hoặc đầu tư, gián tiếp đầu tư cho sản xuất kinh doanh”, vị lãnh đạo trên chia sẻ.

Ngoài chôn thêm vốn vào vàng, dù chia sẻ trên không trực tiếp nói đến, chiếc bình dễ vỡ ở đây là thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Giả sử qua kênh đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước ồ ạt tung hàng với giá rất thấp, chỉ 36 - 37 triệu đồng/lượng những ngày qua (thay vì áp giá sàn trên 40 triệu đồng), giá thị trường sẽ xuống thấp, sẽ càng kích thích vốn dân cư đổ vào vàng, thậm chí có thể kích hoạt một phần dòng vốn tiết kiệm từ ngân hàng rút ra, chảy vào vàng.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện khá tốt, nhưng chưa thực sự bền vững. Một tác động đủ mạnh như tình huống trên xẩy ra, từ vàng, hoàn toàn có thể gây tổn thương. Phản ứng thông thường, các nhà băng lại khơi mào cuộc đua lãi suất giữ chân khách, cạnh tranh hút vốn; lãi suất cho vay lại vuột đi hy vọng có thể giảm tiếp…

Có lẽ đó là một lý do chính khiến Ngân hàng Nhà nước không ùa theo diễn biến giá thế giới, bán ra giá thấp tương ứng để ít nhất không cho chênh lệch giá doãng ra, kiểu như chỉ việc nhập về, dập ra và bán khi thị trường “sung”, thu lãi lớn cho ngân sách. Nhưng họ phải tránh chiếc bình thanh khoản dễ vỡ.



Đọc thấy có lý, nhưng không biết là người viết có bị ảnh hưởng của "định hướng" nào hay không. Một câu hỏi đặt ra với những ai thích giữ vàng: nếu vàng được thả nổi theo giá thế giới + 1 triệu thì sẽ quyết định mua hay bán trong giai đoạn này ?
 
Người ta mua vàng với tâm lý giống hệt dân chiên trứng. Họ sẽ bán vàng khi nghĩ rằng giá đã đạt đỉnh hoặc đã quá mỏi mệt với chuỗi ngày lê thê giảm dần giá trị đang cầm giữ. Vì thế dân ta sẽ xếp hàng bán vàng lúc này nếu như:

1. Giá mua vào tăng vọt bất ngờ.
2. Giá mua vào giảm liên tục, bất chấp giá thế giới trồi sụt như thế nào. (Nếu mỗi ngày vàng giảm khoảng 2-3 trăm ngàn một lượng thì có thể giảm cả tháng vẫn chưa bắt kịp với giá TG).

Để 2 xảy ra, "nhà cái" cần phải có lực cung đủ mạnh để "trấn áp" bất cứ sự manh động "làm giá" ngược lại. Vì đang độc quyền nhập vàng, cộng với dự trữ USD vượt mức bình thường, "nhà cái" có thể bán với giá giảm dần, bán đến đâu thì mua bù lại đến đó ngay lập tức từ TT quốc tế với chênh lệch đáng kể hiện tại. Chỉ cần một tuần liên tục giảm giá, mỗi ngày vài trăm ngàn một lượng, tâm lý muốn bán sẽ được hình thành và sẽ chẳng còn mấy ai dám "bắt dao rơi" với vàng nữa hết.
 
Hôm qua em coi thời sự , nhì cảnh mọi người xếp hàng đi mua vàng mà thấy chua xót cho bà con . Giá vàng trong nước cao hơn tg 6 tr/ lượng, giá thế giới thì trong downtrend , không hiểu bà con mua vào với hy vọng gì ? Nếu giá vàng tg có tăng thì giá vàng vn cũng ko tăng được bao nhiêu, thậm chí đứng im do khoảng cach quá xa, còn giá tg giảm thì áp lưc giảm mạnh là quá cao.

Còn việc giá vàng trong nước cao hơn giá vàng tg em nghĩ media đưa tin không có tin nào đúng về nguyên nhân cả. Giá vàng trong nước trênh lệch nhiều như vậy, mà nhnn lại đôc quyền nhập khẩu và bán vàng, còn nhtm thì áp lực trước tháng 6 phải mua đủ số vàng, thì bài toán ai là người lợi ai là người thiệt mới đúng hơn. Vì thế nếu muốn hy vọng trênh lệch giá vàng giảm xuống khi mà các nhtm cân bằng xong trang thái thôi.
 
Nhà nước được lợi về ngắn hạn khi ăn chênh lệch giá bình quân 5trieu/lượng, một lượng USD chảy ra khỏi VN. Đến 1 lúc nào đó, khi cần xuất khẩu vàng thì sẽ phải bán theo giá thế giới. Nếu vàng TG giá >1.800$ thì đỡ, còn nếu nhỏ hơn giá 1.400$ thì thiệt hại cho tổng thể nền KT là thấy rõ.
 
Anh nói như vậy là ko phải rồi, việc cân bằng trạng thái vàng của nhtm là băt buộc. Vậy nn ko mua vàng thì nhtm cũng phải mua thôi.

Điểm tích cực và tiêu cực nó nằm ỏ chỗ khác.
 
Đại gia khốn đốn, đòi nợ lẫn nhau
Được mệnh danh là các ông lớn trên thị trường nhưng nhiều đại gia vẫn đang ngập chìm trong khó khăn do nợ xấu ngập đầu, dòng tiền bị ảnh hưởng. Nhiều ông chủ phát ốm vì các khoản nợ khó đòi, phát sinh khi kinh tế khó khăn.

Đau đầu vì đòi nợ

Tâm sự với các cổ đông về công cuộc thu hồi và xử lý nợ xấu tại đại hội cổ đông thường niên 2013 mới tổ chức gần đây, chủ tịch Ngân hàng thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển cho biết, cá nhân ông ngày đêm đau khổ với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu.

Đây là cảnh ngộ mà có lẽ rất nhiều ông chủ doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong 1-2 năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các chính sách thay đổi, các doanh nghiệp, các đối tác thua lỗ, không có tiền để thực hiện nghĩa vụ nợ của mình.

Mặc dù tiến hành thu hồi nợ khá nhanh, nhưng tới cuối 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB vẫn còn rất cao so với toàn ngành. Có doanh nghiệp vẫn còn nợ SHB tới hơn 4.000 tỷ đồng và tổng nợ quá hạn của ngân hàng này vẫn ngót nghét chục ngàn tỷ.

Để giải quyết nợ xấu (phần lớn được chuyển từ Habubank sang), SHB đã phải trích lập dự phòng cả nghìn tỷ đồng và đây là nguyên nhân khiến ngân hàng này có thời điểm thua lỗ lớn, cổ phiếu lao dốc.

Khác về nguyên nhân nhưng cùng chung cảnh ngộ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đang vùi đầu vào xử lý các khoản cho vay, bảo lãnh, thế chấp, trong đó một phần không nhỏ liên quan tới các doanh nghiệp của một đại gia, từng được mệnh danh là ông trùm ngành ngân hàng - “bầu” Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên).

Báo cáo kiểm toán 2012 vừa được công bố cho thấy, ACB có dư nợ đối với các công ty liên quan tới “bầu” Kiên hơn 7.400 tỷ đồng và khoảng 4.000 tỷ tài sản khác.

Trên thực tế, ACB đã cho 6 công ty của bầu Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - vay hơn 3.500 tỷ đồng và một số khoản phải thu khác với các công ty của ông bầu này. Trong phần tài sản mờ khác, ACB có một khoản gân 1.200 tỷ đồng đảm bảo thanh toán cho hai công ty của bầu Kiên; một khoản hơn 750 tỷ đồng liên quan tới vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng của Nguyễn Thị Huyền Như; khoản nợ của Vinalines...

Trong năm qua, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cũng gặp rắc rối với một khoản phải thu liên quan đến công ty của "bầu" Kiên. Theo đó, năm 2012, HPG đã phải trích lập 164 tỷ đồng cho khoản phải thu trị giá 264 tỷ đồng là khoản chuyển nhượng cổ phiếu trị giá 264 tỷ đồng giữa Thép Hòa Phát và CTCP Đầu tư ACB - một công ty của ông Nguyễn Đức Kiên đã bị khởi tố và tạm giam.

Trên thực tế, theo Hòa Phát, ông Nguyễn Đức Kiên chưa thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu số cổ phần này cho tập đoàn và HPG coi khoản đã trả cho "bầu" Kiên là một khoản phải thu, tạm thời trích lập dự phòng phải thu khó đòi 164 tỷ đồng.

Trước đó, giới đầu tư hẳn chưa quên câu chuyện siêu lừa Nguyên Anh Quân với Hanic. Cho đến nay, Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội - Hanic (SHN) vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết hậu quả của “thương vụ” lừa đảo bán đất dự án Thanh Hà (Hà Nội) của Nguyễn Anh Quân - nguyên Giám đốc Công ty BETA- BQP, với món nợ khó đòi hơn 300 tỷ đồng.

Do thiếu hụt vốn lưu động và nợ nần lớn, SHN đã lỗ hơn 127 tỷ đồng trong năm vừa qua, lũy kế lỗ lên tới 252 tỷ đồng và “ăn” hết gần 80% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Nợ xấu,tình trạng nợ,doanh nghiệp,ngân hàng,bất động sản,chứng khoán

Ăn ngủ với nợ khó đòi

Tình trạng doanh nghiệp lao đao, khổ sở vì bị nợ nần dây dưa rất phổ biến trong một hai năm gần đây. Nó xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp, từ các tập đoàn như EVN, PVN cho tới các doanh nghiệp lớn nhỏ như STB, SCR, SHN, SHI...

Theo ông Đỗ Quang Hiển, chỉ trong khoảng thời gian chưa đến một năm kể từ khi “đón” Habubank về, SHB đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ trên 13% về khoảng 8%. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Hiển đã "ngày đêm đau khổ" với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu. Phía SHB đã phải dùng đến rất nhiều các loại “võ”, Đông Tây y kết hợp, từ việc vận động, rình rập cho tới việc phải đưa ra tòa...

Với các doanh nghiệp, tình hình “xử lý” nợ có vẻ khó khăn hơn nhiều. Trong trường hợp Hòa Phát, ban đầu tập đoàn này dự định không trích lập dự phòng cho khoản phải thu của bầu Kiên. Tuy nhiên, báo cáo 2012 cho thấy, HPG phải bỏ ra 164 tỷ đồng. Cho đến nay, chưa rõ khả năng thu hồi khoản này thế nào bởi phụ thuộc vào kết quả điều tra và thương lượng giữa các bên có liên quan.

Còn trong trường hợp Hanic, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp này đã bị đình trệ trong cả năm qua. Hanic dường như không biết “túm” vào đâu trong khi lại là đương sự có tư cách pháp lý để cho các khách hàng mua đất bấu víu.

Các “thương vụ” của Hanic-Anh Quân, HPG-bầu Kiên, ACB-bầu Kiên hay SHB-Vinashines-Vinalines... có thể là những ví dụ điển hình về tình hình vay nợ lằng nhằng, về sự lừa đảo, về hoạt động tín dụng dễ dãi, tín dụng sân sau trong thời vỡ nợ, thời kỳ kinh tế rối ren, đen tối.

Sự dễ dãi trong các chính sách cho vay, cùng với sự bùng nổ của BĐS và chứng khoán trong các năm trước đó đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan. Điều đáng nói là thực lực có hạn nhưng nhiều doanh nghiệp đã vận dụng nhiều chiêu thức để vay vốn ngân hàng, huy động tiền từ người dân, chiếm dụng vốn lẫn nhau...

Có được tiền, các doanh nghiệp đã tung vào chứng khoán, BĐS, thậm chí cho vay lấy lãi cao hơn, cho vay trên thị trường tín dụng đen... Với nhiều đơn vị, các đợt sóng tài sản có thể giúp họ đạt được lợi nhuận cao nhưng phần lớn đã rơi vào tình trạng khó khăn khi kinh tế đảo chiều đi xuống, bong bóng tài sản vỡ hoặc xẹp.

Điều nguy hiểm nằm ở chỗ một khi doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên mong manh, dễ bị đổ vỡ. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các ngành nghề cốt lõi suy giảm nghiêm trọng.

Cho đến khi nền kinh tế bộc lộ sự yếu kém, các doanh nghiệp đã đồng loạt suy sụp. Khả năng cạnh tranh thấp khiến hàng hóa gặp muôn vàn khó khăn trong xuất khẩu, trong khi cầu nội địa (bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng) tụt giảm.

Trong khi sản xuất đình trệ, hàng hóa tồn kho, chi phí đầu vào tăng gây ra thua lỗ thì các doanh nghiệp ở rất nhiều ngành nghề (như BĐS, vận tải biển, xi măng, sắt thép... ) lại đang nợ rất nhiều. Chi phí tài chính lớn khiến doanh nghiệp lún sâu hơn vào thua lỗ, thậm phá sản rất nhiều.

Một điều đáng lo ngại là, tình trạng nợ nần trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nợ ngân hàng, ngân hàng nợ ngân hàng, doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các tập đoàn tổng công ty nợ ngân hàng, nợ dây dưa lẫn nhau. Tình trạng nợ nguy hiểm tới mức các doanh nghiệp, các ngân hàng... không biết gỡ rối bắt đầu tư đâu và gỡ rối như thế nào.

Mạnh Hà

diễn đàn kinh tế việt nam

http://vietstock.vn/2013/04/dai-gia-khon-don-doi-no-lan-nhau-737-293809.htm
 
Ngân hàng, BĐS: Bỏ vốn 10 đồng không thu nổi 1

Một thời chạy theo tốc độ, bỏ qua chất lượng đã khiến cho không ít doanh nghiệp Việt Nam trở thành “nạn nhân” của chính mình.

Khác với mọi năm, những doanh nghiệp trong bảng xếp hạng tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2012 (Fast 500 năm 2012) không quá hồ hởi với những kết quả được ghi nhận. Thậm chí, giới chuyên gia kinh tế còn tiếp tục lên tiếng cảnh báo về cách thức tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững của số đông doanh nghiệp Việt Nam.

Phần chìm của bảng xếp hạng

Cũng phải nói ngay, 500 doanh nghiệp có tên trong FAST 500 năm 2012 là đại diện tiêu biểu cho những doanh nghiệp năng động nhất của nền kinh tế. Với mức tăng trưởng trung bình 62% trong giai đoạn 2008-2011, tăng so với 57% của giai đoạn 2007-2010, họ đang được đặt lên vai trọng trách tạo bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam trong lúc khó khăn này. Thậm chí họ còn được kỳ vọng là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tương lai. Trong số này, tỷ lệ các doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng vẫn chiếm số lớn.

Tuy nhiên, số liệu thống kê của FAST 500 năm 2012 đã chỉ rõ, chỉ khoảng 26% sốdoanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng gấp đôi có mức gia tăng lợi nhuận tương ứng trong cùng giai đoạn. “Như vậy, trong quá trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng khá mạnh về quy mô, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tăng trưởng tương xứng”, ông Phùng Hoàng Cơ, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá, đơn vị thực hiện Báo cáo Fast 500 năm 2012, phân tích.

Nợ tăng và sự biến mất của những cái tên

Trong khi đó, báo cáo mới nhất sắp được công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về doanh nghiệp Việt Nam năm 2012 đánh giá, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng giảm đi. “Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp ngày càng kém, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay. Trong giai đoạn 2009 - 2011, chỉ số khả năng trả lãi vay đã giảm 5 lần, xuống còn 3,5 lần; chỉ số nợ của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng kể từ năm 2007 trở lại đây, tăng đến 2,3 lần vào năm 2011”, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI phân tích dựa trên các số liệu thống kê từ 6 ngành tiêu biểu là chế biến thủy sản, sản xuất đồ uống, sản xuất cấu kiện kim loại, bán lẻ thực phẩm - đồ uống, quảng cáo và giới thiệu xúc tiến thương mại.

Cũng phải nói thêm, đây là những ngành nhận được sự quan tâm lớn của các nghiên cứu do có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, mặc dù không thuộc nhóm ngành “hot” của giới đầu tư. Phân tích số liệu của FAST 500 năm 2012, các doanh nghiệp thuộc các ngành hóa chất, cơ khí, hay thực phẩm - đồ uống đứng đầu về hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) năm 2011, tương ứng là12,25%; 12,36% và 12,44%.

Nếu như nghiên cứu của VCCI xem xét tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng, thì những nhận định có thể còn nhiều gam xám hơn, bởi chỉ tính riêng chỉ số ROA năm 2011 theo ngành nghề của các doanh nghiệp FAST 500, doanh nghiệp ngành tài chính - ngân hàng và bất động sản thuộc nhóm đội sổ, với tỷ lệ tương ứng là 3,62% và 5,2%. Có nghĩa là, với mỗi 10 đồng vốn bỏ ra, nhà đầu tư trong hai lĩnh vực này chỉ có thể thu về chưa được nổi 1 đồng lãi.

Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2013, so với cùng kỳ năm 2012, ngành tài chính - ngân hàng và bảo hiểm có số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 134,4 %; con số này đối với ngành kinh doanh bất động sản là 47,6 %. Điều này cho thấy thực tế tốc độ tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp đã không đủ sức giúp họ trước những biến động bất lợi của nền kinh tế, nhất là sự sụt giảm mạnh về nguồn vốn đầu tư và sự đóng băng của thị trường.

Cần nói thêm là, do độ trễ của số liệu thống kê, không ít doanh nghiệp có tên trong FAST 500 năm 2012 hiện đang biến mất khỏi thị trường, chẳng hạn như Công ty chứng khoán SME.

Thực ra cũng không phải đợi đến lúc kinh tế khó khăn, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp sụt giảm, những cảnh báo về sự không thuận chiều trong tăng trưởng quy mô và chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam mới xuất hiện.

Nhanh quá hóa...chóng mặt

Trong 3 năm liền công bố danh sách FAST 500, không quá khó để nhận ra bên cạnh nhiều doanh nghiệp FAST 500 thành công trong đường dài, có những doanh nghiệp khác lâm vào tình cảnh khó khăn sau một thời kỳ tăng trưởng nóng. Trường hợp đình đám nhất đã xảy ra trong năm ngoái với Tập đoàn Thái Hòa, doanh nghiệp có thứ hạng cao nhất trong FAST 500 năm 2011. Đây là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam với 12 công ty con, công ty thành viên từ Nam chí Bắc. Thế nhưng, chỉ một năm sau khi được xếp hạng, Thái Hòa đang phải oằn lưng gánh khoản lỗ lũy kế đến hơn 400 tỷ đồng trong năm tài khóa 2012. Vay nợ quá nhiều, đầu tư quá lớn và dàn trải trong bối cảnh thị trường thu hẹp, khiến Thái Hòa nên nông nỗi này.

Nhìn chung, khi phát triển quá nhanh, nhất là vào thời điểm nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng mở ra đến chóng mặt, doanh nghiệp có ít thời gian để nghiên cứu thị trường, kiểm định các giả thuyết, hiểu và chế áp được đối thủ cạnh tranh cũng như tối ưu hóa nguồn lực.

Chính vì vậy, ông Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói, sự bất động của thị trường bất động sản hay cục nợ xấu không biết xấu như thế nào của hệ thống ngân hàng là hệ lụy của những quyết định đầu tư dễ dài, chiến lược ưu tiên tốc độ của doanh nghiệp thời gian qua.

Về mặt lý thuyết, phải thừa nhận, chiến lược “ưu tiên tốc độ” có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển nhanh có thể là người tiên phong trên thị trường, có thể định hình các chuẩn ngành trong thị trường và dựng các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh. Song, những doanh nghiệp phát triển nhanh nếu bỏ qua việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết và tập hợp các nguồn lực hợp lý thì rất hiếm khi thành công.

Một nghiên cứu gần đây về hơn 1.000 doanh nghiệp trên toàn cầu của hãng tư vấn kinh doanh nổi tiếng là McKinsey chỉ ra rằng, chỉ 10% các doanh nghiệp có được lợi thế lâu dài từ tốc độ tăng trưởng nhanh. Trường hợp ngược lại, phát triển nhanh không đưa lại lợi ích gì, thậm chí còn gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bản thân việc phát triển nhanh cũng chứa đựng rủi ro về việc “đốt cháy” nhanh chóng các nguồn lực, cả tài chính và nhân sự, trước khi doanh nghiệp tự ổn định, cũng như các rủi ro khác như chưa nghiên cứu đầy đủ về tính kinh tế của mô hình kinh doanh cũng như thực tiễn thị trường. Như vậy, thách thức quan trọng nhất ở đây là phải biết phát triển nhanh đến mức nào là đủ.

http://www.stockbiz.vn/News/2013/4/20/366790/ngan-hang-bds-bo-von-10-dong-khong-thu-noi-1.aspx
 
Back
Top