Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

anh GL: so với thời chiến tranh tiền tệ 1997, esp sự phá giá đồng bath thái, thì cơ chế của Thái khác gì nhiều ko ạ so với VN hiện tại?

soros là ng tạo ra xu thế, nếu đánh giá vn là 1 miếng mồi ngon, thì ko dễ bỏ qua và sẵn sàng cho 1 kế hoạch cụ thể.
 
Muốn có câu trả lời chính xác thì cần có số liệu đầy đủ. Tất cả chỉ là phỏng đoán. Nhưng ẩn số thì rõ như ban ngày rồi. Nói là giới đầu cơ không tấn công được VNĐ cũng không phải, vì nền kinh tế Việt Nam đâu có đóng cửa biệt lập như Bắc Hàn. Thử 1 phép tính: Nếu tôi đang ký 1 dự án đầu tư 200 triệu USD; tiền mặt chuyển vào Việt Nam theo giấy phép, tuy nhiên tôi có thể nại ra 1 tỷ lý do để trì hoãn dự án. Trong thời gian đó, khoản tiền mặt ở ngân hàng được chuyển qua VNĐ- gửi vòng vèo với lãi suất cao. Sau 1 giai đoạn, tôi xin đóng dự án, mua USD chuyển qua nước ngoài 1 cách hoàn toàn hợp pháp với 1 tính toán trước là tỷ giá USD được duy trì ổn định- như thế gọi là cái gì?. Giới đầu cơ còn có hàng tỷ các kênh khác, như chuyển vào bằng kiều hối- đầu ra bằng hàng XK...vv, rồi các quỹ ATF. Cái conspiracy theory này không những nguy hiểm mà là quá nguy hiểm!
em co cai wonder giống hệt bác trong đoạn gạch trên. giờ bác có câu trả lời chưa ạ?
 
Thế nào mà đọc bài của bác xong em vẫn chưa thấy nguy hiểm, vì thấy nó đưa vào xong rút ra thì bình thường chứ có gì đâu nhỉ? Nó tấn công vào cái gì mới nguy hiểm chứ??
Hay em ngu quá nhỉ? Ngại hỏi quá...hihi..
 
anh GL: so với thời chiến tranh tiền tệ 1997, esp sự phá giá đồng bath thái, thì cơ chế của Thái khác gì nhiều ko ạ so với VN hiện tại?

soros là ng tạo ra xu thế, nếu đánh giá vn là 1 miếng mồi ngon, thì ko dễ bỏ qua và sẵn sàng cho 1 kế hoạch cụ thể.
Tại thời điểm 1997, độ mở của Thái so với VN bây giờ vẫn là khác nhau rất xa. Thị trường Thái đã thực sự liên thông với thế giới từ trước đó rất lâu, các quy định về chuyển ngân, ngoại hối vô cùng thông thoáng, gần như không có bất kỳ rào cản nào. Đồng Bath(THB) được giao dịch chính thức trên thị trường ngoại hối thế giới(forex) từ lâu lắm rồi, trong khi VND tơi giờ nàychỉ được kinh doanh theo công cụ gián tiếp kiểu NDF (non-delivery future), nghĩa là chẳng thể mua bán như các đồng tiền đang tham gia thị trường forex hiện tại.
Muốn mua VND? nếu mua ở các nước có quan hệ với VN, số lượng là rất hạn chế. Mua để hedging? Được, nhưng sẽ có nhiều nhiêu khê khi hoán đổi trở lại.
Còn để theo thuyết âm mưu, "bán khống cả một nền lkinh tế", tại thời điểm này lượng giá nền kinh tế của ta theo GDP mới có $110 bn, không bõ bèn bằng bán không nền kinh tế có giá hàng ngàn tỷ đola, bởi khi short the economy,phần thu được bằng tiền luôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với mệnh giá. Giả sử cách đây 4 năm ai đó bảo người ta short nền kinh tế VN, tôi sẽ còn tìm được lý do để biện minh cho logic ấy. Tại thời điểm này, giả sử có ai đó mua toàn bộ nền kinh tế VN, giá có thể không cao bằng 1/4 của 4 năm trước, nhưng chi phí đầu tư để thu lợi sẽ phải vượt quá 4 lần chi phí của 4 năm trước, thậm chí là hơn.
Nếu bạn là Soros, bạn sẽ short VND hay GBP/JPY?
 
Tin đồn ở VN luôn có nguồn cơn, chả phải tự nhiên sinh ra. Đâm ra có thể đặt câu hỏi về "hòn đá dò đường" đối với vụ anh TBH. Còn về nhiễu loạn vừa qua trên TTCK và ngoại hối có thể liên quan đến "carry trade". Dự trữ ngoại hối của Việt Nam tự dưng tăng cao 1 cách khó hiểu trong năm 2012 dù luồn vốn FDI và kiều hối suy yếu, xuất siêu không đáng kể, vậy thì nguồn tiền ở đâu ra? Có phải giới đầu cơ đang tấn công VNĐ trong lúc chính phủ cố gắng neo giá đồng VN và duy trì lãi suất cao để kiềm chế lạm phát không?. Không phải tự nhiên mà thời gian gần đây Soros đến Việt Nam và ở lại khá lâu, ngoài ra không có buổi tiếp xúc hoặc câu phát biểu chính thức nào về vấn đề này.

em co cai wonder giống hệt bác trong đoạn gạch trên. giờ bác có câu trả lời chưa ạ?

Anh nghĩ đơn giản là do tỷ giá bị ép nên dân đổ hết usd tích trữ ra bán thôi, chắc ko có gì nguy hiểm đâu...
Soros tấn công được ở đâu chứ ở VN chắc chịu chết, đến Mỹ với hàng triệu tấn bom đạn còn phải chịu thua...kekeke...

ko có sự dịch chuyển lớn từ dân <--> nh anh ạ. thế nên em mới thắc mắc.

còn soros có tấn ko / chưa, em chưa có câu trả lời. soros thường là đón đầu chứ ko đi sau, vì thế nếu có thì sắp tới trong tương lai mới có "biến lớn", nếu nhòm vào ngần ấy trong két của VN thì ko đáng bõ bèm so với các anh DNA nói riêng khác. :)

Chủ tịch nói đúng rồi đấy.
Vụ này đã được dự cách đây gần 2 năm rồi mà.
Action và quyết tâm cao độ của Gov: hạ lãi suất tiết kiệm usd, giảm trạng thái âm của NHTM, dẹp thị trường tự do, hạn chế rồi tiến tới cấm vay usd, phá giá dải đều trong năm nên đã làm được 1 kết quả xuất sắc trong 1.5 năm vừa qua là "chuyển dự trữ ngoại hối trong dân sang dự trữ ngoại hối quốc gia" :))
Vụ tiếp theo sẽ là vàng.
Nếu làm xong 2 cái này thì sẽ có nguồn lực cực lớn để đẩy nhanh chu kỳ kinh tế tiếp theo của VN =))
 
Muốn có câu trả lời chính xác thì cần có số liệu đầy đủ. Tất cả chỉ là phỏng đoán. Nhưng ẩn số thì rõ như ban ngày rồi. Nói là giới đầu cơ không tấn công được VNĐ cũng không phải, vì nền kinh tế Việt Nam đâu có đóng cửa biệt lập như Bắc Hàn. Thử 1 phép tính: Nếu tôi đang ký 1 dự án đầu tư 200 triệu USD; tiền mặt chuyển vào Việt Nam theo giấy phép, tuy nhiên tôi có thể nại ra 1 tỷ lý do để trì hoãn dự án. Trong thời gian đó, khoản tiền mặt ở ngân hàng được chuyển qua VNĐ- gửi vòng vèo với lãi suất cao. Sau 1 giai đoạn, tôi xin đóng dự án, mua USD chuyển qua nước ngoài 1 cách hoàn toàn hợp pháp với 1 tính toán trước là tỷ giá USD được duy trì ổn định- như thế gọi là cái gì?. Giới đầu cơ còn có hàng tỷ các kênh khác, như chuyển vào bằng kiều hối- đầu ra bằng hàng XK...vv, rồi các quỹ ATF. Cái conspiracy theory này không những nguy hiểm mà là quá nguy hiểm!
Ý tôi không phải là không tấn công được, mà là nó không hấp dẫn xét về kinh tế. Giả sử Soros tấn công vì mục đích chính trị bằng các đòn tấn công thị trường, ta thấy trong môi trường toàn cầu khủng hoảng, kinh tế khó khăn, có đầy cách để tạo nên áp lực kinh tế mà không cần phải là tỷ giá. Ngược lại, việc càng duy trì tỷ giá cao bằng cách neo vào USD, nền kinh tế xuất khẩu càng gặp nhiều áp lực do hiệu ứng xói mòn, vì tăng tính lệ thuộc vào các đồng tiền không phải là USD cũng như thị trường của họ.

Đơn cử thế này: VN sản xuất hàng gia công mà nguyên liệu là nhâp từ một nước X nào đó. Sợ phá giá đồng Việt và yên tâm là tỷ giá không thay đổi, các nhà sản xuất không chịu khó tìm nguyên liệu thay thế. Cứ như thế, đến một ngày kia khi có sự cố với nước X, toàn bộ ngành sử dụng nguyên liệu nói trên sẽ bị tê liệt và sụp đổ. Bất kỳ ngành nào dùng sản phẩm có liên quan cũng tê liệt. Đến khi phục hồi được thì thị phần đã lọt vào nước khác, VN mất chi phí khắc phục tìm nguyên liệu thay thế, mất thị trường, mất chi phí duy trì sản xuất (vô ích) trong giai đoạn mất nguyên liệu đầu vào và trong suốt giai đoạn mất thị trường. Khi phục hồi trở lại, công nghệ đã thay đổi, lại mất thêm chi phí nâng cấp công nghệ mà không có một nguồn thu đối ứng nào.

Sau đó, do tích tụ áp lực về thị trường khiến người lao động mất việc thất nghiệp gia tăng, VN phải chịu áp lực về xã hội học bao gồm các chi phí phát sinh để khắc phục các tệ nạn do thất nghiệp, tình trạng bệnh tật không được giải quyết vì thiếu kinh phí từ nguồn bảo hiểm (không đi làm lấy đâu ra tiền BHXH), chi phí bảo hiểm thất nghiệp tăng... tóm lại là mất cân đối thu chi theo vòng xoáy ngày càng gia tăng. Vấn đề lớn nhất sẽ đến: bất ổn xã hội, khiến nhà nước phải tăng chi vào các hoạt động bảo vệ an ninh, từ việc tăng đầu tư cho công an, đến việc tăng chi ngân sách cho quốc phòng vì an ninh nội địa mà rối loạn là tín hiệu hấp dẫn với các nước láng giềng có ý muốn thôn tính.

Người bình thường không để ý có thể cho rằng tôi hoang tưởng, nhưng hay xem xét thật kỹ, các chi tiết trên đều đã có trong thực tế...
Đó là kịch bản hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn hơn nhiều cái mối lo của bạn, nếu tinh ý bạn sẽ thấy có nhiều phần tôi nêu trên đã xảy ra.
 
Last edited by a moderator:
Những thông tin liên quan đến Ngân hàng:
(xin trích lại từ nhà Mr4046)

Với thông tư 02:

TT02 sẽ đưa ra những tiêu chuẩn để chuẩn NH VN về cận hơn với chuẩn thế giới. Như vậy, nếu ko có điều chỉnh số liệu nào thì với TT02, mức nợ xấu của hệ thống Ngân hàng có thể lên đến 15-16% (theo báo cáo sổ sách). Về mặt số liệu, các Ngân hàng đã có sự chuẩn bị nhất định để có thể đáp ứng tiêu chuẩn theo TT02. Theo các báo cáo gần nhất, giá trị Tổng tài sản của các ngân hàng đang giảm mạnh phản ánh khá rõ nét con đường tiếp nhận TT02. Tuy nhiên, đến tháng 6, vẫn sẽ có những vấn đề của nợ xấu được bóc tách ra nhiều hơn, dù sổ sách các NH đã được xào nấu. Hiệu ứng của thời điểm này như thế nào thì khó nói trước, nhưng kỳ vọng cho 1 điều sáng sủa sẽ là rất khó.

Hiện tại, việc đáp ứng TT02 không phải là vấn đề nan giải nhất, vì mọi thứ đã xấu và rõ rồi. Điều nan giải nhất là nợ xấu hầu như ko được giải quyết, những khoản khoanh, giãn nợ vẫn đang trôi về hướng ko thể trả NH. Những khoản nợ cho phép ko thu gốc, chỉ thu lãi cũng đã kiệt nguồn lực. Có rất nhiều những rối rắm lòng vòng đằng sau các khoản vay nên rất khó cho các NH chọn lựa giải pháp đau thương để xử lý. Bên cạnh đó, cơ chế sở hữu chéo càng làm khó hơn cho các ngân hàng trong quá trình tái cơ cấu, vì việc cắt bất kỳ vết thương nào cũng động chạm đến quá nhiều chỗ nhạy cảm.

Sẽ lại có những sát nhập, thậm chí sẽ có những thương vụ khủng trong 2013 này, nhưng cũng chỉ là chiêu bài tạm thời để xếp lại sự chồng chéo trong cơ cấu sở hữu, và cũng ko giải quyết được tận cùng vấn đề nợ xấu vì chúng ta ko có nguồn lực để cân bằng cho khoản tiền thâm hụt. Rủi ro bị vỡ hệ thống đã đi qua, nhưng với cách làm hiện tại, những năm tháng gian nan đang ở trước mắt...

Trước đây mình cũng kỳ vọng vào việc NHNN chấp thuận cho NN tham gia vào việc mua bán nợ xấu hoặc tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phẩn (nới room) tại các NH nhỏ để hỗ trợ xử lý nợ xấu. Hiện tại đã có đáp án khá rõ là khả năng này khó xảy ra. Ám ảnh lớn nhất là việc các NH sở hữu chồng chéo, sau đó huy động cho các cty sân sau của các chủ sở hữu vay vốn. Nếu ko cho vay trực tiếp thì mượn NH đang sở hữu chéo cho vay, sau đó trả bằng một khoản vay khác. Việc này làm nợ xấu trở nên quá phức tạp và rối rắm, khiến cho bất cứ người muốn mua nào cũng phải đau đầu. Hơn nữa các ông chủ NH cho đến giờ này vẫn chưa xác định phải hy sinh mới cứu vãn được tình thế. Họ hoàn toàn ko muốn cắt lỗ, cũng như phải bán NH của mình đi, có lẽ họ đang hy vọng chính phủ sẽ cứu họ...

Có lẽ ngày tháng còn dài, do vậy vẫn còn có người hy vọng...
 
Hôm nay có bài viết đáng chú ý được Cafef cho lên tít chính trang nhất:
Các TCTD yếu kém sẽ cho phá sản...

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...a-nang-thanh-toan-2013031420163002318ca34.chn

Trước đây, vào thời thống đốc Giàu đã có kiến nghị tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhưng lực can thiệp từ các nhóm lợi ích quá lớn và kết quả là thống đốc đã không làm được gì. Hiện tại, đề xuất của NHNN đã phát đi chính thức và chúng ta cùng chờ xem NHNN sẽ làm được gì dưới thời thống đốc Bình.

Phương hướng rõ nhất có thể thấy là NHNN sẽ sáp nhập các NH lại với nhau để tiện giám sát. Thanh khoản các NH sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ NHNN và trong năm 2013 này có thể sẽ đốc thúc xử lý phần cơ cấu trước. Vì vậy, các bác nào đánh ngân hàng để ý hộ em vụ này, vì nó có thể có tác động trực tiếp đến xu hướng biến động cuả nhiều cổ phiếu. TTCK sẽ có những dòng chảy liên tục, với những biến động giật cục ít ai ngờ tới (xin lỗi vì phần này đáng ra đã ra trong nhận định đầu năm, nhưng lười quá viết mãi ko xong nên sẽ chẻ ra cho vào các bài vậy)

Bài toán trước mắt chỉ hứa hẹn giải quyết phần cơ cấu trên giấy tờ, với phương thức lấy thằng to cõng thằng bé và đặt quyền giám sát trực tiếp của NHNN để đảm bảo ổn định toàn hệ thống. Về thanh khoản coi như tạm ổn. Phần đáng lo nhất là nợ xấu thì hiện tại chưa có nguồn xử lý. VAMC ra đời chỉ đảm bảo cho hoạt động cân bẳng tải hệ thống khi có vấn đề, chứ ko giải quyết được nôi dung chính. Tạm thời NHNN bắt các NHTM đem lợi nhuận kỳ trước ra trích lập và phân bổ dần lợi nhuận tương lai vào nợ xấu.

còn tiếp....

Cố lên đi chú, làm tiếp bài sau cho nó có đà
 
Thị trường và những diễn biến mới

Ngân hàng và hoạt động tái cấu trúc:

Hôm nay có bài viết đáng chú ý được Cafef cho lên tít chính trang nhất:
Các TCTD yếu kém sẽ cho phá sản...

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...a-nang-thanh-toan-2013031420163002318ca34.chn

Trước đây, vào thời thống đốc Giàu đã có kiến nghị tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhưng lực can thiệp từ các nhóm lợi ích quá lớn và kết quả là thống đốc đã không làm được gì. Hiện tại, đề xuất của NHNN đã phát đi chính thức và chúng ta cùng chờ xem NHNN sẽ làm được gì dưới thời thống đốc Bình.

Phương hướng rõ nhất có thể thấy là NHNN sẽ sáp nhập các NH lại với nhau để tiện giám sát. Thanh khoản các NH sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ NHNN và trong năm 2013 này có thể sẽ đốc thúc xử lý phần cơ cấu trước. Vì vậy, các bác nào đánh ngân hàng để ý hộ em vụ này, vì nó có thể có tác động trực tiếp đến xu hướng biến động cuả nhiều cổ phiếu. TTCK sẽ có những dòng chảy liên tục, với những biến động giật cục ít ai ngờ tới (xin lỗi vì phần này đáng ra đã ra trong nhận định đầu năm, nhưng lười quá viết mãi ko xong nên sẽ chẻ ra cho vào các bài vậy)

Bài toán trước mắt chỉ hứa hẹn giải quyết phần cơ cấu trên giấy tờ, với phương thức lấy thằng to cõng thằng bé và đặt quyền giám sát trực tiếp của NHNN để đảm bảo ổn định toàn hệ thống. Về thanh khoản coi như tạm ổn. Phần đáng lo nhất là nợ xấu thì hiện tại chưa có nguồn xử lý. VAMC ra đời chỉ đảm bảo cho hoạt động cân bẳng tải hệ thống khi có vấn đề, chứ ko giải quyết được nôi dung chính. Tạm thời NHNN bắt các NHTM đem lợi nhuận kỳ trước ra trích lập và phân bổ dần lợi nhuận tương lai vào nợ xấu. Với cách làm này, hạn định để xử lý nợ nằm trong khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm.

Thực tại như vậy đủ để chứng minh nguồn lực hiện có đang rất hạn chế. Với cách thức phân bổ dần lợi nhuận tương lai vào nợ xấu có sẵn, có thể nhìn thấy điểm yếu lớn nhất là việc đếm cua trong lỗ. Nếu NH làm ăn thuận lợi, có thêm lợi nhuân để trích lập cho những khoản nợ thì có thể nhanh chóng cân bằng và thậm chí có lãi khi nền kinh tế hồi phục theo hướng tích cực đối với các khoản nợ đó. Tuy nhiên, nếu kinh tế tiếp tục khó khăn và NH làm ăn không hiêu quả, việc ko xử lý kiên quyết nợ xấu chẳng khác đặt một cục bom trong nhà và không biết khi nào nó nổ. NH sẽ luôn rơi vào trạng thái ăn đong, chạy vạy, đắp đổi các nguồn tiền để đảm bảo thanh khoản và duy trì hoạt động. Nền kinh tế sẽ luôn trong trạng thái bất an, sẽ rất khó để doanh nghiệp có một định hướng dài hạn để đầu tư và phát triển. Trước mắt, cũng chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc cầu mong cho những diễn biến chung đi theo hướng xuôn xẻ.

Hoạt động của các doanh nghiệp:

Về phía doanh nghiệp, phía trước vẫn là những khó khăn mờ mịt. Trong khi tổng cầu suy giảm nhanh, các yếu tố về vĩ mô, chính sách đều không ổn định, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc hoạch định chiến lược dài hạn. Năm 2012, với việc mở rộng chính sách tài khóa, chính phủ đã bơm một lượng tiền vào nền kinh tế để giữ nhịp tăng trưởng. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này đều tạo công việc cho khối DNNN, tập đoàn, tổng công ty và các công ty có mối quan hệ cấp cao. Nó như một liều thuốc cấp cứu cho thị trường nhưng không thể dùng mãi. Âm hưởng của việc nới lỏng chính sách tài khóa còn có thể kéo dài đến hết quý 2 năm 2013 do độ trễ của việc hoàn tất các công việc từ cuối 2012. Sau đó chính phủ sẽ phải đối mặt với việc quyết định là tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa hay hạn chế. Với nguồn thu cho ngân sách đang suy giảm như hiện nay, việc hạn chế đầu tư gần như là bài toán tất yếu.

Như vậy, năm 2013 sẽ là năm rất khó khăn cho thành phần những SME còn tồn tại. Sau đợt thanh lọc những DN yếu kém năm 2011, 2012, những doanh nghiệp còn tồn tại sẽ phải đối diện với tổng cầu suy giảm và việc buộc phải cạnh tranh với những DN lớn hơn trong thị trường. Khi đầu tư công suy giảm, lượng tiền đầu tư xã hội giảm tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh quyết liệt của những cá lớn với những chú cá con, và phần thua thiệt phần nhiều thuộc về kẻ bé hơn.

Hoạt động đầu tư:

Môi trường làm việc khó khăn là điều kiện thuận lợi cho việc M&A được triển khai. Trong thị trường mở, dòng tiền tự biết dịch chuyển về những nơi hứa hẹn có lợi nhuận và Việt Nam đang có những tiền đề cho dòng tiền nước ngoài, cả đầu tư và đầu cơ, chảy vào những hoạt động thôn tính, sáp nhập. Đã xuất hiện một số dòng tiền chảy trực tiếp vào thị trường để nắm lấy cơ hội thôn tính doanh nghiệp tốt, đầu tư lâu dài. Cũng có những dòng tiền tham gia đầu cơ ngắn hạn, lại có dòng tiền chảy về doanh nghiệp Việt Nam dưới một số hình thức để thôn tính thị trường, thôn tính đối thủ.

Riêng đối với những hoạt động đầu cơ, môi trường nội tại càng không ổn định càng thuận lợi cho việc tiến hành o ép đối thủ trên thị trường. Dù NHNN đã cố gắng áp lệnh hành chính để đánh chặn toàn bộ các kênh đầu cơ chính, nhưng do nền móng cơ bản không vững sẽ luôn đặt việc điều hành vào trạng thái chống đỡ thị trường. Có thể xem xét việc tỷ giá tăng đột ngột gần đây dưới góc nhìn như vậy. Trước đây, các NH nắm rất rõ trạng thái tín dụng ngoại tệ và thời điểm phát sinh nhu cầu. Do đó, các đợt sóng tỷ giá thường được chính các NHTM đẩy lên nhằm thu lợi cho họ. Lần này, ko có nhu cầu lớn nào về ngoại tệ từ phía DN và không NH nào phát động việc đẩy tỷ giá lên nhưng USD vẫn dao động. NHNN đã chỉ đạo một số NHTM cung $ ra thị trường và sau đó tham gia trực tiếp vào quá trình bình ổn, nhưng vẫn chưa tạo được vị thế áp đảo. Lý do được đưa ra là các NHTM cover lại vị thế bán $ trước đó để lấy tiền Việt có vẻ ko hợp lý, khi mà chỉ trong 1,2 tháng gần đây, NHNN mua vào cả tỷ $ mà tỷ giá ko hề có biến động.

Với chứng khoán:

Dòng tiền đang chạy và chưa hề muốn dừng lại. Do vậy, trong một năm khó khăn như 2013, chứng trường lại có một bộ mặt rất khác. Tuy nhiên, do yếu tố bất định của dòng tiền và những múc đích khác biệt, rất khó đoán định diễn biến cụ thể. Thị trường sẽ có những thời điểm co giật mạnh và sẽ rất khó lường. Sẽ không có một khuyến nghị cụ thể nào cho các nhà đầu tư, nhưng cố gắng chọn an toàn là tiêu chí số 1.

Sẽ có những cổ phiếu có mức tăng bất ngờ, nhưng cũng sẽ có những cú rơi khó xác định, vì cuộc chơi đã có những biến đổi lớn về mục đích, thành phần cũng như phương pháp. Những trải nghiệm mới đang chờ bạn, còn chờ gì nữa...
 
Last edited by a moderator:
Thông tin cập nhật:

Đầu tư:
TPG tổ chức đại hội thường niên với khách mời là các quỹ lớn...
http://vneconomy.vn/20130318121615711P0C7/30-50-quy-dau-tu-quy-mo-nghin-ty-usd-toi-viet-nam.htm

Chính sách:
Theo thông tin từ những cuộc họp gần nhất, Chính phủ quyết định vẫn tiếp tục duy trì chính sách tài khóa trong năm 2013. Như vậy Chính phủ vẫn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và tiếp tục dùng đầu tư công để đảm bảo công việc. Dù kế hoạch chi có bị cắt giảm do ảnh hưởng việc nguồn thu suy yếu, nhưng mục tiêu vẫn vậy.

Có thể dễ lý giải sự chọn lựa của Chính phủ, khi tổng cầu nền kinh tế suy giảm nhanh, việc giữ ổn định xã hội, chống thất nghiệp được quan tâm. Tuy nhiên, với mức độ thâm hụt ngân sách kéo dài, gánh nặng lạm phát trực chờ thì việc đầu tư công ko được quản lý tốt sẽ có hậu quả khó lường. Ai cũng biết mức độ thất thoát của đầu tư công ra sao. Chỉ sợ rằng dòng tiền đáng ra được đem đi cứu nền kinh tế, lại chảy vào để nuôi sống những con nghiện ngắc ngoải.

Với những chỉ báo này, sau gói kích thích 30.000 tỷ dành cho bất động sản, hoàn toàn có thể có những gói hỗ trợ có trọng điểm vào những ngành nghề có tính chất trọng yếu của xuất khẩu hoặc sản xuất nội địa. Nội dung thì tốt, nhưng thực tế điều hành luôn phải đặt dấu hỏi. Sau những chính sách này sẽ thu được kết quả tích cực gì và những ảnh hưởng tiêu cực nào? Khi mọi việc chưa được quyết thì chúng ta đành chờ xem việc gì sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn lại một số thiệt hại do đầu tư thiếu chính xác trong thời gian qua. Sau làn sóng thiệt hại đợt 1 do Vinashin và Vinalines, chúng ta đang chuẩn bị đón nhận đợt 2 với những dự án đã hoàn thành nhưng hiệu quả kém. Ví dụ có thể nhìn thấy ngay ở trên với câu chuyện của bác Tí Cận về các nhà máy bô xít của Vinacomin. Có thể kể đến một loạt 3 dự án cồn ethanol BÌnh Phước, Quảng Ngãi, Phú Thọ của Tập đoàn dầu khí, dự án NM sơ xợi Đình Vũ ko ra sản phẩm, hay một loạt dự án xây dựng của PVX. Gang thép Thái Nguyên với món nợ 5000 tỷ mở rộng nhà máy thép khi ko thể tiêu thụ sản phẩm, những nhà máy điện được xây bởi tổng thầu Trung Quốc, giá rẻ nhưng ko thể hoạt động đủ công suất...

Hiện nguồn đầu tư lấy từ trái phiếu Chính phủ khá nhiều, thêm nữa các địa phương cũng đang phát hành trái phiếu để có tiền trang trải các khoản đầu tư. Vì vậy nếu cố gồng gánh thêm 1,2 năm nữa theo phương thức hiện tại thì sẽ nảy sinh vấn đề cần lưu tâm là nợ công và cách thức xử lý nợ công.

Tiền đã bơm ra, và nếu lạm phát quay lại, cơ hội để lùi thêm có lẽ không có nhiều nữa.
 
Last edited by a moderator:
Bác Giai cần gì lo xa, chỉ cần để mấy cái công trình này nó chạy thì hậu quả của "tụi nó" còn "công phạt" hơn nhiều đấy chứ:

Dự án bauxite: Chỉ có lỗ nặng!
http://nld.com.vn/2013022410539868p0c1002/du-an-bauxite-chi-co-lo-nang.htm


Bôxít Tân Rai: “Chưa tính được đến năm nào thì có lãi”
http://sgtt.vn/Thoi-su/171714/Boxit-Tan-Rai-“Chua-tinh-duoc-den-nam-nao-thi-co-lai”.html

Thực ra mỏ bô xit với trữ lượng lớn tại Tây Nguyên là điều đã được sách báo thừa nhận cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, một đặc điểm cũng được công bố khá rộng rãi là quặng bô xit của Việt Nam có hàm lượng ko cao, do vậy khi luyện sẽ có chi phí lớn, ko hiệu quả.

Việc đầu tư dự án bô xit sẽ ra sản phẩm giá thành cao là cái có thể thấy rõ từ khi chưa bắt đầu nhưng chúng ta vẫn thực hiện. Vậy giờ đây khi biết nó không có hiệu quả thì việc dừng sản xuất là việc nên làm. Không nên cố đeo đuổi một cái sai rõ ràng đến tận cùng. Chúng ta có thể để dành mỏ cho thế hệ con cháu, khi đó có công nghệ luyện quặng cao cấp hơn, có thể giải quyết tốt những vấn đề khó khăn hiện tại, hoặc khi nguồn quặng trên thế giới trở nên khan hiếm hơn, việc khai mỏ chấp nhận tuyển quặng với hàm lượng thấp. Lúc đó lượng quặng cả tỉ tấn của chúng ta sẽ thực sự có giá trị.
 
Thực ra mỏ bô xit với trữ lượng lớn tại Tây Nguyên là điều đã được sách báo thừa nhận cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, một đặc điểm cũng được công bố khá rộng rãi là quặng bô xit của Việt Nam có hàm lượng ko cao, do vậy khi luyện sẽ có chi phí lớn, ko hiệu quả.

Việc đầu tư dự án bô xit sẽ ra sản phẩm giá thành cao là cái có thể thấy rõ từ khi chưa bắt đầu nhưng chúng ta vẫn thực hiện. Vậy giờ đây khi biết nó không có hiệu quả thì việc dừng sản xuất là việc nên làm. Không nên cố đeo đuổi một cái sai rõ ràng đến tận cùng. Chúng ta có thể để dành mỏ cho thế hệ con cháu, khi đó có công nghệ luyện quặng cao cấp hơn, có thể giải quyết tốt những vấn đề khó khăn hiện tại, hoặc khi nguồn quặng trên thế giới trở nên khan hiếm hơn, việc khai mỏ chấp nhận tuyển quặng với hàm lượng thấp. Lúc đó lượng quặng cả tỉ tấn của chúng ta sẽ thực sự có giá trị.

still runin :((
 
Back
Top