Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Ngay từ đầu những người kinh nghiệm như bác caheo, WinorWorse đã dự báo kết quả này.
Bác caheo có nhận định về chiến thuật của cầu thủ xứ Q? Hướng 3 hay 4? (Cá nhân em nghĩ giống đường đi của 4).

chưa hiểu ý của bạn: Hướng 3 hay 4 là những hướng nào ?
 
À, trước mắt thì va có nhiềm vụ kèm cặp cầu thủ số 3. Vị trí này là trọng yếu nhất hiện nay.


chẳng biết ý Ban huấn luyện thế nào... Tôi đoán rồi đây va sẽ đá thay số 3, vì phẩm chất rất phù hợp.
 
Last edited by a moderator:
À, trước mắt thì va có nhiềm vụ kèm cặp cầu thủ số 3. Vị trí này là trọng yếu nhất hiện nay.
chẳng biết ý Ban huấn luyện thế nào... Tôi đoán rồi đây va sẽ đá thay số 3, vì phẩm chất rất phù hợp.
Vụ trước mắt kèm số 3 em cũng có biết, em chỉ lăn tăn là tố chất của anh này tốt nhưng liệu có được HLV cùng đồng đội hỗ trợ nhịp nhàng ko? Chưa kể đồng đội của số 3 có thể chơi rắn, đá xấu nhằm hạ gục anh này.
Về lâu dài, em cũng đồng ý là anh này phù hợp để thay số 3, với một vài điều chỉnh của ban HL để anh đá đúng chiến thuật.
Mọi người thì tập trung vào các cầu thủ, riêng em thấy vai trò ban HL lần này đã thay đổi, và sẽ dần dần lộ diện. Bóng không còn trong chân cầu thủ nữa.
 
hoàn toàn đồng ý với những cảm nghĩ của bạn !

=D>
thanh Thượng Phương bảo kiếm trước đây được BCT thu hồi, nhưng TT không chịu trả, thế mà cũng chẳng sao…
Hẳn là không ai dám nhận ? (vì biết sẽ chẳng làm được gì mà chỉ mua thù chuốc oán ?)

Nay anh T. bước ra nhận, hẳn mọi thứ đã thuận lợi cho a cầm chắc kiếm báu ?
Tôi rất thích tính quyết đoán, dám nói dám làm dám chịu của anh T., đó là mẫu người của thời loạn.

Mặc dù cũng lo ngại y như bạn, nhưng tôi tin anh T. hẳn đã cân nhắc rất kỹ rồi mới nhận,
vì dễ gì anh từ bỏ cái ngai yên ấm bấy lâu, nếu không có những cam kết, hậu thuẫn, đối sách,... đủ để anh yên tâm ?
 
Last edited by a moderator:
Thị trường k dễ lên mạnh bởi vì các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng. Trong khi đó rất nhiều công ty niêm yết trên sàn có dính dáng đến những lĩnh vực này.

Tuy nhiên theo tôi dòng tiền thông minh đã vào và nó đã vào các sector ít bị ảnh hưởng của suy thoái như các mặt hàng thiết yếu, lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Đặc biệt khi kinh tế khó khăn giá cả tăng, thu nhập của người dân giảm, Họ sẽ có xu hướng sử dụng thực phẩm nội địa với giá cả và chất lượng phù hợp. VNM là một thí dụ. Tại sao VNM duy trì được giá cổ phiếu tốt như vậy. Là bởi vì VNM đã tận dụng được cơ hội trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận khi mà người tiêu dùng Việt Nam phải giảm sử dụng những loại sữa ngoại đắt đỏ để quay về với VNM. Năm nay cũng là một năm cực tốt cho VNM khi tỷ lệ sinh tăng 30% so với các năm trước bởi yếu tố năm Thìn. VÀ nhu cầu với sản phẩm sữa của Việt nam sẽ còn tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo. Liên quan đến VNM, các bạn có thể thấy "hiện tượng" VPK đang trong qua trình tăng giá rất vững chắc. Bởi vì 70-80% doanh thu của VPK là từ cung cấp bao bì cho VNM... Một số công ty trong lĩnh vực nông sản, dược phẩm, cao su... cũng đang có kết quả kinh doanh rất tốt.

Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết yếu như Gas, điện phân bón, dầu khí,... mặc dù kết quả kinh doanh tốt, dòng tiền nhiều. Tuy nhiên theo tôi sẽ không có sự hấp dẫn về tăng giá cổ phiếu bởi vì các thi trường này nhà nước quản lý chặt chẽ về giá đầu vào đầu ra, doanh nghiệp có được lợi nhuận là do lợi thế của cơ chế. Lợi thế này cũng có thể sẽ mất đi khi nhà nước thay đổi chính sách. DPM, PVS ... là ví dụ, các chỉ số tài chính rất tốt, nhưng không có được bứt phá về giá cổ phiếu....

Tôi xin quote lại những nhận định của tôi về thị trường cách đây 1 tháng. Và bây giờ VNI vẫn đang trong range 380-405. Nhưng VNM và VPK đã có GIÁ KHÁC.
 
Theo CT Quốc hội, dư nợ BĐS chiếm tới 50% tổng dư nợ (2 triệu tỷ),
trong khi NHNN cho rằng chỉ chiếm 5% (VnEconomy, 16-10)


toàn cấp to nhất nói, mà khác nhau trời vực như thế! dân biết tin ai ?

con số ấy ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định vĩ mô, thế mà ...
những người cầm lái mà như thế, thì...
 
Last edited by a moderator:
http://gafin.vn/20121018123349493p0...dua-ra-7-khuyen-nghi-dieu-hanh-chinh-sach.htm
"Ủy Ban kinh tế Quốc hội cho rằng, trong những tháng cuối năm có thể cần một sự kích thích nền kinh tế ở mức hợp lý, thực hiện trong ngắn hạn và có điều kiện để tránh những sự điều chỉnh thái quá. Bên cạnh đó, cần có các giải pháp bổ trợ để tránh một sự "hạ cánh cứng" trong quá trình điều chỉnh nền kinh tế trở về quỹ đạo tăng trưởng cân bằng và bền vững của nền kinh tế."
 
Một nghịch lý rất rõ ràng mà không dễ tìm ra cách giải quyết:
"Theo tìm hiểu của ĐTCK, giá than mà HPG nhập về theo hợp đồng ký tháng 8/2012 là 2.910.000 đồng/tấn, thấp hơn mức giá có thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện tại mà Vinacomin bán cho HPG là 3.183.000 đồng/tấn, trừ VAT, Vinacomin thu về 2.894.000 đồng/tấn.
Theo số liệu của Hải quan, tổng lượng than cám số 6-8 mà Vinacomin xuất khẩu trong tháng 9/2012 là 35.000 tấn. Giá xuất khẩu loại than cám số 6 (tương tự than cám 2HG mà HPG mua của Vinacomin) là 157 USD/tấn, tương đương 3.270.310 đồng/tấn, với tỷ giá 20.830 VND/USD. Sau khi trừ 20% thuế xuất khẩu, thì Vinacomin thu về 2.616.248 đồng/tấn, thấp hơn so với giá bán than cho HPG như nêu trên là 2.894.000 đồng/tấn.
Mức giá 3.183.000 đồng/tấn là giá Vincomin áp dụng cho HPG từ tháng 4/2012. Từ đó đến nay, giá than trên thị trường thế giới liên tục giảm. Chính vì không mua được than trong nước với giá bằng với giá than trên thị trường thế giới, HPG đã buộc phải tiêu tốn ngoại tệ để nhập khẩu than. Đây có thể coi là nghịch lý trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay."
http://www.stockbiz.vn/News/2012/10/19/331243/vi-sao-hpg-phai-nhap-khau-than.aspx
Nguồn gốc tồn kho cao ở cả đường, muối, than, xi măng, thép ... có một phần ở đây.
 
Last edited by a moderator:
Một số tín hiệu cho thấy sự chuyển động ở thượng tầng:
"Thống nhất mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng"
Qua nhiều lần tiếp thu chỉnh sửa, tại tờ trình dự án luật gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết, thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương 5: “Ở Trung ương, thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng bí thư làm Trưởng ban”, dự thảo luật đã không quy định về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ do Đảng quy định. Đồng thời, công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của cơ quan này sẽ được thực hiện thông qua các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.
http://vneconomy.vn/201210200500271...o-hinh-ban-chi-dao-phong-chong-tham-nhung.htm
 
Chơi với mấy anh Gas là dễ bị bất ngờ như thế này đây

PGD bất ngờ lỗ 226 tỷ đồng, cổ phiếu bị bán tháo
CTCP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (HOSE: PGD) công bố BCTC quý 3/2012 với con số lỗ gần 226 tỷ đồng, gây bất ngờ lớn cho nhà đầu tư. Cổ phiếu PGD trên sàn bị bán tháo. Giá giảm nhanh 4.97% xuống 34,400 đồng/cp vào cuối buổi sáng 22/10.

http://vietstock.vn/2012/10/pgd-bat-ngo-lo-226-ty-dong-co-phieu-bi-ban-thao-737-244271.htm
 
"Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc gì cũng thành công"

Sáng 22-10-2012 kỳ họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. Kết thúc phiên khai mạc chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước về nhận định đánh giá của chính phủ trong thời gian qua.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/9...g-thi-nhat-dinh-viec-gi-cung-thanh-cong-.html
 
"Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc gì cũng thành công"

Sáng 22-10-2012 kỳ họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. Kết thúc phiên khai mạc chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước về nhận định đánh giá của chính phủ trong thời gian qua.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/9...g-thi-nhat-dinh-viec-gi-cung-thanh-cong-.html
Nghe duy ý chí quá nhỉ....
 
"Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc gì cũng thành công"

Sáng 22-10-2012 kỳ họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. Kết thúc phiên khai mạc chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước về nhận định đánh giá của chính phủ trong thời gian qua.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/9...g-thi-nhat-dinh-viec-gi-cung-thanh-cong-.html

Nếu không thành công thì lại xin lỗi tiếp, đoàn kết ổn định ủng hộ tiếp...???
 
Nghe duy ý chí quá nhỉ....

Câu đó dịch nghĩa đen ra là nếu không thành công thì là bởi vì chúng ta đã thiếu đoàn kết và ủng hộ

Cũng có nghĩa cầu thủ thi đấu không thành công thì nguyên nhân nằm ở khán giả

Nói giá trị đảo ngược là ở chỗ đó ...
 
Thư gởi vong linh cháu gái lớp trưởng

"Có lẽ cháu chưa tin người lớn có thể cướp đi một lượng tài sản công lớn gấp hàng vạn lần con số nửa triệu đồng quỹ lớp kia mà không một chút áy náy.

Có lẽ cháu chưa biết mình có thể đơn giản là ra trước lớp xin lỗi rồi từ chức, thì mọi việc xem như khép lại."

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93939/thu-goi-vong-linh-chau-gai-lop-truong.html
 
GÁNH NẶNG VÀ NHỮNG TOAN TÍNH

Chiều cuối thu hiu hắt. Câu chuyện càng thêm ưu tư khi tôi hỏi anh, một lãnh đạo của DN lớn ngành giấy, về định hướng phát triển cho năm tới và những năm tiếp theo. Trong cái nhìn chất chứa nhiều tâm sự, anh chia sẻ với tôi sự tiếc nuối về những thiếu hụt khi không kịp chuẩn bị để ứng phó với tình hình mới.

Gánh nặng…

Thực trạng nền kinh tế:

Hiện trạng doanh nghiệp đang hết sức khó khăn, điều đó đã rất rõ ràng. Câu chuyện bây giờ chỉ còn là nỗi niềm và nguyên cớ. Sự căng thẳng của doanh nghiệp chỉ biết trút lên những biến động như dây chun của chính sách, lên sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, và một loạt những bất ổn chung của thị trường. Số khác lại tự đặt câu hỏi cho chính mình về khả năng dự báo biến động của môi trường vĩ mô, khả năng hoạch định chiến lược doanh nghiệp, là những băn khoăn về khả năng chuẩn bị và ứng phó trước những biến động thường xuyên hơn của thời cuộc.

Bàng quan với những tâm trạng đó, nền kinh tế vẫn chạy trên lộ trình tất yếu của nó. Tổng kết 6 tháng đầu năm, có 26.324 doanh nghiệp đăng ký giải thể và ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp không xác minh được trạng thái hoạt động còn cao hơn nữa, 92.710 doanh nghiệp. Theo dữ liệu mà cá nhân người viết có được, con số này còn tiếp tục tăng thêm gần 30.000 doanh nghiệp nữa trong 2 tháng tiếp theo.

Sự khó khăn của doanh nghiệp cũng phản ánh rõ nét trên những con số thống kê về thu ngân sách của Chính phủ. Số thu ngân sách 9 tháng đầu năm của ngành Hải quan đạt khoảng 142.134 tỷ đồng, chỉ bằng 63,5% so với dự toán năm. Con số thu chung cũng giảm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2012 ước tính đạt 468.600 tỷ đồng, giảm 0,32%, bằng 63,3% dự toán năm. Những nguồn thu đạt mức chỉ đạt được mức rất thấp so với kế hoạch là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 84.4 00 tỷ đồng, bằng 54,8%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 54.900 tỷ đồng, bằng 56,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 61.300 tỷ đồng, bằng 55,1%.

Ngược lại với con số thu ngân sách, chi ngân sách lại lên tới 606.300 tỷ đồng, tăng 18,51% so với cùng kỳ năm trước, và đẩy mức thâm hụt ngân sách trong 9 tháng đã lên tới 137,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, so với năm trước thì con số này tăng gần gấp 3, và đạt mức 6,98% GDP, và bằng 29,38% thu ngân sách. Đây là một con số khá ấn tượng và hiện đã vượt lên đứng đầu bảng mức thâm hụt trong những năm gần đây.

Thật dễ lý giải cho việc thâm hụt ngân sách tăng cao, khi Chính phủ đang phải thực thi việc hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tháo gỡ khó khăn trước mắt. Nhưng khi khó khăn của doanh nghiệp không còn là vấn đề ngắn hạn, vấn đề thâm hụt ngân sách cũng không còn là câu chuyện đơn giản nữa. Đó là khi Chính phủ phải đương đầu với câu hỏi: nếu tiếp tục như vậy, họ sẽ làm gì để bù đắp thâm hụt trong những năm tiếp theo?

Thách thức WTO:

Hãy quay trở lại với câu chuyện về ngành giấy để có cái nhìn rõ hơn khó khăn trong quá trình hội nhập. Năm 2008, trong cơn bão tăng giá của các loại nguyên vật liệu, ngành giấy đã xin Chính phủ giảm thuế nhập khẩu giấy và bột giấy để tạm thời cân bằng thị trường. Thuế nhập khẩu đã được giảm trước hạn trong lộ trình mở cửa, theo đó, thuế suất sẽ ưu đãi cho khối ASEAN và ở mức rất thấp. Mọi diễn biến đều rất bình thường, nhưng chỉ có một điều mà các cán bộ ngành giấy và các quan chức chính phủ bỏ quên, đó là sau khi ra nhập WTO, thuế suất đã giảm thì không thể tăng trở lại nữa. Một điều nguy hiểm hơn là các bạn láng giềng của chúng ta cũng có ngành công nghiệp giấy khá mạnh.

Như một kết quả tất yếu, sau quyết định giảm thuế của Bộ Tài chính, sản lượng tiêu thụ giấy nội địa giảm mạnh và không thể tăng trở lại nữa. Ngành giấy hứng chịu cú đòn nặng, bất ngờ, choáng váng và dường như không có sự phản kháng nào đáng kể. Họ đã phải chia tay ánh hào quang của một thời vàng son rất chóng vánh, không kịp có sự chuẩn bị nào, dù là nhỏ nhất. Hành động duy nhất có thể làm được là việc Hiệp hội Giấy có công văn phản đối quyết định của Bộ tài chính để xét lại mức thuế suất nhập khẩu. Nhưng những cố gắng đó là vô ích, vì cam kết của WTO đâu chỉ đơn giản là lời nói chơi. Kết cục của ngành giấy đã mở ra mặt khác của WTO, đó là sự khắc nghiệt của thị trường mở, nơi đòi hỏi trình độ và sự nghiêm túc trong công việc luôn ở trạng thái cao nhất. Mỗi sai sót, dù nhỏ nhất, sẽ phải trả bằng cái giá quá đắt.

Câu chuyện ngành giấy đã là một kỷ niệm buồn. Vậy sẽ có bao nhiêu kỷ niệm nữa trong những ngày sắp tới? Điểm hẹn 2015 sẽ là mốc thời gian đáng nhớ, khi mà Hiệp đinh thương mại tự do ASEAN +1 (ASEAN+Trung Quốc) hoàn toàn có hiệu lực. Lúc đó sẽ có rất nhiều hàng rào thuế quan sẽ phải dỡ bỏ giữa các nước trong hiệp định. Thị trường sẽ rộng hơn, nhưng sự cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn.

Trong khi các nước bạn đang có sự chuẩn bị rất tốt cho các doanh nghiệp của họ bằng những chính sách cụ thể thì chúng ta vẫn còn loanh quanh với các vấn đề nội tại mà gần như không có sự chuẩn bị cần thiết nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng thị trường. Năm 2012 cũng là một mốc quan trọng để cắt giảm thuế trong lộ trình cam kết nhưng cũng không thấy có báo cáo của các cơ quan quản lý đánh giá ảnh hưởng đến từng ngành nghề cụ thể. Có lẽ chúng ta đã thừa tự tin rằng doanh nghiệp có thể tự đứng trên đôi chân của mình trong cuộc chơi khó khăn đó?

Sau hiệp định ASEAN+1 sẽ là hiệp định ASEAN+3, ASEAN+6, TPP (Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương), cánh cửa ngày càng mở rộng hơn cho các đối thủ. Chúng ta sẽ vươn lên hay lại có thêm nhiều câu chuyện mang tên kỷ niệm buồn để kể lại cho lớp trẻ? Câu hỏi này đành để thời gian trả lời vậy…

Và những toan tính…

Một kịch bản vĩ mô cho 2013 là cần thiết và giờ này có lẽ đã hình thành tương đối rõ nét trong kế hoạch của các cơ quan quản lý.

Tâm điểm của thị trường vẫn là nợ xấu của khối ngân hàng và phương án xử lý. Hơn một năm qua, việc tìm kiếm nguồn vốn ngoại để xử lý nợ xấu đã có câu trả lời. Có quá nhiều điểm nhạy cảm trong nợ xấu để ngân hàng không muốn bán nó, hoặc chỉ phát một mức giá quá vô lý làm nản lòng các đối tác. Xét ở góc độ Chính phủ, việc tìm kiếm một khoản vay lớn từ các tổ chức tài chính quốc tế vấp phải vấn đề là yêu cầu can thiệp quá sâu vào các chính sách kinh tế việc giám sát chặt chẽ quá trình điều hành kinh tế sau khi chúng ta nhận tiền. Không thể dùng ngoại lực, chúng ta buộc phải tự thân vận động để có phương án giải quyết bài toán nan giải của nền kinh tế.

Với khó khăn chồng chất của doanh nghiệp, với sự suy yếu của nội lực và mức thâm hụt ngân sách mỗi năm một tăng, phương án khả dĩ nhất có thể nhìn thấy là chấp nhận in tiền để tạo nguồn cho xử lý nợ xấu.

Hệ thống ngân hàng đang suy yếu do tác động của nợ xấu trong thời gian dài. Có một nguồn tiền ổn định, lâu dài tiếp sức sẽ giúp khôi phục phần nào khả năng hỗ trợ thị trường. Có thêm nguồn vốn, việc huy động sẽ tránh được cảnh phá rào, vượt trần lãi suất, giữ bình ổn chung thị trường tài chính. Các ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc cho vay, và lãi suất cho vay sẽ thực sự ở mức hợp lý cho toàn bộ các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn đi vay, chứ không còn hiện tượng mức lãi suất cho vay bị chia nhóm cho các đơn vị khách hàng khác nhau.

Tín dụng ổn định, khởi sắc sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tổ chức sản xuất kinh doanh, giúp khai thông sự ách tắc trong nền kinh tế và tạo động lực mới cho quá trình hồi phục. Song hành với nó là việc điều tiết chính sách tài khóa, đảm bảo mức đầu tư sẽ tạo ra nguồn việc ổn định, hỗ trợ nhịp đập của sự phục hồi và tiếp thêm nguồn năng lượng cho khối doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát đang nhăm nhe quay trở lại, nền kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, có những tác động khó lường đến Việt Nam, thì quy mô lượng tiền đưa ra thị trường là bài toán khá hóc búa. Bài học gói kích cầu 2009 đủ giúp chúng ta nhận thức rõ về hậu quả của việc bơm tiền không kiểm soát. Vì thế lượng tiền phục vụ cho xử lý nợ xấu sẽ chỉ là một phần trong khối nợ mà chúng ta đang còn phải ước đoán tổng giá trị của nó.

Vì bản chất của nợ xấu đang được các ngân hàng che đậy, cộng thêm áp lực của việc kiểm soát lạm phát nên nguồn tiền dùng cho xử lý nợ xấu không thể dùng lượng lớn, mà chỉ giới hạn trong việc xử lý từng phần hoặc cục bộ để đảm bảo an toàn cho một hệ thống mà các tổ chức tín dụng được phép không thể phá sản.

Việc sử dụng nguồn tiền có hạn để xử lý vấn đề của một hệ thống với các ngân hàng sở hữu chéo chằng chịt, thì hoạt động mua bán nợ sẽ chỉ diễn ra trong góc độ là hỗ trợ những ngân hàng có tiềm năng lấy lại được vị thế ổn định hoặc cung cấp nguồn lực để giải tỏa những điểm nóng trên hệ thống vào những thời điểm căng thẳng để giữ trạng thái cân bằng theo thời điểm. Điểm an ủi duy nhất là với quy mô và cách thức bơm tiền như vậy, NHNN hoàn toàn có thể chủ động điều tiết cung tiền để ngăn ngừa lạm phát thông qua các công cụ sắn có trong tay.

Như vậy nợ xấu về cơ bản sẽ không được giải quyết triệt để. Giải pháp in tiền chỉ đủ để cân bằng trạng thái hệ thống tạm thời. Các ngân hàng buộc phải tự lựa chọn cách xử lý cho hiện trạng của chính mình. Đây sẽ là cuộc thanh lọc kéo dài, khi các ngân hàng yếu kém sẽ phải tìm giải pháp sáp nhập, trong khi đó, các ngân hàng khác cũng phải cơ cấu nợ của mình thông qua tự cân đối lợi nhuận và tài sản.
 
Last edited by a moderator:
GÁNH NẶNG VÀ NHỮNG TOAN TÍNH
(tiếp theo)

Rủi ro…

Có lẽ sẽ không cần nói thêm thì rủi ro hiện hữu của việc đổ vỡ hệ thống khi không kiểm soát chính xác nợ xấu là điều chắc chắn. Với những ràng buộc phức tạp trong sở hữu chéo, sự đổ vỡ ở một tổ chức tín dụng yếu kém có thể gây những tác động khó lường nên trạng thái của toàn hệ thống. Ở mức độ thấp hơn, viễn cảnh nền kinh tế đi vào giai đoạn suy yếu kéo dài với những khó khăn nội tại chồng chéo không thể tách bạch và xử lý dứt điểm cũng là một góc nhìn u ám.

Với những yếu tố thiếu tích cực như vậy, chúng ta cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận một thời kỳ vật lộn với khó khăn và suy giảm của nền kinh tế hoặc phải chấp nhận một cú sốc lớn để có thể hy vọng thay đổi toàn bộ cục diện hiện tại.

Với chứng khoán:

Giai đoạn hiện tại là thời điểm tạm ổn định và có ít biến động nhất trong ngắn hạn. Không thể phủ nhận thực tế là các doanh nghiệp vẫn đang chìm trong khó khăn và vẫn có rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục suy yếu, thậm chí có thể phá sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, với cung tiền đang có cơ hội mở rộng vẫn để lộ ra những khoảnh khắc hồi phục ngắn hạn trở lại của thị trường. Hãy cùng chờ xem nhé….
 
Back
Top