Đống ý...
Sau những xáo trộn đủ lớn những năm hiện tại để tạo điều kiện sắp xếp, chính sửa, loại bỏ, cơ cấu lại hệ thống từ trên xuống dưới thì viễn cảnh VN những thập niên tới nhìn chung vẫn sẽ là 2 từ "Phát triển". Thậm chí là nhanh hơn và tốt hơn 3 thập kỷ mở cửa vừa qua.
Đâu đó em thấy 1 giai đoạn vàng son mới của VN đang mở ra cũng như cơ hội trading để tăng x lần tài khoản nghỉ hưu sớm đang hiện rõ ra.
Đây sẽ là biggest position trong đời trading anh em mình.
Tuy nhiên, từ giờ đến cuối năm thì quan điểm của e hơi ngược a 1 chút. Em thì nghĩ TT vẫn sẽ tiếp tục giảm sâu hơn mức hiện tại.
Thị trường k dễ lên mạnh bởi vì các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, vật liệu xây dựng. Trong khi đó rất nhiều công ty niêm yết trên sàn có dính dáng đến những lĩnh vực này.
Tuy nhiên theo tôi dòng tiền thông minh đã vào và nó đã vào các sector ít bị ảnh hưởng của suy thoái như các mặt hàng thiết yếu, lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Đặc biệt khi kinh tế khó khăn giá cả tăng, thu nhập của người dân giảm, Họ sẽ có xu hướng sử dụng thực phẩm nội địa với giá cả và chất lượng phù hợp. VNM là một thí dụ. Tại sao VNM duy trì được giá cổ phiếu tốt như vậy. Là bởi vì VNM đã tận dụng được cơ hội trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận khi mà người tiêu dùng Việt Nam phải giảm sử dụng những loại sữa ngoại đắt đỏ để quay về với VNM. Năm nay cũng là một năm cực tốt cho VNM khi tỷ lệ sinh tăng 30% so với các năm trước bởi yếu tố năm Thìn. VÀ nhu cầu với sản phẩm sữa của Việt nam sẽ còn tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo. Liên quan đến VNM, các bạn có thể thấy "hiện tượng" VPK đang trong qua trình tăng giá rất vững chắc. Bởi vì 70-80% doanh thu của VPK là từ cung cấp bao bì cho VNM... Một số công ty trong lĩnh vực nông sản, mía đường, dược phẩm, cao su... cũng đang có kết quả kinh doanh rất tốt.
Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết yếu như Gas, điện phân bón, dầu khí,... mặc dù kết quả kinh doanh tốt, dòng tiền nhiều. Tuy nhiên theo tôi sẽ không có sự hấp dẫn về tăng giá cổ phiếu bởi vì các thi trường này nhà nước quản lý chặt chẽ về giá đầu vào đầu ra, doanh nghiệp có được lợi nhuận là do lợi thế của cơ chế. Lợi thế này cũng có thể sẽ mất đi khi nhà nước thay đổi chính sách. DPM, PVS ... là ví dụ, các chỉ số tài chính rất tốt, nhưng không có được bứt phá về giá cổ phiếu.
Nếu các bạn chịu khó lọc biểu đồ giá của từng sector sẽ thấy rõ quá trình SECTOR ROTATION đang tiếp diễn liên tục cùng với sự luân chuyển của dòng tiền.
Bây giờ không phải là lúc nhăm nhăm vào mấy ngành hot của thời kỳ sốt chứng khoán như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Những ngành này hãy để cho giai đoạn cuối của thị trường Bull. Và Cũng không phải là lúc hy vọng cái gì cũng tăng trần giảm sàn như trước nữa.