Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

GÁNH NẶNG VÀ NHỮNG TOAN TÍNH

Cảm ơn chú về bài viết trăn trở.
Chiều cuối thu hiu hắt. Câu chuyện càng thêm ưu tư khi tôi hỏi anh, một lãnh đạo của DN lớn ngành giấy, về định hướng phát triển cho năm tới và những năm tiếp theo. Trong cái nhìn chất chứa nhiều tâm sự, anh chia sẻ với tôi sự tiếc nuối về những thiếu hụt khi không kịp chuẩn bị để ứng phó với tình hình mới.
Các cảnh báo về những khó khăn khi gia nhập cuộc chơi đa phương đã được báo chí tuyên truyền từ rất lâu trước khi chính thức gia nhập WTO và các cam kết đa phương, nhưng vẫn không kịp chuẩn bị. Tại sao vậy?

Ở mỗi doanh nghiệp, người có quyền quyết định luôn phải là những người có đầy đủ thông tin nhất về triển vọng của thị trường mục tiêu của họ, dù là ở cấp tập đoàn hay là một công ty đơn lẻ. Tuy nhiên, khi những tia chớp đầu tiên về khủng hoảng thế giới từ giá dầu mỏ năm 2006, không một ai nhận thấy bão lớn đang đến gần. Lúc đó, nền kinh tế đang say sưa trong áp lực giải ngân, chứng khóan là men say mặc dù phải một năm sau mới thực sự bùng nổ nhờ cơn lũ dòng tiền đổ về từ 2006.
Người ta đua nhau vay tiền mở rộng từ sản xuất đến phi sản xuất với niềm tin hồ hởi rằng làm bất cứ cái gì cũng sẽ có ăn. Họ đúng một phần, bởi những người đã hoàn thành giai đọan đầu tư trước đó đã kiếm được khá bộn. Nhưng vấn đề là ở chỗ đầu tư thế nào, trong bao lâu, các giai đọan đầu tư cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm đều được ước lượng phỏng đóan theo kiểu bốc thuốc chứ không phải dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng. Kế họach kinh doanh được phân bổ từ trên xuống một cách hành chính máy móc khiến doanh nghiệp cấp dưới không thể làm gì khác ngòai việc xoay trở làm sao có tiền nộp về, và không có đủ tiền để nộp thì làm cách nào để qua khỏi áp lực của doanh số. Mải chiến đấu với doanh số, người ta nhận thấy đầu tư ngòai ngành cũng chưa đủ, phải có phép thuật về sổ sách kế toán cũng như các biện pháp bảo đảm cần thiết để được tại vị, cứ như thế từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. Trong cái vòng xoáy ấy, 'bảo toàn vốn' là một khái niệm không phù hợp, 'phát triển bền vững' là sáo ngữ bị tẩy chay trên mọi phương diện, thậm chí người nào hô hào phát triển bền vững còn có thể được lịch sự mời ra chỗ khác như một nhân vật kìm hãm sự phát triển.

Và do vậy, trả giá là không thể tránh khỏi. Không có bữa trưa miễn phí...
 
GÁNH NẶNG VÀ NHỮNG TOAN TÍNH
(tiếp theo)

Với chứng khoán:

Giai đoạn hiện tại là thời điểm tạm ổn định và có ít biến động nhất trong ngắn hạn. Không thể phủ nhận thực tế là các doanh nghiệp vẫn đang chìm trong khó khăn và vẫn có rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục suy yếu, thậm chí có thể phá sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, với cung tiền đang có cơ hội mở rộng vẫn để lộ ra những khoảnh khắc hồi phục ngắn hạn trở lại của thị trường. Hãy cùng chờ xem nhé….

Đoạn này được thể hiện được sự nhay cảm...Vừa có tầm vừa có tâm !
VC đang đi đúng hướng...ha..ha...:)):))
 
Các cảnh báo về những khó khăn khi gia nhập cuộc chơi đa phương đã được báo chí tuyên truyền từ rất lâu trước khi chính thức gia nhập WTO và các cam kết đa phương, nhưng vẫn không kịp chuẩn bị. Tại sao vậy?

Ở mỗi doanh nghiệp, người có quyền quyết định luôn phải là những người có đầy đủ thông tin nhất về triển vọng của thị trường mục tiêu của họ, dù là ở cấp tập đoàn hay là một công ty đơn lẻ. Tuy nhiên, khi những tia chớp đầu tiên về khủng hoảng thế giới từ giá dầu mỏ năm 2006, không một ai nhận thấy bão lớn đang đến gần. Lúc đó, nền kinh tế đang say sưa trong áp lực giải ngân, chứng khóan là men say mặc dù phải một năm sau mới thực sự bùng nổ nhờ cơn lũ dòng tiền đổ về từ 2006.
Người ta đua nhau vay tiền mở rộng từ sản xuất đến phi sản xuất với niềm tin hồ hởi rằng làm bất cứ cái gì cũng sẽ có ăn. Họ đúng một phần, bởi những người đã hoàn thành giai đọan đầu tư trước đó đã kiếm được khá bộn. Nhưng vấn đề là ở chỗ đầu tư thế nào, trong bao lâu, các giai đọan đầu tư cũng như thị trường đầu ra của sản phẩm đều được ước lượng phỏng đóan theo kiểu bốc thuốc chứ không phải dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng. Kế họach kinh doanh được phân bổ từ trên xuống một cách hành chính máy móc khiến doanh nghiệp cấp dưới không thể làm gì khác ngòai việc xoay trở làm sao có tiền nộp về, và không có đủ tiền để nộp thì làm cách nào để qua khỏi áp lực của doanh số. Mải chiến đấu với doanh số, người ta nhận thấy đầu tư ngòai ngành cũng chưa đủ, phải có phép thuật về sổ sách kế toán cũng như các biện pháp bảo đảm cần thiết để được tại vị, cứ như thế từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới. Trong cái vòng xoáy ấy, 'bảo toàn vốn' là một khái niệm không phù hợp, 'phát triển bền vững' là sáo ngữ bị tẩy chay trên mọi phương diện, thậm chí người nào hô hào phát triển bền vững còn có thể được lịch sự mời ra chỗ khác như một nhân vật kìm hãm sự phát triển.

Và do vậy, trả giá là không thể tránh khỏi. Không có bữa trưa miễn phí...

Vâng đúng là nền kinh tế đang phải trả giá và no free lunch.

"WTO cơ hội - thuận lợi, khó khăn - thách thức" Cách đây vài năm, trong những bản phân tích SWOT đánh giá bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ những câu chữ thời thượng như thế.

Mặc dù vậy chẳng có dự báo nào có thể mường tượng ra nền kinh tế đang khó khăn như hiện nay. Những lúc có thời gian tôi lại đọc lại những bài phân tích định giá doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2011 của các công ty chứng khoán được gọi là hàng đầu Việt Nam. Và thật buồn cười khi kiểm nghiệm lại với giá cổ phiếu hiện tại cho thấy: các dự báo giá cổ phiếu của các công ty này hầu hết đều sai. Dự báo cách vài năm sai đã đành, dự báo chỉ sau 1 năm mà cũng sai thì phải nói là DỰ BÁO chỉ là dự báo.

Khi đã trải qua những gì thăng trầm rồi nhìn lại, chúng ta có thể dễ dàng gọi tên những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hiện tại. Đó là cuộc Khủng hoảng kinh tế toàn cầu tầm cỡ thế kỷ, là những yếu kém nội tại của nền kinh tế VN bộc phát khi hội nhập sâu với kinh tế thế giới, là sự lạc quan tếu dẫn đến những quyết sách sai lầm làm bùng phát đầu tư đa ngành đa nghề, đầu tư dàn chải kém hiệu quả,.v.v....

Ngược lại, trong lúc men say chiến thắng win - win cao độ, mấy ai đọc tên được bệnh để VN hạ cánh kịp thời?

Qua đó có thể thấy khi đang ở thực tại, đánh giá NHẬN XÉT QUÁ KHỨ dễ hơn nhiều.

Điều quan trọng là vấn đề cần phải rút ra ở đây là gì? Đối với góc nhìn của một investor/trader thì sao?

- Có phải Sự kiện VN gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho VNI tăng trên 1100 điểm và nhiều người có được mức lợi nhuận gấp vài lần cho đến vài chục vài trăm lần nhờ đầu tư cổ phiếu?

- Có phải dù kinh tế suy thoái, VNI đi xuống, nhưng trong một năm vẫn có 1 vài con sóng đem lại lợi nhuận cho trader?

- Có phải khi ai ai nhìn đâu cũng thấy khó khăn, dự báo năm sau kém hơn năm trước, thì lại có những cơ hội cho những investors biết đãi cát tìm vàng ?

GIÁ CHỈ LÀ MỘT KHÁI NIỆM (Vietcurrency.vn nên lấy câu này làm slogan) và hãy đầu tư bằng trái tim NÓNG và cái đầu LẠNH.

Một vài chia sẻ.
 
Last edited by a moderator:
Đoạn này được thể hiện được sự nhay cảm...Vừa có tầm vừa có tâm !
VC đang đi đúng hướng...ha..ha...:)):))

Bài học quan trọng nhất có thể rút ra đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, là cần hết sức cân nhắc khi có ý định trở thành "nhà đầu tư" ...
 
ong-Dang-Thanh-Tam-4.png


Chân dzung nhà sáng lập KBC và ITA.
 
Giảm giá để thoát hàng BĐS cũng bị thanh tra(?), vậy bà con cứ yên tâm mà chờ:
Sẽ thanh tra, tìm nguyên nhân

Mới đây, trước thông tin dự án Đại Thanh có giá bán 10 triệu đồng/m2, song theo thiết kế thì số thang máy quá ít so với tỷ lệ căn hộ, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, sẽ chỉ đạo cơ quan giám định chất lượng công trình xây dựng kiểm tra thực tế tại dự án này.

Đặc biệt, sau khi chủ đầu tư dự án Đại Thanh khẳng định, giá bán thấp như vậy, song doanh nghiệp này vẫn có lãi, một số cơ quan thuế, tài nguyên của Hà Nội cho biết cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp này. Cùng với đó sẽ tiến hành phân tích, mổ xẻ các yếu tố cấu thành giá sản phẩm căn hộ tại dự án Đại Thanh.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, cho biết, sắp tới thành phố cũng sẽ cho kiểm tra việc thông tin bán phá giá căn hộ tại một số dự án.

“Nếu doanh nghiệp mà bán dưới giá thành thì chúng tôi sẽ xem anh đã nộp đủ tiền đất chưa, đã đóng thuế bao nhiêu. Đồng thời, thành phố cũng sẽ cho kiểm tra tỷ lệ bán hàng tại dự án đó như thế nào, bởi thực tế có thể doanh nghiệp đưa ra giá thấp nhưng đã bán được chưa. Chúng tôi kiên quyết không để nhiễu thông tin”, Phó chủ tịch Sửu nói.

Người ta níu kéo vì hy vọng có gói giải cứu. Chỉ khi mọi nguồn giải cứu không còn, sẽ là thảm họa với mọi doanh nghiệp thiếu khôn ngoan cắt lỗ bảo toàn vốn.
 
Dung mạo của người đang xì choét nặng.

Stress thì chắc rồi, nhưng một tay chơi lớn không thể để lộ sự suy sụp đến thế,
Và tôi không tin anh Tâm bản lĩnh kém cỏi vậy.

Phải chăng đây là khổ nhục kế ?

Với đối thủ, thông điệp là: em khổ quá rồi! các anh thương mà tha cho em nhé ! em hứa, em thề sẽ abc...
với bạn, thì thông điệp là: tui sắp tiêu rồi! anh em nỡ nhìn tui chết sao ? cứu tui dzới ! mình còn nhiều duyên nợ với nhau nữa mà !
 
Last edited by a moderator:
Giảm giá để thoát hàng BĐS cũng bị thanh tra(?), vậy bà con cứ yên tâm mà chờ:


Người ta níu kéo vì hy vọng có gói giải cứu. Chỉ khi mọi nguồn giải cứu không còn, sẽ là thảm họa với mọi doanh nghiệp thiếu khôn ngoan cắt lỗ bảo toàn vốn.

Vấn đề là lợi ích nhóm trên thị trường BĐS tại HN là quá lớn anh ah, muốn giảm giá cắt lỗ cũng ko đơn giản, đây là điểm khác biệt giữa 2 thị trường BĐS HN và SG
 
Vấn đề là lợi ích nhóm trên thị trường BĐS tại HN là quá lớn anh ah, muốn giảm giá cắt lỗ cũng ko đơn giản,

lại trùng góc nhìn với paven rồi ! :D

Trước đây có HAGL đã bị soi mói đả kích nặng nề vì đã dám một mình nhảy khỏi con thuyền đang chìm. Lần này là Đại Thanh.
những kẻ muốn nhảy tàu sớm đã bị cả tàu túm lại và trừng trị.
Vì phải giữ nguyên hiện trạng thế thì mới gây được áp lực nặng lên nền KT chứ ? mới mong được cứu chứ ?

Nếu được cứu, ai sẽ nhận được dòng tiền trước nhất và nhiều nhất nhỉ ?
Đợi khi các anh được cứu hộ xong, thì các chú cứ tha hồ nhảy nhé !
:D
 
Last edited by a moderator:
WB từng nói đại ý:
“Bạn nên đầu tư vào cty nào mà một thằng ngu cũng điều hành được, vì thế nào rồi cũng có ngày một thằng ngu lên nắm quyền”

Nhân chuyện HĐQT vừa định tước bớt một số quyền của CEO và giao về CT HĐQT,
ta thấy vấn đề không ở chỗ thêm bớt hay phân chia quyền, vì làm thế thì mỗi khi thay người lại phải thay điều lệ,
đó là cách thay việc theo người nhiều bất ổn, trong khi cách đúng là tìm người vào đúng việc.

Vấn đề là ở system kia.

nên vẫn chưa thể lạc quan được, hic hic!
 
WB từng nói đại ý:
“Bạn nên đầu tư vào cty nào mà một thằng ngu cũng điều hành được, vì thế nào rồi cũng có ngày một thằng ngu lên nắm quyền”

Nhân chuyện HĐQT vừa định tước bớt một số quyền của CEO và giao về CT HĐQT,
ta thấy vấn đề không ở chỗ thêm bớt hay phân chia quyền, vì làm thế thì mỗi khi thay người lại phải thay điều lệ,
đó là cách thay việc theo người nhiều bất ổn, trong khi cách đúng là tìm người vào đúng việc.

Vấn đề là ở system kia.

nên vẫn chưa thể lạc quan được, hic hic!

Về bản chất system không thay đổi do bị ràng buộc bởi các yêu cầu thiết kế, công năng chính của nó vẫn là kỳ dị, cho nên tất cả chỉ là các điều chỉnh mang tính kỹ thuật và cục bộ chứ không mang tính hệ thống. Theo cách nhìn đó thì dĩ nhiên là không có yếu tố gì để lạc quan.

Vậy người nông dân phải làm gì?

Vụ nào biết vụ đó chứ sao bây giờ ...
 
Về bản chất system không thay đổi do bị ràng buộc bởi các yêu cầu thiết kế, công năng chính của nó vẫn là kỳ dị, cho nên tất cả chỉ là các điều chỉnh mang tính kỹ thuật và cục bộ chứ không mang tính hệ thống. Theo cách nhìn đó thì dĩ nhiên là không có yếu tố gì để lạc quan.

Vậy người nông dân phải làm gì?

Vụ nào biết vụ đó chứ sao bây giờ ...

Người nông dân muốn ăn thì phải cày thôi :)

Điều lệ đang sửa. TGĐ làm phải có HĐQT giám sát. Đại ý là vậy. Quá trình sửa chữa vẫn là chuyện thường ngày ở huyện, cũng như làm nông, 1 năm cày 2 vụ ấy mà.
 
Nhất trí với bác, vừa cáo ốm để xin nghỉ chắc chắn ko đi họp với bộ mặt hơn hớn được, đang ốm cơ mà. Không ngoại trừ còn có bàn tay của chuyên gia trang điểm. Nể bác thật, luôn nhìn thấy sự thật đằng sau những chiếc mặt nạ. Quả là cao thủ!!!

Mấy chiêu cáo ốm, ung thư bây giờ cổ rồi không còn tác dụng đâu mà mang dùng. Nhưng động thái cáo ốm rồi đi họp là có vấn đề. V...o..t..e..
 
Nên mua chứng khoán chưa các bác nhỉ? Khi người giầu nhất sàn cũng đã phải chán nản:
http://www.vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/10/ong-dang-thanh-tam-chi-em-toi-no-duoi-500-trieu-usd/
Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?

- Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo. Nói vậy thôi, chứ tôi cho rằng nền kinh tế hiện nay không đến nỗi tồi tệ. Các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu tự tin hơn. Nếu chính sách vĩ mô vẫn duy trì tốt như hiện nay thì sản xuất sẽ nhanh chóng phục hồi và tôi tin không quá ba tháng là có thể xóa được hết nợ xấu trong lĩnh vực này. Quan trọng nhất là chính sách vĩ mô phải ổn định.
 
Hay là còn phải chờ đến lúc này: (trộm vía)
Ông từng tự hào vì là một doanh nhân biết kiểm soát được thời gian, điều tiết được cuộc sống và công việc trước các áp lực trong kinh doanh. Vậy tại sao thời gian vừa rồi ông lại đến mức đổ bệnh không thể đi họp Quốc hội được?

- Kinh tế khó khăn, ngân hàng không cho vay, rồi lại còn nhiều áp lực khác, không bệnh sao được. Người ta có thể kiểm soát được ý chí, tự bảo mình quyết tâm phấn đấu vượt qua khó khăn, nhưng không ai có thể kiểm soát được sức khỏe của mình nhất là khi chịu nhiều áp lực như thế. Tôi không phải cố tỏ ra mình khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Ốm thì xin nghỉ, đến khi có thể bò về được thì cố mà bò về để đi họp. Râu tóc tôi dài ra, bạc đi, thì có gì đáng xấu hổ, vì bác sĩ yêu cầu phải để như thế để họ theo dõi bệnh tình của tôi. Sợ nhất là bị chết, chứ trông xấu tí có gì đáng lo.
 
dĩ nhiên là không có yếu tố gì để lạc quan.
Vậy người nông dân phải làm gì?
Vụ nào biết vụ đó chứ sao bây giờ ...

nông dân thì phải chăm lo mùa vụ của mình, cái đó đã đành rồi.
Nhưng nhà nông cũng phải “trông trời trông nước trông mây” để dự đoán vụ này có mưa thuận gió hòa chăng, có nên dốc sức chưa,...
là thế đấy, bạn ạ!
Nhưng thôi rồi, TT vẫn chưa lạc quan được rồi:

http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/lap-uy-ban-quoc-gia-ve-tai-co-cau-kinh-te

Trích dẫn:
“Báo cáo của CP còn lạc quan” (…) đại biểu Lai chỉ ra sự mâu thuẫn khiến ông chưa thấy thuyết phục. "Cách viết báo cáo vẫn mang tính khẩu hiệu, cần có định lượng", ĐB Bùi Thị An nhận xét
(…) Sốt ruột khi quá trình tái cơ cấu chậm chạp, nhiều ĐB cho rằng cần có giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn cho vấn đề rất lớn này.
(…) Quyết liệt giải quyết nợ xấu cũng là đề nghị tại nhiều tổ, với đề nghị công khai nợ xấu của từng ngân hàng, lĩnh vực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và nhân dân.
(…) không ít ĐB nói rằng, thời điểm này năm trước, vẫn ở phòng họp này, đã góp ý rất nhiều điều, nhưng chưa thấy tiếp thu, chuyển biến (…) qua nhiều năm thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã cảnh báo, nhưng cảm giác là đóng góp vẫn đi vào "không khí".
Bộ máy quản lý vẫn quan liêu, trong khi tình hình đòi hỏi phải thay đổi. (…) "Chúng tôi không thấy bộ ngành có quyết sách đột phá, biện pháp quyết liệt để đưa nền kinh tế vượt lên, và cũng chưa thấy dẫn chứng nào cho thấy lời hứa của các bộ ngành được thực hiện",


Đành phải đi tìm cái ăn ngoài biển lớn thôi, bạn ơi !
 
Last edited by a moderator:
Nên mua chứng khoán chưa các bác nhỉ? Khi người giầu nhất sàn cũng đã phải chán nản:
http://www.vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/10/ong-dang-thanh-tam-chi-em-toi-no-duoi-500-trieu-usd/


Lúc này, nếu cho ông một điều ước, thì ông ước gì?

- Tôi chỉ ước được trở về ngày xưa. Không phải mình tôi đâu, những anh khác nằm trong danh sách giàu nhất nhì sàn chứng khoán cũng ước mơ như vậy đấy. Ngày xưa làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo ...

Đây là bài trả lời phỏng vấn "chân thực" nhất từ hổm tới giờ. Đọc câu trả lời này mà suy nghĩ mãi ...
 
Last edited by a moderator:
nông dân thì phải chăm lo mùa vụ của mình, cái đó đã đành rồi.
Nhưng nhà nông cũng phải “trông trời trông nước trông mây” để dự đoán vụ này có mưa thuận gió hòa chăng, có nên dốc sức chưa,...
là thế đấy, bạn ạ!
Nhưng thôi rồi, TT vẫn chưa lạc quan được rồi:

http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/lap-uy-ban-quoc-gia-ve-tai-co-cau-kinh-te

Trích dẫn:
“Báo cáo của CP còn lạc quan” (…) đại biểu Lai chỉ ra sự mâu thuẫn khiến ông chưa thấy thuyết phục. "Cách viết báo cáo vẫn mang tính khẩu hiệu, cần có định lượng", ĐB Bùi Thị An nhận xét
(…) Sốt ruột khi quá trình tái cơ cấu chậm chạp, nhiều ĐB cho rằng cần có giải pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn cho vấn đề rất lớn này.
(…) Quyết liệt giải quyết nợ xấu cũng là đề nghị tại nhiều tổ, với đề nghị công khai nợ xấu của từng ngân hàng, lĩnh vực, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và nhân dân.
(…) không ít ĐB nói rằng, thời điểm này năm trước, vẫn ở phòng họp này, đã góp ý rất nhiều điều, nhưng chưa thấy tiếp thu, chuyển biến (…) qua nhiều năm thảo luận về kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã cảnh báo, nhưng cảm giác là đóng góp vẫn đi vào "không khí".
Bộ máy quản lý vẫn quan liêu, trong khi tình hình đòi hỏi phải thay đổi. (…) "Chúng tôi không thấy bộ ngành có quyết sách đột phá, biện pháp quyết liệt để đưa nền kinh tế vượt lên, và cũng chưa thấy dẫn chứng nào cho thấy lời hứa của các bộ ngành được thực hiện",


Đành phải đi tìm cái ăn ngoài biển lớn thôi, bạn ơi !

Hà hà vậy là cụ chủ trương đánh bắt xa bờ, không dám có ý kiến vì không phải người nông dân nào cũng ra biển lớn được.

Ao nhà thì bỏ qua vấn đề về system, mọi thứ vẫn có mùa có vụ của nó, nên người nông dân làm ăn nhỏ lẻ vẫn có thể bám mùa vụ mà nhặt nhạnh lấy cần cù bù hệ thống thôi ...

Chỉ cần trái mùa đừng gieo hạt thuận mùa đừng gặt non và không đặt cược vào đường lối của hợp tác xã thì vẫn có thể không sâu răng :))
 
Back
Top