VC-Thiền quán

Mỗi người mỗi cách nhìn và quan điểm khác nhau, đó cũng là quy luật. Miễn sao tôn trọng cách nhìn, cách hiểu của người khác để trao đổi là được.

Về khoa học, những bộ óc vĩ đại nhất như Einstein, Stephen Hawking, Steve Jobs ... đều hết sức tôn trọng đạo phật, dù họ có những nhìn nhận chưa chắc đã giống nhau. Vậy cũng là đủ để thấy rằng đạo Phật có giá trị, và Khoa học có nhiều điểm tương đồng, có sự đồng cảm với đạo phật.

Những gì trao đổi ở đây chỉ nhắm mục đích chia sẻ. Không có hơn thua, không mua bán, không áp đặt bất cứ điều gì. Mong rằng tôn chỉ đó luôn được ghi nhớ :))

Cám ơn bác nhắc nhở. Chắc em hơi "nhiệt tình" vì chân lý nên có lẽ không kiểm soát ngôn từ cẩn thận. Em xin lỗi nếu có làm ai đó hiểu lầm và phiền lòng.

Để em điều chỉnh lại cho phù hợp.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác nhắc nhở. Chắc em hơi "nhiệt tình" vì chân lý nên có lẽ không kiểm soát ngôn từ cẩn thận. Em xin lỗi nếu có làm ai đó hiểu lầm và phiền lòng.

Để em điều chỉnh lại cho phù hợp.

Không cụ ạ, là em thấy câu chuyện có thể đi vào nút thắt nên em giải tỏa trước vậy thôi. Đạo và Khoa học gồm nhiều quan điểm khác nhau, em muốn giữ không khí chân tình nên thỉnh thoảng tự cảnh giác như vậy cho nó dễ trao đổi :))
 
Tất nhiên chủ nghĩa duy vật đã làm một điều là xoá được rất nhiều vô minh, giả đạo của loài người đẻ ra
Nhưng nó lại dở là chưa phát triển đầy đủ, có hệ thống để đáp ứng nhu cầu XH, vô tình biến con người về trạng thái quá tự do, trạng thái hỗn độn...VN là điển hình, khi đạo đức con người suy cấp nghiêm trọng, trong đó góp không nhỏ là công của CN duy vật.
.
và đây là lúc cần có cái chính đạo bù đắp vào
 
Các bác nên đọc về Vật lý thiên văn, thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Sau đó mang Kinh Phật ra soi, thấy có một số thứ kỳ dị:
1/Đơn vị thời gian:
Một Atỳna kiếp = 1/2 tuổi trái đất
Một sát na=13499.9981pico giây=13.5nano giây
Vậy thời gian siêu lớn và siêu nhỏ đó xuất phát từ đâu? Theo dân Khảo cổ các nền văn hóa, các đơn vị đo kiểu này vốn gắn với kiến thức về khoa học thiên văn phát triển, một ngành của Vật lý thiên văn.
2/Khái niệm tương đối của thời gian:
Trong niết bàn, thời gian trôi chậm hơn thời gian ở trái đất.
Theo các tính tóan, tại các điểm kỳ dị về không gian trong vũ trụ, do tác động của trọng lực, các chiều không gian và thời gian bị biến đổi. Ví dụ trong lỗ đen, thời gian chậm hơn thời gian bên ngòai.

Phải chăng đằng sau những câu chữ ghi trong kinh phật còn chứa đựng những kiến thức của một nền khoa học khác đã biến mất?
 
Last edited by a moderator:
Các bác nên đọc về Vật lý thiên văn, thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Sau đó mang Kinh Phật ra soi, thấy có một số thứ kỳ dị:
1/Đơn vị thời gian:
Một Atỳna kiếp = 1/2 tuổi trái đất
Một sát na=13499.9981pico giây=13.5nano giây
Vậy thời gian siêu lớn và siêu nhỏ đó xuất phát từ đâu? Theo dân Khảo cổ các nền văn hóa, các đơn vị đo kiểu này vốn gắn với kiến thức về khoa học thiên văn phát triển, một ngành của Vật lý thiên văn.
2/Khái niệm tương đối của thời gian:
Trong niết bàn, thời gian trôi chậm hơn thời gian ở trái đất.
Theo các tính tóan, tại các điểm kỳ dị về không gian trong vũ trụ, do tác động của trọng lực, các chiều không gian và thời gian bị biến đổi. Ví dụ trong lỗ đen, thời gian chậm hơn thời gian bên ngòai.

Phải chăng đằng sau những câu chữ ghi trong kinh phật còn chứa đựng những kiến thức của một nền khoa học khác đã biến mất?

Em đề cử 3 cuốn theo em là hay, tất cả đều có tiếng việt, và tất cả đều có thể tìm thấy trên thuvienvatly.com

- 3 Phút đầu tiên
- Thuyết tương đối cho mọi người
- Lược sử thời gian
 
Hehe, bác nên biết thêm một điều về từ Bồ tát: Bản thân nghĩa gốc trong tiếng phạn (Pàli) Bodhi có nghĩa là bậc hiểu biết, kiểu như bác học, hay trí thức lớn. Sang đến tàu, phiên âm là Bồ tát, nhưng vẫn chú giải hiểu biết của Bồ tát là giác ngộ, nghĩa là hiểu đúng chân lý. Nên kinh phật có câu "Bậc Toàn giác" ám chỉ các vị phật, là dịch nghĩa từ chữ Budha trong tiếng Pàli ra tiếng tàu.

....
Thằng bạn em từng luyện qua một phần, trước khi luyện đã 10 năm tu tâm dưỡng tính, hiền như đất, nhưng khi kích họat bản năng xong có lúc nó bảo chỉ muốn giết người, may nhờ tu dưỡng lâu ngày, mỗi khi có ý lạ là chú lại tự hành xác nên kiểm sóat được ý tưởng quái chiêu đó.

Vậy là "Tu Tâm" hay "Kích Tâm" đây đại ca.

Đọc mục này rất hay nhưng hoàn toàn không hiểu gì....
 
Hehe, bác nên biết thêm một điều về từ Bồ tát: Bản thân nghĩa gốc trong tiếng phạn (Pàli) Bodhi có nghĩa là bậc hiểu biết, kiểu như bác học, hay trí thức lớn. Sang đến tàu, phiên âm là Bồ tát, nhưng vẫn chú giải hiểu biết của Bồ tát là giác ngộ, nghĩa là hiểu đúng chân lý. Nên kinh phật có câu "Bậc Toàn giác" ám chỉ các vị phật, là dịch nghĩa từ chữ Budha trong tiếng Pàli ra tiếng tàu.

Riêng ông Avarokiteshvara, em đã trải nghiệm và quan sát nhiều người tụng chú của ông này, phát hiện các quy luật diễn biến tâm lý của người tụng chú thấy có biểu hiện đúng như lời dặn của ông ta khi truyền dạy:
Thân Khẩu Ý đồng nhất: Khi đạt đến cái này thì mới đánh thức được tiềm thức và bản năng sâu nhất của người tụng chú. Đánh thức xong thì ông nào tốt xấu ra sao lộ ngay, kiểu như tự thôi miên ám thị, không dối trá giả vờ che mắt sư phụ được. Trò lười không đạt đến cỡ này thì chán ghét và chuồn ngay từ đầu sau vài tháng tụng không thấy gì. Trò đần chỉ giỏi lắm là đạt cộng hưởng giữa âm thanh và cơ thể, có thể làm người khác sợ vì âm thanh cộng hưởng tác động rất lạ, chỉ tác động được người nào cộng hưuởng với tần số và nhịp tụng của trò đó, nhưng không khá hơn.
Ông nào giỏi đạt được cả 3 cái hòa làm một, thực chất là hiểu được bí quyết của bài chú và hiểu các đối tác, khi tụng sẽ làm rất nhiều người chịu tác động cộng hưởng và gần như thôi miên luôn đám đông. Nhưng đến lúc này bắt đầu nảy sinh vấn đề:
+Tự mãn, cho mình giỏi hơn người, ông này bắt đầu dở rói khinh người, thế là sư phụ phát hiện ngay (cái này là chủ ý của Avarokiteshvara)
+Đức độ kém, bắt đầu quái chiêu tìm cách dùng kiến thức tụng chú vừa luyện được để tháu cáy chơi khăm người khác, hoặc ghen người khác giỏi hơn thì tìm cách chơi khăm => sư phụ và bạn bè phát hiện
+Quá quắt hơn, có tay bắt đầu tìm đến bùa ngải ở sau khi đã khám phá bí quyết sức mạnh của chú Avarokiteshvara, nhưng lại nghe đến các món bùa chú lạ ở đâu đó, thế là ngày thì tụng chú Phật, đêm luyện các thứ linh tinh để vượt bạn bè=> dần dần tâm tính thay đổi vì tính đố kỵ và hiếu thắng, => bị lộ ra qua lời nói hành vi, ứng xử kiêu ngạo. Khi không luyện nổi 2 thứ trái ngược nhau thì dẫn đến bức xúc càng ngày càng kỳ quặc so với chúng bạn, luyện được mà mải theo món bí kíp ở ngoài thì dần dần coi thường thầy, xa dần tu luyện đức độ, cuối cùng là đi hành nghề phù thủy/cúng bái chứ không còn lo rèn luyện nữa.
Kết cục là người qua được chặng rèn luyện của Avarokiteshvara và các đệ tử chân truyền của ông thực sự rất ít.

2000 năm đã trôi qua kể từ khi Avarokiteshvara viên tịch, nhưng những quy luật tâm lý trong quá trình ông dạy đồ đệ đến giờ vẫn y nguyên, dạng lỗi của các trò rơi rớt giống nhau y chang. Chứng tỏ Avarokiteshvara dùng phương pháp quan sát tâm lý thực nghiệm rất khoa học, ngày nay cũng quan sát ghi chép kiểu y hệt. Chỉ có điều ngôn ngữ của 2000 năm trước quá khác bây giờ, lại dịch đi dịch lại qua nhiều thứ tiếng, thêm thắt bởi các ông đi sau này nên mọi thứ nghe nó rất huyền bí. Thêm vào đó, do kỹ thuật luyện chú là kích thích bản năng giấu trong tiềm thức, khá nguy hiểm cho ai thần kinh yếu hoặc bản năng quá mạnh. Một khi bản năng gốc được giải phóng thì rất nhìeu người có hành vi thú tính không ngờ.

Thằng bạn em từng luyện qua một phần, trước khi luyện đã 10 năm tu tâm dưỡng tính, hiền như đất, nhưng khi kích họat bản năng xong có lúc nó bảo chỉ muốn giết người, may nhờ tu dưỡng lâu ngày, mỗi khi có ý lạ là chú lại tự hành xác nên kiểm sóat được ý tưởng quái chiêu đó.

Có phải dịch ra Tiếng Việt là Chú Đại Bi không đại k Giai?
Hay Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn?
 
Xin cám ơn!

triết học, khoa học cũng là niềm tin, tín ngưỡng thôi. bởi không phải thí nghiệm nào ta cũng thực làm, không phải kiến thức nào ta cũng biết...

Về cá nhân có lẽ nên dừng ở mức bình thường, không nên joking quá .... gây hiểu lầm là xúc phạm

tất nhiên, mỗi người một con đường ~o)~o)~o)

TKS!

Riêng em cụ cứ jocking thoải mái nhé, no limit, vì em vốn thiếu nghiêm túc thành bản chất rồi :))
 
Wow, đúng như bác tomcat nói, topic đang "ấm dần" lên và rất thú vị. Mà em nghĩ cũng đúng thôi vì chún tta đang "bàn" đến vấn đề rất lớn, mối quan tâm rất chung ủa con người mà.

Các bác đề cập đến nhiều đề mục lớn quá, em sẽ "từ từ" mà theo các bác trong khả năng em biết.



Chủ nghĩ duy vật biện chứng của K.Mark & F. Engel là một học thuyết khoa học tiến bộ nhưng chưa tròn vẹn khi luận về thế giới nhân sinh quan và vũ trụ. Nó chỉ mới nói và phản ánh đúng cho thế giới duy vật hữu hình (như chính căn bản nguồn gốc xuất phát điểm K.Mark đã thừa kế là biện chứng của G.F.Hegel và duy vật của L.feuebach). Em ví dụ nhé: KM nói "vật chất quyết định ý thức, đến lượt nó ý thức tác động trở lại vật chất". Tác động như thế nào, cơ chế ra sao...trong kinh Phật lại nói giải rất rõ.

Thế nên em nghĩ khi mình mở rộng hơn cái giới hạn của mình có thể mình sẽ thấy nhiều hơn. Dưng mà như trong Kinh Phật có nói đó là tùy duyên, không thể cưỡng cầu được. Mọi caií đều phải tùy thuận theo duyên, phải "đến ngày đến giờ ".
Bác có thể nói rõ hơn đoạn màu tím không?
 
Bác có thể nói rõ hơn đoạn màu tím không?

Khi nói về TÂM, cái hiểu vật chất nhất về Tâm là trái tim (nhục đoàn tâm). Nhưng bản thân nó không đóng vai trò nào trong cái ý nghĩa về TA6n như trong kinh hay nhắc tới.
Nói về tâm là nói về tâm tưởng và tâm thức. Nó được hiểu và nhận ra ở nhiều cấp độ hơn : duyên lự tâm (ý thức), tư lượng tâm 9mat-nas có lẽ là tiềm thức), tập khởi tâm (thần thức).

bác xem thêm phần em đã nói ở đây nữa nhé:
http://vietcurrency.vn/search.php?searchid=149401&pp=&page=2
http://vietcurrency.vn/showthread.php?248-Th%E2m-th%FAy-!/page37

Có gì chia sẻ trao đổi cho em biết thêm với nhé. :)
 
Có phải dịch ra Tiếng Việt là Chú Đại Bi không đại k Giai?
Hay Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn?
Cái này vượt quyền hạn của tui, tui không thể tùy tiện. Để các chân sư phát biểu mới đúng người đúng việc, ai lại để một gã nhà quê thuần đời như tui nói chuyện đạo e là không ổn. Tui chỉ biết là ông Avarokiteshvara vừa là thầy đạo, lại là thầy đời nên mới giỏi bắt bài các đệ tử một cách khoa học như thế.
 
Khi nói về TÂM, cái hiểu vật chất nhất về Tâm là trái tim (nhục đoàn tâm). Nhưng bản thân nó không đóng vai trò nào trong cái ý nghĩa về TA6n như trong kinh hay nhắc tới.
Nói về tâm là nói về tâm tưởng và tâm thức. Nó được hiểu và nhận ra ở nhiều cấp độ hơn : duyên lự tâm (ý thức), tư lượng tâm 9mat-nas có lẽ là tiềm thức), tập khởi tâm (thần thức).

bác xem thêm phần em đã nói ở đây nữa nhé:
http://vietcurrency.vn/search.php?searchid=149401&pp=&page=2
http://vietcurrency.vn/showthread.php?248-Th%E2m-th%FAy-!/page37

Có gì chia sẻ trao đổi cho em biết thêm với nhé. :)

Cám ơn bác chia sẻ.

Em chưa biết gì về đạo, chưa có kiến thức về đạo như các bác. Từ trải nghiệm thực tế và tình cờ đọc được thread này của các bác thấy sự đồng cảm.

Đạo Phật đưa đến cho con người lòng hướng thiện nhưng như thế có làm mất khả năng phát triển không? Vì đôi khi để đạt được điều gì đó chỉ có lòng tốt và sự thật thà không làm được.
 
Cám ơn bác chia sẻ.

Em chưa biết gì về đạo, chưa có kiến thức về đạo như các bác. Từ trải nghiệm thực tế và tình cờ đọc được thread này của các bác thấy sự đồng cảm.

Đạo Phật đưa đến cho con người lòng hướng thiện nhưng như thế có làm mất khả năng phát triển không? Vì đôi khi để đạt được điều gì đó chỉ có lòng tốt và sự thật thà không làm được.

Cá nhân em thấy mở rộng đề tài này nó sát sườn với cuộc sống quanh ta hơn nè, về phần Đạo lý Phật pháp các sách có nguồn gốc hẳn hòi mới giải nghĩa hết được mọi căn cơ, cho nên, đọc cần đọc cả gốc ngọn để rõ ngọn ngành mới ý kiến ý cò được. Đọc bên đây 1 chút, đọc bên kia 1 chút, đọc phần kết 1 chút, thêm chút phẩn thân, lộn về phần gốc sẽ làm kiến thức của mình vụn vặt & lọan, vả lại nếu thực tâm muốn hiểu về Đạo - Phật - Pháp nên tầm sư hay tiếp cận có hướng dẫn bằng trực tiếp or các nguồn webs chính thống. Các kiến thức này ko thể tiếp nhận theo dạng cóp nhặt, bản thân em nghĩ vậy.

Giờ mình quay về đề tài đạo & cuộc sống nhé, bác Tomcat cho 1 vài nhận định về dòng em bold trên của bác nangvang nhé, :)
 
Cám ơn bác chia sẻ.

Em chưa biết gì về đạo, chưa có kiến thức về đạo như các bác. Từ trải nghiệm thực tế và tình cờ đọc được thread này của các bác thấy sự đồng cảm.

Đạo Phật đưa đến cho con người lòng hướng thiện nhưng như thế có làm mất khả năng phát triển không? Vì đôi khi để đạt được điều gì đó chỉ có lòng tốt và sự thật thà không làm được.

Em nghĩ cái gì đến sẽ đến thôi. Có ai biết ngay đâu, cũng là mày mò tìm hiểu rồi có người ở lại có người bỏ đi như mọi lĩnh vực trên đời.

Những băn khoăn của cụ là những băn khoăn dạng "kinh điển", e là sẽ phải tự tìm hiểu và tự tìm câu trả lời ...

Còn nếu cụ hỏi em, em đáp từ những gì em hiểu, thì câu trả lời là tích cực :))

Nhìn từ góc độ xã hội, những đỉnh cao có cả sự chân thực tuyệt đối và cũng có cả sự giả dối, tàn độc tận cùng. Đời nó là vậy. Không có cái này thì không có cái kia.

Đạo không đưa ra câu trả lời yes/no hoặc true/false cho mọi câu hỏi trên đời. Đạo khuyến khích mỗi người tự tìm câu trả lời cho bản thân, thông qua quá trình tự quán sát bản thân và quán sát thế giới xung quanh. Thông qua quá trình tự quán sát, tỉnh giác sẽ được khơi nguồn, và câu trả lời sẽ đến.

Tất nhiên có một số guideline về con đường, tùy pháp môn, nhưng mỗi người sẽ phải tự bước đi và tự trải nghiệm.

Đó là góc nhìn của em. Với một số người, đạo đem lại quyền năng, sử dụng quyền năng thế nào sẽ là vấn đề phải giải quyết. Cũng là một cách nhìn đáng suy ngẫm ...
 
Vì đôi khi để đạt được điều gì đó chỉ có lòng tốt và sự thật thà không làm được.
Giờ mình quay về đề tài đạo & cuộc sống nhé, bác Tomcat cho 1 vài nhận định về dòng em bold trên của bác nangvang nhé, :)

Oái ... ok, vì là chia sẻ nên em sẽ chia sẻ những gì em hiểu, chứ gọi là nhận định nghe giống chiên gia quá :))

Có vô số việc mà chỉ lòng tốt và sự thật thà không làm được. Điểm này khỏi bàn.

Vấn đề chỉ là lựa chọn của mỗi cá nhân.

Học đạo là học để biết nên lựa chọn thế nào, hơn nữa là xem xét xem bản thân việc đó có phải là việc nên làm không, trước khi lựa chọn làm thế nào.

Làm cách này thì kết quả thế này, khác đi thì kết quả nó khác. Mê lầm sẽ chọn cách này, tỉnh giác sẽ làm cách khác. Vậy thôi.

Còn muốn tỉnh giác mà vẫn có thể hành xử như mê lầm thì em không nghĩ là được, người sáng (tỉnh giác) họ khó hành động như người mê lắm. Em nói vậy vì nhiều người muốn vẫn mang danh chính đạo, mà xài công cụ của tà đạo như đúng rồi ...

Giống Nhạc Bất Quần với Tịch tà kiếm phổ :))
 
Vậy là "Tu Tâm" hay "Kích Tâm" đây đại ca.

Đọc mục này rất hay nhưng hoàn toàn không hiểu gì....
Cả hai chú à. Ông ấy kích cho bản năng của các đệ tử bộc lộ, rồi buộc các đệ tử cố gắng chế ngự nó ở cấp cao hơn, nói theo ngôn ngữ xưa là gọi quỷ lên để trấn áp. Mà quỷ đó vốn ẩn náu sâu thẳm trong mỗi người
 
Cám ơn bác chia sẻ.

Em chưa biết gì về đạo, chưa có kiến thức về đạo như các bác. Từ trải nghiệm thực tế và tình cờ đọc được thread này của các bác thấy sự đồng cảm.

Đạo Phật đưa đến cho con người lòng hướng thiện nhưng như thế có làm mất khả năng phát triển không? Vì đôi khi để đạt được điều gì đó chỉ có lòng tốt và sự thật thà không làm được.

Đạo không làm cho ta thông minh hay kém thông minh đi, cái đó thuộc khả năng của từng người. nói rộng thông minh là "thần thông minh mẫn" của mỗi người, đôi khi đạo còn giúp pháp huy thông minh tiềm ẩn một cách mạnh mẽ, ổn định hơn

Thể hiện nếu cá nhân luyện thiền, mật chú...thì sức chịu đựng tăng lên, tính ôn hoà hơn, hiệu quả công việc tăng lên
(* trong một cuốn thiền trúc lâm, đã thống kê thì tỷ lệ người thành đạt giàu có mà luyện thiền cao hơn người bình thường),

Có lẽ bạn chưa biết nhiều về thiền nên phán vậy, lưu ý là mục đích luyện khác nhau kết quả khác nhau, các võ sĩ samurai chỉ là người bình thường, nhưng sau khi luyện thiền thì trở lên dũng mãnh như sư tử (*nhưng luyện theo cách này tôi không cổ vũ nha), tôi đã đọc qua một dũng sĩ samurai sau khi luyện theo cách của thầy chỉ bỗng trở thành một võsy judo không bao giờ biết nằm sàn khi thi đấu dù thể chất bình thường

Hay dễ tham khảo hơn là TRần trân - tinh võ môn, để đạt đến mức suất thần nhập hoá đều nhờ thiền cả

Vì vậy bác nói không chính xác, có lẽ mục đích chính của đạo là tình yêu thương, tha thứ hiiiiiiiiii
 
Cả hai chú à. Ông ấy kích cho bản năng của các đệ tử bộc lộ, rồi buộc các đệ tử cố gắng chế ngự nó ở cấp cao hơn, nói theo ngôn ngữ xưa là gọi quỷ lên để trấn áp. Mà quỷ đó vốn ẩn náu sâu thẳm trong mỗi người

Nghe giống kéo lên để xả :))
 
Đạo không làm cho ta thông minh hay kém thông minh đi, cái đó thuộc khả năng của từng người. nói rộng thông minh là "thần thông minh mẫn" của mỗi người, đôi khi đạo còn giúp pháp huy thông minh tiềm ẩn một cách mạnh mẽ, ổn định hơn

Thể hiện nếu cá nhân luyện thiền, mật chú...thì sức chịu đựng tăng lên, tính ôn hoà hơn, hiệu quả công việc tăng lên
(* trong một cuốn thiền trúc lâm, đã thống kê thì tỷ lệ người thành đạt giàu có mà luyện thiền cao hơn người bình thường),

Có lẽ bạn chưa biết nhiều về thiền nên phán vậy, lưu ý là mục đích luyện khác nhau kết quả khác nhau, các võ sĩ samurai chỉ là người bình thường, nhưng sau khi luyện thiền thì trở lên dũng mãnh như sư tử (*nhưng luyện theo cách này tôi không cổ vũ nha), tôi đã đọc qua một dũng sĩ samurai sau khi luyện theo cách của thầy chỉ bỗng trở thành một võsy judo không bao giờ biết nằm sàn khi thi đấu dù thể chất bình thường

Hay dễ tham khảo hơn là TRần trân - tinh võ môn, để đạt đến mức suất thần nhập hoá đều nhờ thiền cả

Vì vậy bác nói không chính xác, có lẽ mục đích chính của đạo là tình yêu thương, tha thứ hiiiiiiiiii

Thiền là phương pháp tu tập chính của đạo phật. Thiền nguyên thủy thực ra khá đơn giản về nguyên tắc, bắt đầu từ hướng sự chú ý theo hơi thở vào ra. Các cấp độ tu tập được chia ra nhiều bậc, nhưng nói chung cũng đều có thể hiểu được. Nó chỉ khó trong thực hành thôi, vì cái tâm của hành giả thường không thể tập trung mà phải trải qua quá trình lâu dài rèn luyện.

Điều dường như khó hiểu nhất của thiền, đó là cuộc tranh cãi bất tận xung quanh câu hỏi: khi thiền thì phải nghĩ cái gì, hay không nghĩ gì cả, mà không nghĩ gì cả thì là thế nào? làm thế nào mà có thể không nghĩ gì cả?

Chỗ này nếu em đưa ra 1 phương án, sẽ có thể gây tranh luận dài kỳ và không có kết thúc, bởi vậy xin dừng ở đây, nghĩa là xác nhận thiền là một phương pháp tu tập tâm của nhà phật.

Em cũng xin lưu ý là thiền còn có nhiều áp dụng khác, biến thể khác, và sử dụng trong nhiều pháp môn khác chứ không riêng đạo phật. Mà bản thân đạo phật trải qua hàng ngàn năm, cũng đã chia ra rất nhiều các chi phái với các chủ trương khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

Tuy nhiên em không nghĩ việc gán quá nhiều quyền năng cho thiền là một điều hay. Bản thân thiền cũng chỉ là một phương tiện để khơi dậy tỉnh giác, do tâm tĩnh lặng, và không còn định kiến. Những quyền năng như người thường cảm nhận được nếu muốn cần kết hợp với các phép tu tập khác nữa (yoga, nội công ...).

Biển học bao la. Tùy cơ duyên mỗi người sẽ tìm được cho mình một con đường phù hợp. Chẳng có con đường nào là hơn hay kém. Tự nhủ vậy sự trao đổi sẽ có ích cho tất cả.
 
Thiền là phương pháp tu tập chính của đạo phật. Thiền nguyên thủy thực ra khá đơn giản về nguyên tắc, bắt đầu từ hướng sự chú ý theo hơi thở vào ra. Các cấp độ tu tập được chia ra nhiều bậc, nhưng nói chung cũng đều có thể hiểu được. Nó chỉ khó trong thực hành thôi, vì cái tâm của hành giả thường không thể tập trung mà phải trải qua quá trình lâu dài rèn luyện.

Điều dường như khó hiểu nhất của thiền, đó là cuộc tranh cãi bất tận xung quanh câu hỏi: khi thiền thì phải nghĩ cái gì, hay không nghĩ gì cả, mà không nghĩ gì cả thì là thế nào? làm thế nào mà có thể không nghĩ gì cả?

Chỗ này nếu em đưa ra 1 phương án, sẽ có thể gây tranh luận dài kỳ và không có kết thúc, bởi vậy xin dừng ở đây, nghĩa là xác nhận thiền là một phương pháp tu tập tâm của nhà phật.

Em cũng xin lưu ý là thiền còn có nhiều áp dụng khác, biến thể khác, và sử dụng trong nhiều pháp môn khác chứ không riêng đạo phật. Mà bản thân đạo phật trải qua hàng ngàn năm, cũng đã chia ra rất nhiều các chi phái với các chủ trương khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

Tuy nhiên em không nghĩ việc gán quá nhiều quyền năng cho thiền là một điều hay. Bản thân thiền cũng chỉ là một phương tiện để khơi dậy tỉnh giác, do tâm tĩnh lặng, và không còn định kiến. Những quyền năng như người thường cảm nhận được nếu muốn cần kết hợp với các phép tu tập khác nữa (yoga, nội công ...).

Biển học bao la. Tùy cơ duyên mỗi người sẽ tìm được cho mình một con đường phù hợp. Chẳng có con đường nào là hơn hay kém. Tự nhủ vậy sự trao đổi sẽ có ích cho tất cả.


em hoàn toàn đồng ý :

Điều dường như khó hiểu nhất của thiền, đó là cuộc tranh cãi bất tận xung quanh câu hỏi: khi thiền thì phải nghĩ cái gì, hay không nghĩ gì cả, mà không nghĩ gì cả thì là thế nào? làm thế nào mà có thể không nghĩ gì cả?
 
Back
Top