VC-Thiền quán

Bác nói đến mô hình thì em xin ..."đứng hình". Em dân thiên xã hội nên em en-nờ-giê-u vụ đó lém, bác thông cảm

Còn về tiền, đúng là nói đến bao giờ cho hết chữ. Nhưng đồng ý với cụ là mình "cố tu" để đạt tới mức tự tại mà xem nó như là một phương tiện chứ không phải là mục đích.

Mà xét lại cho cùng thì từ chuyện biết xem tiền là phương tiện hay đến chuyện dùng vũ khí để tự vệ hay cướp của giết người ...vưn vưn thì cuối cùng quay lại cũng một chữ TÂM trong con người ta phải không cụ.

Thế nên Phận mới bảo con người phải tu tâm sửa tánh. Cái tâm vọng đảo chính là nguồn cơn của mọi tham vọng, tội lỗi và oán giận vay trả trả vay luân hồi. Cũng chính từ cái tâm đảo điên tạo nghiệp rồi sẽ kết chung thành cái tánh. Cái tánh đến lượt nó lại "giúp" cái tâm đảo điên, điên đảo.

Vì qui luật vay -phải trả nên rắn ăn cóc rồi sẽ có ngày "vật phải đổi sao phải dời", biết đâu cóc ngày nao giờ thành đại bàng và rắn thủa xưa giớ là gà nhép... Cũng chính vì cái qui luật vũ trụ đó mà Phật hiện thể cứu độ chúng sinh và Phật cũng bảo kiếp con người là là kiếp tốt nhất để tu tập để tỉnh mê mà tự cứu mình ra khỏi vòng xoáy sinh tử luân hồi. Cụ thấy em thuộc bài chưa :)

Xã hội thì có mô hình văn hóa xã, mô hình hợp tác xã, mô hình xã hội chủ nghĩa version 1 và version 2 ... em có nói gì xa xôi đâu :-)

Vâng những gì em hiểu về đạo thì đều xoay quanh cái tâm. Tâm cũng là đề tài chính của triết học, và nay là cả khoa học. Nó thực sự là hạt nhân, nên nói gì cũng khó bỏ qua.

Tâm rất thường được hiểu theo khía cạnh đạo đức và xã hội, hơi đáng tiếc vì không đầy đủ. Hình ảnh so sánh em thấy sát nhất, là với hoạt động của máy tính, giờ là điện tử tương lai sẽ là lượng tử. Khoa học sẽ tiến theo con đường đó. Lại tiếc nữa, ngành này cũng khó hiểu không kém.

Với những chia sẻ của anh em trên này, em hy vọng mỗi người đều thu được lợi ích cho bản thân thông qua việc hiểu tâm là gì, từ đó bước đầu hướng tới tỉnh giác. Ít nhất nó có tác dụng như một môn thể dục tâm linh :-)

Với em thì đó là mission của cái thớt mang cái tên khá marketing này :cool:
 
Người đi đường ai cũng biêt Đông là hướng mặt trời mọc, nhưng đi đường vẫn bị lạc. Nhiều điều đơn giản khi nói nhưng khi làm thực sự phức tạp.
Ngay cả một tên tuổi lớn trong tăng chúng Việt nam, trước khi viên tịch còn nói với đồ đệ: "Không biết ta có đọa địa ngục không?". Theo những gì nhiều người biết, thầy đó thực sự là chân tu, một hình mẫu về đức hạnh và kiến thức quảng đại. Vậy đó, không thể cầu tòan, mà chỉ biết "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" (Hãy làm hết sức mình thì sẽ hiểu thiên mệnh). Bậc chân tu thốt lên câu đó là vì ông cảm thấy nhiều điều ông chưa làm được, và ông nghiêm khắc với bản thân đúng như yêu cầu của Avarokiteshvara đặt ra.

Em nghĩ những khó khăn của các bậc thầy khi phải truyền dạy những khái niệm kiểu "bất khả tư nghì - không thể nghĩ bàn" thật nặng nề, và sự hy sinh của người thầy, công sức của người thầy là không thể đong đếm.

Và người thầy sẽ đôi khi phải tự hỏi những câu kiểu như vậy ...
 
Cộng hưởng âm thanh khi trì chú + sau đó quán tưởng trong sự tĩnh lặng mệnh mông ( đó là sự kết hợp giữa cuộn trào của cuồng phong bão tố với việc dùng nội lực để kìm chế cơn cuồng phong đó trong sự bình yên, giải thoát). Sự quán tưởng - thiền yogi chính là sự hòa quện thống nhất của Thân - Khẩu - Ý hành giả với một bậc Chân sư nào đó mà mình có duyên hạnh ngộ.

Hì...ì. Thanks bác.

"Đường chẳng đi chẳng đến, chuông không gõ không kêu."

Hành giả có thể phải đi cả trăm năm cũng chưa thấy bến bờ.... nhưng biết đâu với duyên lành ngày mai hành giả đó gặp ngã rẽ lớn ngay trước mắt, và điều đó sẽ thay đổi mọi điều.......

G/L.

Vâng, việc của hành giả là đi thôi cụ. Chúc cụ an định trên mỗi bước chân ...
 
Cụ bắt chước cụ Don gọi đò nhưng em nghe chả phê tẹo nào. Nghe nó cứ ngắn ngắn cùn cụt sao ý.

Vậy mà con đò K2G lại "cập bến". Thế mới biết giỏi hay dở, khôn hay dại, giàu hay nghèo... chưa phải là quan trọng. Quyết định hay không chỉ một chữ duyên hì hì.

Có lẽ khoản gọi đò em hơi kém ...

Cơ mà có đò là được rồi, em cũng chả care :))
 
Đây là vấn đề về mối tương quan giữa kiến thức và thực tại. Và học đạo là để tiếp xúc với thực tại vô thường.

Kiến thức giúp fix lại cái thực tại, theo cách "dừng hình", để phân tích, để suy luận ... fix lâu, ngâm cứu lâu, cứ nghĩ cái hình đó là thực tại.

Kiến thức, về cơ bản là các mô hình logic. Người ta mô hình hóa mọi thứ: mô hình kinh tế, mô hình phát triển, mô hình tư duy, mô hình thống kê, mô hình kiến trúc ... không có mô hình hóa, không có nền văn minh hiện tại.

Tất nhiên, mô hình luôn không phải thực tế. Thực tế nó ở ngoài kia, còn mô hình nó ở trong này, trong tâm. Tâm cứ vận hành, còn thực tế nó đâu cần cái mô hình trong tâm để phát triển.

Thế rồi, điều quan trọng là điều chỉnh mô hình, hoặc thậm chí vứt bỏ và thay mới, thì người ta lại tự trách mình, hoặc chối bỏ thực tế, cho là thực tế bị "sai". Bi kịch nó ở chỗ đó.

Nói gì mô hình to tát, với các công thức mà máy tính chạy cả trăm năm không ra kết quả. Em chỉ nói đơn giản về điểm và đường thẳng, concept cơ bản lớp 1 cũng được học. Điểm là khái niệm giả tưởng, có kích thước bằng 0. Vậy mà đường, là tập hợp "vô số" điểm, thì có kích thước hẳn hoi, đo được tốt. Vậy đâu là "sự thực", vì sao tập hợp vô số cái "0" lại thành cái khác "0"?

Ý em chốt lại là thực tế nó luôn đúng, vì thực tế chính là chân lý. Vấn đề luôn là ở ta :D

Cuộc sống nếu được nhìn từ nhiều lăng kính sẽ thấy vạn hoa, đúng ko ạ. Em đồng ý điểm này nhưng có cái nhìn hơi khác tý về "0". Bởi vì đó là cái mà con người tự cho phép làm tròn cho dễ dàng mọi phép nhìn :))

Theo cá nhân em, ko có gì có giá trị là 0 cả, nó đều mang 1 kích thước nào đó dù con người ko đủ dãy số để định lượng nó, ngay cả bản thân 0 cũng mang 1 giá trị nào đó giữa âm vs dương.

Vì thế, cứ cho điểm là 0, 1 đoạn thẳng là tập hợp của n0 - mà n là 1 nguyên số - đoạn thẳng or đường thẳng có kích thước vì kích thước đó là đơn vị đo được khoảng cách từ đầu điểm 0 này đến cuối điểm 0 kia. :))
 
Em ko biết có lạc đề không, mà có lạc thì cũng cứ 8 ngại gì :o

Ý em là chơi riết với mô hình, rồi người ta lại kêu thực tế sai, hoặc đổ tại cái xyz gì gì đó, khi thấy kết quả không như mong đợi. Là em bàn về các mô hình tài chính, quản trị rủi ro ... vẫn thường được coi như bùa thiêng bất khả chiến bại. Đó là khi bàn về vụ 2007, với Boston group gì đó mà cụ Thiết kể (em không biết chuyện này, hình như tên như thế - mà sao giống tên cái công ty xịn bên Anh thế nhỉ?)

Còn nói về tiền, đó luôn là 1 concept vô tiền khoáng hậu, vì ai cũng xài tiền, mà tiền là gì thì chắc rất ít người đặt câu hỏi, ngoài các sinh viên kinh tế.

Anyway, tiền cũng chỉ là 1 công cụ - câu này nghe quen quen :-)

Súng đạn dùng để bảo vệ tổ quốc, chắc chắn được coi là cần thiết. Súng đạn dùng để băng nhóm thanh toán, có lẽ cũng chả ai quan tâm vì nó vô vị. Nhưng súng đạn dùng để cướp của giết người, em tin là sẽ bị lên án. Tiền cũng vậy thôi mà. Mô hình gì đâu cụ.

Túm lại chỉ có tâm là có vấn đề thôi, thực tại nó tồn tại như nó là ...

Cụ nhìn con rắn ăn con cóc, tâm cụ chắc chắn nảy sinh "thái độ", thế cụ bảo con rắn ác hay con cóc dại?

Dù tâm cụ "hành" thế nào, rắn vẫn luôn ăn cóc nếu có cơ hội, hệt như đại bàng luôn ăn gà con :))

Em muốn hiểu rõ hơn 1 số ý này....Vậy khi nhìn thấy con rắn ăn con cóc (mà em ít khi nghe rắn ăn cóc toàn nghe rắn ăn chuột thôi :)) ) và cho đó là 1 thực tế nên chấp nhận như nó là. Nếu con cóc có khả năng nào đó liệu nó có muốn biến đổi mình thành con đại bàng là con vật khắc kỵ với con rắn ko để thoát khỏi kiếp làm mồi săn của rắn? Với con người thì câu trả lời chắc chắn là Có. Con người có đủ khả năng & điều kiện để chọn lựa theo lối "to be or not to be" - làm người đi săn hay kẻ bị săn - (ví cho nó hơi hướm ck tý, hi..hi).

Nếu nhìn từ bản chất đời, cuộc sống ko khác gì hình ảnh con rắn cắn con cóc theo châm ngôn "Cá lớn nuốt cá bé", để ko bị nuốt chửng, con người muốn mình lớn mạnh hơn kẻ khác.

Bản thân Đạo ko thể thay đổi được thực tế đó bởi vì đạo ko sinh ra nó mà chính con người chúng ta góp phần tạo ra cái gọi là lẽ sống/quy luật sống, được cộng dồn tồn tại qua bao đời trở thành lẽ tự nhiên. Nhưng lẽ tự nhiên này ko mang lại cho chúng ta sự thanh thản & happy. Nó chỉ mang lại cho ta những niềm vui tạm thời, sự mệt mỏi & những đỉnh cao.

Đạo dạy chúng ta hiểu thành La Mã con người tự đặt ra chỉ là những đỉnh cao chứ ko phải đích đến cuối cùng là Happy.

Đạo ko khai sáng cho chúng ta thấy bản chất của cuộc sống để chấp nhận nó như nó vốn là. Đạo muốn con người cảm hóa nó bằng tấm lòng mà chúng ta gọi nó là Tâm.

Em nghĩ thế, nên dày vò người khác suốt. :))
 
Last edited by a moderator:
Cuộc sống nếu được nhìn từ nhiều lăng kính sẽ thấy vạn hoa, đúng ko ạ. Em đồng ý điểm này nhưng có cái nhìn hơi khác tý về "0". Bởi vì đó là cái mà con người tự cho phép làm tròn cho dễ dàng mọi phép nhìn :))

Theo cá nhân em, ko có gì có giá trị là 0 cả, nó đều mang 1 kích thước nào đó dù con người ko đủ dãy số để định lượng nó, ngay cả bản thân 0 cũng mang 1 giá trị nào đó giữa âm vs dương.

Vì thế, cứ cho điểm là 0, 1 đoạn thẳng là tập hợp của n0 - mà n là 1 nguyên số - đoạn thẳng or đường thẳng có kích thước vì kích thước đó là đơn vị đo được khoảng cách từ đầu điểm 0 này đến cuối điểm 0 kia. :))

Con người hay tự cho phép mình làm nhiều điều "cho nó tiện" lắm. Mà đúng là tiện thật :-)

Cái gì cũng có kích thước của nó, là điều ngay cả vật lý hiện đại cũng không dám khẳng định hùng hồn đâu cụ (chả biết xưng hô thế nào híc híc ...). Còn điểm có kích thước = 0 là concept nguyên thủy trong hình học (còn chả thèm định nghĩa), chứ có phải em "luận" ra đâu.

Em ok kích thước đo được giữa 2 "điểm", thế nhưng đường là tập hợp vô số điểm, mà điểm = 0, thế sao tổng của vô số cái 0 đó lại khác 0? đó là em nói về những nghịch lý khi xây dựng mô hình "cho nó tiện" thôi mà cụ.

Hế hế, mà em xin nói là em không phải nhà toán học hay vật lý học đâu nhé. Cụ nói nữa em bí là em lảng đấy, lúc đó khéo đò lại phải gọi bến :))
 
Em muốn hiểu rõ hơn 1 số ý này....Vậy khi nhìn thấy con rắn ăn con cóc (mà em ít khi nghe rắn ăn cóc toàn nghe rắn ăn chuột thôi :)) ) và cho đó là 1 thực tế nên chấp nhận như nó là. Nếu con cóc có khả năng nào đó liệu nó có muốn biến đổi mình thành con đại bàng là con vật khắc kỵ với con rắn ko để thoát khỏi kiếp làm mồi săn của rắn? Với con người thì câu trả lời chắc chắn là Có. Con người có đủ khả năng & điều kiện để chọn lựa theo lối "to be or not to be" - làm người đi săn hay kẻ bị săn - (ví cho nó hơi hướm ck tý, hi..hi).

Nếu nhìn từ bản chất đời, cuộc sống ko khác gì hình ảnh con rắn cắn con cóc theo châm ngôn "Cá lớn nuốt cá bé", để ko bị nuốt chửng, con người muốn mình lớn mạnh hơn kẻ khác.

Bản thân Đạo ko thể thay đổi được thực tế đó bởi vì đạo ko sinh ra nó mà chính con người chúng ta góp phần tạo ra cái gọi là lẽ sống/quy luật sống, được cộng dồn tồn tại qua bao đời trở thành lẽ tự nhiên. Nhưng lẽ tự nhiên này ko mang lại cho chúng ta sự thanh thản & happy. Nó chỉ mang lại cho ta những niềm vui tạm thời, sự mệt mỏi & những đỉnh cao.

Đạo dạy chúng ta hiểu thành La Mã con người tự đặt ra chỉ là những đỉnh cao chứ ko phải đích đến cuối cùng là Happy.

Đạo ko khai sáng cho chúng ta thấy bản chất của cuộc sống để chấp nhận nó như nó vốn là. Đạo muốn con người cảm hóa nó bằng tấm lòng mà chúng ta gọi nó là Tâm.

Em nghĩ thế, nên dày vò người khác suốt. :))

Từ từ, vụ này khó em còn chưa đọc hiểu được, nghĩ tí đã rồi sẽ 8 cẩn thận. Mà em phải ăn mì tôm chờ chung kết C1 đây, vừa xem vừa nghĩ ...

Về đạo thì ông Bayern phải thắng, nhưng về đời thì Chelsea sẽ thắng vì đang hên, để xem đạo thắng hay đời thắng đây :))
 
Tomcat + Know2...

Ờ mờ cờ.....
Một người thì đi dày vò( cả mình hoặc người khác) 1 người thì giả vờ lảng...Nhưng cảm thấy như 2 cực của Nam châm nhỉ...

2 bác đọc năm sinh tôi gieo cho 1 quẻ nào, xem hào nó biến ra sao....hê...ề.

G/L chúc các bác vui. Em chỉ còn vài phút nữa....
 
anh chàng Thái, sau đổi tên là Cindy hả? Vậy K2G là tâm hồn phụ nữ trong hình hài đàn ông à?

Ko bác ạ, anh ấy có cái tên rất kêu là Tool à là Toon, mới xuất hiện trên báo mạng gần đây.

K2G là dẻo xương sườn thứ 7 được Thượng đế thổi nên một tâm hồn yếu đuối :))
 
Last edited by a moderator:
Tomcat + Know2...

Ờ mờ cờ.....
Một người thì đi dày vò( cả mình hoặc người khác) 1 người thì giả vờ lảng...Nhưng cảm thấy như 2 cực của Nam châm nhỉ...

2 bác đọc năm sinh tôi gieo cho 1 quẻ nào, xem hào nó biến ra sao....hê...ề.

G/L chúc các bác vui. Em chỉ còn vài phút nữa....

Thế cụ không xem chung kết à? đúng là hành giả, chuông điểm là lên đường nhỉ ...

Chúc cụ nhiều may mắn. Xong việc lại ra làm thơ chơi cờ với bà con. Vụ gieo quẻ coi như em giả vờ lảng đã cụ nhé :cool:
 
Tomcat + Know2...

Ờ mờ cờ.....
Một người thì đi dày vò( cả mình hoặc người khác) 1 người thì giả vờ lảng...Nhưng cảm thấy như 2 cực của Nam châm nhỉ...

2 bác đọc năm sinh tôi gieo cho 1 quẻ nào, xem hào nó biến ra sao....hê...ề.

G/L chúc các bác vui. Em chỉ còn vài phút nữa....

Gì cơ ạ!

Đừng nuông em thế nhé, bác đi thật à....
 
Tomcat + Know2...

Ờ mờ cờ.....
Một người thì đi dày vò( cả mình hoặc người khác) 1 người thì giả vờ lảng...Nhưng cảm thấy như 2 cực của Nam châm nhỉ...

2 bác đọc năm sinh tôi gieo cho 1 quẻ nào, xem hào nó biến ra sao....hê...ề.

G/L chúc các bác vui. Em chỉ còn vài phút nữa....

Chúng em chỉ Luận đạo thôi mà bác cũng phải xem ngày giờ sinh ạ, hãy xem như em chưa từng có post thổ lộ kia nhé, please.
 
Xin mượn lời nhắn nhủ,

"Người không quen ơi, người dưng ơi.
Này, cho tôi gửi đến đôi lời
Nếu người lạc bước trong chiều vắng
Xin hãy vô tình lướt qua thôi...!"
 
Xin mượn lời nhắn nhủ,

"Người không quen ơi, người dưng ơi.
Này, cho tôi gửi đến đôi lời
Nếu người lạc bước trong chiều vắng
Xin hãy vô tình lướt qua thôi...!"

"Nhưng chớ vô tình cuốn tôi theo ..." :))
 
Xin mượn lời nhắn nhủ,

"Người không quen ơi, người dưng ơi.
Này, cho tôi gửi đến đôi lời
Nếu người lạc bước trong chiều vắng
Xin hãy vô tình lướt qua thôi...!"

"Nhưng chớ vô tình cuốn tôi theo ..." :))

Tomcat + Know2...

Ờ mờ cờ.....
Một người thì đi dày vò( cả mình hoặc người khác) 1 người thì giả vờ lảng...Nhưng cảm thấy như 2 cực của Nam châm nhỉ...

2 bác đọc năm sinh tôi gieo cho 1 quẻ nào, xem hào nó biến ra sao....hê...ề.

G/L chúc các bác vui. Em chỉ còn vài phút nữa....

Đúng là cụ Don có con mắt nhìn xa thấy ..rõ. Mà em nghĩ cụ phải để cho thời gian để duyên nó bén rễ thành cây đã rồi cụ mới ...luận quả được chứ nhỉ.

@Donkihote : không phiền cụ nữa cho bước chân cụ nó nhẹ. Mong gặp lại cụ để nghe cụ bình thơ, luận đạo và chỉ em chơi chứng. Em đang bị thua chứng mà chả dám buốn cụ ah. :)

@K2G: chỉ là chọc vui cho nó ..vui thôi cụ đừng phiền nhé, nhiều khi giữa chỗ khô khan cứng cỏi thế này, cũng muốn có cái gì nhẹ nhàng mềm mại cho nó cân bằng. Hì
 
Người đi đường ai cũng biêt Đông là hướng mặt trời mọc, nhưng đi đường vẫn bị lạc. Nhiều điều đơn giản khi nói nhưng khi làm thực sự phức tạp.
Ngay cả một tên tuổi lớn trong tăng chúng Việt nam, trước khi viên tịch còn nói với đồ đệ: "Không biết ta có đọa địa ngục không?". Theo những gì nhiều người biết, thầy đó thực sự là chân tu, một hình mẫu về đức hạnh và kiến thức quảng đại. Vậy đó, không thể cầu tòan, mà chỉ biết "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" (Hãy làm hết sức mình thì sẽ hiểu thiên mệnh). Bậc chân tu thốt lên câu đó là vì ông cảm thấy nhiều điều ông chưa làm được, và ông nghiêm khắc với bản thân đúng như yêu cầu của Avarokiteshvara đặt ra.

Em không có ý cầu toàn đâu, em cũng đã may mắn nhận ra được rằng thực tế chân lý đơn giản nhưng đúng là để làm nó chả đơn giản tẹo nào. Em chỉ muốn nói
ý em hiểu rằng tất cả các con đường (pháp môn tu tập) nào cuối cùng vẫn là để giải quyết keypoint là điều ngự tâm - cổi giải tâm. Và con đường đó khó khăn chông gai đến nỗi ngay cả những bậc cao tăng đắc đạo cũng còn thấy băn khoăn về cái mình làm được hay chưa huống hồ chi những người phàm phu như chúng ta. Nhưng có điều em thấy chính chúng ta phải "tỉnh thức" mà nhận ra qui luật vũ trụ, tỉnh mà hiểu rằng mỗi đời kiếp chúng ta cũng chỉ làm được chút chút và ngay cả Bồ tát cũng phải trải qua A tăng tỳ kiếp tu tập, góp nhặt...thế nên chúng ta cũng đừng có cầu toàn mà phải cầu tiến.

"Tận nhân lực, tri thiên mệnh" trong ý nghĩa cố gằng rốt ráo nhất, tỉnh thức nhất mức có thể, chứ không hẳn chỉ trong chừng mực an phận "Các vị cao đạo còn chỉ làm được thế, mình làm được gì". Ấy là em nghĩ thế, bác thấy có phải không?
 
Last edited by a moderator:
Đó là Quán Âm. Là đàn ông, đẹp trai và có cặp con mắt nhìn như xuyên thấu người khác theo mô tả của các bạn Ân độ. Không hiểu vì lý do gì, người Trung quốc lại biến ông thành bà, Quán Thế Âm Bồ tát là hiệu đặt cho ông, vì ông là người chắt lọc nhiều bộ kinh để viết thành các bài chú (mantra) ngắn gọn khúc chiết. Tương truyền là mantra có sức mạnh to lớn khi hành giả đi đúng đường, vì nó đánh thức tiềm thức và bản năng của hành giả, buộc hành giả phải chiến thắng bản ngã của mình. Vì mục đích để hành giả giác ngộ, quyền năng của mantra là đặt hành giả vào những vấn đề phân biệt đúng sai, thật giả trong đời thường, buộc hành giả phải nhận rõ thực tướng. Quyền năng của mantra chỉ phát huy khi Thân-Khẩu-Ý đã đồng nhất, trong đó việc tụng niệm là cộng hưởng giữa Thân(cơ thể hành giả) với khẩu (âm thanh của mantra đọc qua miệng) và Ý (hiểu biết-suy nghĩ phát sinh trước trong và sau khi tụng niệm). Sẽ phát sinh các thử thách là hậu quả từ ngũ uẩn của chính hành giả từ lời nói, ước mong, suy nghĩ, hành động, hiểu biết(Ngôn-Vọng-Tưởng-Hành-Thức) ở nhiều góc độ rất đời thường, theo lối mòn tư duy và nếp sống của người tụng niệm mà bộc lộ. Người theo cách luyện này nếu thiếu nghị lực thì chán ghét, thiếu trí tuệ và thiếu nỗ lực về trí tuệ thì mòn mỏi, thiếu rèn luyện về đức độ thì sinh gian tà sân hận đố kỵ... Muôn vàn thử thách.
Nói tóm lại là Avarokiteshvara không chỉ uyên bác về khả năng cô đọng kiến thức của kinh kệ dài dòng vào các bài chú ngắn, ông còn là bậc thầy về tâm lý, thanh lọc môn đệ rất khắt khe chỉ bằng những bài chú ngắn của ông, kể cả sau khi ông viên tịch 2000 năm sức mạnh thanh lọc và đòi hỏi tinh tấn đối với hành giả của các bài chú vẫn chưa hề suy giảm. Do hiệu quả phi thường như vậy, ông được đặt hiệu là Quán Thế Âm (âm thanh phi thường bao trùm thế giới) phép tu tập bằng chú của ông gọi là Quán Âm (chú trọng vào âm thanh).

Cám ơn bác đã chú giải. Bác dùng tên nguyên bản nên em không nhận ra mà sự thực là em cũng chưa đọc nhiều về Ngài.

Mantra là chú thì em cũng có được biết chút ít. Em cũng đã được biết và gặp những vị dùng chú mà chữa bệnh, trừ tà ma…Tu và luyện Chú em theo hiểu là hành giả là người đã luyện đến mức họ có khả năng đồng ứng với tha lực (lực thiêng liêng) và “được tha lực” “cho phép” sử dụng lực đó. Thế nên luyện được chú nhưng phải được ban Ấn thì mới gọi là thành. Chú là tâm truyền tâm, thế nên nếu ai đó mà “học lóm” thì càng chẳng được chứng nghiệm để thành. Và em cũng được biết không chỉ có “Chú Quán Âm”, mà có nhiều chú khác nữa.
 
"Nhưng chớ vô tình cuốn tôi theo ..." :))

Oh, thế là cuốn thì cũng phải đọc "lệnh cuốn" cho nó rõ ràng và mạch lạc hả bác.

Làm thế thì rõ ràng mạch lạc quá bác K2G nhỉ, nhưng chả romantic chút nào. :))
 
Last edited by a moderator:
Back
Top