VC-Thiền quán

Nếu nhìn từ bản chất đời, cuộc sống ko khác gì hình ảnh con rắn cắn con cóc theo châm ngôn "Cá lớn nuốt cá bé", để ko bị nuốt chửng, con người muốn mình lớn mạnh hơn kẻ khác.

Bản thân Đạo ko thể thay đổi được thực tế đó bởi vì đạo ko sinh ra nó mà chính con người chúng ta góp phần tạo ra cái gọi là lẽ sống/quy luật sống, được cộng dồn tồn tại qua bao đời trở thành lẽ tự nhiên. Nhưng lẽ tự nhiên này ko mang lại cho chúng ta sự thanh thản & happy. Nó chỉ mang lại cho ta những niềm vui tạm thời, sự mệt mỏi & những đỉnh cao.

Đạo dạy chúng ta hiểu thành La Mã con người tự đặt ra chỉ là những đỉnh cao chứ ko phải đích đến cuối cùng là Happy.

Đạo ko khai sáng cho chúng ta thấy bản chất của cuộc sống để chấp nhận nó như nó vốn là. Đạo muốn con người cảm hóa nó bằng tấm lòng mà chúng ta gọi nó là Tâm.

Em nghĩ thế, nên dày vò người khác suốt. :))

Em nghĩ chính thế mà Phật phải hiện thể mà hóa độ chúng sanh. Ngài chỉ ra chân lý, qui luật vận hành và tuần hoàn của vũ trụ. Nhưng mấy ai tin được và tin được thì mấy ai theo được, theo được thì đã có mấy người đến nơi.

Em nghe được Đức Thầy của em Ngài giảng: Xét cái khác giữa Đông - Tây nó có hai cái khác biệt cơ bản. Á Đông có nhiều vị tìm được chân lý, nhưng họ tu và họ chứng nghiệm với mình ổng biết. Mà vì có nói cho người khác, phần lộ thiên cơ, phần người nghe họ chưa đủ đến độ để nhận được và hiều được . Thế nên các vị ấy khi đi chỉ để lại vài câu kệ, dăm ba cái "thoáng" mà mấy ai nhận chân được.

Trong khi văn hóa phương Tây họ là đi về chứng nghiệm thực tế. Một công trình khoa học phải có kết quả và được chứng minh bằng thực tế hiện vật. Thế nên nhiều người biết lắm kẻ theo, nhưng đến khi cái biết đó nó chưa phải là cái biết chân lý nên vẫn đến lúc nó bị lỗi thời và bi thay thế bởi một cái biết khác. Chúng ta vẫn nghe nhiều về "ngoại cảm, thế giới vô hình...các nhà khoa học chưa chứng minh được".

Con người vốn chỉ mới nhìn thấy, nhận biết thế giới bằng con mắt trần. Cái gì phải sờ được, nắm thấy thì mới tin. Thế nên mấy ai thấy và tin rằng thế giới này gồm cả thế gian và xuất thế gian, có âm có dương, có đêm, có ngày, có hữu hình, có vô hình, có Phật, có thánh có tiên thần ma quỉ.

Chỉ với thế giới trần gian này đã quá phức tạp, rắc rối ...với đủ thứ hạng người, với đủ loại tâm tánh, ân oán trả vay. Và tất cả những chuyện đó con người trong thế giới của mình cũng chưa bao giờ nhận, hiểu và "handle" cho nổi cứ đừng đặt nó thêm vào một không gian lớn hơn, rắc rối, phức tạp hơn. Nơi mà cóc có ngày sẽ thành đại bàng và rắn sẽ thành con gà, con chuột...Nơi mà con ma nó chiếm cái thể con người làm cho có con người ta lên bệnh điên, bệnh dại mà chưa bệnh viện hay công trình khoa học nào giải đáp hay nghiên cứu cho đầy đủ. Thế nhưng chỉ với cách chữa bệnh là niệm chú mà con bệnh được giải khỏi những căn bệnh điên 9-10 năm khoa học không chữa trị được.

Cũng vì cái qui luật vũ trụ đáng sợ, mà sẽ có rất nhiều người cho là hoang tưởng đó mà Phật dạy chúng ta phải tỉnh ngộ. Phải hiểu lấy nó, nhận thức lấy nó mà tu hành. Vì chúng ta mới chỉ nhìn thấy thế giới, vũ trụ bằng nhục nhãn, nhưng bậc Giác ngộ với Phật nhãn đã nhìn thấy từ vô thủy đến vô chung.

Đạo và ngay cả Đức Phật cũng chẳng thay đổi được thực tế và qui luật vận hành đó của vũ trụ. Đạo - Đức Phật là bậc nhận ra được qui luật vận hành đó và Ngài chỉ cho chúng ta con đường nhận thức và giải thoát. Làm hay không là mình quyết định mà.

Có những người thấy phải phấn đấu vì tiền bạc, sự nghiệp, con cái. Có nhiều người nhất tâm quyết chí tu hành. Có những người đang làm cả hai việc như chúng ta đây . Nên em liên tưởng thế này, bác thấy sao nhé:

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nghĩ nhiều đến tiền bạc, danh vọng, địa vị. Chúng ta phấn đấu bằng mọi nỗ lực và đôi khi là mọi giá cho cái MUỐN đó. Lớn hơn chút nữa thấy cái được, cái mất, cái có cái không và mọi cái không hẳn như mình nghĩ cứ có hoài bão, có ước mơ, có cố gắng mọi thành quả sẽ đạt như ý nguyện. Rồi đến cái tuổi hiểu thêm “tận nhân lực, tri thiên mệnh” và đến khi về già hiểu hạnh phúc không phải là tiền bạc. Thê nên nhìn rộng vượt không gian và thời gian, đừng hạn hẹp chỉ trong một kiếp người thì mình thấy có thể cái căn cơ trong mỗi con người nó cũng được tích lũy qua nhiều đời nhiều kiếp tu tập. Có những bậc hiểu đạo và quyết tâm tu tập để về với chân lý giác ngộ là người có căn tu cao. Có những người chả thèm nghe chuyện “vớ vỉn”, “tiền mới là tiên là phật”, phải chăng là “còn trẻ tuổi” trong bước hành trình. :))
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác đã chú giải. Bác dùng tên nguyên bản nên em không nhận ra mà sự thực là em cũng chưa đọc nhiều về Ngài.

Mantra là chú thì em cũng có được biết chút ít. Em cũng đã được biết và gặp những vị dùng chú mà chữa bệnh, trừ tà ma…Tu và luyện Chú em theo hiểu là hành giả là người đã luyện đến mức họ có khả năng đồng ứng với tha lực (lực thiêng liêng) và “được tha lực” “cho phép” sử dụng lực đó. Thế nên luyện được chú nhưng phải được ban Ấn thì mới gọi là thành. Chú là tâm truyền tâm, thế nên nếu ai đó mà “học lóm” thì càng chẳng được chứng nghiệm để thành. Và em cũng được biết không chỉ có “Chú Quán Âm”, mà có nhiều chú khác nữa.

Chú(mantra) có rất nhiều. Trước khi phật giáo ra đời, đạo Bàlamôn đã phát triển rực rỡ với bộ kinh Vệ đà(Veda) đồ sộ và chứa đựng nhiều kiến thức uyên thâm(thậm chí có những kiến thức mà ngày nay người ta chưa thể lý giải được, như các khi cụ bay được các pháp sư sử dụng, với sơ đồ mô tả như bản vẽ kỹ thuật ngày nay), mantra là một phần chuyên dành cho tu sĩ(Brahmin). Có một điểm chung giữa đạo Brahman với Budhism là hiểu biết, các cao tăng của cả hai đạo đều theo đuổi con đường hiểu biết, tìm kiếm tri thức. Sự khác biệt của Brahman là tri thức sáng tạo nên vũ trụ mới, kiến thức mới, ai có sáng tạo cao hơn thì đạt đẳng cấp cao hơn, phân chia giai cấp là tất yếu. Budhism hướng đến giác ngộ là giải thóat, không phân chia giai cấp, chỉ dùng cấp độ giác ngộ để xác định ai về đích trước. Và do vậy Brahman hướng đến điều kỳ diệu như dạng phép màu, quyền năng chế ngự vũ trụ, chế ngự người khác, Budhism hướng đến chế ngự bản thân và nâng người khác lên.

Từ sự khác biệt nói trên, mantra của hai tôn giáo có điểm khác biệt cơ bản, một bên là quyền năng để chiếm ưu thế, một bên quyền năng là giải phóng. Cùng nói về ma quỷ, Brahman đề cập về sức mạnh đe dọa, thậm chí có thể sử dụng để lên cấp cao hơn, còn Budhism đề cập đến phần tối của con người mà hành giả cần phải chế ngự để đi đến giác ngộ. Trong Brahman, ác thần và thiện thần đều cùng được tôn thờ, trong Budhism chỉ có thiện được tôn thờ.

Bạn có thể thấy có ai đó nói về chú này bùa kia, thậm chí nói là của Mật tông. Nhưng con dao trong tay nhà điêu khắc thì trở thành công cụ sáng tạo, nhưng cũng có thể là vũ khí hoặc hung khí tùy mục đích sử dụng. Nhưng mục đích cơ bản và cuối cùng của Budhism là giác ngộ, nên sự màu nhiệm chỉ là phương tiện, không phải là mục đích. Nhiều người tìm kiếm sự màu nhiệm từ Mật tông, nhưng tui e rằng họ sẽ sớm lìa xa mục đích tìm đến lý tưởng giải thóat vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm...
 
Chú(mantra) có rất nhiều

....vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm...

Cám ơn bác gialang đã khai sáng thêm cho em những kiến thức vể mantra. many thanks. happy weekend. :)
 
Chú(mantra) có rất nhiều. Trước khi phật giáo ra đời, đạo Bàlamôn đã phát triển rực rỡ với bộ kinh Vệ đà(Veda) đồ sộ và chứa đựng nhiều kiến thức uyên thâm(thậm chí có những kiến thức mà ngày nay người ta chưa thể lý giải được, như các khi cụ bay được các pháp sư sử dụng, với sơ đồ mô tả như bản vẽ kỹ thuật ngày nay), mantra là một phần chuyên dành cho tu sĩ(Brahmin). Có một điểm chung giữa đạo Brahman với Budhism là hiểu biết, các cao tăng của cả hai đạo đều theo đuổi con đường hiểu biết, tìm kiếm tri thức. Sự khác biệt của Brahman là tri thức sáng tạo nên vũ trụ mới, kiến thức mới, ai có sáng tạo cao hơn thì đạt đẳng cấp cao hơn, phân chia giai cấp là tất yếu. Budhism hướng đến giác ngộ là giải thóat, không phân chia giai cấp, chỉ dùng cấp độ giác ngộ để xác định ai về đích trước. Và do vậy Brahman hướng đến điều kỳ diệu như dạng phép màu, quyền năng chế ngự vũ trụ, chế ngự người khác, Budhism hướng đến chế ngự bản thân và nâng người khác lên.

Từ sự khác biệt nói trên, mantra của hai tôn giáo có điểm khác biệt cơ bản, một bên là quyền năng để chiếm ưu thế, một bên quyền năng là giải phóng. Cùng nói về ma quỷ, Brahman đề cập về sức mạnh đe dọa, thậm chí có thể sử dụng để lên cấp cao hơn, còn Budhism đề cập đến phần tối của con người mà hành giả cần phải chế ngự để đi đến giác ngộ. Trong Brahman, ác thần và thiện thần đều cùng được tôn thờ, trong Budhism chỉ có thiện được tôn thờ.

Bạn có thể thấy có ai đó nói về chú này bùa kia, thậm chí nói là của Mật tông. Nhưng con dao trong tay nhà điêu khắc thì trở thành công cụ sáng tạo, nhưng cũng có thể là vũ khí hoặc hung khí tùy mục đích sử dụng. Nhưng mục đích cơ bản và cuối cùng của Budhism là giác ngộ, nên sự màu nhiệm chỉ là phương tiện, không phải là mục đích. Nhiều người tìm kiếm sự màu nhiệm từ Mật tông, nhưng tui e rằng họ sẽ sớm lìa xa mục đích tìm đến lý tưởng giải thóat vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm...

Mantra >> tiếng việt là mật trú, hay thần chú
Vì vậy lưu ý là mọi tôn giáo đều có thần chú: bao gồm phật giáo, thiên chú giáo,....thậm trí là các phù thủy..như harry porter
+ các bác có xem phim mỹ: về hội huynh đệ, hội diệt quỷ...cũng dùng thần chú, cây thánh giá
+ ở Vn mấy ông man coi chừng cái bùa "yêu" của mấy bà miên,bà người miền núi......
.
Mật chú mật tông chủ yếu là phục vụ chính đạo..như giải bùa, ngải.....nhưng mục đích chính nhất vẫn dành cho bản thân người hành giả...nếu hành giả nào quá say với "phật sự"...thì có thể bị lệch mất mục đích chính
.
Cái này nói là vậy nhưng khó lắm, vì thần thông là màu nhiệm, khi anh có rồi...thì anh sẽ thích thể hiện, nhưng hành mantra mật tông cũng tốt vì anh đang thực hiện bồ tát hạnh, so với normal man thì quyền năng anh cao hơn.....nhưng thời gian càng dài..rất có thể anh bị ngã mạn....
Thiện tài thiện tài
 
Last edited by a moderator:
Chú(mantra) có rất nhiều. Trước khi phật giáo ra đời, đạo Bàlamôn đã phát triển rực rỡ với bộ kinh Vệ đà(Veda) đồ sộ và chứa đựng nhiều kiến thức uyên thâm(thậm chí có những kiến thức mà ngày nay người ta chưa thể lý giải được, như các khi cụ bay được các pháp sư sử dụng, với sơ đồ mô tả như bản vẽ kỹ thuật ngày nay), mantra là một phần chuyên dành cho tu sĩ(Brahmin). Có một điểm chung giữa đạo Brahman với Budhism là hiểu biết, các cao tăng của cả hai đạo đều theo đuổi con đường hiểu biết, tìm kiếm tri thức. Sự khác biệt của Brahman là tri thức sáng tạo nên vũ trụ mới, kiến thức mới, ai có sáng tạo cao hơn thì đạt đẳng cấp cao hơn, phân chia giai cấp là tất yếu. Budhism hướng đến giác ngộ là giải thóat, không phân chia giai cấp, chỉ dùng cấp độ giác ngộ để xác định ai về đích trước. Và do vậy Brahman hướng đến điều kỳ diệu như dạng phép màu, quyền năng chế ngự vũ trụ, chế ngự người khác, Budhism hướng đến chế ngự bản thân và nâng người khác lên.

Từ sự khác biệt nói trên, mantra của hai tôn giáo có điểm khác biệt cơ bản, một bên là quyền năng để chiếm ưu thế, một bên quyền năng là giải phóng. Cùng nói về ma quỷ, Brahman đề cập về sức mạnh đe dọa, thậm chí có thể sử dụng để lên cấp cao hơn, còn Budhism đề cập đến phần tối của con người mà hành giả cần phải chế ngự để đi đến giác ngộ. Trong Brahman, ác thần và thiện thần đều cùng được tôn thờ, trong Budhism chỉ có thiện được tôn thờ.

Bạn có thể thấy có ai đó nói về chú này bùa kia, thậm chí nói là của Mật tông. Nhưng con dao trong tay nhà điêu khắc thì trở thành công cụ sáng tạo, nhưng cũng có thể là vũ khí hoặc hung khí tùy mục đích sử dụng. Nhưng mục đích cơ bản và cuối cùng của Budhism là giác ngộ, nên sự màu nhiệm chỉ là phương tiện, không phải là mục đích. Nhiều người tìm kiếm sự màu nhiệm từ Mật tông, nhưng tui e rằng họ sẽ sớm lìa xa mục đích tìm đến lý tưởng giải thóat vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm...

Bác hiểu thật sâu sắc! Thật đáng nể!

"họ sẽ sớm lìa xa mục đích tìm đến lý tưởng giải thóat vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm..." điều bác e ngại này khó mà thoát khỏi....,Bên cạnh đó, họ ko lường hết được mức độ nguy hiểm của nó vì nó ko hẳn thảnh thơi như cuộc dạo chơi đuổi hoa bắt bướm như bác Giailang ví von, nó có thể phải trả giá trước tiên là bằng tính mạng của mình....
 
Đó là Quán Âm. Là đàn ông, đẹp trai và có cặp con mắt nhìn như xuyên thấu người khác theo mô tả của các bạn Ân độ. Không hiểu vì lý do gì, người Trung quốc lại biến ông thành bà, Quán Thế Âm Bồ tát là hiệu đặt cho ông, vì ông là người chắt lọc nhiều bộ kinh để viết thành các bài chú (mantra) ngắn gọn khúc chiết. Tương truyền là mantra có sức mạnh to lớn khi hành giả đi đúng đường, vì nó đánh thức tiềm thức và bản năng của hành giả, buộc hành giả phải chiến thắng bản ngã của mình. Vì mục đích để hành giả giác ngộ, quyền năng của mantra là đặt hành giả vào những vấn đề phân biệt đúng sai, thật giả trong đời thường, buộc hành giả phải nhận rõ thực tướng. Quyền năng của mantra chỉ phát huy khi Thân-Khẩu-Ý đã đồng nhất, trong đó việc tụng niệm là cộng hưởng giữa Thân(cơ thể hành giả) với khẩu (âm thanh của mantra đọc qua miệng) và Ý (hiểu biết-suy nghĩ phát sinh trước trong và sau khi tụng niệm). Sẽ phát sinh các thử thách là hậu quả từ ngũ uẩn của chính hành giả từ lời nói, ước mong, suy nghĩ, hành động, hiểu biết(Ngôn-Vọng-Tưởng-Hành-Thức) ở nhiều góc độ rất đời thường, theo lối mòn tư duy và nếp sống của người tụng niệm mà bộc lộ. Người theo cách luyện này nếu thiếu nghị lực thì chán ghét, thiếu trí tuệ và thiếu nỗ lực về trí tuệ thì mòn mỏi, thiếu rèn luyện về đức độ thì sinh gian tà sân hận đố kỵ... Muôn vàn thử thách.
Nói tóm lại là Avarokiteshvara không chỉ uyên bác về khả năng cô đọng kiến thức của kinh kệ dài dòng vào các bài chú ngắn, ông còn là bậc thầy về tâm lý, thanh lọc môn đệ rất khắt khe chỉ bằng những bài chú ngắn của ông, kể cả sau khi ông viên tịch 2000 năm sức mạnh thanh lọc và đòi hỏi tinh tấn đối với hành giả của các bài chú vẫn chưa hề suy giảm. Do hiệu quả phi thường như vậy, ông được đặt hiệu là Quán Thế Âm (âm thanh phi thường bao trùm thế giới) phép tu tập bằng chú của ông gọi là Quán Âm (chú trọng vào âm thanh).

Quán thế âm Bồ tát:
các bác lưu ý là quán không phải QUAN, quán thế âm là danh hiệu của bồ tát dựa trên hạnh nguyện của người "nguyện cứu tất thảy chúng sinh khô đau, miễn là chúng sinh đó gọi hồng danh của người".....nói đơn giản bồ tát này cứu độ chúng sinh bằng giao tiếp thanh âm, bởi vạn vật đều có thanh âm...nên ngài là vị bồ tát mà hạnh nguyện rộng nhất
còn gọi ngài là bồ tát của lục giới: trời/thần/người/vật/ma/quỷ
tuy nhiên ngài có một cái tính là rất nghiêm khắc, minh bạch: đó là lòai nào thì phải ở đúng phạm vi của mình. nếu đang trong cõi người thì ngài chọn người là chủ thể, nếu trong cõi quỷ thì quỷ làm chủ thể....
ví dụ:
1/ long vương kinh hà bị chết oan, kêu khóc ở bờ sông kinh hà...nhưng đây là trần gian, nên ngài xuất hiện vung cành dương liễu đuổi long vương về âm cõi, oan khuất sẽ giải quyết sau
2/ trong cõi quỷ (*chỉ có hai vị bồ tát là quán âm, địa tạng mới đủ công lực xuống đây, và đủ từ bi cứu quỷ, chứ cỡ hành giả-tôn ngộ không dù có xuống thì cũng phang gậy hiiiii) ngài muốn giáo hóa quỷ vương hung ác vạn kiếp, nhưng nghe lời vàng quỷ vương cười nhạt không nghe...buộc ngài dùng sức mạnh là cái mà giới quỷ dùng làm thước đo. QUỷ vương Ok, nói nếu ngài chịu được cú thổi lửa của tôi, thì tôi sẽ nghe ngài quy y, nhưng nói trước hơi thổi của tui núi bạt, nhà cháy....xưa nay chưa một ai sống được. bồ tát Ok, quỷ vương liền thổi hơi lưa cháy phừng phừng..khi lửa tắt, mặt bồ tát chỉ sạn xanh. Quỷ vương sợ quá sụp lạy quy y vì biết ngài quảng lực thần thông. sự tích này để lại cho bồ tát một bộ mặt gọi là "thanh diện quán thế âm bồ tát"
3/với hành giả: ngài hiện chính thân là vị hòa thượng (*không biết trong mơ bác Don đã thấy chưa hiiiiiiii)

4/ với người có thần thông sẽ nhìn thấy chính thân của ngài (*nghìn tay nghìn mắt), bởi hiện nay ngài có thân như vậy, bởi các bác cũng biết thế gian này quá là dối dắm nếu bác có khả năng nghe thấy ngàn nhà nói thì có khi đã điên rồi huống chi ngài nghe một lúc cả 6 giới, nghe chuyện người ăn vịt, và vịt chửi người.....thần đuổi ma, ma đuổi thần....nên mặc dù thần thông vô lượng, nhưng chỉ một giây "buông xuôi" {tâm thối chuyển} thân ngài nổ tung thành nghìn mảnh, có lẽ ngài phải về thế giới phật, ngay lúc đó vạn phật xuất hiện, vạn bồ tát xuất hiện....dùng thần thông của muôn cõi thu hồi thân ngài, tuy nhiên không được như cũ mà có nhiều tay nhiều đầu như ngày nay, nhưng cũng nhờ thần lực của vạn phật, vạn bồ tát thần thông ngài hiện nay nhiều người nghĩ là số một trong hàng bồ tát

5/ trong cõi người, con người đa phần đa nghi, nói dối....nhất là các tay mặt hoa áo quần bảnh như mã giám sinh.....bồ tát thấy, nếu mình hiện thân mình ngọc thì một là đám gái bám theo, hai là đa phần người cần cứu là người già yếu và trẻ em là người yếu thế...sẽ bị nhầm hiểu với đám "lý thông" trong thời "thạch sanh thì ít lý thông thì nhiều"sẽ không tin "chẳng có ai cho không cái gì? hay no breakfirst in wall street"....cũng muốn có cơ hội sử lun mấy tay mặt ngọc dạ thú, nên người hóa thân thành bà già, rồi cô gái như ngày nay
ĐÓ là lý do tại sao ở đông thổ ngài lại là cô gái..đại diện cho sự thánh thiện, từ bi như người mẹ, nhưng đồng thời cũng dùng để xử lý mấy tay mã......... hiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cdg
Oh, thế là cuốn thì cũng phải đọc "lệnh cuốn" cho nó rõ ràng và mạch lạc hả bác.

Làm thế thì rõ ràng mạch lạc quá bác K2G nhỉ, nhưng chả romantic chút nào. :))

Em thấy câu thơ của em được đấy chứ nhỉ ...

Đúng là văn mình vợ người :))
 
Em nghĩ chính thế mà Phật phải hiện thể mà hóa độ chúng sanh. Ngài chỉ ra chân lý, qui luật vận hành và tuần hoàn của vũ trụ. Nhưng mấy ai tin được và tin được thì mấy ai theo được, theo được thì đã có mấy người đến nơi.

Em nghe được Đức Thầy của em Ngài giảng: Xét cái khác giữa Đông - Tây nó có hai cái khác biệt cơ bản. Á Đông có nhiều vị tìm được chân lý, nhưng họ tu và họ chứng nghiệm với mình ổng biết. Mà vì có nói cho người khác, phần lộ thiên cơ, phần người nghe họ chưa đủ đến độ để nhận được và hiều được . Thế nên các vị ấy khi đi chỉ để lại vài câu kệ, dăm ba cái "thoáng" mà mấy ai nhận chân được.

Trong khi văn hóa phương Tây họ là đi về chứng nghiệm thực tế. Một công trình khoa học phải có kết quả và được chứng minh bằng thực tế hiện vật. Thế nên nhiều người biết lắm kẻ theo, nhưng đến khi cái biết đó nó chưa phải là cái biết chân lý nên vẫn đến lúc nó bị lỗi thời và bi thay thế bởi một cái biết khác. Chúng ta vẫn nghe nhiều về "ngoại cảm, thế giới vô hình...các nhà khoa học chưa chứng minh được".

Con người vốn chỉ mới nhìn thấy, nhận biết thế giới bằng con mắt trần. Cái gì phải sờ được, nắm thấy thì mới tin. Thế nên mấy ai thấy và tin rằng thế giới này gồm cả thế gian và xuất thế gian, có âm có dương, có đêm, có ngày, có hữu hình, có vô hình, có Phật, có thánh có tiên thần ma quỉ.

Chỉ với thế giới trần gian này đã quá phức tạp, rắc rối ...với đủ thứ hạng người, với đủ loại tâm tánh, ân oán trả vay. Và tất cả những chuyện đó con người trong thế giới của mình cũng chưa bao giờ nhận, hiểu và "handle" cho nổi cứ đừng đặt nó thêm vào một không gian lớn hơn, rắc rối, phức tạp hơn. Nơi mà cóc có ngày sẽ thành đại bàng và rắn sẽ thành con gà, con chuột...Nơi mà con ma nó chiếm cái thể con người làm cho có con người ta lên bệnh điên, bệnh dại mà chưa bệnh viện hay công trình khoa học nào giải đáp hay nghiên cứu cho đầy đủ. Thế nhưng chỉ với cách chữa bệnh là niệm chú mà con bệnh được giải khỏi những căn bệnh điên 9-10 năm khoa học không chữa trị được.

Cũng vì cái qui luật vũ trụ đáng sợ, mà sẽ có rất nhiều người cho là hoang tưởng đó mà Phật dạy chúng ta phải tỉnh ngộ. Phải hiểu lấy nó, nhận thức lấy nó mà tu hành. Vì chúng ta mới chỉ nhìn thấy thế giới, vũ trụ bằng nhục nhãn, nhưng bậc Giác ngộ với Phật nhãn đã nhìn thấy từ vô thủy đến vô chung.

Đạo và ngay cả Đức Phật cũng chẳng thay đổi được thực tế và qui luật vận hành đó của vũ trụ. Đạo - Đức Phật là bậc nhận ra được qui luật vận hành đó và Ngài chỉ cho chúng ta con đường nhận thức và giải thoát. Làm hay không là mình quyết định mà.

Có những người thấy phải phấn đấu vì tiền bạc, sự nghiệp, con cái. Có nhiều người nhất tâm quyết chí tu hành. Có những người đang làm cả hai việc như chúng ta đây . Nên em liên tưởng thế này, bác thấy sao nhé:

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta nghĩ nhiều đến tiền bạc, danh vọng, địa vị. Chúng ta phấn đấu bằng mọi nỗ lực và đôi khi là mọi giá cho cái MUỐN đó. Lớn hơn chút nữa thấy cái được, cái mất, cái có cái không và mọi cái không hẳn như mình nghĩ cứ có hoài bão, có ước mơ, có cố gắng mọi thành quả sẽ đạt như ý nguyện. Rồi đến cái tuổi hiểu thêm “tận nhân lực, tri thiên mệnh” và đến khi về già hiểu hạnh phúc không phải là tiền bạc. Thê nên nhìn rộng vượt không gian và thời gian, đừng hạn hẹp chỉ trong một kiếp người thì mình thấy có thể cái căn cơ trong mỗi con người nó cũng được tích lũy qua nhiều đời nhiều kiếp tu tập. Có những bậc hiểu đạo và quyết tâm tu tập để về với chân lý giác ngộ là người có căn tu cao. Có những người chả thèm nghe chuyện “vớ vỉn”, “tiền mới là tiên là phật”, phải chăng là “còn trẻ tuổi” trong bước hành trình. :))

Kẻ xướng thật hay, người họa cũng tài.

Tóm lại là tránh hạn hẹp trong suy nghĩ, rồi mọi thứ sẽ dần thức tỉnh. Thông điệp chính của đạo trước tiên là như vậy.

Nhiều khi cả đời theo đuổi 1 thứ, tưởng đạt được sẽ sướng như tiên như phật. Nếu có thể suy nghĩ rộng ra một chút, người ta sẽ biết sự thực không phải như vậy.

Sự thực là hạnh phúc ở chính con đường, từng bước chân, chứ không phải ở nơi có 1 cái đích giả tưởng nào đó ...
 
Bác hiểu thật sâu sắc! Thật đáng nể!

"họ sẽ sớm lìa xa mục đích tìm đến lý tưởng giải thóat vì còn mải đuổi hoa bắt bướm trong thiên đàng của sự màu nhiệm..." điều bác e ngại này khó mà thoát khỏi....,Bên cạnh đó, họ ko lường hết được mức độ nguy hiểm của nó vì nó ko hẳn thảnh thơi như cuộc dạo chơi đuổi hoa bắt bướm như bác Giailang ví von, nó có thể phải trả giá trước tiên là bằng tính mạng của mình....

Sự màu nhiệm, quyền năng, pháp thuật ... luôn có sức thu hút khủng khiếp với con người, đặc biệt các hành giả - những người đi tìm chân lý tối thượng.

Bản thân đức Phật cũng từng sống dở chết dở với những trải nghiệm như vậy, nếu không nhờ 1 cốc sữa dê, dưới gốc bồ đề ...
 
Sự màu nhiệm, quyền năng, pháp thuật ... luôn có sức thu hút khủng khiếp với con người, đặc biệt các hành giả - những người đi tìm chân lý tối thượng.

Bản thân đức Phật cũng từng sống dở chết dở với những trải nghiệm như vậy, nếu không nhờ 1 cốc sữa dê, dưới gốc bồ đề ...

Em đang nghe tiếp đây...
 
Em muốn hiểu rõ hơn 1 số ý này....Vậy khi nhìn thấy con rắn ăn con cóc (mà em ít khi nghe rắn ăn cóc toàn nghe rắn ăn chuột thôi :)) ) và cho đó là 1 thực tế nên chấp nhận như nó là. Nếu con cóc có khả năng nào đó liệu nó có muốn biến đổi mình thành con đại bàng là con vật khắc kỵ với con rắn ko để thoát khỏi kiếp làm mồi săn của rắn? Với con người thì câu trả lời chắc chắn là Có. Con người có đủ khả năng & điều kiện để chọn lựa theo lối "to be or not to be" - làm người đi săn hay kẻ bị săn - (ví cho nó hơi hướm ck tý, hi..hi).

Nếu nhìn từ bản chất đời, cuộc sống ko khác gì hình ảnh con rắn cắn con cóc theo châm ngôn "Cá lớn nuốt cá bé", để ko bị nuốt chửng, con người muốn mình lớn mạnh hơn kẻ khác.

Bản thân Đạo ko thể thay đổi được thực tế đó bởi vì đạo ko sinh ra nó mà chính con người chúng ta góp phần tạo ra cái gọi là lẽ sống/quy luật sống, được cộng dồn tồn tại qua bao đời trở thành lẽ tự nhiên. Nhưng lẽ tự nhiên này ko mang lại cho chúng ta sự thanh thản & happy. Nó chỉ mang lại cho ta những niềm vui tạm thời, sự mệt mỏi & những đỉnh cao.

Đạo dạy chúng ta hiểu thành La Mã con người tự đặt ra chỉ là những đỉnh cao chứ ko phải đích đến cuối cùng là Happy.

Đạo ko khai sáng cho chúng ta thấy bản chất của cuộc sống để chấp nhận nó như nó vốn là. Đạo muốn con người cảm hóa nó bằng tấm lòng mà chúng ta gọi nó là Tâm.

Em nghĩ thế, nên dày vò người khác suốt. :))

Em đồng ý, có thể em sai vụ rắn và cóc, sao em cứ nhớ rắn nó ăn cóc không biết :D

Quy luật là, ok, diều hâu ăn gà con (cái này chắc chắn đúng thực tế). Câu hỏi là con gà có muốn thành diều hâu không đúng không?

Nếu gà con trở thành diều hâu và ngược lại, câu trả lời vẫn vậy, vẫn là diều hâu ăn gà con còn gì, đâu có phải gà con ăn diều hâu :-)

Về sự khai sáng, đạo đúng là để khai sáng ...

Cuộc sống vẫn là cuộc sống, với những quy luật của muôn đời. Không có đạo, cuộc sống vẫn trôi chảy với mọi quy luật của nó. Muôn loài, cây cỏ, thiên nhiên ... vẫn tồn tại như nó là ...

Đạo không tạo ra quy luật, không thể ngăn cản hay đảo ngược quy luật. Đạo chỉ làm một việc là đem lại ánh sáng, soi rọi những quy luật đó ...

Người học đạo và hiểu đạo, sẽ có xu hướng tuân theo và vận dụng quy luật. Người không hiểu đạo sẽ khó khăn hơn trong cuộc sống. Và chỉ có vậy mà thôi.

Nó cũng giống như không đi học thì khó kiếm sống. Không học đạo, thì tâm khó có sự an định và tỉnh giác. Không tỉnh giác, thì dễ rơi vào mê lầm tham sân si, và từ góc nhìn của đạo thì đó là nguồn gốc sự khổ.

Nếu tất cả cùng được sống trong ánh sáng của tỉnh giác (trái với mê lầm được ví như bóng tối), cuộc sống của nhân loại sẽ tốt đẹp hơn - không còn khổ đau.

Những người ít nhiều có được chút ánh sáng của đạo (dù có thể chỉ mới học lớp 1), có xu hướng muốn chia sẻ nguồn sáng đó với xung quanh ...

Em nghĩ mọi việc khá giản gị như vậy thôi.

Về chữ chấp nhận, để trao đổi dịp khác không post này dài quá ...
 
Em đang nghe tiếp đây...

Oái, em định dừng ở đó ...

Có lẽ là em nhớ lại chuyện đức Phật trước khi giác ngộ, ngài cũng từng thử qua hết thảy mọi pháp môn, và theo em nhớ là các pháp môn đó môn nào ngài cũng suất xắc. Nhưng ngài vẫn chưa thấy chân lý. Trong quá trình tu tập khổ hạnh, ngài đã từng đói lả suýt chết, may có cô bé sống ở bìa rừng mang mời ngài cốc sữa dê ...
 
Em đồng ý, có thể em sai vụ rắn và cóc, sao em cứ nhớ rắn nó ăn cóc không biết :D

Quy luật là, ok, diều hâu ăn gà con (cái này chắc chắn đúng thực tế). Câu hỏi là con gà có muốn thành diều hâu không đúng không?

Nếu gà con trở thành diều hâu và ngược lại, câu trả lời vẫn vậy, vẫn là diều hâu ăn gà con còn gì, đâu có phải gà con ăn diều hâu :-)

Về sự khai sáng, đạo đúng là để khai sáng ...

Cuộc sống vẫn là cuộc sống, với những quy luật của muôn đời. Không có đạo, cuộc sống vẫn trôi chảy với mọi quy luật của nó. Muôn loài, cây cỏ, thiên nhiên ... vẫn tồn tại như nó là ...

Đạo không tạo ra quy luật, không thể ngăn cản hay đảo ngược quy luật. Đạo chỉ làm một việc là đem lại ánh sáng, soi rọi những quy luật đó ...

Người học đạo và hiểu đạo, sẽ có xu hướng tuân theo và vận dụng quy luật. Người không hiểu đạo sẽ khó khăn hơn trong cuộc sống. Và chỉ có vậy mà thôi.

Nó cũng giống như không đi học thì khó kiếm sống. Không học đạo, thì tâm khó có sự an định và tỉnh giác. Không tỉnh giác, thì dễ rơi vào mê lầm tham sân si, và từ góc nhìn của đạo thì đó là nguồn gốc sự khổ.

Nếu tất cả cùng được sống trong ánh sáng của tỉnh giác (trái với mê lầm được ví như bóng tối), cuộc sống của nhân loại sẽ tốt đẹp hơn - không còn khổ đau.

Những người ít nhiều có được chút ánh sáng của đạo (dù có thể chỉ mới học lớp 1), có xu hướng muốn chia sẻ nguồn sáng đó với xung quanh ...

Em nghĩ mọi việc khá giản gị như vậy thôi.

Về chữ chấp nhận, để trao đổi dịp khác không post này dài quá ...

Nói đơn giản, là đã có vĩ nhân đúc kết rùi: "mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời vẫn mãi xanh tươi"
tôi tâm đắc ý này là vì, nếu bạn ngộ phật theo ngả của ngài Di lặc, bạn làm tốt hai cái "tốt đời, đẹp đạo"

QUy luật tự nhiên là quy luật ngẫu nhiên+nhân quả, nếu đời không đạo là VÔ Lý, vì đạo ban đầu chỉ là kinh nghiệm, như thần nước thần lửa....rồi dần dần nó phản ánh khách quan hơn quy luật vũ trụ, đạo phật ra đời khi mà thế gian này đã có hàng tỷ đạo khác, bởi nó là đạo chân thực nên nó đã dẹp tan sự u mê khi theo đạo khác, do vậy nó là một trong những chánh đạo ngày nay

Đúng đạo không tạo ra quy luật nhưng đạo chỉ ra quy luật, nó giúp con người vận dụng tốt quy luật để phát triển, giúp bản thân từng người ngày một tiến bộ theo hướng chân thiện mỹ,

còn không đạo, chúng ta trở về trạng thái tự do thái quá, làm cả cái đúng và cả cái sai, và khi làm sai thì bị XH đào thải. phải hiểu sâu xa nhất đạo bao gồm cả pháp luật hiện hành, do vậy nếu không có đạo thì cuộc sống không thể trôi chảy hiiiiiii
 
THực ra thì rắn rất thích ăn con nhỏ nhỏ xinh xinh là : chuột, ếch (*một loại cóc), rắn nhỏ hiiiiiiiiii cũng giống như ta thích ăn gà vậy thui. nó là quy luật tự nhiên mà, quy luật này có tính cân bằng dùng loài này diệt loài khác...như vậy trái đất mới đủ lương thực cho cấp cho tất cả
.
Bản ngã:
cho dù là con cóc thì nó cũng có cái kiêu hãnh của nó, nó là "cậu ông trời" hiii, nó cũng ăn muỗi, ăn cua (*có khả năng nuốt con cua to bằng nó, với cái lưỡi khi thổi ra có thể đập vỡ mai cua, tương đương lực búa tạ)
.
Cái may mắn của chúng ta là con người, nên có khả năng so sánh, tư duy thấy rằng...cóc, rắn...là thấp kém, bản thân con người cũng thấy có khả năng cải thiện vị trí của mình, hoặc bèo nhất là trụ lại vị trí của mình..bằng tu đạo
 
Last edited by a moderator:
Nói đơn giản, là đã có vĩ nhân đúc kết rùi: "mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời vẫn mãi xanh tươi"
tôi tâm đắc ý này là vì, nếu bạn ngộ phật theo ngả của ngài Di lặc, bạn làm tốt hai cái "tốt đời, đẹp đạo"

QUy luật tự nhiên là quy luật ngẫu nhiên+nhân quả, nếu đời không đạo là VÔ Lý, vì đạo ban đầu chỉ là kinh nghiệm, như thần nước thần lửa....rồi dần dần nó phản ánh khách quan hơn quy luật vũ trụ, đạo phật ra đời khi mà thế gian này đã có hàng tỷ đạo khác, bởi nó là đạo chân thực nên nó đã dẹp tan sự u mê khi theo đạo khác, do vậy nó là một trong những chánh đạo ngày nay

Đúng đạo không tạo ra quy luật nhưng đạo chỉ ra quy luật, nó giúp con người vận dụng tốt quy luật để phát triển, giúp bản thân từng người ngày một tiến bộ theo hướng chân thiện mỹ,

còn không đạo, chúng ta trở về trạng thái tự do thái quá, làm cả cái đúng và cả cái sai, và khi làm sai thì bị XH đào thải. phải hiểu sâu xa nhất đạo bao gồm cả pháp luật hiện hành, do vậy nếu không có đạo thì cuộc sống không thể trôi chảy hiiiiiii

Đạo bao trùm, vì đạo phản ánh, soi rọi quy luật của tự nhiên.

Pháp luật là do con người làm ra. Pháp luật không đảm bảo tuân theo quy luật tự nhiên. Đạo đức cũng vậy. Nói cách khác, ngữ cảnh của pháp luật và đạo đức hẹp hơn, nên không đảm bảo phản ánh đầy đủ quy luật của tự nhiên.

Tuy nhiên em đồng ý phải tuân thủ pháp luật hiện hành và những quy chuẩn đạo đức tại địa phương, em không có ý nói ngược lại :cool:
 
Nói đơn giản, là đã có vĩ nhân đúc kết rùi: "mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời vẫn mãi xanh tươi"
tôi tâm đắc ý này là vì, nếu bạn ngộ phật theo ngả của ngài Di lặc, bạn làm tốt hai cái "tốt đời, đẹp đạo"


còn không đạo, chúng ta trở về trạng thái tự do thái quá, làm cả cái đúng và cả cái sai, và khi làm sai thì bị XH đào thải. phải hiểu sâu xa nhất đạo bao gồm cả pháp luật hiện hành, do vậy nếu không có đạo thì cuộc sống không thể trôi chảy hiiiiiii

Cùng cảm nhận như bác Thiết.

Em cũng là người theo "Di Lạc pháp môn". Em cũng thích theo phái mà đi trong tất cả, đối diện tất cả, cảm nhận tất cả mà tự tại được, tâm không nhiễm trước. Giản dị nhưng cũng không phải dễ làm. :)
 
Đạo bao trùm, vì đạo phản ánh, soi rọi quy luật của tự nhiên.

Pháp luật là do con người làm ra. Pháp luật không đảm bảo tuân theo quy luật tự nhiên. Đạo đức cũng vậy. Nói cách khác, ngữ cảnh của pháp luật và đạo đức hẹp hơn, nên không đảm bảo phản ánh đầy đủ quy luật của tự nhiên.

Tuy nhiên em đồng ý phải tuân thủ pháp luật hiện hành và những quy chuẩn đạo đức tại địa phương, em không có ý nói ngược lại :cool:

Một gia đình là 1 thành tố cấu thành của xã hội, nó bị trùm bởi địa phương hay một quốc gia. Quốc gia đến lượt nó là một phần tử của khu vực, một châu lục, đến một thế giới loài người trên quả địa cầu.

Trên quả địa cầu lại có nhiều lớp, nhiều giới (con gười, động vật thực vật...). và rộng hơn kia ra là vũ trụ với nhiều lớp, nhiều cảnh giới thế gian , xuất thế gian...Mỗi giới mỗi loài đều có những qui chế và qui luật riêng nhưng vẫn phải chịu tác động và phụ thuộc vào qui luật vận động của tầng giới bao trùm nó, chứa chất nó.

Thế nên em nghĩ hiểu đạo lớn là biết tôn trọng đến cái riêng nhất, cái nhỏ nhất vì nó cũng chính là thành tố của cái lớn chung cùng. :)
 
Em nghĩ bác WW là người đang theo "phe" biện chứng thực nghiệm. Mọi kiến thức (cái thấy, cái biết) phải được chứng nghiệm bằng hiện vật. (Các thành tựu khoa học, công trình khoa học) phải được chứng minh và thực nghiệm bằng hiện vật.

Như em đã có nói phương pháp tìm hiểu về thế giới , vũ trụ như vậy được nhiều người thấy và tin theo nhưng nó lại dễ bị lạc hậu với chình mình vì lớp sau sẽ có khám phá mới phủ nhận lại cái cũ. Vì cái biết và thấy đó của con người chưa phải là cái biết tuyệt đối tận cùng.

Em nhớ em đã đọc nhận định Einstein có nói " nếu có một tôn giáo nào đáp ừng được yêu cầu của Khoa học thì đó là Đạo Phật. Vì Đạo phật từ khi sinh ra đến hiện nay chưa phải chỉnh sửa bật kỳ một nhận định nào của đạo Phật, mà trái lại chính khoa học lại là người liên tục đưa ra những phát kiến dần chứng minh những lý đạo đã được đạo Phật nói từ trước đó". (Em đã có post ở mấy trang trước, trích trong các bài báo do Tuệ Uyển dịch).

Thực tế hiện nay có những sự vật hiện tượng, khoa học chưa giải thích được nhưng với đạo - đạo phật chuyện đó là hiển nhiên.

Đạo đúng là có nhiều chứng nghiệm màu nhiệm và đại đa số tìm và theo đạo để tìm một sự giải thoát về tinh thần hơn là tìm thấy đó là chân lý, triết lý về vũ trụ và nhân sinh. Nhưng em nghĩ mọi người không mù quáng đâu bác nhé. Tất cả mọi đạo đều có những sự màu nhiệm khó nghĩ bàn lắm mà phải là chính bản thân mình chứng nghiệm, mới tin là thực.

Em nghĩ bác chưa có cơ duyên được chứng nghiệm phép nhiệm màu chứ không phải bao nhiêu con người tin và cầu vái van xin ở đạo là họ mù quáng cả đâu. bác biết con người vốn thực dụng mà, chỉ 1 đền 3 lần không linh nghiệm, họ chẳng bỏ bâo nhiêu thời gian và tiền bạc vào cầu vái van xin đâu bác. ;)

Đồng ý vớii bác sự hiểu biết với những thành tựu khoa học là trí tuệ của con người. Nhưng đó chỉ mời là trí tuệ của con người bình thường (phàm phu) mà thôi. Bậc đắc đạo họ "uyên thâm và quảng đại" hơn với cái thấy biết sâu sa và rộng rãi hơn: vd như bậc có thiên nhĩ thông ( nghe được tất cả mọi âm thanh), tha tâm thông (tức là đọc rõ được ý của kẻ khác), túc mệnh niệm (biết được các tiền kiếp củ chính mình)...nhưng cái khó là sự màu nhiệm này là chứng nghiệm cá nhân nên không thể nói cho mọi người cùng thấy. Mà vì có nói thì người nghe không có đồng cái khả năng trình độ như người nói nên cũng không thấy. :)

Mỗi người mỗi cách nhìn và quan điểm khác nhau, đó cũng là quy luật. Miễn sao tôn trọng cách nhìn, cách hiểu của người khác để trao đổi là được.

Về khoa học, những bộ óc vĩ đại nhất như Einstein, Stephen Hawking, Steve Jobs ... đều hết sức tôn trọng đạo phật, dù họ có những nhìn nhận chưa chắc đã giống nhau. Vậy cũng là đủ để thấy rằng đạo Phật có giá trị, và Khoa học có nhiều điểm tương đồng, có sự đồng cảm với đạo phật.

Những gì trao đổi ở đây chỉ nhắm mục đích chia sẻ. Không có hơn thua, không mua bán, không áp đặt bất cứ điều gì. Mong rằng tôn chỉ đó luôn được ghi nhớ :))
 
Back
Top