Tâm của chúng ta không đồng nhất
Trẻ thơ sinh ra vô tư, tâm của trẻ thơ là đồng nhất, càng lớn lên, giáo dục và giao tiếp xã hội hình thành nên các quy tắc hành xử và nếp nghĩ. Ý thức quy định hành vi, đáp ứng của bên ngòai quay trở lại nội tâm để hình thành các ý niệm nhằm điều chỉnh tư duy và các quy tắc nội tâm của mỗi người.
Tương tự như ví dụ về nội tâm của nhà độc tài trong bài trước, nội tâm của chúng ta cũng chia sẻ thành nhiều phần, nhưng không giống với nhà độc tài phân tâm bản ngã, với chúng ta đa phần chỉ là các ý niệm, dòng suy nghĩ như một mớ bòng bong.
Cỏ dại lan nhanh, cây lành mọc chậm
Trong chúng ta hầu như không có ai thánh thiện, có phần tốt, có phần chưa tốt thậm chí là xấu. Tôi thấy bạn viết thơ hay, trong lòng buồn bực đố kỵ. Người khác thấy nhà nghèo ghét kẻ lầu son gác tía mà muốn cướp đọat tài sản người ta mang về nhà mình. Không phải ai cũng tham thật nhiều, hận thù thật nhiều đến mất sự tỉnh táo, nhưng đến một lúc nào đó thì rất có thể. Bởi đa phần ai cũng nghĩ tốt quá hóa đần. Mỗi khi thấy được ai đó dùng mánh khóe tiểu xảo và thành công, ta lại muốn noi theo. Và thật khó kiềm chế khi thấy lợi đến tay, ai lại muốn chia sẻ cho người khác?
Cứ như vậy, dần dần tính bản thiện trẻ thơ của chúng ta co ngót, núp kỹ ở một góc kín nào đó trong tâm trí ta, nhường chỗ cho hỗn mang (chaos).
Đó là lúc chúng ta từ khước quyền được tĩnh tâm, vì ta đã dựng hàng rào nhốt bình yên vào một xó hẹp trong tâm trí.
<còn tiếp>