VC-Thiền quán

Em là em thấy cụ giống cái cụ gì nổi danh bên Mỹ lắm đấy

Chỉ hô bán là 1
Chỉ hô phạm luật là 2
Chỉ hô phản động là 3
Chỉ hô tâm động là 4

Gà lôi phát: khứa khứa :))

bác cho cái link chứng minh......tôi đâu có hô bán hiiiiiiiii tại các bác nghĩ thía...tâm động rùi, coi chừng có người ở phía sau cười hô hố oooo & lòng xôn sao, chỉ cần cầm thêm cái lao...phóng vào tim ấy.......đem về lau xe khưa khứa
 
bác cho cái link chứng minh......tôi đâu có hô bán hiiiiiiiii tại các bác nghĩ thía...tâm động rùi, coi chừng có người ở phía sau cười hô hố oooo & lòng xôn sao, chỉ cần cầm thêm cái lao...phóng vào tim ấy.......đem về lau xe khưa khứa

Đá cụ phát rồi lại uống rượu tiếp hè hè ...
 
Bác ạ, cuộc đời chúng ta còn bao nhiêu ngày tháng trong đời nữa đâu? chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu năm tháng thăng trầm bao niềm vui nỗi buồn trong cuộc đời rồi, tham sân si hận rồi thì cuối cùng cũng chỉ có 2 chữ hư không. Vậy sao chúng ta ko thể cởi mở tấm lòng để hiểu nhau hơn, để thông cảm với nhau hơn với đời với người hơn để từ đó cho chính bản thân mình cơ hội nhẹ lòng thanh thản hơn và cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Chúng ta còn bao năm nữa đâu, sao ko giành những năm tháng còn lại để yêu thương , để giúp đỡ & làm cho đời nhau dịu nhẹ?

Em chân thành mong mỏi và Chúc bác tâm lắng đọng để cảm nhận những niềm vui của cuộc sống đang mang lại cho chúng ta!

O đã có tâm thiền tính thiền rồi đấy. Chấp nhận tất thảy mọi suy nghĩ bất lợi của người khác đối với mình, thanh thản đón nhận cuộc sống dù biết rằng cuối cùng là hư không, đó là tâm thiền. Không buông xuôi, không bỏ mặc, đường đi cứ tới dù có trở ngại, đó là dũng khí của thiền, cũng là tính thiền. Chỉ còn nhận ra sứ mệnh của mình, thực hiện nó mới là ngộ.
Vui với thực tại từng khỏanh khắc; chắt lọc được hạnh phúc trong cuộc sống kể cả những thời gian mà người ngòai nhìn vào và cho là bất hạnh, đó chính là ngộ thiền. Vậy cần gì đi đâu xa xôi? Chứng nghiệm đó thực sự đáng ghi nhớ đó.
 
Em vốn là ng khó tính & dứt khoát, khi đã quyết định sẽ ko wonder. Đã nhiều lần muốn từ biệt nơi này, nhưng ko hiểu sao có điều gì đó luôn níu kéo em về lại, giờ thì em đã nhận ra đó là gì & cảm thấy lòng buồn vô hạn....

Em luôn quá thật, thật đến mức độ dấy nên nhiều nghi ngại, mà cũng bởi vì tính cách quá thật ấy mà làm em nhiều phiền não, em biết vậy, nhưng sẽ ko định thay đổi.

Mọi người có thể hiểu sai em, nghi ngờ em, thù hằn em, căm ghét em, coi thường em hay gì đi nữa thì em vẫn ko thể là ai khác đi được, em chỉ có thể là em như mọi người ghét giận vậy.

Thật đến cùng là được rồi ...

Thiền là để tĩnh, muốn tĩnh thì phải thật. Không có thật thì không có tĩnh chỉ là ảo giác.

Hôm nay nhiều tâm sự quá, giống cụ MTP hôm trước. Thôi làm ly ~o) nhé ...

Mà cụ MTP đâu nhỉ, ông gì ơi ....
 
Em xin chân thành cảm tạ tấm lòng quý mến của các bác - em mà càng nói có khi lại càng bị bác Liu ghét. :( - em chỉ tiếc 1 điều duy nhất đó là đã tự khai báo em là female. Lúc ấy em chỉ nghĩ mình nên khai báo để các cuộc tranh luận đỡ gay gắt và chuyển thành các cuộc đả kích như các chủ đề khác, vì em ngại va chạm căng thẳng...Ko nghĩ việc lại đi quá xa :(

Mai hoa sứ giả không ghét, ghét không như thế ... Mai hoa kiếm thực hư biến hóa nó thế thôi.
 
Chính xác là sợ cảm nhận của chính mình....Tâm tịnh: tiếng lá rời cành biết là rơi nghiêng.... tuyệt chiêu này học được từ đại ca...

Mai hoa kiếm khách đương nhiên là người tinh tường, tiếng sóng nội tâm vô thanh của đối thủ còn nghe được chứ tiếng lá rơi ăn thua gì hè hè ...

Khắc tinh của quá tỉnh sẽ là Quách tỉnh, ngu ngu, vì ngu thì sóng tâm nó không có để nghe ... :))

Cửu âm chân kinh vào tay Quách tỉnh nó khác, vào tay Mai Siêu Phong nó khác.
 
Thật đến cùng là được rồi ...

Thiền là để tĩnh, muốn tĩnh thì phải thật. Không có thật thì không có tĩnh chỉ là ảo giác.

Hôm nay nhiều tâm sự quá, giống cụ MTP hôm trước. Thôi làm ly ~o) nhé ...

Mà cụ MTP đâu nhỉ, ông gì ơi ....
Xem ra chú có lỗi với người ta rồi... E rằng không kiếp này thì kiếp sau phải trả món nợ này chăng?
 
Xem ra chú có lỗi với người ta rồi... E rằng không kiếp này thì kiếp sau phải trả món nợ này chăng?

Nợ thì nợ mà trả thì trả, vay trả trả vay nó là bình thường, thiện tai thiện tai ...
 
Thật đến cùng là được rồi ...

Thiền là để tĩnh, muốn tĩnh thì phải thật. Không có thật thì không có tĩnh chỉ là ảo giác.

Hôm nay nhiều tâm sự quá, giống cụ MTP hôm trước. Thôi làm ly ~o) nhé ...

Mà cụ MTP đâu nhỉ, ông gì ơi ....

Dạ, cụ điểm danh em có mặt.

Mấý hôm em lại "ta bà" từ BRVT rồi lên Tánh Linh Bình Thuận.

Đi nhiều giúp mình thấy nhiều hơn, ngộ được nhiều hơn chút, chứng nghiệm hơn một chút và tâm cũng tịnh hơn chút nữa thì phải. :)

Có mấy ngày mà phải lướt qua cả hơn chục trang. Kiếm pháp, chương pháp,... thơ pháp cứ dzù dzù như gió. May cho em quá, chứ có ở nhà chắc núp lùm coi lén cũng bị "dính chưởng". :))

Buồn quá, em chẳng có chút nội công hay kiếm pháp nào để xin "gia nhập trung nguyên" cả. Hay cụ Tom xét duyệt cho Trung nguyên có lão/mụ già đốn củi/đào mài chi đó, mê xem quần hùng đấu võ nên chuyên núp lùm coi lén. Khi nào họ mệt, cần người "tán gẫu vài câu" thì cho em xuất hiện với. :)

@K2G, vui được gặp lại.

"Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh".

Tất cả các pháp vui/ buồn, sướng/ khổ, được/mất, hơn/thua... đều là "tồn tại khách quan". Để cho cái này/hay cái kia ảnh hưởng tới mình là tùy thuộc tâm thức của mình. Khi mình đạt đến được mức "được không quá vui/ mất không quá buồn" đó gọi là "trí tuệ căn bản" theo đạo pháp.

Nàng đừng buồn quá mà má lại kém hồng nàng nhỉ. :))
 
Vài dòng về quán tưởng và hành thiền, tặng các bạn muốn hướng đến sự tĩnh lặng của tâm hồn.

Với một người bắt đầu từ con số không về thiền, tâm dày đặc những lo toan ưu tư, dường như đạt đến sự trống rỗng thanh khiết của tâm hồn thật khó khăn. Bạn sẽ tự hỏi- tại sao tôi lại cần sự trống rỗng đó, liệu đó có phải là sự rỗng tuếch trong tâm hồn, như một cái xác ngu ngơ không ý thức, không trí tuệ?

Xin thưa, có sự khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm. Sự trống rỗng của thiền định là trạng thái làm chủ được vô thức, trong đó cái tôi bản ngã ích kỷ mất vị trí thống trị tâm trí, hay còn gọi là vô ngã, thay vào đó là sự thống trị của một cái tôi khác, cái tôi rộng mở sẵn sàng đón nhận giao tiếp với những cái tôi của cá thể khác trong thực tại. Khi đó, cái tôi mới gần như cái ta, tính cộng đồng lấn lướt tính vị kỷ cá nhân.
Sở dĩ tôi nói là gần như, bởi cái tôi không vị kỷ chỉ trở thành cái ta nhờg quan hệ tương tác cộng hưởng với nhiều cái tôi khác có cùng trạng thái, trao đổi trong môi trường mà sự vị kỷ được gạt bỏ, thậm chí là loại trừ sự vị kỷ.

Vì vậy, cái tôi không vị kỷ trở nên rộng lớn, sức chứa của nó mở rộng tựa như mạng lưới internet mà mỗi nút của mạng là một cái tôi khác có cùng đặc tính chung, cũng như các máy tính muốn kết nối internet phải dùng chung giao thức liên kết (network protocol). Sự chia sẻ thông tin là sức mạnh của cái tôi không vị kỷ, sức mạnh của cả hệ thống làm tăng cường sức mạnh của mỗi cá nhân tham gia mạng đó.

Sự rỗng tuếch của tâm hồn, ngược lại, là trạng thái của trạng thái hỗn độn (chaos) do bản ngã tạo ra. Với các bản ngã mạnh, sự hỗn độn này là tổng hợp của rất nhiều quy tắc ràng buộc và hàng rào nhằm bảo vệ sự thống trị của bản ngã với tâm trí con người. Bản ngã đặt ra các quy tắc ứng xử, buộc các cái tôi khác phải tuân theo và hạn chế quá trình giao tiếp theo những quy tắc đó, dù được nói ra thành lời hay ngầm hiểu theo quy tắc thưởng phat kiểu phản xạ Pavlov, nghĩa là nếu anh làm tôi ưng ý, tôi sẽ xử với anh theo một cách; bằng không, dù rằng tôi vẫn nhẹ nhàng với anh, bất kỳ yêu cầu nào của anh sẽ được tôi đáp lại bằng cách bất lợi cho anh. Khi sự hỗn độn của mớ các quy tắc xung đột nhau trong nội tâm đạt đến một ngưỡng nào đó, chính bản ngã ích kỷ cũng không biết tự phân xử thế nào và bất lực với chính các quy tắc do mình định ra, không thể quyết được theo hướng nào vì hướng nào cũng là tự mâu thuẫn với chính mình, khi ấy người ta cảm thấy đầu rỗng tuếch, dù rằng kiến thức và hỉeu biết ngồn ngộn lấp kín tâm trí.

Cho dù có rất nhiều quan hệ, cái tôi vị kỷ khó tìm được sự đồng cảm từ một cái tôi vị kỷ khác, bởi quy luật ăn chia thường không thể công bằng. Câu hỏi sẽ là: Tại sao tôi không được phần tôi đáng hưởng? Anh là cái gì mà tôi phải chia sẻ cái của tôi? Kết cục, chỉ có thể có liên kết bề ngòai và tạm thời, không có cộng hưởng và lâu dài giữa những cái tôi đó.

<còn tiếp>
 
Dạ, cụ điểm danh em có mặt.

Mấý hôm em lại "ta bà" từ BRVT rồi lên Tánh Linh Bình Thuận.

Đi nhiều giúp mình thấy nhiều hơn, ngộ được nhiều hơn chút, chứng nghiệm hơn một chút và tâm cũng tịnh hơn chút nữa thì phải. :)

Có mấy ngày mà phải lướt qua cả hơn chục trang. Kiếm pháp, chương pháp,... thơ pháp cứ dzù dzù như gió. May cho em quá, chứ có ở nhà chắc núp lùm coi lén cũng bị "dính chưởng". :))

Buồn quá, em chẳng có chút nội công hay kiếm pháp nào để xin "gia nhập trung nguyên" cả. Hay cụ Tom xét duyệt cho Trung nguyên có lão/mụ già đốn củi/đào mài chi đó, mê xem quần hùng đấu võ nên chuyên núp lùm coi lén. Khi nào họ mệt, cần người "tán gẫu vài câu" thì cho em xuất hiện với. :)

@K2G, vui được gặp lại.

"Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh".

Tất cả các pháp vui/ buồn, sướng/ khổ, được/mất, hơn/thua... đều là "tồn tại khách quan". Để cho cái này/hay cái kia ảnh hưởng tới mình là tùy thuộc tâm thức của mình. Khi mình đạt đến được mức "được không quá vui/ mất không quá buồn" đó gọi là "trí tuệ căn bản" theo đạo pháp.

Nàng đừng buồn quá mà má lại kém hồng nàng nhỉ. :))

Cụ kiếm một môn chưởng, kiếm, đao gì đó chơi đại đi, song song với thiền và trí, khỏi lo kẽm gai bắt nạt ...
 
Vài dòng về quán tưởng và hành thiền, tặng các bạn muốn hướng đến sự tĩnh lặng của tâm hồn.
<còn tiếp>

Nó giống personal computing rồi enterprise computing rồi grid rồi cloud computing ... context rộng mở dần ... đó là em phỏng theo hướng giải thích của cụ.

Tầm quán sát, kết nối rộng tới đâu, ánh sáng trí huệ được mở rộng tới đó, sự luẩn quẩn của tư duy bớt dần thay vào đó bởi sự quán sát. Bắt đầu biết quán sát là bắt đầu có tỉnh thức, tăng dần theo khả năng tu tập.

Thiền giúp thực tập khả năng quán sát. Không thiền thì chỉ có suy diễn, đó là đặc điểm của tư duy: phán xét (đúng sai, tốt xấu, hay dở ...).

Em bình thêm mấy câu gọi là có tung có hứng ...
 
Last edited by a moderator:
Vâng, em xin đón nhận & chân thành cảm ơn những chia sẻ góp ý của các bác.

Mình xí xoá hết bác Liu nhé, Cho em lại quay về bình yên với niềm vui tinh nghịch, vô tư lự của mình nhé. :)

Chúc các bác buổi tối thật đầm ấm.

Em chờ đọc những phần tiếp theo của bác Giailang.
 
Vài dòng về quán tưởng và hành thiền, tặng các bạn muốn hướng đến sự tĩnh lặng của tâm hồn.
....
Cho dù có rất nhiều quan hệ, cái tôi vị kỷ khó tìm được sự đồng cảm từ một cái tôi vị kỷ khác, bởi quy luật ăn chia thường không thể công bằng. Câu hỏi sẽ là: Tại sao tôi không được phần tôi đáng hưởng? Anh là cái gì mà tôi phải chia sẻ cái của tôi? Kết cục, chỉ có thể có liên kết bề ngòai và tạm thời, không có cộng hưởng và lâu dài giữa những cái tôi đó.
Phần trước đã giúp các bạn phân biệt hai trạng thái trống rỗng của thiền định và trống rỗng do sự bất lực của bản ngã. Sự khác biệt về bản chất của hai trạng thái này là cái tôi vị kỷ bất lực và cái tôi không vị kỷ thắng thế.

Hẳn sẽ có bạn theo logic mà hỏi, "Nhỡ cái tôi vị kỷ luôn thắng thế trong tâm trí thì sao?". Điều này có thể, nhưng không tồn tại lâu. Bởi cái tôi vị kỷ luôn phải làm quan tòa cho các phân chia dàn xếp giữa những quy tắc đối nghịch, thường xuyên làm nhiệm vụ cân đối các mâu thuẫn đối kháng chỉ chực chờ bùng nổ.

Để duy trì sự thống trị, cái tôi vị kỷ phải gắn kết với các cái tôi vị kỷ khác về hình thức, nhưng nó luôn hiểu kẻ thắng luôn giành lấy tất cả là quy tắc hành xử tối thượng giữa những cái tôi vị kỷ. Đó là ngọn nguồn của đố kỵ và âm mưu, để chống lại những âm mưu đó, bản thân cái tôi vị kỷ phải tự phân chia thành nhiều mảnh đối kháng để mô phỏng phản ứng của nhiều cái tôi vị kỷ khác, với hy vọng hiểu và bắt bài đối phương.

Đây cũng chính là mầm mống của sự phân chia nhân cách, trong tâm thần học gọi là "thái nhân cách" hay đa nhân cách, là hiện tượng mâu thuẫn từ bên ngòai được nhập vào trong tâm, chia rẽ cái tôi vị kỷ thành nhiều phần xung đột. Mầm mống này nếu không được giải quyết và ngày càng tăng nghiêm trọng sẽ dẫn đến chứng hoang tưởng tâm thần phân lập, cá biệt có thể đến mức phương tây gọi là hội chứng quỷ ám (Exorcism).

Ngày xưa, khi chế độ quân chủ độc tài còn tồn tại, có thể cái tôi vị kỷ của Nero không bị phân chia xung đột, nhưng qua lịch sử, cho dù nhiều biện pháp cai trị hà khắc được tạo mới và kế thừa từ lịch sử, cái tôi vị kỷ của nhà độc tài sống ở thế kỷ 21 vẫn buộc phải cân đối được mâu thuẫn từ nhiều bè phái xung đột quyền lợi, và do đó buộc phải phân chia thành nhiều mảnh tâm thức xung đột lẫn nhau.

Do vậy, mặc dù về lý thuyết có thể có trường hợp cái tôi vị kỷ của một nhà độc tài nào đó quyết không phân chia, nhưng cũng đồng nghĩa với thời gian tồn tại của nó sẽ rất ngắn do không cân được xung đột của các bè phái vì không mô phỏng được phản ứng của các bè phái dưới quyền nhà độc tài để dự phòng kế sách đối phó hữu hiệu. Vì đã là nhà độc tài, không thể không đa nghi, nghĩa là không thể dựa hòan tòan vào bộ máy tham mưu. Do vậy muốn chống được bè phái bên ngòai, cái tôi của nhà độc tài buộc phải phân chia bên trong.
Đó chính là cơ sở để khẳng định cái tôi vị kỷ không thể mạnh và nhất quán từ bên trong.
<Tiếp theo: Cỏ dại lan nhanh, cây lành mọc chậm>
 
Vâng, em xin đón nhận & chân thành cảm ơn những chia sẻ góp ý của các bác.

Mình xí xoá hết bác Liu nhé, Cho em lại quay về bình yên với niềm vui tinh nghịch, vô tư lự của mình nhé. :)

Chúc các bác buổi tối thật đầm ấm.

Em chờ đọc những phần tiếp theo của bác Giailang.

Tiểu thơ Know có lời cuối rùi !
Các cụ lo Thiền tiếp đi...

Mấy cái liên quan sẽ dọn sạch !

Happy Thiền
Happy Trading
 
NGỒI THIỀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

Vấn đề thiền - khí bác WW đã đề cập hơn một năm, với câu hỏi, ý kiến rất đáng giá.

Mặc dù Phật tổ đã cảnh báo sâu sắc hậu quả ham mê thần thông, có thể làm ta quay ngược hàng trăm ngàn kiếp tu luyện (*nếu bị tẩu hoả thì hậu quả đúng là khó lường)

Tuy nhiên, nếu 1 vấn đề ta không dám nhìn vào nó, làm nó....thì có lúc ta cũng vô tình làm nó. Nhất là thiền - khí là cái thành tựu mà mọi người tán thán

1/ KHởi nguồn thì ta ngồi kiết kiết già, gọi là như lai thiền..vì ở mức căn bản này....hầu như an toàn. nhưng ngày một ngày dòng hoả hầu, các luồng khí sẽ ngày một xuất hiện
2/ 90% người tập sẽ chạy theo hướng thiền thượng thừa, gọi là thiền-khí, đó là quá trình khí khai mở cái huyệt với mức độ cao, ấn độ gọi là khai mở luân xa
3/ rất lưu ý là luân xa số x của các môn phái cũng khác nhau, màu khí cũng khác nhau....
4/
VẤN ĐỀ LƯU Ý: (mà nhiều khi người viết kiến thức đó không lưu tâm)
+ Đóng huyệt: đây là việc tối quan trọng, khai mở đã dễ nhưng nhiều người sẽ như cô gái lọ lem..quên: như lái máy bay..mà không biết hạ cánh, lái ô tô mà không biết dừng, thắng hiiiiiiiiiii. tóm lại, phải đóng bằng cách sau khi hành thiền, thì buộc phải xoa bóp: tay chân, các huyệt vị.....(**các bác nào có bí quyết cao hơn xin mời chỉ giáo....vì nó giúp cho thiền sinh rất nhiều)
+ sự quân bình khí: NHư bác WW đề cập, thường thì gốc thiền ta tập trung ý tại đan điền-khí hải..nhưng quá 8-10 năm, khi huyệt này mở mạnh.....sẽ rất ham mê sắc dục. Bụng sẽ phình to, chắc như trái dưa hấu...nếu người có năng khiếu (thiên căn tu) các huyệt đản trung, ấn đường có độ mở khá thì không sao. nhưng người mà huyệt đó kém...thì sẽ có hiện tượng lệch bộ khí...xảy ra hiện tượng phá quân bình, người tập sắc diện đen đi, xỉn đi...lưu ý đan điền khí (khí hải) thuộc âm..nhưng không thể không mở..vì nó là gốc của mỗi chúng ta. Phải có tinh>khí> thần
+ Để chắc ăn, lúc đó cần luyện các huyệt đản trung, ấn đường..để cân bằng khí (**luân xa tâm: ngay ngực, luân xa thiên nhãn, ấn đường)
 
Last edited by a moderator:
Don em đã hiểu phần nào tâm tư buồn chán của liu đệ, tuy nhiên câu nói trên Don em chưa được minh chứng nên cũng chưa hiểu gì. Mong Know giải thích cho đỡ phần thắc mắc có được chăng. Cho Don em hỏi 1 câu: Có phải ngoài đời liu lão đệ đã hứa hay thất lễ gì với Know chăng?

Nếu có thật thì mong bác lượng thứ cho.

G/L nếu có vướng trở gì chúng ta sẽ cùng nhau giải vấn. Cảm ơn bác nhiều.

P/s: Nếu ngại chỗ đông người có điều khó nói, có thể Pm riêng cho tôi. Mọi người cùng minh chứng.

Không có gì đâu bác Don ạ, như em đã nói hôm trước, em là người mới trên VC.vn, ko biết bác Liu cũng như nhiều (hầu như tất cả) anh chị em khác ở đây, ngoài đời chắc cũng chưa gặp nên chắc cũng ko có hứa hẹn gì. Có lẽ trong lúc tếu táo anh em hiểu lầm gì đó thôi. Em muốn quán Thiền đông vui không khí thoải mái, anh chị em vui vẻ lại như xưa, những gì đã qua xem như chưa xảy ra, mình cho qua hết, đừng vướng bận gì cả, mình làm quen lại từ đầu nhé. :)

Bác Don & bác Liu năng vào cho vui, cả 2 bác em thấy đều tài giỏi, bác Liu cũng vui tính mà hoạt bát nữa.

Thôi nào chúng ta lại cùng nâng ly nhé, rũ bỏ ưu phiền, bon chen cơm áo gạo tiền ngoài cửa, cùng vào đàm đạo, cùng nhâm nhi tách cafe, cùng kể chuyện trên trời dưới bể, cùng chia sẻ nhân sinh quan & vũ trụ nhé.

Cheers với em nào!
 
Vấn đề thiền - khí bác WW đã đề cập hơn một năm, với câu hỏi, ý kiến rất đáng giá.

Mặc dù Phật tổ đã cảnh báo sâu sắc hậu quả ham mê thần thông, có thể làm ta quay ngược hàng trăm ngàn kiếp tu luyện (*nếu bị tẩu hoả thì hậu quả đúng là khó lường)

Tuy nhiên, nếu 1 vấn đề ta không dám nhìn vào nó, làm nó....thì có lúc ta cũng vô tình làm nó. Nhất là thiền - khí là cái thành tựu mà mọi người tán thán

Các luân xa 6,7 (*huyệt á môn, bách hội) rất khó mở ...và rất khó đóng. khí công TQ không khuyến khích, nhưng yoga thì rất vô tư. VN gần đây..các môn khí dưỡng sinh ..nở rộ, các thầy còn dùng biện phát tha lực..dùng công lực của thầy ...khai mở ngay tức thì 02 huyệt này. hậu quả có thể rât đáng tiếc, vì:

KHông phải tự nhiên người ta ví huyệt như bông sen, đó là hoa....đắc khí thì hoa nở, kiệt khí thì hoa tàn (cụp), nhưng nó hàm ý như cánh cửa đóng mở. việc các thầy vô tình khai mở quá bạo lực gây rách cửa..huyệt đó mở mà không đóng..kết quả tà khí: nóng lạnh, trược khí liên tục xâm nhập cơ thể....mà tại não bộ, tất gây hoang tưởng, loạn tưởng, điên khùng

Vậy lên tốt nhất là chọn môn tự tập tự mở...tuy có nâu mà chắc ăn, và cũng không nên mở hai huyệt này quá nhiều (*dưới 10% thời gian tập)

TẬP XONG THÌ NHỚ ĐÓNG HUYỆT
 
Last edited by a moderator:
Vài dòng về quán tưởng và hành thiền, tặng các bạn muốn hướng đến sự tĩnh lặng của tâm hồn.

Xin thưa, có sự khác biệt rất lớn giữa hai khái niệm. Sự trống rỗng của thiền định là trạng thái làm chủ được vô thức, trong đó cái tôi bản ngã ích kỷ mất vị trí thống trị tâm trí, hay còn gọi là vô ngã, thay vào đó là sự thống trị của một cái tôi khác, cái tôi rộng mở sẵn sàng đón nhận giao tiếp với những cái tôi của cá thể khác trong thực tại. Khi đó, cái tôi mới gần như cái ta, tính cộng đồng lấn lướt tính vị kỷ cá nhân.

Phần trước đã giúp các bạn phân biệt hai trạng thái trống rỗng của thiền định và trống rỗng do sự bất lực của bản ngã. Sự khác biệt về bản chất của hai trạng thái này là cái tôi vị kỷ bất lực và cái tôi không vị kỷ thắng thế.

@Giailang

Thiền định có 2 hình thức là Thiền chỉ và Thiền quán
Anh chỉ mới nói về Thiền chỉ thôi !

Thiền chỉ là tĩnh: Làm chủ hơi thở làm chủ vô thức
Thiền quán là động: Làm chủ hơi thở để chiếu quán một chủ thể nhất định !
 
Giải mã những bí mật của thiền định
http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-1501/Giai-ma-nhung-bi-mat-cua-thien-dinh.html

Không cứ phải vào rừng kiếm một guru (lạt-ma, thiền sư v.v) râu dài mới học được thiền. Tại Mỹ, giờ đây, nhiều khi muốn tránh ngồi thiền cũng khó. Nó là môn được yêu cầu tại nhiều trường học, bệnh viện, công ty luật, các tổ chức chính phủ và cả trong nhà tù...
 
Back
Top