Có một điểm chung giữa võ và thiền, đó là chiến thắng bản thân.
Tinh thần chiến thắng của võ có trong các phép luyện của thiền, vì không có nỗ lực chiến thắng, người luyện thiền không thể tĩnh được tâm bởi cốt yếu loại tạp niệm (những ý nghĩ vẩn vơ trong đầu xuất hiện khi luyện thiền) là "dùng niệm diệt niệm" nghĩa là lấy ý chí để chiến thắng tạp niệm để loại bỏ dần các tạp niệm, dần dần chỉ còn một niệm và cuối cùng là không còn niệm nào.
Tinh thần bác ái của thiền có trong võ: hào hiệp vị tha, vì người trước khi vì mình, "thi ân bất cầu báo" (làm ơn không đòi hỏi trả ơn).
Sự tỉnh táo của thiền mang lại cho người luyện võ sự thanh thản, cái vô thức của luyện thiền mang lại khả năng phản xạ linh họat nhanh nhạy, như trong VX người ta luyện linh giác, cao thủ có thể đạt tới mức "có mắt ở tay chân, có mắt ở lưng và ở gáy, có tai trên tòan thân" (nói như vậy không có nghĩa là người luyện môn này đầy tai mắt, mà là khả năng cảm nhận của họ nhạy cảm đến mức dễ dàng phát hiện các chuyển động ở mọi hướng).
Các kỹ năng kiểm sóat cơ thể của thiền cũng được vận dụng vào trong võ, phép nhịn thở được các nhẫn sư (ninjitsu) kiểm sóat hơi thở trong thuật ẩn thân của họ. Trong VX, phép điều tức (kiểm sóat nhịp hơi thở) là một kỹ năng căn bản và là một trong các cơ sở để ước lượng nội lực của một người nào đó. Tương tự, kiểm sóat được nội lực và đường dẫn lực của võ cũng có nguồn gốc từ phép dùng ý dẫn khí trong thiền.
Lối luyện linh giác kiểu VX có thể đọc được cả ý chỉ với cái chạm tay, mắt đôi khi không đọc được ý, dễ lầm hư chiêu.
Với người Á đông, luyện võ có thể nói là phù hợp hơn tập một số môn thể thao kiểu phương tây, vì nhiều lý do. Bởi vậy cụ Nguyễn Khắc Viện, người cũng là môn đồ Vịnh Xuân, sống chỉ với một lá phổi suốt gần 50 năm, mới khuyên rằng "tiên học võ, hậu học văn".