VC-Thiền quán

thietkieutam viết văn vẻ cẩu thả quá, bỏ dấu chấm phẩy tùy tiện, không viết hoa, đọc không nổi, không hợp với VC...

VC bang đảo là nơi hội tụ các bậc anh tài, ngọa hổ tàng long. Bang chủ và các Đường chủ dày công tu luyên, ngày đêm thiền ở Tàng kinh các và trải qua bao sóng gió thương trường mới có đựơc cái ngày hôm nay. Dù Bang chủ đã rời VC tiếp tục ẩn dật. Các VC-Đường chủ vẫn tiếp tuc con đường đã chọn và hẹn ngày tái ngộ...

Con đường hành giả hứa hẹn giác ngô thế mà cụ cứ lão nọ, lão kia cãi lộn mất cả nét hào hoa, thâm nghiêm của Bang đảo...!!!
 
Bỏ quán tưởng, quên niệm chú trong 2 tuần. Tập diệt niệm để đạt đến vô niệm bằng tất cả các loại vận động cơ thể trong suốt thời gian đó. Hơi thở giữ nhịp đều và trầm như mọi khi trì chú. Giữ hơi thở như mọi khi trì chú.

Không biết cụ Don có chú ý rèn luyện sức khỏe không nhỉ? kinh nghiệm của em thì sức khỏe là rất quan trọng, là thể lực ý.

Đi một bài quyền, đều, trầm, chậm rãi, hơi thở ổn định và sâu, tâm yên vắng, lắng nghe từng động tác, từng bước chuyển của thân, lỏng mà không rời, căng mà không cứng, nhanh mà không vội, chậm mà không trì trệ ...

Rất tốt cho sức khỏe, nghĩa là tốt cho thiền định :D
 
thietkieutam viết văn vẻ cẩu thả quá, bỏ dấu chấm phẩy tùy tiện, không viết hoa, đọc không nổi, không hợp với VC...

VC bang đảo là nơi hội tụ các bậc anh tài, ngọa hổ tàng long. Bang chủ và các Đường chủ dày công tu luyên, ngày đêm thiền ở Tàng kinh các và trải qua bao sóng gió thương trường mới có đựơc cái ngày hôm nay. Dù Bang chủ đã rời VC tiếp tục ẩn dật. Các VC-Đường chủ vẫn tiếp tuc con đường đã chọn và hẹn ngày tái ngộ...

Con đường hành giả hứa hẹn giác ngô thế mà cụ cứ lão nọ, lão kia cãi lộn mất cả nét hào hoa, thâm nghiêm của Bang đảo...!!!

VC cũng là một xã hội thu nhỏ cụ 2W. Và em nghĩ có bản sắc riêng, nhưng cũng cởi mở đủ để dung nạp nhiều sắc thái khác nhau, chỉ cần đừng quá cẩu thả và vô đạo đức ...

Chỉ toàn rồng với cọp cũng chả chắc đã vui :D
 
VC cũng là một xã hội thu nhỏ cụ 2W. Và em nghĩ có bản sắc riêng, nhưng cũng cởi mở đủ để dung nạp nhiều sắc thái khác nhau, chỉ cần đừng quá cẩu thả và vô đạo đức ...

Chỉ toàn rồng với cọp cũng chả chắc đã vui :D

hehehe..chuẩn ...đồng ý ...

phong phú và đa dạng mới vui

phải có cả gà như em thì mới tôn được rồng và cọp lên chứ :-":-":-"
 
Bác winwin : em cũng đồng ý với 2 tom
Phải có những người ngu ngu như em chẳng hạn làm quần chúng đứng nghe, thi thoảng hỏi vài câu ngố ngố các cao thủ mới có nhã hứng giảng giải chứ bác. Toàn cao thủ đầu mưng mủ thì choảng nhau vỡ đầu mất :)

Bác ui, bác hơi.... khó tính đấy, chị nhà chiều được bác chắc vất vả lắm đây... :))
 
Bác winwin : em cũng đồng ý với 2 tom
Phải có những người ngu ngu như em chẳng hạn làm quần chúng đứng nghe, thi thoảng hỏi vài câu ngố ngố các cao thủ mới có nhã hứng giảng giải chứ bác. Toàn cao thủ đầu mưng mủ thì choảng nhau vỡ đầu mất :)

Bác ui, bác hơi.... khó tính đấy, chị nhà chiều được bác chắc vất vả lắm đây... :))

Cụ 2W là người mô phạm, lại nắm trách nhiệm Mod, nên các quan điểm của cụ ý nói chung là không thả phanh lao dốc như anh em khác được ...

Vậy là nhìn qua rồi nhìn lại rồi cụ 2W nhé, mong cụ hỷ xả mà thể tất cho những điều có thể không được chuẩn mực, nhưng thiện chí :D
 
Câu hỏi này khá tự nhiên, và không dễ trả lời ...

Tại sao bạn thích cái này, tôi lại thích cái kia
Sao bạn sống như thế, tôi sống cách khác cơ
.v.v và .v.v

Edison không tò mò thì chúng ta không có điện
Bụt không băn khoăn thì chúng ta còn vô minh
Eistein không lẩn thẩn với hàng đống câu hỏi, thì thế giới còn mù mịt

Dĩ nhiên không phải cứ tò mò là thành Edison. Nhưng Edison là người tò mò.

Có người hỏi, có người chả cần hỏi, đời nó là như thế.

Nếu là người bình thường em không hỏi thế đâu nhưng vì bác Don đi tu mà bác.

Em cứ nghĩ đi tu là bỏ hết vương vấn trăn trở ở cõi trần gian.
Có nghĩa tâm bác ấy rất nhiều nên vẫn băn khoăn, suy nghĩ phải không bác? Mà như thế lại không tu được, phải không ạ?
 
Last edited by a moderator:
thietkieutam viết văn vẻ cẩu thả quá, bỏ dấu chấm phẩy tùy tiện, không viết hoa, đọc không nổi, không hợp với VC...

VC bang đảo là nơi hội tụ các bậc anh tài, ngọa hổ tàng long. Bang chủ và các Đường chủ dày công tu luyên, ngày đêm thiền ở Tàng kinh các và trải qua bao sóng gió thương trường mới có đựơc cái ngày hôm nay. Dù Bang chủ đã rời VC tiếp tục ẩn dật. Các VC-Đường chủ vẫn tiếp tuc con đường đã chọn và hẹn ngày tái ngộ...

Con đường hành giả hứa hẹn giác ngô thế mà cụ cứ lão nọ, lão kia cãi lộn mất cả nét hào hoa, thâm nghiêm của Bang đảo...!!!

TKS!
đó là văn phong giang hồ cho chuyện kiếm hiệp của bác don, là chuyện joking không phải chính chuyện hiiiiiii bác thông cảm, vậy là bác chưa đọc kiếm hiệp, và văn hoá dân gian lắm
còn chữ "lão" tất phải sài trong chuyện kiếm hiệp, chữ này bác Gialang & Bang chủ đã bàn luận khá nhiều, là xém gây hiểu lầm
à mà thôi xoá rồi , chẳng sao
vì văn phong nó phỏng theo văn hoá giang hồ nó dân dã không khoa bảng, mà giang hồ thì ai được tôn là lão..là rất được tôn kính, như lão tôn, lão đại...đâu có ai gọi thủ trưởng, sếp..
 
Nếu là người bình thường em không hỏi thế đâu nhưng vì bác Don đi tu mà bác.

Em cứ nghĩ đi tu là bỏ hết vương vấn trăn trở ở cõi trần gian.
Có nghĩa tâm bác ấy rất nhiều nên vẫn băn khoăn, suy nghĩ phải không bác? Mà như thế lại không tu được, phải không ạ?

Bác ấy vẫn là một người bình thường chứ có phải là đấng này nọ đâu mà thóat khỏi trạng thái của con người. Các bác có thể thấy ngay cả Tổ Bồ đề Đạt ma võ công cái thế, bản lĩnh phi thường 10 năm quay mặt vào vách hang luyện tĩnh tâm mà còn phân vân trước khi viên tịch: "Ta là ai, ai là ta".

Theo những gì tôi đã đọc về tâm lý học, có thể nói những người lánh đời thường day dứt câu hỏi tương tự, đó là câu hỏi về sự tồn tại của bản ngã và ý nghĩa cuộc sống của họ.

Bản chất của con người là sinh vật họat động theo cộng đồng, các mối quan hệ cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành tư duy và tình cảm của mỗi người. Trừ một số trường hợp cực kỳ đặc biệt, các chấn động tình cảm lớn thường xuất hiện khi con người thay đổi đột ngột môi trường sống của mình. Phương tây gọi điều này là "Sốc văn hóa" (Cultural Shocking). Đó là một dạng phản ứng tâm lý có tính quy luật, nhằm bảo vệ sự cân bằng của tâm lý khi có thay đổi lớn về môi trường sống (vì thế có thể gọi đó là một dạng sốc phản vệ tâm lý). Ở góc độ sinh học, sốc phản vệ tâm lý còn là hình thức để bảo vệ cơ thể không bị tác động đột ngột bởi điều kiện khí hậu của xứ lạ, là thời gian chờ cần thiết để cơ thể làm quen với môi trường mới, ngăn ngừa cơ thể phơi nhiễm trước các tác nhân khí hậu và sinh học xa lạ quá sớm trong khi cơ thể chưa thực sự thích nghi.

Sốc văn hóa có thể thấy dễ dàng ở mọi lứa tuổi và giới tính, như các sinh viên lần đầu xa nhà đi du học, những người đột ngột chuyển vùng cư trú sang một môi trường mới xa lạ và có sự khác biệt về văn hóa lớn so với môi trường quen thuộc. Người ta cảm thấy mệt mỏi, ngại giao tiếp, ngại tham gia các họat động cộng đồng ở nơi mới đến, trong dân gian gọi là "lạ nước, lạ cái".

Sốc văn hóa bắt đầu khi người ta chuyển môi trường, có thể dịu dần sau vài tháng, phụ thuộc vào mức độ hòa nhập với cộng đồng mới. Với những người trẻ tuổi, sốc văn hóa nhanh chóng mất đi do khả năng thích nghi và các định kiến về chuẩn mực văn hóa giao tiếp còn chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng không bền.

Để xử lý sốc văn hóa, có một số kỹ thuật sau:
+Tăng cường thể lực để cơ thể thích nghi các điều kiện môi trường
+Tăng giao tiếp trong cộng đồng mới để rút ngắn khỏang cách tâm lý và tìm kiếm sự đồng cảm, là một tác động quan trọng giúp cân bằng trạng thái tình cảm.
+Tăng cường rèn luyện các kỹ năng tâm lý cần thiết để kiểm sóat tâm trạng hoặc giải tỏa ẩn ức (stress).

Thực chất 3 kỹ năng trên đều nhằm mục đích tăng khả năng thích nghi của cá thể trong môi trường mới.

Riêng với những người luyện tập các kỹ năng đặc biệt, ví dụ luyện thiền, yoga, tu hành, nắm vững các kỹ thuật kiểm sóat trạng thái sinh học và tâm trạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người ta phải hiểu rõ các yếu tố tác động đến cơ thể và tâm trạng của mình để áp dụng kỹ năng phù hợp. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, là phải phân tích được SWOT của tương tác giữa cá nhân mình và môi trường mới để chọn giải pháp.
 
TKS!
đó là văn phong giang hồ cho chuyện kiếm hiệp của bác don, là chuyện joking không phải chính chuyện hiiiiiii bác thông cảm, vậy là bác chưa đọc kiếm hiệp, và văn hoá dân gian lắm
còn chữ "lão" tất phải sài trong chuyện kiếm hiệp, chữ này bác Gialang & Bang chủ đã bàn luận khá nhiều, là xém gây hiểu lầm
à mà thôi xoá rồi , chẳng sao
vì văn phong nó phỏng theo văn hoá giang hồ nó dân dã không khoa bảng, mà giang hồ thì ai được tôn là lão..là rất được tôn kính, như lão tôn, lão đại...đâu có ai gọi thủ trưởng, sếp..

Hix...VC cũng từng có mấy thread chuyên về chường được bà con hưởng ứng ghê lém.
Viết hay mất khá nhiều thời gian đấy. Cái chính là mọi người cố gắng tự kiểm duyệt tốt thôi...

Không phải gọi Lão tôn, lão đại...là tôn kính. Mà do tác giả xây dựng câu chuyện, xây dựng tính cách nhân vật và tài nghệ mà ra. Lão tom, lão 2W, lão Don, Lão Giai... choảng nhau vì chuyện vụn vặt thì thành mấy lão hề vớ vẩn, chỉ là spam thui...

Tính cách anh hùng hảo hán, cao thủ uy chấn võ lâm và tuyệt học võ công chôn giang hồ thì rất phong phú: Đại nhân, Đai sư, Đai huynh, Sư huynh, Pháp sư, Quân sư, Bang chủ, Dường chủ, Lão tôn...nhưng liệt nữ tài sắc mới là cái hồn của chưởng: Tiểu thư, tiểu nữ, công nương, nương nương, tỷ tỷ, nữ chủ...Viết chuyện chưởng mà không có bóng Liệt nữ sắc tài cũng là spam nốt...:)) Tốt nhất là đưa tên mới có tính cách và sở trường đặc biệt, mọi người đọc biết là ai mới đã...

Happy Trading
 
Riêng với những người luyện tập các kỹ năng đặc biệt, ví dụ luyện thiền, yoga, tu hành, nắm vững các kỹ thuật kiểm sóat trạng thái sinh học và tâm trạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người ta phải hiểu rõ các yếu tố tác động đến cơ thể và tâm trạng của mình để áp dụng kỹ năng phù hợp. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, là phải phân tích được SWOT của tương tác giữa cá nhân mình và môi trường mới để chọn giải pháp.

Em giơ tay phát biểu phát.

Em cũng SWOT rồi, và em kịch liệt, sorry, nhiệt liệt ủng hộ quan điểm "Tăng cường thể lực" cụ nêu mục dấu cộng ở trên :D

Trong mọi trương hợp, cơ thể phải đảm bảo khỏe mạnh. Muốn vậy phải rèn luyện hàng ngày. Cái này không có lựa chọn thay thế, rất tiếc.
 
He...he...Có bóng liệt nữ đâu đó rùi, tiếp đê...:))

Từ từ để em còn xoay sở. Truyện của em chính em cũng chưa biết sẽ diến biến thế nào. Các nhân vật toàn bậc trưởng môn với giáo chủ, đâu có dễ biết họ sẽ làm gì :))
 
Nếu là người bình thường em không hỏi thế đâu nhưng vì bác Don đi tu mà bác.

Em cứ nghĩ đi tu là bỏ hết vương vấn trăn trở ở cõi trần gian.
Có nghĩa tâm bác ấy rất nhiều nên vẫn băn khoăn, suy nghĩ phải không bác? Mà như thế lại không tu được, phải không ạ?

Tu cũng chỉ là một cách sống thôi mà. Nghĩ thế sẽ thấy đơn giản hơn ...
 
Em giơ tay phát biểu phát.

Em cũng SWOT rồi, và em kịch liệt, sorry, nhiệt liệt ủng hộ quan điểm "Tăng cường thể lực" cụ nêu mục dấu cộng ở trên :D

Trong mọi trương hợp, cơ thể phải đảm bảo khỏe mạnh. Muốn vậy phải rèn luyện hàng ngày. Cái này không có lựa chọn thay thế, rất tiếc.

Đúng, nhưng chưa đủ. Khi một người luyện đến một mức nào đó, tử huyệt không nằm trên kinh mạch, mà nằm trong tâm, chẳng hạn nằm trong khả năng tự kiểm sóat hành vi và kiểm sóat các bộ phận cơ thể. Bạn có một cơ thể mạnh mẽ nhưng không thể kiểm sóat khí lực bên trong thì cũng như bạn đang lái một con ô tô rất mạnh, chỉ biết tăng ga mà không biết dùng bộ hãm, bạn sẽ chết vì chính sức mạnh của cỗ xe.

Để kiểm sóat được tâm, đòi hỏi một quá trình lâu dài, và khi chưa hoàn thành được quá trình đó, bạn cần dựa vào các quan hệ xã hội bên ngòai để cân chỉnh và cân lại phần mình còn thiếu. Đó là lý do tui đặt mục tăng cường giao tiếp lên hàng thứ 2, còn kỹ năng tự kiểm sóat xuống thứ 3 (vốn khó, đòi hỏi kiên trì và bền bỉ).

Vì vậy cần có 3 kỹ năng, nhưng càng ở mức cao, bạn càng cần những kỹ năng về cuối.
 
Tui sẽ kể cho bác Don về quá trình luyện tĩnh tâm của một người, chuyện thật:
0 tuổi: Tiên thiên bất túc
14 tuổi: Làm quen với các kỹ năng khởi động hệ thống kinh mạch. Bắt đầu tìm hiểu thế nào là Dhyana và khâm phục khả năng kiểm sóat bản thân của những người luyện thiền.Tập Khí công dưỡng sinh, bài luyện khai mở là Bát đọan Cẩm. Kích thích Lục Mạch. Không có thầy.
15 tuôi: được biết về Vĩnh Xuân, theo Cụ P. luyện khí công để lấy hậu thiên bù đắp phần Tiên thiên thiếu hụt.
18 tuổi: Đọc các sách về kinh mạch, Châm Cứu học để hiểu về nguyên lý kinh mạch của Đông y. Tự luyện
20 tuổi: mạo hiểm thí nghiệm về xuất vía. Tập phép thở rùa(Quy tức).
21-25 tuổi: Tập điều khí. Các bệnh thuộc mạch Nhâm hành hạ. Tập ngoại công. Hiểu vô ngã. Quán tưởng:chữ Không
26-29 tuổi: tìm hiểu các kỹ năng kiểm sóat tâm lý. Dùng nội lực để cấp cứu người bị tai nạn giao thông và các bệnh do sang chấn va đập
30 tuổi: Thông mạch Đốc do ngẫu nhiên, súyt đột quỵ
31 tuổi: thí nghiệm mạo hiểm lần một mất 1/4 chân khí
35 tuổi: mạo hiểm lần 2 suýt chết, mất toàn bộ chân khí
36 tuổi-40 tuổi: Tập ngoại công, phục hồi chân khí
40-44: Kiểm sóat được nhiều bộ phận trong cơ thể
45 kiểm sóat được một số phản ứng tâm lý, nhịn được nhục.

Bác thấy đó, một người mất 30 năm mới kiểm sóat được một số phản ứng tâm lý, và quá trình rất dài, không vội vã. Vậy thì bác chẳng có gì phải áy náy nếu như chưa tĩnh tâm được ngay.
 
Em chờ chương 2 của bác nè.

Nắng rùi, chào các bác em xuôi. Chúc các bác cuôi tuần zui zẻ.

Eo ui, nàng ơi, sao tớ đến nàng lại đi thế?

Cứ thoải mái nàng nhé. Tớ không tranh giành của ai cái gì bao giờ đâu... :))
 
VC Thiền quán liệt truyện

Chương 2

Mượn rượu tiêu sầu, gã quê mùa khởi cuộc giao tranh

Lại nói về gã quê mùa. Gã uống rượu như nước lã. Suốt từ đầu buổi đến cuối buổi không thấy gã dừng tay rót rượu. Cũng chả thấy gã ăn uống gì. Thế rồi bỗng nhiên gã lên tiếng. Giọng gã không già cũng không trẻ, không đục cũng không trong. Thanh âm không trầm cũng không bổng. Gã nói:

- Sao lại có chuyện đạo sĩ không cầm chổi lông gà mà lại cầm đao thế nhỉ. Lạ thật.

Cũng chẳng rõ gã nói ai, vì gã nói mà mắt thì nhìn chén rượu. Nhưng rõ ràng trong quán lúc đó chỉ có một lão đạo sĩ, với cây đao dựng sau lưng. Lão đạo sĩ dĩ nhiên là không điếc. Lão liếc xéo về phía gã quê mùa, mặt lộ rõ vẻ khó chịu. Thực lòng lão cũng hơi bất ngờ, vì vô duyên vô cớ lão bị mắng vỗ mặt như thế. Chưa biết phải xử trí thế nào, thì gã quê mùa lại nói tiếp:

- Mà mang đao thế, chứ chắc gì đã biết dụng đao …

Đến thế thì đúng là quá sức chịu đựng. Lão đạo sĩ dợm người định đứng dậy phân phải trái, bỗng đâu một giọng nói trầm trầm cất lên:

- Thiện tai, thiện tai. Lại sắp có chuyện náo động. Chắc lão nạp phải đi tìm chỗ khác tá túc qua đêm rồi.

Nhìn sang thì là nhà sư áo vàng. Nhà sư cũng chỉ nói vậy chứ vẫn ngồi im, mắt lim dim không ra mở cũng chẳng ra nhắm. Có lẽ nhà sư cũng hiểu giờ này mà còn đi tìm quán trọ thì cũng không thật hợp lý. Chi bằng ngồi xem tình hình thế nào, hy vọng mọi chuyện không đi quá xa.

Lão đạo sĩ sau khi nhìn nhà sư áo vàng, lại hướng về phía gã quê mùa. Lão lên tiếng:

- Các hạ là ai? Nói như thế là có ý gì?

Giọng lão sang sảng, giữa đêm khuya thanh vắng. Ngờ đâu gã quê mùa như chẳng nghe thấy gì, gã vẫn tay rót miệng uống, mắt chả nhìn ai. Đến nước này thì lão đạo sĩ khó có thể kiên nhẫn hơn. Lão khẽ phất tay áo, chỉ thấy xoẹt, xoẹt 2 tiếng khô khốc, đôi đũa trước mặt lão như hai tia chớp phóng thẳng về phía gã nhà quê. Quan khách không khỏi giật mình lo cho gã nhà quê, bằng vào tốc độ của đôi đũa, nội lực của lão đạo sĩ quả là không thể xem thường.

Gã nhà quê lúc đó vẫn như không hay biết gì. Chỉ thấy gã gật gật cái đầu, rồi ngã chúi về phía trước như say rượu. Đôi đũa phóng vèo qua người gã cắm thẳng vào cột nhà phía sau, lút gần hết thân. Công bằng mà nói, lão đạo sĩ không có ý đả thương gã nhà quê, nên hướng đi của đôi đũa cũng không thẳng vào người gã quê mùa, mà chếch ra sau lưng. Có lẽ lão chỉ có ý định cảnh cáo đối phương, theo kiểu thị uy.

Gã quê mùa dường như vẫn không hay biết gì, chỉ thấy gã lại ngóc đầu dậy, tu một chén rượu, rồi lại lầu bầu;

- Cái gì mà ẻo lả như đàn bà vậy nhỉ. Chán thật. Mà thôi, đến thế cũng là tạm được rồi. Chỉ hy vọng là dùng đao thì khá hơn đôi chút … chẹp chẹp, lại hết rượu rồi. Tiểu nhị đâu rồi? gã gọi với vào phía trong.

Quả là dù có tu tập đến cỡ nào, nghe gã này léo nhéo chọc ghẹo thế thì thánh cũng phải nổi giận. Mà cũng chả hiểu gã kia nói ẻo lả là nói lão đạo sĩ không biết kiềm chế, hay ám chỉ nội lực của lão. Lão chợt đứng phắt dậy và nhảy bổ về phía gã quê mùa. Hai tay lão một trảo một chưởng, trảo vươn cao chưởng cạnh hông, hai chân lão một co một duỗi sẵn sàng cho đòn cước. Khí thế ra đòn của lão là cực kỳ uy mãnh. Có lẽ lão đạo sĩ đã không còn muốn giữ gìn gì nữa.

Nhà sư hé mắt nhìn. Đại hán ngẩng đầu. Văn nhân chăm chú quan sát. Tất cả cùng chờ xem gã quê mùa xử trí thế nào.

Chỉ gã quê mùa là dường như vẫn chả biết gì …

Chương 1
 
Last edited by a moderator:
Back
Top