VC-Thiền quán

Hè hè ...

Một chữ thiền, vạn pháp môn ...

Thiền như Kiếm, sử kiếm thế nào còn tùy kiếm phái. Kiếm phái khác biệt bởi kiếm ý. Kiếm ý cần chiêu thức để thi triển. Chiêu thức thi triển thế nào lại còn tùy thuộc vào kiếm khách ...

Nên là luận chiêu thường dẫn tới tỉ thí võ công bằng tay chân lắm, do chuỗi logic nó dài quá cãi hoài không thông.

Phân biệt kiếm, kiếm ý, kiếm chiêu và bản thân kiếm khách thế nào, đôi khi khó nói lắm ...

Mong là các cụ khi luận kiếm chú ý giữ hòa khí, kẻo lại thành tỉ thí ...

Dĩ nhiên em không sợ tỉ thí, vì em có lăng ba vi bộ, chạy nhanh lắm :))

"Một chữ thiền, vạn pháp môn"

He...he...Nghe kinh ! Pháp môn nào cũng được nhưng đừng lảng tránh dục.
Phải nhìn thẳng vào sợ thật và song hành...:))
 
Dĩ nhiên em không sợ tỉ thí, vì em có lăng ba vi bộ, chạy nhanh lắm :))

Đố bác Tom chạy đằng trời mà khỏi được nắng. :)) tơ hồng lồng lộng, lại thêm cả hấp gì đó thì mèo mướp ơi chạy đi đâu! :))
 
Em không có chủ trương diệt dục, nhưng em nghĩ em thông cảm được với chủ trương đó, họ có cái lý của họ. Đó là Phương tiện, chứ không phải Mục tiêu. Còn lẫn phương tiện với mục tiêu thì dĩ nhiên là khó rồi ...

Khi 2 trong 1 rùi thì nó đều là "phương tiện" để đi đến giác ngộ cả thôi...:))
 
.......Hai mạch Nhâm Đốc hợp lại thành Vòng Hoàng Đạo, tức là Vòng Đại Chu Thiên trong con người.

Trên Trời thì Thái Cực ở Trung Cung. Còn vòng Hoàng Đạo là vòng tròn bên ngoài. Vòng Hoàng Đạo trên trời có nhị thập bát tú, và Nhật Nguyệt, Ngũ Tinh chuyển vần trên đó.

Vòng Nhâm Đốc cốt để vận chuyển Âm Dương (Thần, Khí), khi nào Thần Khí hợp nhất, thì là luyện đan đã thành, và ta đã thực hiện được Thái Cực trong ta.

Nơi Âm Kiều cắt ngang Nhâm Đốc gọi là Hư Nguy Khiếu. Hư Nguy là 2 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú. Ý nói con người muốn qui căn, phục mệnh, thì lòng phải thanh tĩnh, không hư.

Mạch Âm Kiều thông tới Gót Chân, nên Trang Tử nói: Thánh nhân thở bằng gót chân - Thánh nhân chi tức dĩ chủng, chúng nhân chi tức dĩ hầu. Không nhờ Mạch Âm Kiều thì không sao cắt nghĩa được câu này.

* Mạch Đốc đi lên, mạch Nhâm đi xuống. Ít người phân biệt rõ như vậy. Các sách Châm Cưú cho rằng cả hai huyệt đều đi lên.

Bài viết của các tác giả trên cũng cho rằng cả hai Mạch đều đi lên, như vậy là không hiểu gì về nhẽ Thăng Giáng, Tuần Hoàn.

Nên tôi phải nói rõ lại là Đốc đi lên, Nhâm đi xuống. Đạo Lão cũng viết: Hậu thăng, tiền giáng định nhất chu.

* Nếu tập thở mà nằm, thì đầu quay về hướng Bắc, nằm ngưả hay nằm nghiêng phía tay mặt, tức là quay mặt về hướng Tây, vì từ trường của trái đất là Nam-Bắc.

Kính nể kính nể ...

Danh gia có khác, vạn pháp trong thiên hạ đều nằm trong lòng bàn tay ...

Còn thiếu mỗi Lăng ba vi bộ nhỉ :))
 
Đố bác Tom chạy đằng trời mà khỏi được nắng. :)) tơ hồng lồng lộng, lại thêm cả hấp gì đó thì mèo mướp ơi chạy đi đâu! :))

Lại phải nhắc lại cái bộ pháp đó nó vi diệu lắm, chạy có thể chạy đi có thể chạy lại. Tỉ thí chì chạy đi Tơ hồng có thể là chạy lại :))

Bộ pháp phiêu diêu
Thân tâm như nhất
Bước thực bước hư
Tơ hồng điên đảo


PS: Là thơ bịa, không phải bí kíp chớ hiểu nhầm :))
 
"Một chữ thiền, vạn pháp môn"

He...he...Nghe kinh ! Pháp môn nào cũng được nhưng đừng lảng tránh dục.
Phải nhìn thẳng vào sợ thật và song hành...:))
Bác này lên xứ Mường nghe kể chuyện khảo dị của Tấm cám đi. Đến đoạn hai chị em lần lượt giã gạo, mỗi người cối kêu một kiểu.
Một cô nghe cối giã gạo kêu:
-Phịch, Khô.... ông Phịch
Cô kia nghe cối bảo:
-Phịch cùng phịch gấp
Đố bác đâu là Tấm, đâu là Cám?
 
Bác này lên xứ Mường nghe kể chuyện khảo dị của Tấm cám đi. Đến đoạn hai chị em lần lượt giã gạo, mỗi người cối kêu một kiểu.
Một cô nghe cối giã gạo kêu:
-Phịch, Khô.... ông Phịch
Cô kia nghe cối bảo:
-Phịch cùng phịch gấp
Đố bác đâu là Tấm, đâu là Cám?

Tấm hay Cám đều vô ngã thui anh ui,

Vì thấy "khác nhau" và chính cái "khác nhau" đó mang lại cho cảm giác "tò mò", chưa thỏa mãn, nên tiếp tục ham muốn và dẫn đến tham si

Nếu thiền mang lại cho khả năng vừa làm chủ tâm vừa làm chủ dục, cùng đạt đến sự thỏa mãn thì cả Tấm và Cám sẽ thấy rõ chân ngã và giác ngộ. Và lúc đó cả Tấm và Cám đều thấy thỏa mãn, hanh phúc như nhau và khi đã thỏa mãn thì tự nhiên nhu cầu dục nó giảm dần và dẫn đến giải thoát !

Trong các ham muốn con người tiền tài, địa vị, sắc dục thì tiền tài, địa vị là do xã hôi con người tự vẽ ra mà thành. Còn dục là bản năng duy trì nòi giống của con người, dục là thuộc tính của tâm. Tách dục ra khỏi tâm là điểm hạn chế của tư duy cũ...:))
 
Muốn mở hỏa xà mà không bị tẩu hỏa nhập ma, cần phải mở Đại Chu Thiên chính để khai mở Kỳ Kinh Bát Mạch là hai mạch Âm-
Dương Duy Mạch ở cổ tay Nội-Ngoại Quan, hai mạch Âm-Dương Kiều Mạch ở cổ chân, Chiếu Hải-Thân Mạch, Cúi Ngửa khai thông Nhâm-Đốc, Dậm Chân Phía Trước Phía Sau thông Xung Mạch - Đới Mạch.

Khi Đaị Chu Thiên thông, cùng lúc thở thiền thông Tiểu Chu Thiên, hỏa xà tự động mở, nếu không qua được cấp 5 : Xuất thần lên cảnh thần tiên, học thêm tâm pháp bí truyền cao siêu, thì vọng tượng muốn mở hỏa xà sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, vì cơ thể tăng nhiệt qúa sức chịu đựng làm tăng huyết áp đứt mạch máu não.

CAO ĐỒ KHÍ CÔNG! vậy mà kêu không biết......thì ra là thử AE xem có ai biết mình đã thông mạch Âm Duy. đáng ngại hiiiiii
tuy nhiên, trải qua ngàn năm luyện đan, người thầy khí công họ cũng cải tiến phép xả khí cho nhanh. chứ khởi động 8 mạch có khi đã bế khí ở não rồi hiiiiiiiii (mức này coi như sống thực vật)

đó là như bác Giallang nói, phải mở cái luân xa 2, hay còn gọi là ấn đường

hoặc đã tập phát chưởng, chỉ khí

nếu bất ngờ hoả xà xuất hiện ở mức cường độ mạnh..thì không sợ hãi (*gây khí tán ở đâu nguy cơ bế khí ở đó, nhất là khi khí đã đến ngọc trản trở lên, rất dễ ngưng thở)...mà chuyển khí qua ấn đường, hoặc phát chưởng về phía trước

sau đó thì phải uống thuốc nghỉ ngơi 3-6 tháng
 
Tấm hay Cám đều vô ngã thui anh ui,

Vì thấy "khác nhau" và chính cái "khác nhau" đó mang lại cho cảm giác "tò mò", chưa thỏa mãn, nên tiếp tục ham muốn và dẫn đến tham si

Nếu thiền mang lại cho khả năng vừa làm chủ tâm vừa làm chủ dục, cùng đạt đến sự thỏa mãn thì cả Tấm và Cám sẽ thấy rõ chân ngã và giác ngộ. Và lúc đó cả Tấm và Cám đều thấy thỏa mãn, hanh phúc như nhau và khi đã thỏa mãn thì tự nhiên nhu cầu dục nó giảm dần và dẫn đến giải thoát !

Trong các ham muốn con người tiền tài, địa vị, sắc dục thì tiền tài, địa vị là do xã hôi con người tự vẽ ra mà thành. Còn dục là bản năng duy trì nòi giống của con người, dục là thuộc tính của tâm. Tách dục ra khỏi tâm là điểm hạn chế của tư duy cũ...:))

Thêm tý ví dụ để sáng tỏ:

A và B là một cặp tình nhân, cả 2 đều thiền để làm chủ tâm và dục. Nhờ làm chủ tâm & dục mà lúc nào họ cũng đạt được sự thỏa mãn và hạnh phúc mỹ mãn. Có thể nói cả hai đều giải thoát và thấy được chân ngã trong dục.

A đi công tác gặp và quen tiên nữ, rõ ràng tiên nữ đẹp lông lẫy như hoa, A chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tiên nữ như bông hoa vây thôi, nhưng không hề có tham vọng sắc dục, ví thấy rõ chắc sẽ kém hơn B (vì tiên nữ không thiền) hoặc cũng NHƯ NHAU cả thui:))

B đi mua sắm, gặp và quen Hoàng tử, có địa vị cao sang, đẹp trai.....nhưng không có tham vọng sắc dục với Hoàng tử giống như A và tiên nữ .

Tóm lại A và B là 2 nửa tìm thấy nhau, do tiền định, tình yêu của họ là chân ngã, họ thật sự luôn thỏa mãn mỹ mãn và hoàn thành chức năng duy tri nòi giống và giảm dần cho đến khi hoàn toàn thoát dục !
 
Tấm hay Cám đều vô ngã thui anh ui,

dục là thuộc tính của tâm. Tách dục ra khỏi tâm là điểm hạn chế của tư duy cũ...:))

Em đoán là cụ đang phê phán các pháp môn khổ hạnh ...

Câu hỏi của em là: có cần phải phê phán thế không?

... Lăng ba vi bộ. chạy đi :D
 
Em đoán là cụ đang phê phán các pháp môn khổ hạnh ...

Câu hỏi của em là: có cần phải phê phán thế không?

... Lăng ba vi bộ. chạy đi :D

@Tom

Hoàn toàn không có ý gì phê phán cả !
Thuần túy triết học và tìm đường giác ngộ chân ngã trong xã hội hiện đại !
 
@Tom

Hoàn toàn không có ý gì phê phán cả !
Thuần túy triết học và tìm đường giác ngộ chân ngã trong xã hội hiện đại !

À, là vì em thấy tu khổ hạnh, giới dục cũng đâu có gì đâu mà kêu là hạn chế về mặt tư duy. Giới hoàn toàn là phương tiện. Đã là phương tiện thì có người hợp có người không.

Vì phương tiện mà nói là hạn chế tư duy thì nó giống người chơi Piano kêu người chơi chơi ghi ta là hạn chế tư duy, em không có thông ...

Anyway, cụ không phê phán là ok rồi. Bỏ đi thôi không nói lại nữa.
 
Thêm tý ví dụ để sáng tỏ:

Có thể nói cả hai đều giải thoát và thấy được chân ngã trong dục.

Thấy chân ngã trong dục là bình thường
Thấy chân ngã trong giới dục cũng là bình thường nốt

Osho bảo thế, không phải em. Hè hè ...
 
Tấm hay Cám đều vô ngã thui anh ui,

Vì thấy "khác nhau" và chính cái "khác nhau" đó mang lại cho cảm giác "tò mò", chưa thỏa mãn, nên tiếp tục ham muốn và dẫn đến tham si

Nếu thiền mang lại cho khả năng vừa làm chủ tâm vừa làm chủ dục, cùng đạt đến sự thỏa mãn thì cả Tấm và Cám sẽ thấy rõ chân ngã và giác ngộ. Và lúc đó cả Tấm và Cám đều thấy thỏa mãn, hanh phúc như nhau và khi đã thỏa mãn thì tự nhiên nhu cầu dục nó giảm dần và dẫn đến giải thoát !

Trong các ham muốn con người tiền tài, địa vị, sắc dục thì tiền tài, địa vị là do xã hôi con người tự vẽ ra mà thành. Còn dục là bản năng duy trì nòi giống của con người, dục là thuộc tính của tâm. Tách dục ra khỏi tâm là điểm hạn chế của tư duy cũ...:))
Hí hí, cụ bây giờ sặc mùi thiền, nên món nam nữ cũng quy ra vô ngã. Nhân chi sơ tính bản thiện, đó là khẳng định ai cũng có ngã từ khi sinh ra. Nhưng thui, em không lan man, mà đi thẳng vào lời giải:
Cô đầu nghe cối nó kêu "...Không phịch" là cô Tấm. Vì Cối nó có Thần Cối núp trong, biết cô chị thuộc sở hữu của Hoàng tử, lén phén (kể cả chơi trò thông gian trong mộng) mà Hoàng tử biết thì toi, chày nó băm ra vạn nhát, cối đập nát bét như cám, còn đâu chỗ trú thân.
Cô hai nghe "cùng... gấp" là vì nó còn chưa gặp anh nào, vô tư nhí nhảnh cá cảnh, ngố một tí nhưng ...đẹp kiểu Ngọc Trinh. Thế là Thần Cối nó gạ thui.
Túm lại là văn hóa phồn thực nó thế, chả liên quan gì đến thiền với tu cả. Dẫn chứng để bác không mải chứng minh, rồi quanh quẩn lại phát ngôn kiểu như "Phịch là một pháp môn của Thiền" e rằng khê cơm cháy cháo cả...:D
 
Nhân chi sơ tính bản thiện, đó là khẳng định ai cũng có ngã từ khi sinh ra.

Rất chính xác !
Có nghĩa là sẵn có ở con người đó đều là ngã rồi, vậy trong ngã có dục.
Dục cũng giống như thức ăn, không khí. Hơn thế nữa duy trì nòi giống là bản năng của con người, nó chính là ngã.

Tiền tài, địa vi là cái ở bên ngoài khác với dục là cái bên trong. Nên khi anh diêt cái tham sân si trong dục nó phải khác với diệt cai tham sân si trong tài, vị.

À, là vì em thấy tu khổ hạnh, giới dục cũng đâu có gì đâu mà kêu là hạn chế về mặt tư duy. Giới hoàn toàn là phương tiện. Đã là phương tiện thì có người hợp có người không.

OK...Đúng vây! Nên đối với dục, thiền có thể có "2 phương cách":
- Thiền thỏa mãn dục
- Thiền giới dục

Vì phương tiện mà nói là hạn chế tư duy thì nó giống người chơi Piano kêu người chơi chơi ghi ta là hạn chế tư duy, em không có thông.

Không so như thế được vì Piano, Ghi ta là cái bên ngoài , chơi hay không không sao cả.
Còn dục là cái bên trong nó là cái ngã, anh cắt bỏ nó, sẽ rất đau đớn...:))
 
Và đây ổ bánh mì của lão đạo sĩ Tây tạng. :))

Quy luật Chuyển hoá Tương tục

Quy luật Chuyển hoá Tương tục giải thích rằng tất cả mọi thứ trong vũ trụ mà chúng ta có thể thấy, nghe, ngửi, nếm hay xúc chạm, cùng với cảm xúc của chúng ta, là sự biểu hiện của năng lượng trong nhiều cấp độ rung động khác nhau.

Vũ trụ là một tổng thể, và trong các bộ phận của nó, có sự tồn tại của một đại dương của các chuyển động. Chuyển động là điều duy nhất bất biến (không thay đổi). Thay đổi là thuộc tính chỉ có ở năng lượng, và do đó, tất cả trở nên rõ ràng với giác quan của con người chúng ta.

Năng lượng thì ở trong trạng thái liên tục truyền trao và biến đổi. Đó là tiến trình nhân quả của chính nó và có thể không tạo ra cũng không bị phá hủy.

Quy luật này giải thích rằng ở cấp độ phi vật chất của cuộc sống luôn luôn chuyển hoá thành dạng vật chất.

Điều này có nghĩa là năng lượng chuyển sang dạng vật chất, thông qua dạng vật chất và quay trở về với dạng vật chất. For exam;

THÔNG QUA DẠNG VẬT CHẤT:

Năng lượng trong Đất Mẹ chuyển sang các rễ cây.

CHUYỂN SANG DẠNG VẬT CHẤT:

Năng lượng biến đổi thành dạng vật lý (kết quả) như trái cây hoặc lá cây trên cây trong mùa xuân và mùa hè.

QUAY TRỞ VỀ VỚI DẠNG VẬT CHẤT:

Trái cây và lá cây rơi xuống gốc cây vào mùa thu và quay trở về với Đất Mẹ.
 
.......

LUẬT NHÂN QUẢ VÀ KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN THỜI GIAN.

Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ, nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được.

Cũng vì thế mà khi con mắt bị vật chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất).

Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chậm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở.

Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.

Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta.

Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp.

Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.
 
NHÂN-DUYÊN-QUẢ

Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó.

Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nữa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cản hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả.

Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) thi vài tháng ta sẽ có những cây lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên).

Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cây lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới (web).

Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuỗi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO2) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm.

Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.

Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết choc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đến quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.

Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưỡng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì ta khó có thể có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nửa.

Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống là khi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.
 
NHÂN QUẢ VÀ Y HỌC.

Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật.

Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngừa bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh.

Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.

Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thươc dù nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh.

Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh.

Một cách ngừa bịnh khác nửa là ta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển.

Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.

NHÂN QUẢ VÀ TÂM LÝ HỌC.

Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ. Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào… người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra.

Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.

Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3).

Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biên pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị sếp phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)… Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào sếp sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận (2)… Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3).

Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phòng sự thật (nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trau dồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.
 
Hôm nay có nhã hứng, em sì pam típ, :))

Cái này xin diễn giải về sự rung động mà Tom nói cho hôm Sóng ở đáy sông của bác WW :)

Nghe rất rung động, thật đấy ...

Đôi khi cũng thử bỏ qua logic và đi theo “trực giác” của bạn xem sao. :)

Einstein nói: "The only real valuable thing is intuition."

Link đây: Về trực giác
 
Back
Top