Absolutely agree w/U!
Thế nên có bao nhiêu người đoạt được diệu quả bồ đề, tu thành chánh đẳng chánh giác đâu cụ.
Như hôm trước bác GL nói có bậc đại sư cao đạo của chùa nào đó khi viên tịch còn nói với chúng đệ tử là không biết Liệu ông có bị đọa đia ngục không mà, nói chi đến nhân sinh thường tình hả cụ.
Phật pháp thâm diệu và vô biên (hay các triết lý của các đạo phái khác), không phải ai cũng có cơ duyên mà nhận và hiểu ngay được. Nhân sinh thường tình còn nhiều lầm chấp, vọng tưởng và tham sân si và còn "xoay vần" với cơm áo gạo tiền thường ngày. Mấy ai có thời gian mà "kinh kệ" để biết, mà biết chắc gì đã hiểu. :)
Em ví dụ khi nghe câu "Đồ tể buông đạo thành Phật". Ai cũng nghĩ dễ, đơn giản lắm. Nghĩ dễ và đơn giản, chẳng qua mình chỉ thường tình bỏ đao không làm đồ tể nữa thành phật. Đúng, nhưng vấn đề hiểu từ bỏ là như thế nào. Bỏ đao là ngoài cái việc không còn hành cái nghề đó nữa phải không cụ, nghĩa là cái thân đã bỏ, nhưng còn tâm, còn ý, còn niệm, tưởng nó đã hoàn toàn "bỏ đao" chưa. :)
Đấy là em luận thế, các cụ chỉ thêm.
Câu đó hàm ý phật tánh lan tỏa mọi nơi, như chân lý vậy, trùm phủ mọi sự vật hiện tượng. Chỉ cần dừng lại và cảm nhận, sẽ có thể nhận ra, vì nó ngay đó ...
Người đồ tể có thể chỉ cần một giây phút ngừng đao, suy ngẫm, và tâm tỉnh giác có thể khởi phát ...
Thành phật có nghĩa là bước đầu tiếp xúc với hiện tại, là bắt đầu phân bịệt ánh sáng và vô minh, là bắt đầu cảm nhận hay nhìn thấy "nước phật", tức cái tâm thiện và một chút tỉnh giác, ở đây chỉ vậy thôi :))
Đạo phật không kêu gọi hay đàn áp bất cứ điều gì, đạo phật chỉ khuyên rằng hãy thắp ngọn đuốc tỉnh giác lên để soi rọi cái vô minh ...