Nói cho đúng thì ảo tưởng góp thành mê. Trong kinh phật nói mê có thể sinh từ 5 uẩn, gồm lời nói, ước muốn, tưởng tượng, hành động, nhận thức (ngôn, vọng, tưởng, hành, thức). Theo logic nhân quả thì:
+Ngôn:Nói lời không ngay thật với chính bản thân mình và làm cho mình tin điều ấy sẽ thành thật vì mọi người tin mình thì nó sẽ thành thật
+Vọng: Ước muốn cho điều gì đó thành sự thật, quá độ đến nỗi mình cũng tin nó sẽ thành sự thực
+Tưởng: Tưởng tượng ra điều sẽ thành thật và bấu víu vào những điều có thật và cho rằng nó nhất thiết biến điều mình tưởng tượng là thật: kiểu như "Thằng kia làm được thì rứt khóat mình cũng làm được" mặc dù không hiểu vì sao "thằng kia" làm được.
+Hành: Cố đấm ăn xôi với suy nghĩ giá xuống thế là nhiều rồi, đáy đây rồi, giải ngân vào là ngon, ai ngờ vốn ngắn hơn kỳ xuống giá
+Thức: Do thiếu hiểu biết nên chấp nhận một nửa sự thực là sự thực: thấy giá lên mua vào vì nghĩ nó lên tiếp ai ngờ T+2 giá rớt thàm và kéo luôn một mạch
Vậy cái mê có thể do chấp, cũng có thể do ngũ uẩn. Khi đã có chấp thì nó ngăn cản quá trình nhận thức, theo góc độ bịt tai bưng mắt. Mê cũng có thể là kết của của sự mê khác theo kiểu đi nhầm đường, rẽ nhầm lối trong mê cung mà một lần sai là sai tiếp theo. Mê cũng có thể do giác quan và do quá tin vào giác quan phiến diện. Ngay cả khái niệm trực giác cũng chưa chắc đúng, dù rằng nó đựơc hiểu là "nhận biết không cần đến 5 giác quan- nhận biết trực tiếp" Vì đằng sau cái gọi là trực giác còn có màn che của ngũ uẩn, của quá trình tư duy và bị nắn lại theo định kiến.
Vì thế, giữ Tâm tĩnh để không bị sai lầm là điều tối thiểu để đến với hiểu biết chân thực do giác quan không bị gây nhiễu, ngũ uẩn không che chắn quá trình hiểu biết. Đây cũng là một phần của khái niệm Định Tâm.