VC-Thiền quán

Cô bé đó em nói, em có quen biết sơ cô bé đó. Còn lạc tâm và vọng tưởng thì em nghe và chứng cũng nhiều ...

Em cũng muốn nói rằng, có những pháp môn thật sự giản gị, có thể phù hợp với đa số người bình thường, ví dụ quán cái "tự nhiên như hơi thở" mà ai cũng có. Và cũng có những pháp môn đòi hỏi công phu, sự dấn thân, đồng thời phải có cơ duyên mới có thể và nên tu tập. Người ta hay mắc lỗi chạy theo những thứ không phù hợp với mình, hoặc mình không đủ cơ duyên. Chứng kiến những trường hợp như vậy, em luôn thấy rất buồn. Đôi khi mình cũng cố gắng trong khả năng để hóa giải, nhưng luôn thật là khó khăn ...

Em thắc mắc, Đích chỉ 1 tại sao lại có hàng tỷ con đường chỉ để đi đến 1 đích duy nhất? có người thì chọn con đường đi này vì hoa thơm bướm lượn xung quanh, người thì chọn vì nó ngắn, nó giản dị, nó cao siêu, nó bình thường, nó công phu...riêng em chọn con đường của riêng mình đơn giản là nhận thấy bản thân thích hợp với nó nhất. Ai biết rõ bản thân mình ngòai chính mình & Thượng đế?! Trước khi tìm được con đường của chính mình, người ta phải hiểu rõ bản thân, muốn hiểu rõ bản thân người ta phải thử, trải nghiệm, làm sao mình có thể biết được hạn mức của khả năng của bản thân nếu mình ko thử & thách thức nó?!
 
Hay đấy cụ, có vẻ có nhiều điều để học hỏi. Cảm ơn cụ. Chắc em tham khảo thôi, chứ tham gia bên đó nữa sợ chả còn chút thời gian nào cho chuyên môn ...

Nghĩ cũng lạ. Chả hiểu sao em lại vào chỗ này, chắc vì cái duyên, chứ em dị ứng với internet lắm, chắc do suốt ngày ngồi máy tính. Chơi chứng cũng chỉ nghiệp dư, thế nào mà lại chui vào nơi toàn trader khủng thế này, mà lại toàn nói chuyện đạo với đời, là thứ ở ngoài em chả nói bao giờ.

Lạ hơn nữa, vào đây lại còn làm thơ. Cha mẹ ơi từ bé đến lớn giờ mới biết viết văn vần :))

Thế là ko còn thắc mắc cho cái wonder của vừa thích triết vừa biết làm thơ rồi nhé :))
 
Không phải. Thế thì chú thực sự là duy tâm. Chứng nghiệm có đầy đủ 2 trạng thái, là kết quả của giác quan với các bằng chứng hữu hình, và dạng thứ 2 là kết quả của tư duy lôgic, được chứng minh bằng các bằng chứng tìm ra về sau. Không có sự chứng minh khách quan, không phải là chứng nghiệm, mà là ảo tưởng.

Em nghĩ, bản thân Niềm tin - Lòng tin tự nó đã là ảo tưởng, mà lại là ảo tưởng đôi khi người ta ko thích/dám nhìn nhận sự chứng thực để có. Nhưng rất may, niềm tin mang trong mình tố chất của tích cực, lòng tin nó có quyền năng ko thua tình yêu thương, nó chỉ kém về cường độ nhưng hơn về độ vững bền. Dù ko có chân nhưng lại là điểm tựa khá vững chắc để những gì tựa vào nó có động lực thúc đẩy & phát triển. :)
 
Em thắc mắc, Đích chỉ 1 tại sao lại có hàng tỷ con đường chỉ để đi đến 1 đích duy nhất? có người thì chọn con đường đi này vì hoa thơm bướm lượn xung quanh, người thì chọn vì nó ngắn, nó giản dị, nó cao siêu, nó bình thường, nó công phu...riêng em chọn con đường của riêng mình đơn giản là nhận thấy bản thân thích hợp với nó nhất. Ai biết rõ bản thân mình ngòai chính mình & Thượng đế?! Trước khi tìm được con đường của chính mình, người ta phải hiểu rõ bản thân, muốn hiểu rõ bản thân người ta phải thử, trải nghiệm, làm sao mình có thể biết được hạn mức của khả năng của bản thân nếu mình ko thử & thách thức nó?!

Cùng đích mà nhiều đường thì có gì đâu mà thắc mắc nhỉ. Mọi người khác nhau về điểm xuất phát, về duyên và nghiệp, về nhận thức cái "đích" ...

Thiền quán cũng giúp hiểu rõ bản thân một cách chân thực nhất đó.
 
Với mọi ngả đường, điều trước tiên là phải nhận thức được cái hiện tại để có thể bước đi trong tỉnh giác. Tiếc thay cái bước đầu tiên đó rất ít khi được cân nhắc cho thấu đáo. Cái tâm của người ta luôn sống trong hoặc thì quá khứ hoặc thì tương lai giả tưởng, với những chuỗi tư duy phóng chiếu bất tận.

Chỉ cần biết dừng lại, lắng nghe, và cảm nhận cái hiện tại, để từ đó tiếp xúc dần với chân thực. Với em thì đa số chỉ cần cảm nhận được cái hiện tại, đã là đáng quý lắm rồi, đâu cần tới những điều cao xa ...

Tâm, em nghĩ, nó ko quá lo nghĩ về quá khứ hiện tại hay tương lai, vì chính nó ko có cái niệm đó. Chỉ có cái ý thức cái tư duy của mình tạo ra nó mà thôi, nếu cần dừng lại, cảm nhận & lắng nghe hãy lắng nghe chính những lời thì thầm trong tâm hồn của mình mà trái tim là đại diện cất tiếng, ở nơi đó - nơi con tim còn đập - sẽ ko phân ranh giới & ko có khái niệm cả về thời gian lẫn ko gian như thế chính đấy là cách tiếp cận gần nhất với chân thực. :))
 
Cùng đích mà nhiều đường thì có gì đâu mà thắc mắc nhỉ. Mọi người khác nhau về điểm xuất phát, về duyên và nghiệp, về nhận thức cái "đích" ...

Thiền quán cũng giúp hiểu rõ bản thân một cách chân thực nhất đó.

Em cũng nghĩ như bác vậy đó, con đường được tạo ra bởi chính mình làm nó đơn giản chứ ko vị tự thân nó. :)
 
Tâm, em nghĩ, nó ko quá lo nghĩ về quá khứ hiện tại hay tương lai, vì chính nó ko có cái niệm đó. Chỉ có cái ý thức cái tư duy của mình tạo ra nó mà thôi, nếu cần dừng lại, cảm nhận & lắng nghe hãy lắng nghe chính những lời thì thầm trong tâm hồn của mình mà trái tim là đại diện cất tiếng, ở nơi đó - nơi con tim còn đập - sẽ ko phân ranh giới & ko có khái niệm cả về thời gian lẫn ko gian như thế chính đấy là cách tiếp cận gần nhất với chân thực. :))

Tâm bào hàm, không loại trừ, tư duy và ý thức ...

Câu sau thì triết học lãng mạn quá, sắp ra vài câu thơ đến nơi rồi đấy :))
 
Em nghĩ, bản thân Niềm tin - Lòng tin tự nó đã là ảo tưởng, mà lại là ảo tưởng đôi khi người ta ko thích/dám nhìn nhận sự chứng thực để có. Nhưng rất may, niềm tin mang trong mình tố chất của tích cực, lòng tin nó có quyền năng ko thua tình yêu thương, nó chỉ kém về cường độ nhưng hơn về độ vững bền. Dù ko có chân nhưng lại là điểm tựa khá vững chắc để những gì tựa vào nó có động lực thúc đẩy & phát triển. :)

Ai cũng mang trong tâm rất nhiều vọng tưởng và ảo tưởng, chỉ có là nhận thấy hay không mà thôi ...

Vọng tưởng dẫn tới ảo tưởng, nên nhận ra vọng tưởng còn khả dĩ, chứ nhận ra ảo tưởng đôi khi khó lắm, vì ảo tưởng nó đã đóng đinh trong nhận thức "y như thật" ...

Hị hị, đúng là những người đang thua lỗ có xu hướng bàn về triết học thật :))
 
Tâm bào hàm, không loại trừ, tư duy và ý thức ...

Câu sau thì triết học lãng mạn quá, sắp ra vài câu thơ đến nơi rồi đấy :))

Nó có cùng tổ hợp Gen mà, thế nên các triết gia sau 1 thời gian tòan reo văn nhưng lại gặt được thơ. :))
 
Nó có cùng tổ hợp Gen mà, thế nên các triết gia sau 1 thời gian tòan reo văn nhưng lại gặt được thơ. :))

Câu này chắc chắn là đá ai đó, nhìn quanh chưa thấy nạn nhân nào, không lẽ ... :))
 
Ai cũng mang trong tâm rất nhiều vọng tưởng và ảo tưởng, chỉ có là nhận thấy hay không mà thôi ...

Vọng tưởng dẫn tới ảo tưởng, nên nhận ra vọng tưởng còn khả dĩ, chứ nhận ra ảo tưởng đôi khi khó lắm, vì ảo tưởng nó đã đóng đinh trong nhận thức "y như thật" ...

Hị hị, đúng là những người đang thua lỗ có xu hướng bàn về triết học thật :))

Cái gì làm cho ảo tưởng phải hiện hình lộ diện?
 
Câu này chắc chắn là đá ai đó, nhìn quanh chưa thấy nạn nhân nào, không lẽ ... :))

Đây mới là đóng đinh nè, người ta đang khen đấy chứ :)) và vì thế, nó trở thành hình như nói mình. :))
 
Cái gì làm cho ảo tưởng phải hiện hình lộ diện?

Câu này bắc kinh đây ...

Cảm nhận được cái hiện tại, cái chân thực, nghĩa là bỏ được định kiến, chấp ngã, sẽ giúp phân biệt ... nói thế nghe đã thấy khó nhỉ :))
 
Thực ra triết thuyết nhà Phật nguyên thủy chỉ có "nhất phái" của đức Cồ Đàm. Nhưng càng về sau thì càng nhiều môn phái. Về việc này Em thì chỉ nghĩ đơn giản thui. Nói như bác GL nói Phật Cồ Đàm có cái TV xịn, nên ngài thấy toàn cảnh . Các đệ tử Ngài cũng bật tivi nhưng không thấy trọn vẹn mà người sờ được "vòi voi", người thấy đầu, người thấy tai, có người thấy gần hết chỉ thiếu đuôi...do vậy nên luận về vũ trụ, thế giới theo mỗi cách riêng hơn.

Lòng tin thì đúng như thế...Nhưng thực tế thì thấy TV màu đời mới nhìn "Rõ" và "Thật" hơn TV đen trắng cũ.

Theo em, Hòa hảo là "phái sinh" của đạo Hồi hơn của Phật giáo.

Một tông của PG từ TQ !
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phật_Giáo_Hòa_Hảo

Theo em không phải là phát sinh của Đạo Phật, Đạo dừa là dạng Thần Đạo.

Trung hòa giửa Phật và Thiên chúa, nhưng chọn ngày Phật Đản nên chủ yêú vẫn thiên về Phât hơn

Em nghĩ mọi ngừoi đều có lý của mình. Riêng em, em vẫn tin vũ trụ chỉ có một với những qui luật của nó chứ không phải nhận thức của các tông phái đều là chân lý nên có nhiều vũ trụ và nhiều qui luật khác nhau áp dụng đúng sai cho tùy người. Hihi :)

OK....Rất đậm chất triết học. Vũ trụ vật lý là chân lý. Các trường phái triết học đưa ra các quy luật cơ bản để nhận thức chân lý. Có người thì đựa vào một cái nào đó cụ thể có sẵn để nhận thức. Có người thích tìm hiểu học hỏi tất cả rồi tìm cho mình con đường nhận thức riêng !>:/
 
Em nghĩ, bản thân Niềm tin - Lòng tin tự nó đã là ảo tưởng, mà lại là ảo tưởng đôi khi người ta ko thích/dám nhìn nhận sự chứng thực để có. Nhưng rất may, niềm tin mang trong mình tố chất của tích cực, lòng tin nó có quyền năng ko thua tình yêu thương, nó chỉ kém về cường độ nhưng hơn về độ vững bền. Dù ko có chân nhưng lại là điểm tựa khá vững chắc để những gì tựa vào nó có động lực thúc đẩy & phát triển. :)
Không phải lòng tin là ảo tưởng. Xét về thần kinh học, lòng tin là một dạng phản ứng có điều kiện được hình thành bởi lặp đi lặp lại một (hoặc một loạt) tác động bên ngoài tạo nên sự kết nối điện hóa giữa một nhóm neuron tạo thành một đám liên kết có tổ chức (sự liên kết không ngẫu nhiên của các tế bào thần kinh). Lòng tin do vậy gồm hai loại:
1. Hình thành trên cơ sở tiếp nhận phản ánh thế giới bên ngoài qua 5 giác quan
2. Hình thành trên cơ sở liên kết các nhóm neuron đã liên kết từ trước theo quá trình tư duy nhận thức.
Các yếu tố dẫn đến ảo tưởng:
Từ 1, lòng tin có thể bị sai lầm nếu
a/ môi trường hình thành nên phản xạ có điều kiện thay đổi: (định kiến)
b/hoặc do một số tác động nào đó quá trình chuyển tín hiệu từ giác quan về não bộ bị lệch lạc. (Ảo giác)
Từ 2, lòng tin có thể sai lầm nếu:
a/ Môi trường thay đổi không còn tác động vào giác quan theo quy luật cũ, nhưng não không kịp điều chỉnh liên kết và vẫn duy trì các kết nối logic giữa các đám thần kinh theo niềm tin cũ, dẫn đễn cho rằng không cần thông tin đầu vào để điều chỉnh, mọi thứ vẫn như cũ cho dù thế nào: Định kiến dẫn đến ảo tưởng
b/ Kết nối ngẫu nhiên các đám neuron nhưng duy trì ở dạng liên kết bền vững: Nguyên nhân của chứng hoang tưởng hoặc rối loạn hành vi.
Thực chất quá trình học là cách tạo nên các liên kết logic giữa các đám neuron, do vậy nếu bị quá tải sẽ dẫn đến 1b và 2b, còn thiếu cách nhìn khách quan và linh hoạt thì dễ dẫn đến 1a, 2a.

Vì thế không thể vội vã nói lòng tin là ảo tưởng, vì trong ngữ cảnh nghiêm túc, như vậy đã loại tính khách quan trong quá trình nhận thức, nghĩa là loại yếu tố chủ động cập nhật thông tin và điều chỉnh nhận thức ra khỏi quá trình nhận thức. Thiếu yếu tố điều chỉnh và cập nhật thông tin, con người nhanh chóng đi từ định kiến sang ảo tưởng. Trong kinh phật, hiện tượng này được gọi là chấp.
 
OK....Rất đậm chất triết học. Vũ trụ vật lý là chân lý. Các trường phái triết học đưa ra các quy luật cơ bản để nhận thức chân lý. Có người thì đựa vào một cái nào đó cụ thể có sẵn để nhận thức. Có người thích tìm hiểu học hỏi tất cả rồi tìm cho mình con đường nhận thức riêng !>:/

Thế còn phản vật chất thì sao hả cụ, vật lý lúc đó sẽ mở rộng để bao hàm, hay sẽ đẻ ra ngành mới? vì lúc đó mọi concept của vật lý hiện đại đều sẽ phải điều chỉnh lại.

Tất nhiên cũng chả sao, nó cũng giống mở rộng không thời gian 4 chiều lên vô số chiều. Vấn đề chỉ là nếu vật lý là bao gồm tất cả vật chất + phản vật chất + năng lượng (bao gồm cả những loại năng lượng có thể chưa biết) thì nó thành cái toàn thể rồi còn đâu. Vậy nói cái toàn thể là chân lý mới "hả dạ" chứ :))

Nhận thức lúc nào cũng là của riêng, chỉ có cái hiện thực mới là của chung. Là em nói theo kiểu triết học thua lỗ nó thế :))
 
Tổng luận lại là, đơn giản có thể là đẹp nhưng ko phải lúc nào cũng .....đạt thành quả ạ? :))

Đơn giản có thể không đẹp, nhưng đẹp thì đơn giản ...

Tổng luận lại, đẹp là quan trọng. Câu trên thì còn có thể tranh luận, chứ câu dưới là chân lý đấy :))
 
Back
Top