Đơn giản có thể không đẹp, nhưng đẹp thì đơn giản ...
Tổng luận lại, đẹp là quan trọng. Câu trên thì còn có thể tranh luận, chứ câu dưới là chân lý đấy :))
Không phải lòng tin là ảo tưởng. Xét về thần kinh học, lòng tin là một dạng phản ứng có điều kiện được hình thành bởi lặp đi lặp lại một (hoặc một loạt) tác động bên ngoài tạo nên sự kết nối điện hóa giữa một nhóm neuron tạo thành một đám liên kết có tổ chức (sự liên kết không ngẫu nhiên của các tế bào thần kinh). Lòng tin do vậy gồm hai loại:
1. Hình thành trên cơ sở tiếp nhận phản ánh thế giới bên ngoài qua 5 giác quan
2. Hình thành trên cơ sở liên kết các nhóm neuron đã liên kết từ trước theo quá trình tư duy nhận thức.
Các yếu tố dẫn đến ảo tưởng:
Từ 1, lòng tin có thể bị sai lầm nếu
a/ môi trường hình thành nên phản xạ có điều kiện thay đổi: (định kiến)
b/hoặc do một số tác động nào đó quá trình chuyển tín hiệu từ giác quan về não bộ bị lệch lạc. (Ảo giác)
Từ 2, lòng tin có thể sai lầm nếu:
a/ Môi trường thay đổi không còn tác động vào giác quan theo quy luật cũ, nhưng não không kịp điều chỉnh liên kết và vẫn duy trì các kết nối logic giữa các đám thần kinh theo niềm tin cũ, dẫn đễn cho rằng không cần thông tin đầu vào để điều chỉnh, mọi thứ vẫn như cũ cho dù thế nào: Định kiến dẫn đến ảo tưởng
b/ Kết nối ngẫu nhiên các đám neuron nhưng duy trì ở dạng liên kết bền vững: Nguyên nhân của chứng hoang tưởng hoặc rối loạn hành vi.
Thực chất quá trình học là cách tạo nên các liên kết logic giữa các đám neuron, do vậy nếu bị quá tải sẽ dẫn đến 1b và 2b, còn thiếu cách nhìn khách quan và linh hoạt thì dễ dẫn đến 1a, 2a.
Vì thế không thể vội vã nói lòng tin là ảo tưởng, vì trong ngữ cảnh nghiêm túc, như vậy đã loại tính khách quan trong quá trình nhận thức, nghĩa là loại yếu tố chủ động cập nhật thông tin và điều chỉnh nhận thức ra khỏi quá trình nhận thức. Thiếu yếu tố điều chỉnh và cập nhật thông tin, con người nhanh chóng đi từ định kiến sang ảo tưởng. Trong kinh phật, hiện tượng này được gọi là chấp và mê.
Mà Chân lý lại có gốc rễ từ định kiến.
Chân lý nó ở ngoài, định kiến nó ở trong, sao trong mọc ra ngoài được ...
Vả lại định kiến không phải bao giờ cũng "xấu", đôi khi chỉ là không cần thiết thôi.
Nếu tách trong - ngòai thì làm gì có ảo tưởng hay vọng tưởng để chúng ta bàn luận?
Em thắc mắc, Đích chỉ 1 tại sao lại có hàng tỷ con đường chỉ để đi đến 1 đích duy nhất? có người thì chọn con đường đi này vì hoa thơm bướm lượn xung quanh, người thì chọn vì nó ngắn, nó giản dị, nó cao siêu, nó bình thường, nó công phu...riêng em chọn con đường của riêng mình đơn giản là nhận thấy bản thân thích hợp với nó nhất. Ai biết rõ bản thân mình ngòai chính mình & Thượng đế?! Trước khi tìm được con đường của chính mình, người ta phải hiểu rõ bản thân, muốn hiểu rõ bản thân người ta phải thử, trải nghiệm, làm sao mình có thể biết được hạn mức của khả năng của bản thân nếu mình ko thử & thách thức nó?!
Không phải lòng tin là ảo tưởng. Xét về thần kinh học, lòng tin là một dạng phản ứng có điều kiện được hình thành bởi lặp đi lặp lại một (hoặc một loạt) tác động bên ngoài tạo nên sự kết nối điện hóa giữa một nhóm neuron tạo thành một đám liên kết có tổ chức (sự liên kết không ngẫu nhiên của các tế bào thần kinh). Lòng tin do vậy gồm hai loại:
1. Hình thành trên cơ sở tiếp nhận phản ánh thế giới bên ngoài qua 5 giác quan
2. Hình thành trên cơ sở liên kết các nhóm neuron đã liên kết từ trước theo quá trình tư duy nhận thức.
Các yếu tố dẫn đến ảo tưởng:
Từ 1, lòng tin có thể bị sai lầm nếu
a/ môi trường hình thành nên phản xạ có điều kiện thay đổi: (định kiến)
b/hoặc do một số tác động nào đó quá trình chuyển tín hiệu từ giác quan về não bộ bị lệch lạc. (Ảo giác)
Từ 2, lòng tin có thể sai lầm nếu:
a/ Môi trường thay đổi không còn tác động vào giác quan theo quy luật cũ, nhưng não không kịp điều chỉnh liên kết và vẫn duy trì các kết nối logic giữa các đám thần kinh theo niềm tin cũ, dẫn đễn cho rằng không cần thông tin đầu vào để điều chỉnh, mọi thứ vẫn như cũ cho dù thế nào: Định kiến dẫn đến ảo tưởng
b/ Kết nối ngẫu nhiên các đám neuron nhưng duy trì ở dạng liên kết bền vững: Nguyên nhân của chứng hoang tưởng hoặc rối loạn hành vi.
Thực chất quá trình học là cách tạo nên các liên kết logic giữa các đám neuron, do vậy nếu bị quá tải sẽ dẫn đến 1b và 2b, còn thiếu cách nhìn khách quan và linh hoạt thì dễ dẫn đến 1a, 2a.
Vì thế không thể vội vã nói lòng tin là ảo tưởng, vì trong ngữ cảnh nghiêm túc, như vậy đã loại tính khách quan trong quá trình nhận thức, nghĩa là loại yếu tố chủ động cập nhật thông tin và điều chỉnh nhận thức ra khỏi quá trình nhận thức. Thiếu yếu tố điều chỉnh và cập nhật thông tin, con người nhanh chóng đi từ định kiến sang ảo tưởng. Trong kinh phật, hiện tượng này được gọi là chấp và mê.
Câu này bắc kinh đây ...
Cảm nhận được cái hiện tại, cái chân thực, nghĩa là bỏ được định kiến, chấp ngã, sẽ giúp phân biệt ... nói thế nghe đã thấy khó nhỉ :))
Thế còn phản vật chất thì sao hả cụ, vật lý lúc đó sẽ mở rộng để bao hàm, hay sẽ đẻ ra ngành mới? vì lúc đó mọi concept của vật lý hiện đại đều sẽ phải điều chỉnh lại.
Tất nhiên cũng chả sao, nó cũng giống mở rộng không thời gian 4 chiều lên vô số chiều. Vấn đề chỉ là nếu vật lý là bao gồm tất cả vật chất + phản vật chất + năng lượng (bao gồm cả những loại năng lượng có thể chưa biết) thì nó thành cái toàn thể rồi còn đâu. Vậy nói cái toàn thể là chân lý mới "hả dạ" chứ :))
Nhận thức lúc nào cũng là của riêng, chỉ có cái hiện thực mới là của chung. Là em nói theo kiểu triết học thua lỗ nó thế :))
Mà cái chân thực là cái mà chúng ta, cả khoa học đang đi tìm kiếm, những người theo đạo (bất kỳ đạo nào) đều tin đấng Tối cao của họ đã tìm ra cái chân thực đó. Họ tin & đi theo mà ko cần khoa học chứng/nghiệm thực. Niềm tin & lòng tin ấy có ảo ko? có mù quáng ko? đối với người theo "đạo" Khoa học thì cho là có, đối với họ thì ko. Như bác WW hôm trước nói, bao nhiêu % của thế giới (em chưa thống kê) hòan tòan tin vào Đức Mẹ đồng trinh, ko ai chờ đến khi KH chứng minh được hiện tượng kỳ thú này mới đặt lòng tin.
Bởi niềm tin nó thuộc phạm trù của cảm giác xuất phát từ con tim, Lý trí được sinh ra dường như chỉ là để confirm lại những gì mà con tim cảm nhận trước đó. :)
Thế nên cứ bình tĩnh đi theo sự tiến bộ của khoa học để nhận thức thế giới khách quan. Châm tý nhưng mà chắc...:)).
Luôn luôn theo dõi sự phát triển các trường phái triết học. Chon những cái mới mẻ và sáng tạo nhất vận dụng chiêm nghiệm...:))
Cần gì phải vội vàng gửi lòng tin vào những cái mơ hồ. Ví dụ không chiu học hành, đối xử tốt với mọi người xung quanh, sống không vi phạm pháp luật,...mà luôn lo đi lễ, hương khói, vàng mã để mong được phù hộ độ trì làm ăn phát tài, khi chết sang "bên kia" hoặc mong "kiếp sau" hơn người. Thế nên cái lòng tin nó không làm cho tham, sân, si tịch diêt được và lòng tin đó trở thành ảo tưởng !
Em ko bit quote, sorry, em đành typed lại,
"cái gì làm cho ảo tưởng phải hiện hình lộ diện?" - câu trả lời của em (ko phải chân lý) đó là cái chân thực.
Mà cái chân thực là cái mà chúng ta, cả khoa học đang đi tìm kiếm, những người theo đạo (bất kỳ đạo nào) đều tin đấng Tối cao của họ đã tìm ra cái chân thực đó. Họ tin & đi theo mà ko cần khoa học chứng/nghiệm thực. Niềm tin & lòng tin ấy có ảo ko? có mù quáng ko? đối với người theo "đạo" Khoa học thì cho là có, đối với họ thì ko. Như bác WW hôm trước nói, bao nhiêu % của thế giới (em chưa thống kê) hòan tòan tin vào Đức Mẹ đồng trinh, ko ai chờ đến khi KH chứng minh được hiện tượng kỳ thú này mới đặt lòng tin.
Bởi niềm tin nó thuộc phạm trù của cảm giác xuất phát từ con tim, Lý trí được sinh ra dường như chỉ là để confirm lại những gì mà con tim cảm nhận trước đó. :)
Lý trí có thể confirm có thể deny con tim, ai mà biết được :))
Và niềm tin hoàn toàn có thể xuất phát từ lý trí, từ trực giác, từ trải nghiệm, chứ không chỉ từ con tim ...
Còn niềm tin nào đó có là mù quáng không thì chắc phụ thuộc vào tùy hoàn cảnh cụ thể mới có thể bàn. Nói chung concept "mù quáng" về bản chất cũng khá "mù mờ" ...
Nếu dàn trận cho Tình cảm & Lý trí trổ tài, em tin trận đấu sẽ ko kéo dài đến hiệp phụ dù rất muốn xem những phút đá luân lưu. :))
Mà Chân lý lại có gốc rễ từ định kiến.
Chân lý nó ở ngoài, định kiến nó ở trong, sao trong mọc ra ngoài được ...
Vả lại định kiến không phải bao giờ cũng "xấu", đôi khi chỉ là không cần thiết thôi.
Nếu dàn trận cho Tình cảm & Lý trí trổ tài, em tin trận đấu sẽ ko kéo dài đến hiệp phụ dù rất muốn xem những phút đá luân lưu. :))
Nhìn vào cái biểu đồ trên thì con người sống thiên về tình cảm, họ cần chổ dựa tâm linh (84%) !