Giận:
Hôm nay trời chẳng heo may.
Mà sao lão Thiết, đứng ngay giữa đồng.
Bị răng thâm...mắng, có thể lão thiết thua Ck, cũng có thể gửi cho bà răng trắng, lão Thiet tức mình đi hóng gió, tiếc thay lại không có gió heo may....chẳng biết tiếp theo lão sẽ làm gì lão Tôm nhể...:)) Hay lão lại thốt lên...vô thường cả thôi...ngoài da cả thôi....:))
Khứa khứa! Các chú thật nhiều chuyện. Cái món rượu thịt là cấm kỵ với tăng khi nào, khi nào không cấm kỵ?
Các chú chỉ biết mỗi sách kinh nói thế, gọi là giới. Đúng là với người muốn đạt cảnh giới cao thì phải giới nghiêm ngặt, vì có thịt tất muốn có rượu, có tửu rồi thì phải có sắc. mà đã ba món nhục tửu sắc thì chân khí phân tán, khó đả thông kinh mạch, người đã thông rồi khó kiểm sóat khí, vì ý lúc đó đang "phi mã".
Nhưng một khi đã qua màn thông kinh họat lạc, đã trải qua 6 cảnh giới cơ bản, lại hiểu cái gì xô đẩy mình đến từng cảnh giới, khi khổ không nản, khi sướng không mụ mị, đó là lúc ghép giới vào kinh, gọi là kinh giới, nghĩa là không được ăn chung với thịt gà!!! Ngòai những điều cấm kỵ thịt gà kinh giới, chuối hột mật ong, và những điều khiến cho chúng sinh bức xúc ly tán... còn lại thì cứ tùy duyên mà thụ lộc!
Vì muốn đạt cảnh giới cao hơn, phải có đủ thể lực, lại phải cân bằng, thì mới có tỉnh giác. Cứ cái gì hại cho tỉnh giác và thể lực thì không được làm, cái gì thuộc giới nhưng pháp môn không bù được cho tấm thân giả tạm đủ để vượt sóng vô thường thì phải nương sức gió vô thường mà giăng buồm. Cho nên sau những ngày khổ hạnh không đúng cách, Đức Cồ đàm đã thụ thực từ cơm thế gian, duy trì sức lực mà tinh tấn.
Đành rằng có người cho rằng Bồ tát phạm sai lầm, Alahán còn ngộ nhận, nhưng nếu đường phải đi là ruộng đất khấp khểnh chứ không phải cân đẩu vân; thì cứ guốc dép mà xài. Khi nào duyên cho lên cân đẩu vân hẵng kiêng món RTC...
Khứa khứa!