giailang
Well-Known Member
Vấn đề bác đặt ra, đây cũng là vấn đề đang tìm câu trả lời.......vậy xin quan điểm hai bác GIailang/ Don về:
+ THeo như quan điểm đạo tổ tiên ông bà (*nho giáo)....thì địa táng tốt hơn, khi chết thì người thân khóc...nhức mắt...để người đó..tự nhiên ra đi thanh thản (*vì còn an trú trong xương một thời gian khá dài, và người đó thấy người thân có...thương mình). theo cái này thì..nếu hoả táng..mà người đó ...công quả không lớn..đủ nhận thức xa lìa old body...sẽ cảm nhận sự thiêu đốt rất đau đớn..như bị die do hoả hoạn vậy
+ THeo đạo phật thì lại đề cao hoả táng...để từ bỏ hết cái cũ, các tính...không tốt, mà làm lại ván mới. người thân nên cười vui vẻ....
Vậy với trình độ, kinh nghiệm.....xin hai bác cho AE sở mục biết......cái nào là phương án tối ưu? (hoả táng?-địa táng?) ..với người bình thường hiiiiiiii
Hỏa táng hay địa táng thì cũng chỉ là phương pháp. Theo suy nghĩ của tôi, mỗi người là một vật thể có cấu trúc đặc trưng, có trao đổi chất tích cực với môi trường khi còn sống, và trao đổi chất thụ động sau khi chết đi mà chưa phân hủy hết. Mỗi người sẽ có một cấu trúc trao đổi riêng biệt, cấu trúc đó bao gồm các liên kết năng lượng với môi trường xung quanh. Sau khi chết, các liên kết này chưa bị phá vỡ ngay, nên có thể có một số trường hợp đặc biệt người ta còn nhìn thấy ảnh của cấu trúc liên kết năng lượng đó mặc dù xác đã chôn sâu (6 feet under). Cái ảnh đó được gọi là bóng ma. Đặc biệt của đặc biệt, có thể còn lại tàn dư của cấu trúc thông tin đặc trưng cho người đó còn lại, là cái mà tôn giáo gọi là thần thức.
Luật của tự nhiên là tuần hoàn (phật giáo gọi là luân hồi), là quá trình liên kết các phân tử tự do thành các cấu trúc hoặc phân hủy cấu trúc đó tùy theo điều kiện môi trường, có lúc là ngẫu nhiên (phật giáo gọi là duyên) có lúc là kết quả của một hoặc nhiều sự kiện tất yếu khác phối hợp (phật gọi là nhân quả). Nên thực ra đến đọan này, có sự tương đồng hoàn toàn về khái niệm triết học của PG và quy luật tự nhiên.
Sau khi não chết, nếu thần kinh thực vật chưa chết, cái xác có thể vẫn còn cảm giác như khi sống. Tuy nhiên, sự chết là quy luật một chiều của các tế bào lão hóa, nên một khi não đã chết thì không thể hồi sinh được nữa, có cố cũng chỉ là zombie. Vào thời điểm này, đẩy nhanh quá trình chết lại là đạo đức với người ra đi.
Phật giáo vốn bắt nguồn từ Ấn độ là nơi có tập tục hỏa táng trước khi tôn giáo này ra đời. Hỏa táng là cách mà các tín đồ tin rằng thuận với luân hồi nhất, kết thúc nhanh chóng nghiệp hiện tại để chuyển kiếp nhanh hơn. Theo con mắt khoa học, quá trình chuyển hóa hòan tòan bằng hỏa táng cũng giúp cho tự nhiên bắt đầu vòng quay tuần hòan nhanh hơn.
Tín ngưỡng người Việt nam vốn quen địa táng, vì cho rằng có mỗi liên hệ giữa người nằm xuống với các thế hệ sau. Giả sử cấu trúc thông tin đặc trưng của người đã khuất không bị tiêu hủy hòan tòan, thì đây cũng là một khả năng có thể. Nhưng ở góc độ những người quan niệm cuộc sống là nơi sống hết mình, chết cũng hết mình thì có lẽ họ thích hỏa táng hơn là địa táng.
Vậy chọn cách nào hoàn tòan do quan niệm và lựa chọn.