Thank Liugia, em thích ngày nào trong tháng cũng là mùng 1, :)
Suy nghĩ của em thế này;
1) Tiến hóa có được xem là quá trình chối bỏ thực tại?
Theo Lamarck, Một lực siêu hình trong tự nhiên luôn thúc đẩy quá trình Tiến hóa (thay đổi - chuyển hóa) hướng tới sự hoàn thiện.
CHúng ta cũng có thể thấy ngay trong nhiều tư tưởng Phật Giáo, điển hình là thuyết Duyên Sinh hay Duyên Khởi rất phù hợp với thuyết Tiến Hóa. Cả những phương pháp tu tập trong Phật Giáo cũng thể hiện quá trình tiến hóa ấy.
Xét thêm về quán tính & sức ỳ: Theo Thuyết tương đối, không có một vật thể, quá trình hay sự tương tác nào có chuyển động lớn hơn vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Điều này có nghĩa là, vạn vật không thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác ngay lập tức, mà phải qua các trạng thái trung gian trong một khoảng thời gian nhất định.
Thời gian chuyển đổi này được gọi là thời gian ỳ. Gọi tắt là sức ỳ: Sức ỳ là khoảng thời gian bắt buộc phải có để một vật chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác trong tự nhiên. Trong vật lý hiện đại, sức ỳ được tính bằng 1 lực cản tương đối.
>> Vạn vật phản ứng lại sự thay đổi - sự chuyển hóa vì sức ỳ cố hữu của nó. Cho thấy, tiến trình chuyển hóa là tiến trình có trạng thái ko hài lòng – phản ứng/kháng lại sự thay đổi và ko chấp nhận thực tại.
Mà bản thân sự tiến hóa là có sự xuất hiện của trạng thái “ko chấp nhận” tại điểm tiến trình đó bắt đầu diễn ra.
KL: sự tiến hóa bắt nguồn từ trạng thái ko chấp nhận – ko thích ứng – chối bỏ hiện tại. (1)
2) Tiếp tới xét đến, kết quả của quá trình tiến hóa (có thuộc tính ko chấp nhận - chối bỏ hiện tại này) có mang lại sự hài lòng?
Nhân loại vẫn đang tiến đến nền văn minh được cả loài người chấp nhận & ao ước. Vì nền văn minh đó – kết quả của sự tiến hóa thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của con người, vũ trụ.
Bên cạnh đó, bản chất của tiến hóa là hướng tới sự hoàn thiện. Cho nên,
Kết luận là: quá mỹ mãn chứ gì nữa ạ :))
Link 1 + 2 cho ra: quá trình unsatisfied cho ra 1 kết quả happy.
Nhờ sự “ko chấp nhận thực tại” ta có quá trình chuyển hóa mang tính ko hài lòng nhưng cho ra 1 kết quả mỹ mãn.
>> Trả lời cho cả 4 vế 1-2-3-4
Đủ loằng ngoằng chưa ạ, để em làm tiếp câu 5 - Đức Gautama có happy ko? :))
Chưa bàn tới chuỗi suy diễn, chỉ nói ngay cái concept chính ở đây là "chấp nhận", hay "hài lòng", thì nó đã bị vận dụng khiên cưỡng rồi.
Một đằng là vận động tự nhiên theo các quy luật vật lý, một đằng là tâm thức của con người, tự dưng lại kèo vào nhau thía, sao có thể nói "củi không hài lòng với lửa" được :))
Trừ khi "tâm", hoặc cái gì đó kiểu "linh hồn", được chứng minh là đặc tính phổ quát của vạn vật, thì khi đó may ra mới đưa khái niệm "hài lòng" vào các quy luật vật lý được, còn không thì về viết lại luận văn nhá ...
Mà cũng có thể, "Đá có linh hồn của Đá" mà hè hè