VC-Thiền quán

Cóp nhặt được một bài viết trên mạng về Cõi vô hình. Đem về nhà "cất", để cho mọi người đọc tham khảo.

http://www.thaoduongmoscow.info/coivohinh.html

Mình cũng đã từng được nghe Phật khai thị rằng: "Khoa học thì không biết sau khi chết, con người sẽ về đâu, nhưng Đạo Phật trả lời được câu hỏi đó. Khi chết nó về nơi cái Tánh của nó".

Và đến giờ cũng hiểu thêm về hai chữ TU HÀNH. Hôm trước có cùng các bác trên này chia sẻ tu là học, nhưng hôm nay hiểu thêm cái gốc nguyên bản của chữ TU- là SỬA. Sửa cái tánh mình cho nó ngày tốt hơn và hoàn thiện hơn thì lợi hơn, nhanh hơn, dễ hơn...là chờ đợi mình "mãn cái hạn của một cảnh giới" và được thăng cấp lên cảnh giới cao hơn khi mình đã về với cõi Vô sắc giới.

Mình chỉ cóp nhặt và chia sẻ, không phải "tuyên truyền" về 1 điều gì phi thực tế nhé. Bà con đọc tham khảo và tự đánh giá và rút kết luận cho mình nhé. Đừng phàn nàn em "hoang đường" kẻo Đại sư Nano lại trách phạt em.

@Cám ơn cụ Liu và các cụ về bài phân tích thị trường nhé. Dạo này em hơi bị lu bù nên chỉ thi thoảng vào ngó mọi người bình loạn về TT và vào quán dòm cho đở ghiền tí, mà không tám với các cụ được, bùn ghê. :)

Chúc cả nhà cuối tuần dzui dzẻ.

Bác mtp, link của bác là trích đoạn trong cuốn "Hành trình về Phương đông" mà K2G đã giới thiệu đấy. Bác tìm đọc cả cuốn đi, cũng thú vị lắm.
 
Bác mtp, link của bác là trích đoạn trong cuốn "Hành trình về Phương đông" mà K2G đã giới thiệu đấy. Bác tìm đọc cả cuốn đi, cũng thú vị lắm.
Đáng tiếc nó là một dạng fiction, nên giá trị văn học cao hơn giá trị thông tin. Vì vậy, như kinh phật nói, các hiện tượng "không thể nghĩ bàn" thì nên được kiểm nghiệm và trải nghiệm cá nhân.
 
Bác mtp, link của bác là trích đoạn trong cuốn "Hành trình về Phương đông" mà K2G đã giới thiệu đấy. Bác tìm đọc cả cuốn đi, cũng thú vị lắm.

Đáng tiếc nó là một dạng fiction, nên giá trị văn học cao hơn giá trị thông tin. Vì vậy, như kinh phật nói, các hiện tượng "không thể nghĩ bàn" thì nên được kiểm nghiệm và trải nghiệm cá nhân.

Mtp đã đọc cuốn "Hành trình về Phương Đông" từ rất lâu rồi. Cách đây khoảng 2 năm gì đó. Khi đó đọc và cảm nhận thấy thích thú, nửa nghi hoặc vì đúng là cảm giác nó như 1 câu chuyện viễn tưởng. Thêm nữa sự chú tâm không nhiều và không hiểu rõ được 1 số ý mà tác giả đề cập.

Bây giờ khi đã có thêm nhưng sự chứng ngộ về đạo Phật, có được 1 thời gian gặp và trò chuyện với những người đã "chuyên làm về tâm linh". Nghe những câu chuyện kể từ họ, tin nhưng vẫn thấy khó hình dung, khó tưởng tượng...Nhưng khi đọc lại bài này trên mạng, đọc lại phần này trong cuốn sách đó. (trong cuốn sách của mình đọc thì nó là chương 8 Cõi giới vô hình) thì thú thực lại cảm thấy mọi thứ thật rõ ràng không hề hoang tưởng hay viễn vông một chút nào.

Vậy là sao hả bác Giailang?

Xin trích 1 đoạn của sách, em thấy hợp cho ngữ cảnh này:

"- Con đường đạo đòi hỏi một đức tin nhưng không phải nhắm mắt tin tưởng bừa bãi. Ðức tin chỉ đến sau khi người tìm đạo tự mình nhận thức rõ ràng, sau khi hiểu biết chứng nghiệm nó một cách rốt ráo.

Các ông là những khoa học gia, không đời nào các ông tin tưởng một sự kiện gì nếu không kiểm chứng rõ ràng, sự nghi ngờ là một điều cần thiết nhưng nếu có những sự kiện mà khoa học không thể chứng minh hay chưa thể chứng minh được các ông sẽ phải làm gì? Phủ nhận chăng? Nếu phủ nhận các ông đã bỏ qua một cơ hội tìm hiểu nghiên cứu. Nếu chấp nhận mà không kiểm chứng thì các ông đã mù quáng tin tưởng bừa bãi.

Tôi không mong các ông phải tin tưởng những điều tôi trình bày, nhưng mong các ông hãy suy gẫm, nghiên cứu nó, nếu chưa thể sử dụng các dụng cụ khoa học thực nghiệm để chứng minh thì hãy sử dụng lý trí, trực giác vì sự nghiên cứu cõi âm là một khoa học chứ không phải một sự tin tưởng bừa bãi. Kiến thức về cõi giới này sẽ giúp đỡ nhiều người, tôi tin rẳng trong một ngày không xa sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu về đối tượng này".
 
Last edited by a moderator:
Mtp đã đọc cuốn "Hành trình về Phương Đông" từ rất lâu rồi. Cách đây khoảng 2 năm gì đó. Khi đó đọc và cảm nhận thấy thích thú, nửa nghi hoặc vì đúng là cảm giác nó như 1 câu chuyện viễn tưởng. Thêm nữa sự chú tâm không nhiều và không hiểu rõ được 1 số ý mà tác giả đề cập.

Bây giờ khi đã có thêm nhưng sự chứng ngộ về đạo Phật, có được 1 thời gian gặp và trò chuyện với những người đã "chuyên làm về tâm linh". Nghe những câu chuyện kể từ họ, tin nhưng vẫn thấy khó hình dung, khó tưởng tượng...Nhưng khi đọc lại bài này trên mạng, đọc lại phần này trong cuốn sách đó. (trong cuốn sách của mình đọc thì nó là chương 8 Cõi giới vô hình) thì thú thực lại cảm thấy mọi thứ thật rõ ràng không hề hoang tưởng hay viễn vông một chút nào.

Vậy là sao hả bác Giailang?

Xin trích 1 đoạn của sách, em thấy hợp cho ngữ cảnh này:

"- Con đường đạo đòi hỏi một đức tin nhưng không phải nhắm mắt tin tưởng bừa bãi. Ðức tin chỉ đến sau khi người tìm đạo tự mình nhận thức rõ ràng, sau khi hiểu biết chứng nghiệm nó một cách rốt ráo.

Các ông là những khoa học gia, không đời nào các ông tin tưởng một sự kiện gì nếu không kiểm chứng rõ ràng, sự nghi ngờ là một điều cần thiết nhưng nếu có những sự kiện mà khoa học không thể chứng minh hay chưa thể chứng minh được các ông sẽ phải làm gì? Phủ nhận chăng? Nếu phủ nhận các ông đã bỏ qua một cơ hội tìm hiểu nghiên cứu. Nếu chấp nhận mà không kiểm chứng thì các ông đã mù quáng tin tưởng bừa bãi.

Tôi không mong các ông phải tin tưởng những điều tôi trình bày, nhưng mong các ông hãy suy gẫm, nghiên cứu nó, nếu chưa thể sử dụng các dụng cụ khoa học thực nghiệm để chứng minh thì hãy sử dụng lý trí, trực giác vì sự nghiên cứu cõi âm là một khoa học chứ không phải một sự tin tưởng bừa bãi. Kiến thức về cõi giới này sẽ giúp đỡ nhiều người, tôi tin rẳng trong một ngày không xa sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu về đối tượng này".
Vâng, tôi cũng đọc tác phẩm của Nguyên Phong từ lâu rồi, đâu chừng cuối thập niên 80 đến giữa thập niên 90 thế kỷ trước. Và được đọc bằng bản tiếng Anh. Thực ra các khái niệm về vũ trụ đa chiều và đan xen không phải mới với tôi, cũng như khái niệm về các cõi, các thể cũng không phải lạ lùng với tôi bạn ạ.

Tôi e rằng bạn đang vấp phải vấn đề kinh điển của Phật giáo về sự tồn tại của bản ngã, trong đó một bản ngã luôn có xu hướng tự vệ, phản ứng khi có bất kỳ dòng tư duy nào không quen thuộc với lối mòn của bản ngã của mình. Nói một cách khác đó là chấp ngã.
Vì sao?
Trong đọan trích dẫn mà bạn đưa ra, tôi đã nói
Đáng tiếc nó là một dạng fiction, nên giá trị văn học cao hơn giá trị thông tin. Vì vậy, như kinh phật nói, các hiện tượng "không thể nghĩ bàn" thì nên được kiểm nghiệm và trải nghiệm cá nhân.
Câu thứ nhất, thể hiện đúng bản chất, vì đây không phải là tác phẩm của Spalding, mà là tác phẩm của Nguyên Phong, hư cấu (fiction) trên cơ sở 2 tác phẩm của hai người khác nhau(trong đó có Spalding) và gán cho Spalding làm tác giả. Tôi không nghi ngờ tính nhân văn của HTVPĐ. Vế thứ 2 của câu 1 đặt ra vấn đề về xác thực thông tin. Nghĩa là các sự kiện phỏng vấn các pháp sư có thể là viết lại thậm chí là hư cấu.
Câu thứ 2: để giải quyết các nghi vấn hư cấu, nhưng cũng là tìm đến chân lý, tôi trích dẫn nguyên lý đi tìm chân lý của đạo phật: trải nghiệm. Còn trải nghiệm thế nào là tùy bạn, bởi đây là vấn đề rất cá nhân và không thể lấy một khuôn chung để úp cho một người cụ thể.

Tóm lại là bạn hãy đi tìm điều bạn tin, và trải nghiệm niềm tin đó. Tôi không đả phá niềm tin của bạn.
 
Bây giờ khi đã có thêm nhưng sự chứng ngộ về đạo Phật, có được 1 thời gian gặp và trò chuyện với những người đã "chuyên làm về tâm linh". Nghe những câu chuyện kể từ họ, tin nhưng vẫn thấy khó hình dung, khó tưởng tượng...Nhưng khi đọc lại bài này trên mạng, đọc lại phần này trong cuốn sách đó. (trong cuốn sách của mình đọc thì nó là chương 8 Cõi giới vô hình) thì thú thực lại cảm thấy mọi thứ thật rõ ràng không hề hoang tưởng hay viễn vông một chút nào.

Chắc ý MTP là thấy logic, chứ thấy rõ ràng thì đã là chứng nghiệm. Chứng nghiệm với thấy hợp lý là khác nhau. Ngoài ra, sự tin tưởng hoàn toàn về mặt tâm lý sẽ dễ xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và giả tưởng, và đây là lý do người ta rất khó giữ được sự tỉnh giác, nhất là những người "chuyên làm về tâm linh".

Một điểm nữa là đặc thù rất riêng của đạo Phật, đó là không đòi hỏi sự tin tưởng tuyệt đối vào giáo lý hay vào đấng tối cao. Đạo phật đề nghị mỗi người hãy tự bước đi và tự chiêm nghiệm. Không có đấng tối cao nào chờ để ban thưởng hay trừng phạt. Mọi thứ đều theo luật nhân quả.

"- Con đường đạo đòi hỏi một đức tin nhưng không phải nhắm mắt tin tưởng bừa bãi. Ðức tin chỉ đến sau khi người tìm đạo tự mình nhận thức rõ ràng, sau khi hiểu biết chứng nghiệm nó một cách rốt ráo.

Các ông là những khoa học gia, không đời nào các ông tin tưởng một sự kiện gì nếu không kiểm chứng rõ ràng, sự nghi ngờ là một điều cần thiết nhưng nếu có những sự kiện mà khoa học không thể chứng minh hay chưa thể chứng minh được các ông sẽ phải làm gì? Phủ nhận chăng? Nếu phủ nhận các ông đã bỏ qua một cơ hội tìm hiểu nghiên cứu. Nếu chấp nhận mà không kiểm chứng thì các ông đã mù quáng tin tưởng bừa bãi.

Tôi không mong các ông phải tin tưởng những điều tôi trình bày, nhưng mong các ông hãy suy gẫm, nghiên cứu nó, nếu chưa thể sử dụng các dụng cụ khoa học thực nghiệm để chứng minh thì hãy sử dụng lý trí, trực giác vì sự nghiên cứu cõi âm là một khoa học chứ không phải một sự tin tưởng bừa bãi. Kiến thức về cõi giới này sẽ giúp đỡ nhiều người, tôi tin rẳng trong một ngày không xa sẽ có nhiều cuộc nghiên cứu về đối tượng này".

Ở đây lại có một định kiến nữa hay được gắn với khoa học. Khoa học chân chính không bao giờ phủ nhận điều chưa chứng minh được. Không phủ nhận, chỉ đơn giản là chưa chứng minh được.

Đọc lại đoạn văn trên, sẽ thấy còn nhiều định kiến (của tác giả) được thể hiện một cách khá rõ ràng. Và về cơ bản, toàn bộ tinh thần cuốn HTVPĐ là "chứng minh". Sao phải chứng minh? chứng minh cái gì khi mà đằng nào rồi mỗi người cũng phải tự trải nghiệm? Đạo là chia sẻ. Vắng bóng tinh thần đó, không phải đạo.

Sự thực về đạo là những người giác ngộ luôn mong muốn chia sẻ với xung quanh, nhưng không bao giờ lôi kéo, dọa nạt, định kiến hay bài xích. Hãy ghi nhớ điều đó để làm Indicator khi gặp các "chiên gia" ...
 
Câu thứ nhất, thể hiện đúng bản chất, vì đây không phải là tác phẩm của Spalding, mà là tác phẩm của Nguyên Phong, hư cấu (fiction) trên cơ sở 2 tác phẩm của hai người khác nhau(trong đó có Spalding) và gán cho Spalding làm tác giả. Tôi không nghi ngờ tính nhân văn của HTVPĐ.

Vế thứ 2 của câu 1 đặt ra vấn đề về xác thực thông tin. Nghĩa là các sự kiện phỏng vấn các pháp sư có thể là viết lại thậm chí là hư cấu.
Câu thứ 2: để giải quyết các nghi vấn hư cấu, nhưng cũng là tìm đến chân lý, tôi trích dẫn nguyên lý đi tìm chân lý của đạo phật: trải nghiệm. Còn trải nghiệm thế nào là tùy bạn, bởi đây là vấn đề rất cá nhân và không thể lấy một khuôn chung để úp cho một người cụ thể.

Tóm lại là bạn hãy đi tìm điều bạn tin, và trải nghiệm niềm tin đó. Tôi không đả phá niềm tin của bạn.

Xin cám ơn bác giailang cho thêm thông tin "đa chiều" về cuốn sách. Em cứ tin tưởng rằng tác giả trung thực với nguyên tác của nó.

Nhưng không sao, nó vẫn có giá trị tham khảo để đối chiếu, chứng nghiệm.

Cám ơn bác đã chia sẻ.
 
Chắc ý MTP là thấy logic, chứ thấy rõ ràng thì đã là chứng nghiệm. Chứng nghiệm với thấy hợp lý là khác nhau. Ngoài ra, sự tin tưởng hoàn toàn về mặt tâm lý sẽ dễ xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và giả tưởng, và đây là lý do người ta rất khó giữ được sự tỉnh giác, nhất là những người "chuyên làm về tâm linh".

...

Thực ra em không biết nên nói đó là gì chứng nghiệm hay ...

Em thực sự bị "rúng động" khi đọc lại chương sách đó, có những câu chuyện mình thấy nó giống kỳ lạ với những câu chuyện mình được nghe kể bởi người thật việc thật. Em nêu 1 ví dụ:

Trong chương 8 có nói về "cảm giác" của một người bị chết đuối. Khi thể vía khi họ bị chết đuối, họ vẫn cứ có "cảm nhận" họ còn đang bị ngộp sâu trong nước. Và chỉ 60 năm sau, khi được cầu siêu, cái linh hồn đó mới "thức tiỉnh" và siêu thoát.

Một câu chuyện có thật khác về chuyện một cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh có con bị chết đuối, khi đó đứa trẻ 4 tuổi. Sau đó vài năm hai vợ chồng họ chuyển vào sinh sống tại BRịa. Khi gặp Thầy tâm linh, họ được nói rằng đứa trẻ đó vẫn còn trong cái hồ đó và chưa đi khỏi đó. Hai vợ chồng không tin. Nhưng một thời gian không lâu sau đó, người nhà ngoài quê gọi vào nói đứa trẻ bị chết đuối đã nhập vào một đứa trẻ nhỏ khác ở làng. Nó xưng tên họ, nói tên bố mẹ, nói tên bà nội nó và nó cũng biết bố mẹ nó đã vào miền Nam. Khi đó mọi người mới gọi điện cho bố mẹ nó về để cúng kiếng chi đó. Và hình như chưa có người giúp cho nó "ra khỏi cái hồ đó".

Không biết em có hơi nhạy cảm quá không, nhưng thực sự em cảm thấy như 2 không gian khác nhau, hai thời gian khác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nói về cùng 1 vần đề thì có cái đồng nhất.
`
 
Tôi e rằng bạn đang vấp phải vấn đề kinh điển của Phật giáo về sự tồn tại của bản ngã, trong đó một bản ngã luôn có xu hướng tự vệ, phản ứng khi có bất kỳ dòng tư duy nào không quen thuộc với lối mòn của bản ngã của mình. Nói một cách khác đó là chấp ngã.

Chỗ này thì em chưa hiểu cái ý bác muốn nói, ai đang chấp ngã.
 
Chỗ này thì em chưa hiểu cái ý bác muốn nói, ai đang chấp ngã.
Tôi đang nói bạn đó, vì thực ra bản ngã của tôi không xung đột với bản ngã của bạn. Và kiến thức của tôi lại cang không xung đột với bạn. Tôi chỉ khuyến khích bạn dũng cảm trải nghiệm với những gì bạn tin.
Trong những gì bạn nói, tôi thấy sự thiếu tự tin. Và tôi đang khuyến khích bạn vượt qua những điều giới hạn tâm trí bạn hiện thời.
 
Thực ra em không biết nên nói đó là gì chứng nghiệm hay ...

Em thực sự bị "rúng động" khi đọc lại chương sách đó, có những câu chuyện mình thấy nó giống kỳ lạ với những câu chuyện mình được nghe kể bởi người thật việc thật. Em nêu 1 ví dụ:

Trong chương 8 có nói về "cảm giác" của một người bị chết đuối. Khi thể vía khi họ bị chết đuối, họ vẫn cứ có "cảm nhận" họ còn đang bị ngộp sâu trong nước. Và chỉ 60 năm sau, khi được cầu siêu, cái linh hồn đó mới "thức tiỉnh" và siêu thoát.

Một câu chuyện có thật khác về chuyện một cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh có con bị chết đuối, khi đó đứa trẻ 4 tuổi. Sau đó vài năm hai vợ chồng họ chuyển vào sinh sống tại BRịa. Khi gặp Thầy tâm linh, họ được nói rằng đứa trẻ đó vẫn còn trong cái hồ đó và chưa đi khỏi đó. Hai vợ chồng không tin. Nhưng một thời gian không lâu sau đó, người nhà ngoài quê gọi vào nói đứa trẻ bị chết đuối đã nhập vào một đứa trẻ nhỏ khác ở làng. Nó xưng tên họ, nói tên bố mẹ, nói tên bà nội nó và nó cũng biết bố mẹ nó đã vào miền Nam. Khi đó mọi người mới gọi điện cho bố mẹ nó về để cúng kiếng chi đó. Và hình như chưa có người giúp cho nó "ra khỏi cái hồ đó".

Không biết em có hơi nhạy cảm quá không, nhưng thực sự em cảm thấy như 2 không gian khác nhau, hai thời gian khác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nói về cùng 1 vần đề thì có cái đồng nhất.
`

Có những điều đơn giản là chúng ta không biết, và nói chung thuộc phạm trù "không thể nghĩ bàn". Điều này thực ra hết sức giản gị, đến mức chả có gì để nói. Còn gì đơn giản hơn là sự thực: không biết.

Nếu chúng ta có thể an tâm với sự thực là rất nhiều thứ vượt ra khỏi cái "biết" của chúng ta, thì đó cũng được coi là một sự trưởng thành hơn về tâm thức.

Đạo phật là thế. Không phải là để trở thành bậc thần thánh trên thông thiên văn dưới tường địa lý, mà là để sống với hiện tại "như nó là".

Ví dụ: chúng ta (toàn nhân loại) hiểu biết rất ít về bản chất vũ trụ, khả năng quan sát (nhìn thấy được) là cực kỳ hạn hẹp. Nhưng ok, vẫn sống khỏe đâu có vấn đề gì?

Nếu bạn gặp bậc thầy về tâm linh (đọc, nghe, gặp trực tiếp ...), thì điều bạn cảm nhận được là sự an lành, an nhiên tự tại, tỉnh thức từng phút giây, chứ không phải "cái gì cũng biết" (dù thực tế là họ có thể biết rất rộng).

PS: về những câu chuyện như MTP nói, cả dân gian, khoa học và tôn giáo cùng đề cập tới, rất nhiều ví dụ, nhiều giả thiết, nhiều cách tiếp cận, nhiều công trình nghiên cứu ... chứ đâu có gì mới?

Về chuyện nhạy cảm, những người tìm tới đạo đều "nhạy cảm" theo cách này hay cách nọ, cũng bình thường.
 
please, xin các bác hãy khuyến khích em làm điều em không thích đi, please, please!
Với mtp, bạn đó bị xáo trộn trong nghi hoặc và tự mâu thuẫn- muốn tin. Tui khuyên bạn ấy trải nghiệm để biết cái gì đáng tin và cái gì không đáng tin, từ đó mới sống chân thực được. Đương nhiên sẽ không có chuyện bạn đó bị sa vào đường tăm tối, bởi bạn đó còn bị kiềm chế bởi nhiều thứ khác nữa.

Riêng với o thì tui lại thấy là rất không nên khuyên cái gì, bởi trò đời là "ghét của nào trời trao của ấy"(ngạn ngữ Việt cổ). Đại úy Murphy phát biểu đều ấy thành định luật nổi tiếng mang tên ông: Murphy's Law. Khứa khứa.
 
Thực ra em không biết nên nói đó là gì chứng nghiệm hay ...

Em thực sự bị "rúng động" khi đọc lại chương sách đó, có những câu chuyện mình thấy nó giống kỳ lạ với những câu chuyện mình được nghe kể bởi người thật việc thật. Em nêu 1 ví dụ:

Trong chương 8 có nói về "cảm giác" của một người bị chết đuối. Khi thể vía khi họ bị chết đuối, họ vẫn cứ có "cảm nhận" họ còn đang bị ngộp sâu trong nước. Và chỉ 60 năm sau, khi được cầu siêu, cái linh hồn đó mới "thức tiỉnh" và siêu thoát.

Một câu chuyện có thật khác về chuyện một cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh có con bị chết đuối, khi đó đứa trẻ 4 tuổi. Sau đó vài năm hai vợ chồng họ chuyển vào sinh sống tại BRịa. Khi gặp Thầy tâm linh, họ được nói rằng đứa trẻ đó vẫn còn trong cái hồ đó và chưa đi khỏi đó. Hai vợ chồng không tin. Nhưng một thời gian không lâu sau đó, người nhà ngoài quê gọi vào nói đứa trẻ bị chết đuối đã nhập vào một đứa trẻ nhỏ khác ở làng. Nó xưng tên họ, nói tên bố mẹ, nói tên bà nội nó và nó cũng biết bố mẹ nó đã vào miền Nam. Khi đó mọi người mới gọi điện cho bố mẹ nó về để cúng kiếng chi đó. Và hình như chưa có người giúp cho nó "ra khỏi cái hồ đó".

Không biết em có hơi nhạy cảm quá không, nhưng thực sự em cảm thấy như 2 không gian khác nhau, hai thời gian khác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nói về cùng 1 vần đề thì có cái đồng nhất.
`

Nếu bạn không tin có quỷ điều đó cũng có nghĩa là bạn không tin Chúa hiện hữu. :)
 
Thực ra em không biết nên nói đó là gì chứng nghiệm hay ...

Em thực sự bị "rúng động" .........

Không biết em có hơi nhạy cảm quá không, nhưng thực sự em cảm thấy như 2 không gian khác nhau, hai thời gian khác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng nói về cùng 1 vần đề thì có cái đồng nhất.
`

Mình recom bạn tra tham khảo thêm về phần "Trung hữu" hay còn gọi là "Trung ấm", mình chắc bạn sẽ hiểu rõ hơn về điều làm bạn rung động.
 
Với mtp, bạn đó bị xáo trộn trong nghi hoặc và tự mâu thuẫn- muốn tin. Tui khuyên bạn ấy trải nghiệm để biết cái gì đáng tin và cái gì không đáng tin, từ đó mới sống chân thực được. Đương nhiên sẽ không có chuyện bạn đó bị sa vào đường tăm tối, bởi bạn đó còn bị kiềm chế bởi nhiều thứ khác nữa.

@ Bác giailang, đọc post bác viết cho K2G thì em lại mới ngộ ra ý bác nói với em ở trên. Và đúng là em đang bối rối vì chấp ngã, cái cũ quen thuộc nó đang hoang mang bởi một cái mới đây nghi hoặc và lạ lẫm. Many thanks!
 
Mình recom bạn tra tham khảo thêm về phần "Trung hữu" hay còn gọi là "Trung ấm", mình chắc bạn sẽ hiểu rõ hơn về điều làm bạn rung động.

Cám ơn K2G, sẽ tìm hiểu thêm theo Recom của bạn. Có bao giờ bạn ở và tình trạng này chưa? :)
 
Có những điều đơn giản là chúng ta không biết, và nói chung thuộc phạm trù "không thể nghĩ bàn". Điều này thực ra hết sức giản gị, đến mức chả có gì để nói. Còn gì đơn giản hơn là sự thực: không biết.

Nếu chúng ta có thể an tâm với sự thực là rất nhiều thứ vượt ra khỏi cái "biết" của chúng ta, thì đó cũng được coi là một sự trưởng thành hơn về tâm thức.

Đạo phật là thế. Không phải là để trở thành bậc thần thánh trên thông thiên văn dưới tường địa lý, mà là để sống với hiện tại "như nó là".

Ví dụ: chúng ta (toàn nhân loại) hiểu biết rất ít về bản chất vũ trụ, khả năng quan sát (nhìn thấy được) là cực kỳ hạn hẹp. Nhưng ok, vẫn sống khỏe đâu có vấn đề gì?

Nếu bạn gặp bậc thầy về tâm linh (đọc, nghe, gặp trực tiếp ...), thì điều bạn cảm nhận được là sự an lành, an nhiên tự tại, tỉnh thức từng phút giây, chứ không phải "cái gì cũng biết" (dù thực tế là họ có thể biết rất rộng).

PS: về những câu chuyện như MTP nói, cả dân gian, khoa học và tôn giáo cùng đề cập tới, rất nhiều ví dụ, nhiều giả thiết, nhiều cách tiếp cận, nhiều công trình nghiên cứu ... chứ đâu có gì mới?

Về chuyện nhạy cảm, những người tìm tới đạo đều "nhạy cảm" theo cách này hay cách nọ, cũng bình thường.

Bác Tom nói đúng, đạo không chỉ dẫn cho chúng ta để trở thành bậc này hay bậc nọ. Mà nếu cố gắng thì chúng ta sẽ hiểu thêm, ngộ thêm về vũ trụ và nhân sinh. Mục tiêu tối thượng cũng là để chúng ta ngộ mà sông tốt và 'hiệu quả" với hiện tại mình đang có. :))

Nhưng đúng như bác giailang nói, khi "bất ngờ" mình nhận ra vài điều lạ lẫm, cũng là lúc cái ngã của mình nó chấp. Một sự xáo trộn trong tâm thức xảy ra, làm mình bối rối. Nhưng giờ mình nhận ra vấn đề rùi. Mình "bình tõm" trở lại rùi.

Many thanks "cả nhà". :)

Chúc tuần này cả nhà mua may bán đắt.
 
@ Bác giailang, đọc post bác viết cho K2G thì em lại mới ngộ ra ý bác nói với em ở trên. Và đúng là em đang bối rối vì chấp ngã, cái cũ quen thuộc nó đang hoang mang bởi một cái mới đây nghi hoặc và lạ lẫm. Many thanks!

@Mtp
mỗi người có một đường đi..của mình. khi ta một lòng hường phật...tất có bồ tát ...dõi theo. THực ra bác giai đã nói lúc trước...về cái ngục vô gián....dành cho hai loại....cố chấp quá khứ, cố chấp tương lai hiiiiiiiii
1+ cố chấp quá khứ: bản ngã của mình
2+ cố chấp tương lai: giác ngộ nhiều mà tu ít
vậy đừng nên sai từ cai 1 sang sai cái 2 có khác gì nhau?
........
những chuyện bác kể thực ra...không đáng quan tâm bằng ....thiền thân, thiền tâm....bác chẳng tiến bộ ...vì biết một ...con ghost kia.
.
.
Các cao tăng đã lưu ý rằng, "nói dối như ghost"......vì vậy một người tu bình thường...thì nên tránh xa nó ra.
.
Chỉ khi bác chọn phái Mật tông, có thầy thợ đi kèm suốt ngày ...mới bén mảng đến ..cũng chưa muộn.
.
NB: từ tự chuyện của bác giai...thì bác ta phạm vào "thiên quy"...dám chui vào cõi khác ....chơi. nên bị mấy đại ca vô thường bắt lại, may mà đại ca nhà ta biết ..võ công vịnh xuân, và thần công ở mức khá là đã thông 2 kinh nhậm đốc...mới đủ thần thông đánh lại ...mấy đai ca kia. ..mà chốn về với mẹ....còn bác, có tí công lực gì đáng kể chưa....? lại thân nữ lưu....bắt một lần ...là đi lun
.
cái pháp hay nhất thời nay chính là nương theo Di lặc, cứ túc tắc mà đi..sẽ đến
vài lời
 
Last edited by a moderator:
Nếu bạn không tin có quỷ điều đó cũng có nghĩa là bạn không tin Chúa hiện hữu. :)

Ma quỷ phật chúa nói tin cũng không ổn, không tin cũng không ổn, không biết cũng không ổn ...

Thế nên nhiều khi chỉ cần im lặng. Nói ra là vướng. Chả phải vậy sao?
 
Ma quỷ phật chúa nói tin cũng không ổn, không tin cũng không ổn, không biết cũng không ổn ...

Thế nên nhiều khi chỉ cần im lặng. Nói ra là vướng. Chả phải vậy sao?

Đúng.........giống như bác ..quay..con người ta ấy hiiiiiiiiiiii
 
Bác Tom nói đúng, đạo không chỉ dẫn cho chúng ta để trở thành bậc này hay bậc nọ. Mà nếu cố gắng thì chúng ta sẽ hiểu thêm, ngộ thêm về vũ trụ và nhân sinh. Mục tiêu tối thượng cũng là để chúng ta ngộ mà sông tốt và 'hiệu quả" với hiện tại mình đang có. :))

Nhưng đúng như bác giailang nói, khi "bất ngờ" mình nhận ra vài điều lạ lẫm, cũng là lúc cái ngã của mình nó chấp. Một sự xáo trộn trong tâm thức xảy ra, làm mình bối rối. Nhưng giờ mình nhận ra vấn đề rùi. Mình "bình tõm" trở lại rùi.

Many thanks "cả nhà". :)

Chúc tuần này cả nhà mua may bán đắt.

Hè hè, cứ bình tõm được là được. Ma hay phật cũng là trong tâm cả, cứ bình tõm mà ứng xử là được ...
 
Back
Top