VC-Thiền quán

Thiền là gì ?

thien_264722895(1).gif


Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống , nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả,nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.

Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là “Samadhi”, trạng thái này được gọi là “Anandam” hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất – Ý Thức Vô Hạn. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:

· Nhịp nhàng
· Có khả năng tạo ra sự tập trung
· Có khả năng tạo ra ý tưởng

Theo YoGa Viet Nam
 
Thiền là gì ?

Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là “Dhyana” nghiã là “dòng chảy của tâm trí”. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. “Mantra” theo từ nguyên, có nghĩa là “cái giải thoát tâm trí”. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này.

Với kinh nghiệm của em thì câu bôi đen phía trên mô tả rất chính xác pháp thiền nguyên thủy của đức Phật tổ.

Nhưng chữ Tập trung cao độ có thể khiến người mới học bị confused, dẫn tới sự cố gắng bằng ý chí quá mức, lại phản lại nguyên lý của Thiền, đó là "quán sát, nhưng không can thiệp".

Chữ "Không can thiệp" có thể lại khởi lên tranh cãi khác, để post khác em bàn thêm.

...

Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:

· Nhịp nhàng
· Có khả năng tạo ra sự tập trung
· Có khả năng tạo ra ý tưởng

Theo YoGa Viet Nam

Đoạn sau này thì khá khó nắm bắt với người mới tập, và có thể khởi lên lòng tham của hành giả, từ đó tạo ra vọng tưởng không cần thiết, dẫn hành giả đi lạc đường.

Cái khó nhất cho người học thiền lúc đầu, là xác định được một tâm lý cân bằng, nhẹ nhàng, chân thật, đi bước nào biết bước đó, không để vọng tưởng lôi kéo ...
 
Gieo và gặt.

Người xưa có câu: "Trồng dưa được dưa..." với ý gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào cũng chính xác như vậy. Bởi một lời nói có thể hiểu nhiều nghĩa, và khi nói ra, lời đó đã có thể là hạt giống của nhiều thứ tốt xấu khác nhau xen lẫn.

Ví như khi tôi nói ra một điều mang lại điềm lành cho ai đó, tất sẽ có người nghĩ ngược lại. Ngay cả khi điều lành ấy thành hiện thực, những người chứng kiến hoặc được nghe đến điều lành ấy thành hiện thực cũng chia ba nhóm khác nhau: khen ngợi, chê bai và nghi ngờ. Rồi cứ thế theo truyền lời, đám đông chia rẽ ấy ngày một rộng thêm, và đây cũng là nguyên lý của "gieo một hạt, mọc thành rừng"...

Đó là lý do mà lời nói được đưa lên thành cái phức tạp nhất trong số 5 thứ phức tạp "ngôn, vọng tưởng, hành, thức". Hành giả vừa là người gieo hạt, song cũng là người gặt chính những kết quả từ hạt mình gieo. Do vậy, hành giả thường cẩn trọng khi phát ngôn chính là để không gặt thêm những kết quả ngòai ý muốn.
 
Theo em nghĩ như lày, nếu là bậc hành giả thì khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác thì nên quan tâm chủ yếu đến đối tượng cần giúp đỡ, hiệu quả của việc giúp đỡ hơn là quan tâm người khác đánh giá mình như thế nào. Người trí làm việc thiện tất nhiên có tính toán sao cho hiệu quả, hợp lý nhưng không nên là so đo thiệt hơn, như vậy tự hỏi là tâm đã sáng chưa. Đó là làm việc thiện hay đổi chác, đổi tiền bạc vật chất lấy tiếng thơm, hay một chút tự sướng thủ dâm tinh thần... Kể cũng lạ, đời có được bao nhiêu đâu mà sao con người suốt ngày đi nghi kị lẫn nhau, đặc biệt nữa là một số người nghiên cứu, theo đạo Phật mà vẫn màng danh lợi, vẫn tham, sân, si. Vậy tu để làm gì...
 
Theo em nghĩ như lày, nếu là bậc hành giả thì khi làm việc thiện, giúp đỡ người khác thì nên quan tâm chủ yếu đến đối tượng cần giúp đỡ, hiệu quả của việc giúp đỡ hơn là quan tâm người khác đánh giá mình như thế nào. Người trí làm việc thiện tất nhiên có tính toán sao cho hiệu quả, hợp lý nhưng không nên là so đo thiệt hơn, như vậy tự hỏi là tâm đã sáng chưa. Đó là làm việc thiện hay đổi chác, đổi tiền bạc vật chất lấy tiếng thơm, hay một chút tự sướng thủ dâm tinh thần... Kể cũng lạ, đời có được bao nhiêu đâu mà sao con người suốt ngày đi nghi kị lẫn nhau, đặc biệt nữa là một số người nghiên cứu, theo đạo Phật mà vẫn màng danh lợi, vẫn tham, sân, si. Vậy tu để làm gì...

Hành giả thì cũng là con người, với đầy đủ sự lầm lạc, thiếu tỉnh thức. Hành giả chỉ khác ở điểm là theo đuổi con đường thoát khỏi u mê, chứ không phải họ đã hết u mê.

Nếu thấy người tu hành nào lầm lạc, còn đủ tham sân si, thì cũng có thể thông cảm. Phần lớn họ tu để cải tạo chính bản thân họ, và cũng phần lớn họ đều có ước vọng tốt đẹp.

Hành giả có cái khó, đó là không có gì đảm bảo họ sẽ tu thành công, đạt được giác ngộ.
 
Với kinh nghiệm của em thì câu bôi đen phía trên mô tả rất chính xác pháp thiền nguyên thủy của đức Phật tổ.

Nhưng chữ Tập trung cao độ có thể khiến người mới học bị confused, dẫn tới sự cố gắng bằng ý chí quá mức, lại phản lại nguyên lý của Thiền, đó là "quán sát, nhưng không can thiệp".

Cái khó nhất cho người học thiền lúc đầu, là xác định được một tâm lý cân bằng, nhẹ nhàng, chân thật, đi bước nào biết bước đó, không để vọng tưởng lôi kéo ...

Tóm lại, ai cũng biết Thiền mang lại nhiều cái hay đên mức diệu kỳ.

Nhưng để Thiền không dễ chút nào. Bạn có thể chat chit cả ngày, nhưng rùi không có thời gian 20 phút cho Thiền hoặc ngày thiền, ngày không...:))
 
Vô vi

"....Nếu bạn đòi hỏi, thì việc đòi hỏi đó có thể bị bác bỏ; nếu bạn không đòi hỏi, làm sao việc đòi hỏi - vốn chưa được đưa ra chút nào - có thể bị bác bỏ? Nếu bạn cố gắng là ai đó trong thế giới này, thì điều đó có thể được chứng minh rằng bạn là không ai cả. Điều đó sẽ được chứng minh, bởi vì mọi người đều đang cố gắng là ai đó và mọi người đều là kẻ cạnh tranh trong đòi hỏi đó. Nhưng nếu bạn không đòi hỏi, thì bạn vẫn còn là không ai cả - làm sao điều này có thể bị bác bỏ? Trong tính không ai cả của bạn, bạn trở thành ai đó, và không ai có thể bác bỏ điều đó và không ai có thể cạnh tranh với điều đó.

Nếu bạn cố gắng được thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Bạn hãy hỏi tất cả các Alexanders và Napoleons và Hitlers: nếu bạn cố gắng được thắng lợi thì bạn sẽ bị thất bại. Lão Tử nói: Đừng cố gắng được thắng lợi, thế thì không ai có thể đánh bại được bạn. Một logic rất tinh vi, logic của bản thân cuộc sống: không đòi hỏi, và việc đòi hỏi của bạn được hoàn toàn đáp ứng; không cố gắng được thắng lợi, và thắng lợi của bạn là tuyệt đối; không cố gắng, và tất cả những gì bạn có thể cố gắng, sẽ tự nó tới với bạn, theo cách riêng của nó..."

http://oshovietnam.net/dao/354-vo-vi
 
VC Thiền quán liệt truyện

Mai hoa sứ giả - giang hồ từ nay nổi sóng


Tình thế lúc đó căng như dây đàn ..

Bỗng đâu nghe có tiếng cười lạnh như băng giá, phát ra từ phía cửa sổ bên hồ. Một bóng đen vụt đáp xuống giữa thiền quán, nhanh như một tia chớp. Nhìn lại thì là một nam tử ăn vận có phần kỳ lạ. Áo cà sa màu nâu, tay cầm tràng hạt, nhưng vận quần màu trắng như một thư sinh. Tóc tai râu ria của gã trông có phần dữ tợn. Người này sau khi vào quán thì hướng sang phía nhà sư áo vàng, chắp tay hành lễ:

- Lão đại, tưởng lão đại vân du đường khác nên tiểu đệ chọn đường này, ai dè lại gặp nhau ở đây. E là lão lại phải thể tất cho tiểu đệ đôi phần rồi, lâu ngày tiểu đệ đâu có được xuống núi, cũng phải vẫy vùng đôi chút cho thỏa.

Nhà sư mỉm cười đáp lễ, cũng chẳng nói gì. Gã kia nói vậy rồi cười cười, đảo mắt một vòng khắp thiền quán. Nhìn sang phía Thiết lão, hắn nói:

- Thiết bang chủ, xưa nay bang chủ đâu có giao tranh với người trong giang hồ, sao hôm nay lại xảy ra chuyện vậy. Đầu đuôi thế nào, biết đâu tại hạ có thể hóa giải được câu chuyện, chúng ta đổi thù ra bạn, chả phải là hay lắm sao?

Căn cứ vào danh tính của lão đạo sĩ, thì lão là chưởng môn của Thiết bang, một bang phái rất có thế lực vùng hạ lưu sông Cổ Nhuế. Thế lực của Thiết bang có được nhờ môn quy chặt chẽ, hành vi nghĩa hiệp, và nhờ có vị chưởng môn là một đại cao thủ đương thời. Giang hồ đồn rằng công phu Thiết chưởng của Thiết bang có nguồn gốc từ môn Thiết sa chưởng của Thiếu lâm, do vị bang chủ đầu tiên của Thiết bang là một cao đồ của Thiếu lâm hoàn tục mà lập nên bang phái. Chỉ có điều người của Thiết bang ít va chạm giang hồ, nên công phu của phái này thế nào cũng ít có người được tận mắt chứng kiến.

Lúc này lão đạo sĩ ở vào thế khó. Xuống tay cũng dở mà dừng cũng dở. Sau hai lần xuất chiêu đều không chiếm được thượng phong, lão cũng hiểu hôm nay gặp đối thủ khó chơi. Giờ bỗng dưng ở đâu xuất hiện một nhân vật rõ ràng cũng là một cao thủ, chẳng quen biết, lại đòi đứng ra phân giải. Lão không hiểu đối phương giở trò gì, và gã này với gã quê mùa kia liệu có phải cùng một phe hay không. Nếu phải thì thật khó chơi, mà không phải thì câu chuyện cũng không hề đơn giản. Chuyện không đâu tỷ võ đã là dở, giờ lại còn thêm lắm đầu mối không biết thế nào. Đúng lúc đó, gã nửa tăng nửa tục kia lại nói tiếp:

- Thiết sa chưởng của Thiết bang danh trấn giang hồ đã lâu. Tuy nhiên Lăng ba bộ cũng thật là tài tình. Tại hạ không biết thắng bại thế nào, nhưng Thiết bang chủ cũng không thể chủ quan khinh địch được đâu.

Gã này thật lắm chuyện. Câu trước ra chiều khuyên giải, câu sau lại ẩn ý ngược lại. Nên nhớ giang hồ rất trọng chữ danh. Đường đường là chưởng môn một tông phái, sao có thể vì e dè đối thủ mà rút lui đơn giản được. Câu sau của gã thực ra lại là một câu khích tướng. Xem ra gã có ý đổ thêm dầu vào lửa chứ chẳng tử tế gì. Thiết bang chủ tạm thời chưa biết phải làm thế nào. Chợt nghe gã nhà quê lè nhè:

- Mai hoa sứ giả quả nhiên lợi hại. Thân khẩu ý kiếm hợp nhất, có lẽ Mai hoa vô ảnh kiếm đã đạt tới thượng thừa. Phen này giang hồ lại một phen huyên náo rồi. Ta lại phải đi tìm chỗ khác uống rượu, chứ chốn này xem ra không còn bình yên được nữa. Thật là xúi quẩy, xúi quẩy.

Thì ra là Mai hoa kiếm khách, danh trấn giang hồ đã từ lâu. Gã này nổi danh với Mai hoa kiếm, một thứ kiếp pháp vô cùng kỳ ảo. Kỳ ảo bởi khi được thi triển bởi cao thủ thượng thặng, đối phương không còn phân biệt được đâu là người đâu là kiếm, đâu là hư đâu là thực. Kiếm chiêu biến hóa liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi, không có bắt đầu không có kết thúc, không phân hư thực, công thủ, trước sau, hay nặng nhẹ. Người và kiếm hợp nhất, ý đến là kiếm đến, ý chuyển là kiếm chuyển. Đã có không biết bao nhiêu cao thủ ôm hận bởi thứ kiếm pháp kỳ lạ này.

Mai hoa sứ giả nhìn sang gã nhà quê, ánh nhìn lạnh như ánh kiếm, rồi nói:

- Chỉ bằng vào thân thủ mà nhận biết được kiếm pháp, quả là hảo thủ. Lão phu cũng từng rất muốn có dịp thưởng thức bộ pháp lăng ba, hôm nay gặp các hạ đây không biết có được chiếu cố không đây …

Nguyên gã nhà quê và sứ giả chưa từng biết nhau. Thấy gã nhà quê đoán ngay được thân phận của mình nên sứ giả cũng cảm thấy tò mò. Câu sau thì là do bản tính của gã rất thích huyên náo. Lúc trước gã muốn chọc lão đạo sĩ và tên kia động thủ, giờ lại nói muốn thử chiêu của gã kia. Cũng chưa biết ý tứ của gã thực ra là như thế nào.

Gã nhà quê lại lên tiếng, mắt gã vẫn nhìn cốc rượu:

- Mai hoa kiếm kể ra cũng là tuyệt học giang hồ. Chỉ có điều vào tay kẻ tầm thường thì cũng chẳng khác trò chơi là mấy. Mà dù có là tuyệt học, thì tại sao ta lại phải thử chiêu. Uống rượu chẳng khoái hơn sao?

Mai hoa sứ giả lạng mình qua phía Thiết chưởng môn, cười nhạt:

- Chẳng hay ý tứ của Thiết đạo sĩ thế nào đây? Việc của đạo sĩ chưa xong, tại hạ không muốn chen ngang. Tuy nhiên nếu đạo sĩ cảm thấy có thể dừng tay, thì để tại hạ lo tiếp việc của tại hạ với vị kia?

Thiết đạo sĩ nãy giờ đứng im quan sát. Lão vốn không nhanh nhẩu trong xử thế, lại gặp quá nhiều sự kiện dồn dập nên tạm thời chưa có phương án nào dứt khoát. Thấy vậy, Mai hoa sứ giả lại nói tiếp:

- Tại hạ e rằng Thiết chưởng của đạo sĩ chưa chắc có thể thủ thắng, sao đạo sĩ không thi triển Kim cương đao để giải quyết vấn đề cho nhanh rồi còn tới lượt tại hạ?

Gã nhà quê lại lên tiếng:

- Vậy là có người hạ thấp uy danh của Thiết sa chưởng rồi. Kẻ nào dám làm vậy chắc hẳn bản lãnh phải kinh thiên động địa. Có lẽ mình cũng nên dè chừng thì hơn kẻo uống rượu lại mất vui …

Rồi thì cuối cùng Thiết đạo sĩ cũng lên tiếng:

- Tại hạ vốn không mua thù chuốc oán với ai bao giờ. Hiềm là hôm nay lại gặp chuyện không thể bỏ qua. Phiền sứ giả để tại hạ giải quyết xong, tại hạ hứa sẽ không can thiệp vào chuyện của sứ giả sau này.

Dường như Mai hoa sứ giả không hiểu hoặc cố tình không hiểu, gã lại nói:

- Hay thế này đi, đạo sĩ để tại hạ thử bảnh lãnh của Lăng ba bộ trước, khi đó đạo sĩ ra tay sau thì có thể nắm chắc phần thắng hơn. Đạo sĩ nghĩ sao?

Đường đường là chưởng môn một tông phái, lại có kẻ đưa ra đề nghị như vậy, sao lão đạo sĩ có thể chấp nhận được. Vốn lão không thích nói nhiều, và ý đã quyết, nên lão không đáp mà chỉ ngưng thần, vận công, thế chưởng từ từ khởi động hướng về phía gã nhà quê.

Mai hoa sứ giả cũng không nói gì nữa. Có lẽ gã này chỉ cần có chuyện, còn ai đấu với ai, ai hơn thua với ai gã cũng chẳng cần quan tâm. Gã nhảy vụt một cái ra ngồi trên thành cửa số, mặt mũi có phần háo hức chờ xem một trận thư hùng hứa hẹn nhiều gay cấn.

Lúc đó Thiết lão đã hoàn toàn nhập thần, thế chưởng thật sự trầm trọng, hai tay lão một trên một dưới từ từ xoáy tròn, hai ống tay áo căng phồng, chứng tỏ lão đã vận đầy đủ công lực cho một đòn quyết định và không khoan nhượng. Rồi hai tay từ từ đẩy ra, chưởng phong lồng lộng, khí thế thật dũng mãnh, hướng thẳng về phía gã quê mùa.

Bất chợt, gã nhà quê cất giọng lè nhè:

- Không tiếp thì bảo ta coi thường, tiếp thì thà để sức uống rượu còn hơn. Giang hồ thật là phiền phức, phiền phức.

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng, gã này lại nói một câu chả đâu vào đâu. Mọi người đều cảm thấy có phần ngạc nhiên, và đòn công của Thiết lão cũng chợt khựng lại một chút. Như chỉ chờ có vậy, gã quê mùa vụt đứng dậy, xoay người, và trong chớp mắt không còn thấy gã trong vòng vây chưởng phong của Thiết lão. Chợt nhìn lại thì thấy gã đã ngồi ngay bên cạnh Mai hoa sứ giả, gần cửa sổ. Không ai kịp nhìn ra bước di chuyển của gã, chỉ thấy bóng gã nhấp nhô trong một chớp mắt, và chưởng phong của Thiết lão dường như đã đang hướng vào hư không.

Tình thế lúc đó thật khó cho Thiết lão. Tiếp tục đánh tới thì có thể động chạm tới Mai hoa sứ giả, không dưng lại thêm thù thêm oán. Mai hoa sứ giả cũng ở vào thế khó xử, ngồi im đó thì có thể bị dính đòn lây, bỏ ra chỗ khác cũng dở, vì thành ra bị gã kia chơi xỏ, ép vào thế phải bỏ chạy. Tuy nhiên, Mai hoa sứ giả đâu phải kẻ dễ bị rơi vào thế bí, gã bật cười và nói:

- Ha ha ha, ra đó là Lăng ba công phu, tại hạ cứ tưởng là thế nào, chứ như ta nhìn thấy đây thì nên gọi công phu đó là Lăng ba qui bộ, tức công phu rùa bỏ chạy rụt đầu vào cổ. Thiết đạo sĩ, Thiết sa chưởng của đạo sĩ có chiêu nào đánh rùa không? Ha ha …

Gã quê mùa phớt lờ như không nghe thấy gì, rồi chợt nghe gã ngâm nga:

Kiếm hoa một đóa hồng hồng
Không tươi không héo hoa lồng vào hoa
Tưởng đâu hoa mãi lồng hoa
Lăng ba kiềm tỏa, hoa tàn tro bay


Sứ giả nghe qua, sắc mặt có phần biến đổi. Nguyên gã là người nóng tính, dù thích trêu chọc người khác nhưng khi bị chọc lại, nhất là chế nhạo Mai hoa kiếm, thì thường là gã không chịu nổi. Gã liền lên tiếng:

- Lăng ba qui bộ công phu con rùa rụt cổ kể ra cũng không tệ, nhưng Mai hoa kiếm của ta thiên biến vạn hóa, không con rùa nào có thể rụt cổ mà yên được đâu.

Không thấy gã kia nói gì, Sứ giả lại tiếp tục:

- Sao rồi, con rùa kia, có muốn thử chiêu kéo đầu rùa của Mai hoa kiếm chăng?

Gã quê mùa lên tiếng, hướng về phía lão đạo sĩ:

- Thiết lão, đao pháp của lão không đánh được rùa, còn Mai hoa kiếm đánh được rùa, chẳng hay đao pháp của lão so với Mai hoa thế nào? Phải chăng là có phần thua sút?

(Còn nữa)

Chương 3
 
VC Thiền quán liệt truyện

Mai hoa sứ giả - giang hồ từ nay nổi sóng (continue)


Thiết đạo sĩ tự dưng ớ người. Lão là người ngay thẳng, ít va chạm giang hồ. Hôm nay tự dưng gặp toàn chuyện bực mình, đối phương toàn kẻ giỏi khua môi múa mép, đánh nhau thẳng tưng thì còn nhanh, giờ cứ bị quay như chong chóng thế này thật không biết phải xử thế nào.

Gã quê mùa lại tiếp tục:

- Đạo sĩ, nếu quả thực đao pháp của đạo sĩ lo không lại được với Mai hoa kiếm, thì nói để tại hạ còn liệu, chứ tại hạ ra tay rồi lão chẳng còn ai để thử đao đâu.

Đến nước này thì Thiết chưởng môn quả thật bị rối trí. Lão chẳng còn biết phải nói gì hay làm gì nữa. Chưa hết, lại nghe gã nhà quê tiếp tục ngân nga:

Đao cương ơi hỡi đao cương
Chém rùa không nổi, cương cường với ai
Thiết sa danh tiếng bồng lai
Mai hoa một kiếm bồng lai hạ trần

Thiết đạo sĩ rơi vào thế bị tung hứng giữa hai đại cao thủ. Một thân tuyệt học như lão nhưng công bằng mà nói, một chọi một với từng người thì còn có chuyện để nói, nhưng một lúc chọi với cả hai thì coi như lão nắm chắc phần thua. Thật là nan giải.

Đang lúc chưa biết diễn biến sẽ theo chiều hướng nào, chợt nghe nhà sư áo vàng lên tiếng:

- Liu Gia, sao lão đệ đi tới đâu cũng sinh chuyện vậy. Đã nguyện xuất gia tưởng cũng nên lấy việc hành thiện làm đầu, chứ vẫn chứng nào tật ấy thì thật khó bề thành tựu. Thiện tai, thiện tai.

Ra tên cũng cơm của Mai hoa sứ giả là Liu Gia, và nhà sư áo vàng kia là đại ca của gã. Có lẽ ngang dọc giang hồ mãi cũng chán nên gã này đã xuất gia theo nhà sư kia tu hành. Có lẽ vì vậy mà giang hồ lâu nay cũng được bình yên.

Sứ giả chợt cười ha hả, tiếng cười sảng khoái, nhưng vẫn thật lạnh. Gã nói:

- Lão đại, đệ đã nguyện theo pháp tu dấn thân, lão cứ để đệ được tự do hành động. Hôm nay gặp được hai cao nhân ở đây mà không thỉnh giáo thì chẳng phải là cũng phí mất cơ hội hiếm có hay sao. Lão cứ yên tâm, đệ không để xảy ra chuyện ân oán vô cớ đâu.

Nói rồi gã quay sang Thiết lão và nói:

- Thôi bây giờ thế này. Nếu Thiết chưởng môn cảm thấy khó xử, thì nói với bọn tại hạ một câu. Tại hạ sẽ cùng vị các hạ Lăng ba kia không làm khó dễ đạo sĩ nữa. Chúng ta coi như chưa có gì xảy ra, có thể ngồi uống rượu được rồi.


Sứ giả nói câu nào là như móc họng người ta câu đó. Gã dư biết một vị chưởng môn danh tiếng như vậy không thể hạ lời để xin hai chữ bình an, cho dù đối thủ có là ai. Thiết lão biết có đôi co cũng chả đi tới đâu, nên ý lão đã quyết. Cho dù có phải bỏ mạng nơi Thiền quán này thì lão cũng phải động thủ một phen. Mắt lộ hung quang, Thiết lão lùi dần về phía bàn nơi cây đại đao vẫn dựng bên tường. Rồi một tay cầm đao, một tay khum trước ngực vận chưởng, tiến dần về phía hai kình địch đang ngồi bên cửa sổ. Chợt lão thét lên:

- Tiếp chiêu …

Chữ “chiêu” còn vang vọng, đao đã nhắm thẳng đỉnh đầu Mai hoa sứ giả bổ tới, đồng thời bóng chưởng cũng trùm lấy gã nhà quê. Thiết lão lần này đã vận đủ mười thành công lực vào đòn công, quyết một chiêu lấy mạng cả hai đối thủ. Chiêu thức của lão vừa nhanh vừa mạnh, vừa đầy sát khí. Lão thừa biết, nếu để cuộc đấu giằng dai, phần thua thiệt dĩ nhiên thuộc về phía lão.

Chỉ thấy bóng kiếm lấp loáng, rồi “rầm” một tiếng, chiếc bàn cạnh cửa sổ đã bị xẻ làm đôi, đồng thời thấy một bóng người bắn vọt ra một phía, sau một tiếng “bịch” khô khan. Nhìn lại thì thấy vị sứ giả vẫn đứng đó, ngay cạnh chiếc bàn vỡ, còn gã quê mùa đang đứng ở bàn bên cạnh, cách chỗ cũ một dãy bàn. Thiết lão đứng như trời trồng tại vị trí lão đã xuất đòn. Không gian tĩnh lặng trong một vài khắc …

Rồi có tiếng nói. Lần này là gã đại hán đầu trọc. Gã nói:

- Cương đao gặp liễu kiếm, chỉ sơ sểnh sẽ một bên mất mạng. Lăng ba tá lực, cũng chỉ một chút sai lệch là hứng trọn cương kình. Các vị đều là hảo thủ, có thể nể mặt tại hạ mà nương tay một chút được không?

Nguyên gã đại hán ngồi ngoài đã nhìn thấu được nội tình diễn biến. Gã nhìn thấy liễu kiếm của Mai hoa sứ giả đã cuốn lấy cương đao của Thiết lão, và lái hướng lực của cương đao chém lệch xuống xẻ đôi chiếc bàn. Đồng thời gã cũng nhìn thấy gã quê mùa thi triển bộ pháp mượn kình phong của đối phương làm bàn đạp để bước ra khỏi bóng chưởng …

Là một cao thủ, gã thừa biết nếu các bên chỉ tính toán sai một li, hậu quả sẽ khôn lường. Liễu kiếm uốn lực thiếu hay thừa một chút, người cầm kiếm sẽ chịu nguyên nhát đao chí mạng. Thiếu thì không cản nổi thế đao, thừa thì mềm gặp rắn sẽ đứt gãy, thế đao cũng vẫn sẽ không bị ảnh hưởng.

Bộ pháp tá lực của gã quê mùa cũng vậy. Thiếu thì hứng đủ kình lực của đối phương, thừa thì gãy chân. Thật vô cùng nguy hiểm.

Đã là cao thủ, tất có ý trọng cao thủ. Đại hán không muốn chỉ vì mấy câu chuyện bao đồng mà có người bỏ mạng nơi đây, bởi vậy gã lên tiếng. Gã cũng không hy vọng nhiều vào tác dụng lời nói của mình, vì mấy gã kia đều ngang như cua đồng.

Tất cả chợt chìm vào im lặng.

Các bên giao đấu đều theo đuổi những suy nghĩ riêng. Tất cả đều hiểu, đối phương không phải hạng người dễ bắt nạt.

Những người ngồi ngoài đều có ý chờ đợi phản ứng của người trong cuộc. Chỉ một chiêu, nhưng sự căng thẳng và nguy hiểm đã được đẩy tới mức độ tối cao.

Không gian đặc quánh …

Chương 3
 

Mật tông giải nghiệp.
Tâm sáng, dễ bị hiểu lầm, trời đất biết.
Hành hiệp giúp người, người chẳng biết.
Làm ơn mắc oán, Nghiệp đã trả vẹn toàn.


Tâm sự của Liu.

Nghiệp đã được hóa giải, tâm hồn phẳng lặng trở về với chốn cũ lại hiền lành như hạt lúa củ khoai, từ nay giang hồ bình lặng hơn nước hồ thu chẳng chút sóng tâm.
Chân thành xin lỗi Know2 đã để bác hiểu lầm lòng Liugia này thời gian vừa qua.... nhưng không sao đã có đại ca và trời đất hiểu. Quan trọng nghiệp nặng đã hóa tan như Hoa may trước gió - đúng như hình ảnh đẹp là Kiến Mai Hoa.....

Chúc các bác ở lại vui vẻ.

P/s: fxgreen: Phải chăng nếu bác hiểu được lòng của những người hiệp nghĩa, hay những tấm lòng từ bi giúp người của những vị sư dù đó là tục gia đệ tử của nhà Phật.... bác sẽ không còn những phán xét như trên. Mong cho bác hiểu thêm nhiều điều nữa trong tương lai. Cuộc đời luôn là nhưng ẩn số bất ngờ. Chúc mạnh giỏi và minh tuệ.
 
Last edited by a moderator:
Mai hoa sứ giả - giang hồ từ nay nổi sóng (continue)

Đọc đã quá...Đai ca Tôm viết hay quá !
Nhưng sao vẫn còn chưa thật lém vì VC-Thiền Quán đâu có thiếu vắng bóng các giai nhân tuyệt thế...:))
 

Mật tông giải nghiệp.
Tâm sáng, dễ bị hiểu lầm, trời đất biết.
Hành hiệp giúp người, người chẳng biết.
Làm ơn mắc oán, Nghiệp đã trả vẹn toàn.
Không nên nghĩ nghiệp là xấu. Kể cả nghiệp xấu thật thì nó lại là cái tốt để hành giả rèn luyện ý chí và kỹ năng vượt trở ngại. Và môi trường sinh nghiệp là đời thường. Trong các loại nghiệp, nghiệp phải tránh là làm cho lòng người khác chia ly thêm mê đắm dẫn đến hại lẫn nhau. Còn các nghiệp khác, nếu chỉ dính đến riêng hành giả thì đó là nghiệp tốt, dù cho dưới con mắt đời thường nó nặng nề xấu hại đến cỡ nào. Gặp được những nghiệp đơn đó thực sự là phúc, không phải họa. Giải được nghiệp cho người khác mà không sinh nghiệp mới, đó là phúc lớn hơn. Còn trong lúc chưa rõ nghiệp lực thế nào, tạm dừng để không khởi nghiệp xấu cho thiên hạ đã là tạo phúc rồi...
Bởi vậy không nên lánh đời, mà nên gần đời hơn để hiểu quy luật của duyên...
 

Mật tông giải nghiệp.
Tâm sáng, dễ bị hiểu lầm, trời đất biết.
Hành hiệp giúp người, người chẳng biết.
Làm ơn mắc oán, Nghiệp đã trả vẹn toàn.


Tâm sự của Liu.

Nghiệp đã được hóa giải, tâm hồn phẳng lặng trở về với chốn cũ lại hiền lành như hạt lúa củ khoai, từ nay giang hồ bình lặng hơn nước hồ thu chẳng chút sóng tâm.
Chân thành xin lỗi Know2 đã để bác hiểu lầm lòng Liugia này thời gian vừa qua.... nhưng không sao đã có đại ca và trời đất hiểu. Quan trọng nghiệp nặng đã hóa tan như Hoa may trước gió - đúng như hình ảnh đẹp là Kiến Mai Hoa.....

Chúc các bác ở lại vui vẻ.

P/s: fxgreen: Phải chăng nếu bác hiểu được lòng của những người hiệp nghĩa, hay những tấm lòng từ bi giúp người của những vị sư dù đó là tục gia đệ tử của nhà Phật.... bác sẽ không còn những phán xét như trên. Mong cho bác hiểu thêm nhiều điều nữa trong tương lai. Cuộc đời luôn là nhưng ẩn số bất ngờ. Chúc mạnh giỏi và minh tuệ.

Cụ Liu đi đâu vấy?

Bao giờ trở lại?

Sớm trở lại làm thơ luận thiền và chiên chứng cho tui học theo nhé. Thiếu Liu chắc quán của lão Tom lại kém nhộn nhịp. :)
 
Bởi vậy không nên lánh đời, mà nên gần đời hơn để hiểu quy luật của duyên...

Hành giả nói thì dễ làm thì khó. THAM SI còn chưa tránh được thì làm sao diệt nổi SÂN...:)):))

Giải nghiệp là trường trường kiếp kiếp, hai chữ vẹn toàn chỉ là vọng tưởng...
 
Hành giả nói thì dễ làm thì khó. THAM SI còn chưa tránh được thì làm sao diệt nổi SÂN...:)):))

Giải nghiệp là trường trường kiếp kiếp, hai chữ vẹn toàn chỉ là vọng tưởng...

Có người theo đuổi chữ "diệt", có người là chữ "nhẫn", có người là chữ "tuệ" ... do căn cơ mỗi người mỗi khác.

Người thiếu nhẫn thì nên theo tuệ, thiếu tuệ nên theo nhẫn, người nghiệp nặng quá có thể theo diệt ...

Theo gì cũng được, chỉ cần thực hành thiền quán cho sát sao để luôn có định hướng cho tốt đối với bản thân. Thiền quán giúp đưa tâm về trạng thái cân bằng để khỏi bị vọng tưởng làm nhiễu loạn khả năng định hướng.
 
Dịch ý trước dịch thơ sau.
Em thì nghĩ rằng, từ bài kệ của Thượng tọa Thần Tú:

"Thân như cây bồ đề
Tâm như đài gương tỏ
Thường xuyên lo phủi chùi
Đừng để đóng bụi lọ"
cho thấy "tác giả" còn vướng mắc và trụ chấp trong sắc và tướng nên chưa ngộ ra được bổn tánh diện mục của vạn vật.

Tổ Huệ Năng đã ngộ ra được ở trính độ và cấp bậc cao hon vì Ngài đã không chỉ lìa được tướng, sắc. Không còn trụ ở tướng sắc sẽ lìa chấp, lìa ngã và không còn ngã sở.

"Vốn chẳng cây bồ đề
Cũng chẳng đài gương tỏ"

Hơn nữa Ngài còn ngộ được đến bổn lai, thể tánh của sự vật vốn tịch tịnh, an nhiên, đầy đủ. "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm". Khi tâm không còn trụ, lìa chấp không còn chỗ sanh tâm sẽ giải thoát.

"Vốn chẳng phải vật gì
Làm sao đóng bụi lọ"

Mod ui, mod chia sẻ ý của mod với mọi người xem. :)

Tom ui, thế ổn không?

Kỳ này cấm cụ Tom không được đá hay đấm em nữa nhé. Không em lại bị "lọt vào lùm". :))
 
Back
Top