Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Giám đốc nghiên cứu Dragon Capital: Lạm phát còn 1 con số vào tháng 6/2012
http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong...pital-lam-phat-con-1-con-so-vao-thang-6-2012/

Ts. Lê Anh Tuấn cho rằng lạm phát tính theo năm đang bắt đầu đi xuống, giảm đến mức 1 con số vào QII/2012; tăng trưởng GDP sẽ chạm đáy trong quý III/2012 và bắt đầu phục hồi từ đây.

Bác Tiến sỹ này đếm cua trong lỗ. Diễn biến giá hiện tại khá phức tạp, do thị trường hàng hóa đang biến động khó lường. Chính sách nới lỏng tiền tệ tại một số quốc gia, đặc biệt là China, sẽ kìm giữ đà xuống giá thị trường hàng hóa. Trong khi đó, do yếu tố bất định của thị trường dầu mỏ, giá dầu có thể sẽ vẫn tăng.

Làm thêm 1 phát tăng giá xăng, một phát tăng giá điện nữa thì không biết tiến sỹ có lên phát biểu nữa không?
 
Hiện đang có những dự tính mới về chính sách và thời gian này NHNN đang cân nhắc để điều chỉnh. Chúng ta đang trong khoảng lặng đợi chờ. Nếu những nhà hoạch định chính sách thấy đã đủ độ chín, sắp tới sẽ có thêm điều chỉnh về chính sách. Còn nếu chưa đi qua được khúc mắc, chúng ta sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa.

Chứng sẽ bull hay bear nhỉ? Có lẽ những chính sách đó, nếu có, sẽ tác động nhiều đến thị trường... Thị trường cũng hệt như vậy, đang chờ đợi...

Dài cổ chờ cuộc họp của NHNN...

Mình nghiêng về khả năng NHNN sẽ siết lại cung tiền VND trong giai đoạn tới, dựa trên 3 yếu tố:
1. Phát hành tín phiếu và sẽ tiếp tục phát hành thêm (không loại trừ có khả năng phát hành bắt buộc như quá khứ)
2. Giảm bớt spread ngoại tệ. Đa phần các NH có trạng thái âm do strategic position (swap USD/VND với các NH nước ngoài nhằm tận dụng gap LS) nên sẽ phải thu hồi bớt swap position.
3. Kết quả báo cáo M&A tự nguyện có lẽ chưa được như mong muốn do nhiều yếu tố. NHNN có lẽ sẽ cần tạo nên nút thắt thanh khoản để tiếp tục stress test với nhóm NH yếu và đưa việc M&A ngân hàng trở lại đúng quỹ đạo.
 
Mình nghiêng về khả năng NHNN sẽ siết lại cung tiền VND trong giai đoạn tới, dựa trên 3 yếu tố:
1. Phát hành tín phiếu và sẽ tiếp tục phát hành thêm (không loại trừ có khả năng phát hành bắt buộc như quá khứ)
2. Giảm bớt spread ngoại tệ. Đa phần các NH có trạng thái âm do strategic position (swap USD/VND với các NH nước ngoài nhằm tận dụng gap LS) nên sẽ phải thu hồi bớt swap position.
3. Kết quả báo cáo M&A tự nguyện có lẽ chưa được như mong muốn do nhiều yếu tố. NHNN có lẽ sẽ cần tạo nên nút thắt thanh khoản để tiếp tục stress test với nhóm NH yếu và đưa việc M&A ngân hàng trở lại đúng quỹ đạo.
Bạn có thể giải thích giúp mình mục số 2 không? Mình k biết mấy cái swap ngoại tệ là thế nào?
 
Mình nghiêng về khả năng NHNN sẽ siết lại cung tiền VND trong giai đoạn tới, dựa trên 3 yếu tố:
1. Phát hành tín phiếu và sẽ tiếp tục phát hành thêm (không loại trừ có khả năng phát hành bắt buộc như quá khứ)
2. Giảm bớt spread ngoại tệ. Đa phần các NH có trạng thái âm do strategic position (swap USD/VND với các NH nước ngoài nhằm tận dụng gap LS) nên sẽ phải thu hồi bớt swap position.
3. Kết quả báo cáo M&A tự nguyện có lẽ chưa được như mong muốn do nhiều yếu tố. NHNN có lẽ sẽ cần tạo nên nút thắt thanh khoản để tiếp tục stress test với nhóm NH yếu và đưa việc M&A ngân hàng trở lại đúng quỹ đạo.

Trái ngược với dự báo của bác Fancy, thị trường thực tế hoàn toàn có thể đi theo hướng khác. Hơi đắn đo khi đưa mấy dòng sau đây, nhưng mình nghĩ những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần nó, và có thể đâu đó sẽ giúp mọi người lý giải thêm về lý do thị trường đang đi lên một cách bất ngờ...
 
CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ

Ngày 12/03, NHNN đã công bố giảm đồng loạt 1% với các loại lãi suất: tái cấp vốn, cho vay thanh toán qua đêm, tái chiết khấu và trần lãi suất huy động VND. Liền theo đó, NHNN cũng chỉ định 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hạ lãi suất cho vay. Đó là những nỗ lực của NHNN trong việc điều tiết lãi suất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vậy việc điều chỉnh đó sẽ tác động thế nào đến thị trường?

Hiện trạng thị trường vốn:

Thanh khoản các NH sau khi hạ trần lãi suất huy động xuống 13% không có nhiều biến động. Theo báo cáo của các NH thì lượng huy động thời gian qua không sụt giảm, lượng tiền gửi vẫn được duy trì ổn định. Hiện tượng một số NH huy động vượt trần vẫn còn, nhưng lãi suất vượt trần có xu hướng hạ. Chỉ tồn tại hãn hữu một vài NH yếu thanh khoản vẫn huy động ở mức cao. Như vậy, thanh khoản toàn thị trường cho tín hiệu tích cực với việc hạ lãi suất.

Từ trước khi NHNN quyết định giảm lãi suất, hàng loạt các Ngân hàng TM đã công bố các gói tín dụng ưu đãi với nhiều loại quy mô. Bên cạnh đó, thị trường vốn từ sau Tết đã cởi mở hơn, khi các doanh nghiệp dần dần tiếp cận được với tín dụng, cho dù lãi vay vẫn còn khá cao. Điều đó đã phần nào giải tỏa áp lực về vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sức ép từ muôn vàn khó khăn mà doanh nghiệp đang phải hứng chịu.

Hiện tại, đối với các NH dồi dào về nguồn vốn như BIDV, Vietcombank, cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất đi vay rộng mở với lãi suất khá dễ chịu, quanh 17%. Những NH lớn như ACB, Sacombank, Eximbank vẫn duy trì chính sách cho vay với các doanh nghiệp sản xuất, thậm chí bắt đầu mở cửa cho tín dụng tiêu dùng. Các NHTM cổ phần nhỏ cũng dần nới chính sách để người vay tiếp cận với nguồn vốn dễ hơn, dù lãi suất vẫn còn cao. Trong ngắn hạn, điều này mang lại tâm lý lạc quan hơn cho các doanh nghiệp sau thời gian dài hoạt động trong điều kiện tín dụng bị thắt chặt.

Những khó khăn tồn tại:

Với một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, cái nhìn chung về thị trường thế giới rất quan trọng với chính sách kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn từ cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu cùng với những biến động của Trung Đông đang tác động nhiều đến thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu 2 tháng đầu năm có biểu hiện sụt giảm, tuy chỉ là tín hiệu ban đầu, nhưng rất đáng để lưu tâm vì hiện trạng mất ổn định của nền kinh tế thế giới có thể kéo dài. Nếu tình hình xuất khẩu còn tụt giảm, việc phá giá VND gần như tất yếu sẽ xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta không thể chắc chắn biên độ giới hạn phá giá từ 2-3% như thống đốc đặt chỉ tiêu cho 2012 có đủ để hỗ trợ để cải thiện xuất khẩu hay không.

Chỉ số CPI tháng 3 cả nước sẽ khá thấp, bước đầu tạo sự lạc quan về mục tiêu giữ lạm phát dưới 10% trong năm nay. Nhưng nếu nhìn theo phương pháp so sánh với con số năm trước (year to year) thì lạm phát y-t-y đến cuối tháng 2 là 16,44%, vẫn là con số cao nhất trong 5 năm gần đây. Trong bối cảnh một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, bắt đầu nới lỏng tiền tệ, thì thị trường hàng hóa được giữ giá. Bên cạnh đó, tình hình chính trị bất ổn của Trung Đông sẽ tiếp tục duy trì giá dầu ở mức cao. Trong vòng 3 tháng nữa, nếu giá dầu không hạ so với thời điểm hiện tại sẽ tiếp tục gây sức ép tăng giá xăng dầu trong nước. Như vậy khi chi phí đầu vào tiếp tục tăng thì kỳ vọng giảm giá sẽ rất khó khăn.

Vào lúc này, nợ xấu là bài toán nan giải nhất cho hệ thống Ngân hàng. Những món nợ quá hạn đang được hỗ trợ xử lý với các hoạt động như cho khách hàng đảo nợ, ngân hàng tự đảo nợ cho khách, hoặc mua bán chuyển đổi lòng vòng. Bản chất các khoản nợ xấu chỉ thay áo, nó vẫn tồn tại trong hệ thống ngân hàng và chưa được giải quyết triệt để. Khi còn duy trì trạng thái như vậy thì nợ xấu vẫn còn nguyên rủi ro tác động ngược lại ngân hàng, ảnh hưởng đến sự an toàn chung của cả hệ thống.

Chính sách mới và những điều trăn trở:


Những hướng đi trước mắt:

Con số 79.014 doanh nghiệp giải thể đến hết 2011 có thể phản ánh đôi điều về những khó khăn mà nền kinh tế đang chịu tải. Điều đó dễ lý giải việc Chính phủ muốn NHNN giảm lãi suất trong khi thống đốc rất muốn giữ ổn định lộ trình chính sách của mình, hay hiểu theo nghĩa khác là NHNN chưa thực sự sẵn sàng cho việc giảm lãi suất.

Căn cứ trên dữ liệu thanh khoản ổn định sau khi điều chỉnh 1 điểm % các loại lãi suất, có thể thấy hiện tại NHNN đang chịu sức ép để tiếp tục có những điều chỉnh về lãi suất. Có thể rất sớm, chúng ta sẽ sẽ bàn tới chuyện hạ tiếp lãi suất huy động về 12%. Khó khăn của các doanh nghiệp là sự thực hiện hữu, và với mong muốn luôn giữ được nhịp tăng trưởng của Chính phủ thì việc điều chỉnh chính sách để hỗ trợ nền kinh tế là điều tất yếu.

Liên quan đến vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có thể tới đây NHNN sẽ thực hiện tái cấp vốn cho những NH lớn. Sau khi hạ lãi suất huy động, động thái này tiếp sức cho các NH lớn về thanh khoản, giúp duy trì được mức lãi suất cho vay ổn định và giảm dần. Đi theo việc hạ lãi suất cho vay, sẽ có thêm sự dịch chuyển của khách hàng từ NH nhỏ sang NH lớn và tạo một sức ép lớn lên các NH yếu kém trong vấn đề sát nhập.

Với khó khăn của thị trường bất động sản, những động thái gần đây cho thấy Chính phủ đang hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp khả thi để hỗ trợ thị trường. Với những tín hiệu đó, có thể thấy việc xử lý đang hướng tới hai vấn đề: Chính phủ khơi thông nguồn vốn trong Thị trường Chứng khoán để doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng có thể huy động vốn từ dân; Chính phủ hỗ trợ một phần khi mua lại những dự án có khả năng thương mại hoặc có khả năng chuyển đổi cho một số mục đích nhất định. Xét về mặt lý thuyết, đây là tư duy đúng nhưng hiệu quả thực tại đến đâu chúng ta phải chờ những bước đi cụ thể trong diễn biến cụ thể của thị trường trong thời gian tới.

…và những điều trăn trở:



Sau 3 tháng đầu năm 2012, có thể nói lạm phát đang giảm dần và tình hình vĩ mô dần ổn định hơn. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng đó là kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011. Với những bước điều chỉnh chính sách ở trên, có thể thấy rõ việc bắt đầu nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ thị trường và kích thích tăng trưởng. Liệu đó có phải là liệu pháp đúng với hiện trạng nền kinh tế Việt Nam vào lúc này?

Một nội dung được giới phân tích tranh luận nhiều trong thời gian qua là liệu có nên chấp nhận thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát hay tạm thời dùng những biện pháp kích thích ngắn hạn để giữ nhịp tăng trưởng và kết hợp các công cụ quản lý để điều tiết, chống lạm phát một cách linh hoạt. Cụ thể hơn hoặc phải chấp nhận chính sách thắt lưng buộc bụng, hy sinh tăng trưởng, đồng nghĩa phải cơ cấu lại nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp trong một vài năm tới sẽ tăng lên; hoặc phải dùng các chính sách kích thích để tạo động lực cho hệ thống doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro về lạm phát với giải pháp phòng ngừa là những điều chỉnh chính sách tiền tệ ngắn hạn.

Về phía nhà quản lý, rất dễ hiểu, họ luôn mong muốn đồng thời kiểm soát được lạm phát và vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.Nhưng hiện thực là bản chất nền kinh tế chỉ cho chúng ta được quyền chọn một trong hai mệnh đề trên. Lạm phát chỉ là biểu hiện bên ngoài về sức khỏe của nền kinh tế, còn nguyên nhân sâu xa những bất ổn và sự suy yếu nhanh chóng của hệ thống doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh kém và không có năng lực cạnh tranh thực sự trong một môi trường ngày càng trở nên phẳng hơn.

Với hiệu quả thấp, nền kinh tế luôn có nhu cầu đầu tư cao để duy trì tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho khối doanh nghiệp. Hiện trạng này diễn ra trong một thời gian dài đã gây mất cân bằng giữa đầu tư và tiết kiệm, dẫn đến những bất ổn trong cán cân thương mại, tỷ giá và hàng loạt các bất cập khác của thị trường. Vì vậy, một cuộc hiệu chỉnh, tái cấu trúc lại nền kinh tế là cần thiết. Một vài năm điều chỉnh sẽ giúp vĩ mô ổn định hơn, thị trường được thanh lọc, nâng cao hiệu suất lao động, và nền kinh tế có cơ sở phát triển bền vững.

Quá trình thanh lọc thị trường sẽ đào thải những doanh nghiệp yếu kém, nhưng cũng không loại trừ việc một số doanh nghiệp lành mạnh phải đóng cửa vì những yếu tố bất định trong quá trình điều chỉnh. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng nhiều hơn nhưng điều đó là cần thiết cho sự phát triển ổn định lâu dài của nền kinh tế. Nếu chúng ta quay lại với những công cụ kích thích, sự mất cân bằng dài hạn là khó tính toán được. Lạm phát và các bất ổn sẽ nhanh chóng quay lại và làm suy yếu nền kinh tế.

...vài dòng với chứng khoán:

Lộ trình ngắn hạn trong vòng 3-5 tháng tới đã được xác định rõ. Cung tiền nới lỏng và sự hỗ trợ cho chứng khoán sẽ đem lại diện mạo mới cho thị trường. Mong muốn thị trường chứng khoán sẽ là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp là mong muốn nghiêm túc và đúng đắn. Tuy nhiên, sau nhiều năm với sự quản lý lỏng lẻo và đầy rẫy những bất cập, niềm tin của người dân vào chứng khoán bị xói mòn. Thị trường như một xới bạc và chỉ có những nhà đầu cơ ra vào tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Yếu tố đó không đủ vững bền để duy trì dòng tiền dài hạn. Những yêu cầu cho thị trường lành mạnh như khung pháp lý rõ ràng, tính minh bạch, các điều luật, quy định, chế tài quản lý thị trường là những điều vẫn còn đang thiếu và chưa có dấu hiệu sẽ được bổ sung đầy đủ. Vậy không hiểu các nhà quản lý hy vọng gì vào thị trường, khi những dòng tiền ở đây sẵn sàng rút ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi….
 
Bạn có thể giải thích giúp mình mục số 2 không? Mình k biết mấy cái swap ngoại tệ là thế nào?

Nghiệp vụ swap ngoại tệ là nghiệp vụ phổ biến trong giới ngân hàng trên thế giới. Bác vào mục FX trên diễn đàn sẽ có nhiều hướng dẫn chi tiết liên quan.
Ở điểm thứ 2 mình suy luận, là việc swap giữa USD và VND. Đây là nghiệp vụ mới được NHNN cho phép các NHTM thực hiện từ T7/2011 (link: http://vietbao.vn/Kinh-te/NHNN-cho-ap-dung-lai-nghiep-vu-hoan-doi-USD-VND/10731448/87/). Từ đó đến nay, các NH đều dùng công cụ swap này để short USD và long VND, chủ yếu vì (1) chênh lệch lãi suất giữa VND và USD khá cao, (2) các NH nước ngoài ofer giá tốt cho các NHTM trong nước do đặc thù nguồn USD dư thừa.
Do việc short USD có chủ đích này của các NHTM nên mình gọi là strategic position, và các NHTM đều tận dụng room trạng thái ngoại tệ tối đa là 30% trên vốn tự có. Đây là con số rất lớn và đây đều là xu hướng chung của các ngân hàng trong nước (kể cả quốc doanh lẫn cổ phần), nên việc NHNN hạn chế trạng thái này còn 20% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung VND từ các ngân hàng.
 
Trái ngược với dự báo của bác Fancy, thị trường thực tế hoàn toàn có thể đi theo hướng khác. Hơi đắn đo khi đưa mấy dòng sau đây, nhưng mình nghĩ những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần nó, và có thể đâu đó sẽ giúp mọi người lý giải thêm về lý do thị trường đang đi lên một cách bất ngờ...

Tối thứ 7 vừa ngồi xem trân Chelsea - Tottenham ở ngoại hạng Anh với vợ ở nhà, tranh thủ vào đọc vietcurrency tí, vừa post trả lời 1 bác ở trên thì gặp bài của bác. Mình đọc qua thấy có nhiều điểm hay hữu ích, nhưng vẫn thấy bâng khuâng ở 1 số ý. Thôi xin phép đặt gạch trước với bác arrow, hẹn bác sang tuần post rõ ý các điểm bâng khuâng sau.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
 
Lái “bản năng” của dòng vốn

http://cafef.vn/20120326095740831CA34/lai-ban-nang-cua-dong-von.chn

-----------------------
Good news: chính sách của SBV khá bài bản và kín kẽ (em thì vẫn nghĩ đây là ngoại nhập :D).
Tương lai sẽ hướng tới forecastable. Và như thế này thì Tây chuyên nghiệp rất thích :o

Hề hề, cái này ko nằm trogn chính sách của SBV. Đang vội mấy việc, mình sẽ trả lời riêng MR sau vậy.
 
CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ

Hiện trạng thị trường vốn:

...Thanh khoản các NH sau khi hạ trần lãi suất huy động xuống 13% không có nhiều biến động. Theo báo cáo của các NH thì lượng huy động thời gian qua không sụt giảm, lượng tiền gửi vẫn được duy trì ổn định. Hiện tượng một số NH huy động vượt trần vẫn còn, nhưng lãi suất vượt trần có xu hướng hạ. Chỉ tồn tại hãn hữu một vài NH yếu thanh khoản vẫn huy động ở mức cao. Như vậy, thanh khoản toàn thị trường cho tín hiệu tích cực với việc hạ lãi suất....

...Những hướng đi trước mắt:

...Căn cứ trên dữ liệu thanh khoản ổn định sau khi điều chỉnh 1 điểm % các loại lãi suất, có thể thấy hiện tại NHNN đang chịu sức ép để tiếp tục có những điều chỉnh về lãi suất. Có thể rất sớm, chúng ta sẽ sẽ bàn tới chuyện hạ tiếp lãi suất huy động về 12%. Khó khăn của các doanh nghiệp là sự thực hiện hữu, và với mong muốn luôn giữ được nhịp tăng trưởng của Chính phủ thì việc điều chỉnh chính sách để hỗ trợ nền kinh tế là điều tất yếu.

Liên quan đến vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, có thể tới đây NHNN sẽ thực hiện tái cấp vốn cho những NH lớn. Sau khi hạ lãi suất huy động, động thái này tiếp sức cho các NH lớn về thanh khoản, giúp duy trì được mức lãi suất cho vay ổn định và giảm dần. Đi theo việc hạ lãi suất cho vay, sẽ có thêm sự dịch chuyển của khách hàng từ NH nhỏ sang NH lớn và tạo một sức ép lớn lên các NH yếu kém trong vấn đề sát nhập....

Bài viết của bác arrow khá dài, đi hết cả không chỉ chính sách NHNN mà còn của cả Chính phủ, với phạm vi điều chỉnh không chỉ các Ngân hàng mà còn cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như thị trường BĐS và CK.
Mình xin phép chỉ đưa ra vài ý bâng khuâng ở mảng ngân hàng, vì theo mình, đây là nhóm cung ứng nguồn tiền ra các thị trường còn lại, bao hàm cả CK và BĐS. Việc xử lý các NH yếu như thế nào sẽ tác động khá lớn đến các thị trường này, vì đây là nguồn đã tạo ra easy money ở cả CK và BĐS trong quá khứ, và có thể sẽ tiếp tục trong hiện tại và tương lai.

1. Về tái cấu trúc NH:


- Việc NHNN khoanh vùng các NH ở nhóm thanh khoản yếu và quản trị kém là cần thiết và đúng đắn, tuy nhiên việc xử lý nhóm này như thế nào vẫn chưa có lời giải cụ thể. Mong muốn của NHNN có lẽ là giải pháp thông qua việc sáp nhập giữa NH khỏe và NH yếu (như SHB và HBB theo tin đồn thị trg thời gian qua), nhưng trên thực tế có lẽ các NH lớn vẫn chưa mặn mà với việc sáp nhập do nhiều lý do (gap về quản trị, phân chia quyền lực, ôm thêm nợ xấu, chưa rõ ràng về gói hỗ trợ của NHNN như Mỹ đã làm với BoA và JPMorgan 2009, ...).

- Quá trình tái cấu trúc không thể làm dở dang, minh chứng có thể thấy ở nhiều quốc gia khác. NHNN đã rất quyết liệt từ Q4/2011 đến giờ, nên giờ đây nếu như theo bác arrow nói, lại chuyển hướng sang NH lớn và kỳ vọng sự chuyển dịch khách hàng từ NH nhỏ sang NH lớn, e rằng là 1 bước lùi.
Có thể thấy (1) các NH lớn đã và đang cung cấp dần lại HM giao dịch vốn cho các NH nhỏ trong 2012; (2) các NH nhỏ đa phần được thành lập và hoạt động phục vụ cho các nhóm cổ đông lớn và doanh nghiệp của nhóm lợi ích này; nên sự kỳ vọng về việc chuyển dịch khách hàng và tái cấu trúc theo phương án mềm hơn sẽ khó khả thi.

2. Định hướng chính sách NHNN:

- Theo mình, định hướng chính sách của cả 1 quốc gia thường có tầm nhìn trung và dài hạn. Việc theo đuổi chính sách thắt chặt của NHNN trong thời gian qua đã phần nào thể hiện tính đúng đắn và thành công nhất định. Các văn bản pháp luật gần đây của NHNN vẫn theo tinh thần này.
Nên mình không nghĩ NHNN sẽ có sự thay đổi trong chính sách khi mới thực hiện việc thắt chặt trong 1 năm nay.

- Sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc giảm lãi suất, cứu thị trường & doanh nghiệp, ... là do thực trạng, nhưng theo mình những đổ vỡ và doanh nghiệp đóng cửa là những giá trị phải chấp nhận đánh đổi khi tiến hành chính sách thắt chặt và tái cấu trúc. Chúng ta đã tăng trưởng liên tục và cao trong gần 2 thập kỷ, và cũng cần có giai đoạn correction.
Theo mình nghĩ, khi bài toán tái cấu trúc được hoàn thành thì việc thay đổi chính sách mới có ý nghĩa; còn nếu không, đây sẽ chỉ là cuộc cách mạng nửa vời.

Đây là những suy nghĩ của mình, tất nhiên, hoàn toàn thực tế có thể khác. Mong nhận được thêm sự chia xẻ của bác arrow và mọi người.
 
Về ý kiến của bác Fancy em xin trao đổi luôn:

Định hướng chính sách là hướng thắt chặt và NHNN vẫn tiếp tục theo đuổi định hướng này. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam lại không có vai trò độc lập, nên tính tự chủ không cao, bị tác động bởi Chính phủ, dẫn đến việc có thể đi trệch hướng. Bài viết đang đề cập đến khả năng đó. Dù sao NHNN vẫn còn nhưng công cụ khác để duy trì định hướng của mình. Hy vọng thống đốc sẽ làm tốt và Chính phủ ít can thiệp hơn. Việc tái cấu trúc là cần thiết vì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế kém quá, việc thay đổi nó không hy vọng 6 tháng, 1 năm được mà cần quãng thời gian dài hơn.

Quá trình tái cấu trúc NH vẫn quyết liệt và hoạt động tái cấp vốn cho NH lớn cũng phục vụ cho mục đích cô lập thanh khoản NH nhỏ, bắt buộc NH phải chịu sát nhập khi quá căng thanh khoản.

Điểm dở tồn tại là sự xung đột giữa chính sách dài hạn của NHNN và chỉ đạo của Chính phủ. Nếu không được dùng cẩn thận có thể gây những hậu quả lớn..
 
Last edited by a moderator:
Nhác thấy Cụ Paven phản đối việc em trả lời riêng MR, nên em cũng phải xử lý vụ này luôn.

Về ý kiến của MR đề cập đến khả năng chuyển dòng vốn linh hoạt từ huy động $ sang cho vay VND, em xin bình luận mấy ý:

Theo em biết thì hiện không có ngân hàng nào mong muốn cho vay lãi suất thấp cả. Cắt cổ được ai thì cứ tự nhiên, có giảm thì giảm hình thức hoặc ưu đãi cho nhóm khách hàng ruột là chủ yếu. Nên hy vọng lãi suất 9, 10% vào thời điểm này hoặc trong 2012 là không có, dù có thể thực hiện được.

Theo quan sát thì hiện nay NHNN vẫn thu mua USD đều tay, và việc giám sát hoạt động ngoại hối cực kỳ chặt chẽ. Hàng ngày các NH đều phải chuyển báo cáo cho NHNN.

Việc thu mua $ đều tay phản ánh việc VND đang được tiếp sức cho thị trường đều đặn để đảm bảo thanh khoản tốt hơn. Sau đó có thể hút VND về bằng một số hình thức nhất định. Việc quản lý ngoại hối chặt chẽ cộng với việc hạn chế tín dụng ngoại tệ liên quan đến mấy vấn đề sau:

- Chống hình thức tạo sóng USD: mấy năm trước, tất cả những con sóng USD đều do các NH đầu cơ đánh lên, dựa trên nhu cầu nóng ở những thời điểm nhất định. Việc hạn chế DN vay USD sẽ giúp ngăn ngừa hiện trạng này.

- Tạo kênh để NHNN can thiệp trực tiếp vào tỷ giá: khi hoạt động huy động/cho vay của NHTM bằng ngoại tệ bị hạn chế thì hoạt động mua/ bán sẽ liên thông với NHNN mạnh hơn và thông qua đó, NHNN can thiệp vào tỷ giá dễ hơn. Đặc biệt với hiện trạng dự trữ ngoại hối đang tăng thì sức mạnh của NHNN với tỷ giá lớn hơn, quản lý được sát sao hơn.

- Trong giai đoạn căng thanh khoản, một số NH yếu đã huy động $, thế chấp trên liên NH bị siết nợ, hoặc bán $ để gán nợ, dẫn đến tình trạng trạng thái ngoại tệ bị âm. Điều kiện hiện tại khi thanh khoản nới hơn sẽ giúp họ mua vào $ để khôi phục trạng thái, khi nguồn cho vay $ bị hạn chế.

Tất cả các ý trên còn liên quan đến một vấn đề nữa, em nghĩ là khá nóng. Tiền $ vào VN thời gian qua, có phần khá lớn của đầu tư gián tiếp. Dòng tiền vào có thể có lúc ra. Vì vậy, động thái tăng cường sức mạnh, giám sát chặt chẽ của NHNN nhằm đảm bảo an toàn dài hạn, tránh những tác động mạnh của dòng vốn đầu cơ, nếu có. Có điều không rõ là dòng tiền là ngắn hạn hay dài hạn, lực vào mạnh đến đâu mà khiến NHNN phòng ngự cao độ đến vậy...

Mấy vấn đề này có liên quan gì đến chứng không nhỉ????
 
Last edited by a moderator:
Nhác thấy Cụ Paven phản đối việc em trả lời riêng MR, nên em cũng phải xử lý vụ này luôn.

Về ý kiến của MR đề cập đến khả năng chuyển dòng vốn linh hoạt từ huy động $ sang cho vay VND, em xin bình luận mấy ý:

Theo em biết thì hiện không có ngân hàng nào mong muốn cho vay lãi suất thấp cả. Cắt cổ được ai thì cứ tự nhiên, có giảm thì giảm hình thức hoặc ưu đãi cho nhóm khách hàng ruột là chủ yếu. Nên hy vọng lãi suất 9, 10% vào thời điểm này hoặc trong 2012 là không có, dù có thể thực hiện được.

Theo quan sát thì hiện nay NHNN vẫn thu mua USD đều tay, và việc giám sát hoạt động ngoại hối cực kỳ chặt chẽ. Hàng ngày các NH đều phải chuyển báo cáo cho NHNN.

Việc thu mua $ đều tay phản ánh việc VND đang được tiếp sức cho thị trường đều đặn để đảm bảo thanh khoản tốt hơn. Sau đó có thể hút VND về bằng một số hình thức nhất định. Việc quản lý ngoại hối chặt chẽ cộng với việc hạn chế tín dụng ngoại tệ liên quan đến mấy vấn đề sau:

- Chống hình thức tạo sóng USD: mấy năm trước, tất cả những con sóng USD đều do các NH đầu cơ đánh lên, dựa trên nhu cầu nóng ở những thời điểm nhất định. Việc hạn chế DN vay USD sẽ giúp ngăn ngừa hiện trạng này.

- Tạo kênh để NHNN can thiệp trực tiếp vào tỷ giá: khi hoạt động huy động/cho vay của NHTM bằng ngoại tệ bị hạn chế thì hoạt động mua/ bán sẽ liên thông với NHNN mạnh hơn và thông qua đó, NHNN can thiệp vào tỷ giá dễ hơn. Đặc biệt với hiện trạng dự trữ ngoại hối đang tăng thì sức mạnh của NHNN với tỷ giá lớn hơn, quản lý được sát sao hơn.

- Trong giai đoạn căng thanh khoản, một số NH yếu đã huy động $, thế chấp trên liên NH bị siết nợ, hoặc bán $ để gán nợ, dẫn đến tình trạng trạng thái ngoại tệ bị âm. Điều kiện hiện tại khi thanh khoản nới hơn sẽ giúp họ mua vào $ để khôi phục trạng thái, khi nguồn cho vay $ bị hạn chế.

Tất cả các ý trên còn liên quan đến một vấn đề nữa, em nghĩ là khá nóng. Tiền $ vào VN thời gian qua, có phần khá lớn của đầu tư gián tiếp. Dòng tiền vào có thể có lúc ra. Vì vậy, động thái tăng cường sức mạnh, giám sát chặt chẽ của NHNN nhằm đảm bảo an toàn dài hạn, tránh những tác động mạnh của dòng vốn đầu cơ, nếu có. Có điều không rõ là dòng tiền là ngắn hạn hay dài hạn, lực vào mạnh đến đâu mà khiến NHNN phòng ngự cao độ đến vậy...

Mấy vấn đề này có liên quan gì đến chứng không nhỉ????

Tất cả vấn đề này đều liên quan đến chứng :D vì:
* Ổn định tỷ giá và có thể dự đoán được luôn là quan tâm hàng đầu của dòng FII (làm được như vậy thì mới có thanh khoản)
* Dòng vốn vào lâu hay ngắn thì sẽ phụ thuộc vào Chính sách và hiệu ứng thực tế của các chính sách này ở VN. Tuy nhiên, có thể tạm thời khẳng định là ngoại binh đã cho VN 1 cơ hội thứ 2. Bloomberg nhắc đến 3 nước trong năm 2012 là Việt Nam, Thái Lan và Nigeria sẽ là điểm trũng của TG trong việc thu hút dòng tiền. Và kết hợp với "bad experience" quá khứ thì dòng tiền này sẽ vào trung và dài hạn. Em phân biệt 1 tý giữa dòng tiền vào và dòng tiền thực tế được chuyển sang VND nhé (vì 1 lượng khá lớn đang dưới dang carry trade thôi). Hoạt động M&A trong Q1 vừa qua cũng đạt khoảng 1.5B USD (theo Reuters) thì cũng khẳng định phần nào
* Nhiều cá mập trong nước cũng ngửi thấy động thái của ngoại binh nên phải đâm lao theo thôi vì không muốn chậm chân, do vậy các đợt điều chỉnh sắp tới nếu có sẽ không kéo dài và sâu (mặc dù thực tế kinh tế thì vẫn đình đốn).
* Đợt tăng vừa qua và sắp tới vẫn nằm trong cú pop lên của thị trường do bị định giá quá thấp thôi (bà con năm ngoái bán CP bằng mọi cách mà không quan tâm đến fair value)
* Phải từ mốc 550 trở lên của VNI thì sẽ liên quan trực tiếp đến các chỉ số vĩ mô của VN như GDP, Inflation, interest rate, unemployment, Fx, ...
 
Tất cả vấn đề này đều liên quan đến chứng :D vì:
* Ổn định tỷ giá và có thể dự đoán được luôn là quan tâm hàng đầu của dòng FII (làm được như vậy thì mới có thanh khoản)
* Dòng vốn vào lâu hay ngắn thì sẽ phụ thuộc vào Chính sách và hiệu ứng thực tế của các chính sách này ở VN. Tuy nhiên, có thể tạm thời khẳng định là ngoại binh đã cho VN 1 cơ hội thứ 2. Bloomberg nhắc đến 3 nước trong năm 2012 là Việt Nam, Thái Lan và Nigeria sẽ là điểm trũng của TG trong việc thu hút dòng tiền. Và kết hợp với "bad experience" quá khứ thì dòng tiền này sẽ vào trung và dài hạn. Em phân biệt 1 tý giữa dòng tiền vào và dòng tiền thực tế được chuyển sang VND nhé (vì 1 lượng khá lớn đang dưới dang carry trade thôi). Hoạt động M&A trong Q1 vừa qua cũng đạt khoảng 1.5B USD (theo Reuters) thì cũng khẳng định phần nào
* Nhiều cá mập trong nước cũng ngửi thấy động thái của ngoại binh nên phải đâm lao theo thôi vì không muốn chậm chân, do vậy các đợt điều chỉnh sắp tới nếu có sẽ không kéo dài và sâu (mặc dù thực tế kinh tế thì vẫn đình đốn).
* Đợt tăng vừa qua và sắp tới vẫn nằm trong cú pop lên của thị trường do bị định giá quá thấp thôi (bà con năm ngoái bán CP bằng mọi cách mà không quan tâm đến fair value)
* Phải từ mốc 550 trở lên của VNI thì sẽ liên quan trực tiếp đến các chỉ số vĩ mô của VN như GDP, Inflation, interest rate, unemployment, Fx, ...

he he he Dường như quá trình phát triển và khủng hoảng kinh tế nó gần như giống nhau về bản chất và khác nhau về hình thái. Kinh tế Mẽo down thê thảm năm 2008-2009 bắt đầu từ BĐS tiếp theo đó là NH Bankrupt (Lehman) sau đó M&A (BoA và Merryill Lynch), tiếp nữa là DN phá sản, thất nghiệp tăng cao, rồi suy thoái, rôì hồi phục.... từ năm đó đến nay đã là 4 năm mà nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, BĐS vẫn chết, thất nghiệp vẫn tăng cao, chỉ có TTCK là đang trên đà hồi phục nhưng cũng phải sau khi citi bank merge equity, BoA giúp đỡ ML rôì thì thay đổi ở thượng tầng, rồi tỉ thứ mà Fed làm, cho đến những ngày gần đây Fed vẫn khẳng định là KT Mẽo chưa hồi phục bền vững nên vẫn duy trì đồng $ yêú để trợ giúp DN.

Quay trở lại với tình hình VN chúng ta nêú nhìn lại thì hầu như quá trình đi xuống của nền KT VN không có gì khác vơí Mẽo, cũng từ BĐS, rôì ngân hàng Bankrupt, rôì SME phá sản, rôì thất nghiệp, rôì trộm cắp đầy đường, rôì v. .v. Nếu nhìn lại quá trình của Mẽo đem so sánh với VN thì tôi đoán chắc chúng ta đang ở giai đoạn Bankrupt, M&A, thất nghiệp,... chúng ta cũng đã có sự thay đổi ở khu vực Trung Tầng, nói chung là chúng ta cũng có những bước đi gần giống như mẽo, tôi nói gần giống ở đây là vì cùng một vấn đề nhưng tình trạnh 2 nước khác nhau vị thế 2 nước khác nhau nên cách giải quyết cũng khác nhau.

- Mẽo giảm lãi suất về 0,25% thì chúng ta tăng lên 25%, meõ cho phép bọn đàn em được phép cho mình vay tiền thì VN đi xin được vay.
- Mẽo xuất khẩu lạm phát ra nước ngoài thì chúng ta lại nhập khẩu lạm phát.
- Mẽo tăng cường hỗ trợ cho các SME để sản xuất nguồn lực thì chúng ta lại bóp nghẹt khả năng tự cung tự cấp của SME.
- Mẽo hỗ trợ cho các chương trình y tế thì ta cũng hỗ trợ = cách tăng viện phí, mẽo tăng cường các dự án phục vụ dân sinh để tạo công ăn việc làm thì chúng ta tăng cường thu phí để duy trì tắc đường.

Nói tóm lại là chúng ta đã giải quyết rất chuẩn xác về quy trình nhưng có định hướng XHCN. Vậy mà các bác lạc quan về TTCK thế. Chúc mừng những con người Lạc Quan nhất thế giới.
 
Last edited:
Nói tóm lại là chúng ta đã giải quyết rất chuẩn xác về quy trình nhưng có định hướng XHCN. Vậy mà các bác lạc quan về TTCK thế. Chúc mừng những con người Lạc Quan nhất thế giới.

Thì đúng VN là dân tộc lạc quan nhất nhì thế giới mà :d

Có 1 điểm critical point về sự khác nhau mà chưa thấy anh GLD nhắc đến là mức độ phát triển của VN và Mẽo. Mỗi bên ở 1 thái cực do vậy các điểm trên khác nhau là điều dễ hiểu. Quan trọng là có cách nào khả thi và hiệu quả hơn cho VN không ?
Mỹ chưa bao giờ tiến tới các chuẩn mực XHCN nhiều như bây giờ và ngược lại đối với VN :)

Còn 1 điểm thú vị của dân tộc VN nữa là các giai đoạn hào hùng của VN chỉ xảy ra khi khó khăn và bế tắc nhất (cụ thể là trong các cuộc chiến tranh vệ quốc). Do vậy càng khó khăn thì sức bật của VN càng lớn, còn thời bình thì tất cả các điểm trong Người VN xấu xí đều được bộc lộ 1 cách đồng bộ :))
 
Không nên lạc quan nhưng cũng không quá bi quan...hix !
Follow the Market !!

Thomson Reuters: Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD trong Q1
http://www.stockbiz.vn/News/2012/3/...m-a-tai-viet-nam-dat-1-5-ty-usd-trong-q1.aspx

Việt Nam đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
3262012-61621-PM.png
 
Thì đúng VN là dân tộc lạc quan nhất nhì thế giới mà :d

Có 1 điểm critical point về sự khác nhau mà chưa thấy anh GLD nhắc đến là mức độ phát triển của VN và Mẽo. Mỗi bên ở 1 thái cực do vậy các điểm trên khác nhau là điều dễ hiểu. Quan trọng là có cách nào khả thi và hiệu quả hơn cho VN không ?
Mỹ chưa bao giờ tiến tới các chuẩn mực XHCN nhiều như bây giờ và ngược lại đối với VN :)

Còn 1 điểm thú vị của dân tộc VN nữa là các giai đoạn hào hùng của VN chỉ xảy ra khi khó khăn và bế tắc nhất (cụ thể là trong các cuộc chiến tranh vệ quốc). Do vậy càng khó khăn thì sức bật của VN càng lớn, còn thời bình thì tất cả các điểm trong Người VN xấu xí đều được bộc lộ 1 cách đồng bộ :))
Để mà viết sự khác nhau thì nhiều vô đôí nhưng đang viết thì bọn nó gọi vào chơi poker thành ra câu cú bị cụt, mai mà say thì viết tiếp. he he he
 
Để mà viết sự khác nhau thì nhiều vô đôí nhưng đang viết thì bọn nó gọi vào chơi poker thành ra câu cú bị cụt, mai mà say thì viết tiếp. he he he

Anh ơi chơi poker làm gì, qua oánh bóng với bọn em cho vui, keke
Kê gạch ngồi hóng bài tiếp theo của anh, công nhận càng ngày em càng có cái view khác về anh :P
 
Back
Top