Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Chỉ 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể "sống"
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay sản xuất sút kém, không đủ vốn duy trì hoạt động, chỉ 20% doanh nghiệp có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh vấn đề vốn, một khó khăn khác là hàng hóa không tiêu thụ được.
Trong hai tháng đầu năm nay, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là chế biến và bảo quản rau quả tăng 80,6%; sản xuất ximăng, vôi, vữa tăng 61,8%, sản xuất sắt thép tăng 53,4%...
..............
NH thường dùng chiêu ký hợp đồng tín dụng cho DN vay lãi suất 14%/năm, nhưng sau đó buộc DN ký một hợp đồng khác cho NH vay ngược lại một khoản nào đó với lãi suất chỉ 5-7%. Vay với lãi suất cao, cho vay lại với lãi suất thấp, thực chất DN phải trả lãi suất rất cao.
http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Kinh-te/106520,Doanh-nghiep-keu-thue-thue-to-ngan-hang.ttm

OK nhé ls vay 14% ở đâu ra, còn trả thêm 5-7% là 19-21%/năm. lấy cửa đâu DN sống ?????????
 
Các NH đang lùa cán bộ TD đến các DN đang thoi thóp mời chào vay vốn, tuy nhiên thời điểm này mà áp các tiêu chuẩn thì chả có thằng DN nào đủ điều kiện mà tiếp cận vốn NH giá rẻ trong khi áp lực giải ngân vốn huy động tăng dần. NH nào nhanh nhạy điều chỉnh hợp lý các điều kiện vay vốn thì sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng. DN sống thì NH mới có cái ăn đích thực, sắp hết thời lấy vốn huy động để cho vay chặt chém thanh khoản lẫn nhau.
 
Thế là chính thức tăng phí đường bộ với các phương tiện lưu thông.

Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ
http://dantri.com.vn/c111/s111-575379/tu-16-chu-o-to-va-xe-may-phai-nop-phi-bao-tri-duong-bo.htm

Điều này phản ánh nhận định trước đây của em về việc ngân sách đang suy kiệt. Sau nhiều năm chi tiêu tạo thâm hụt lớn, trong điều kiện lạm phát không thể in thêm tiền, khó khăn ngân sách sẽ phản ánh trực diện vào các chính sách tạo nguồn.

Việc loay hoay tìm nguồn nào để tận thu cho hợp lý phản ánh rõ nét điều đó. Không luận việc đúng sai của chính sách, nhưng với ngân quỹ như vậy, việc kỳ vọng vào hỗ trợ đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh xem ra sẽ hết sức khó khăn...

Kỳ vọng nào cho các DN sản xuất? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ nhưng giờ đây chỉ có thể trông vào nội lực hoặc sự linh hoạt của chính mình mà thôi...
 
Thế là chính thức tăng phí đường bộ với các phương tiện lưu thông.

Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ
http://dantri.com.vn/c111/s111-575379/tu-16-chu-o-to-va-xe-may-phai-nop-phi-bao-tri-duong-bo.htm

Điều này phản ánh nhận định trước đây của em về việc ngân sách đang suy kiệt. Sau nhiều năm chi tiêu tạo thâm hụt lớn, trong điều kiện lạm phát không thể in thêm tiền, khó khăn ngân sách sẽ phản ánh trực diện vào các chính sách tạo nguồn.

Việc loay hoay tìm nguồn nào để tận thu cho hợp lý phản ánh rõ nét điều đó. Không luận việc đúng sai của chính sách, nhưng với ngân quỹ như vậy, việc kỳ vọng vào hỗ trợ đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh xem ra sẽ hết sức khó khăn...

Kỳ vọng nào cho các DN sản xuất? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ nhưng giờ đây chỉ có thể trông vào nội lực hoặc sự linh hoạt của chính mình mà thôi...

Cái khoản này ở VN minh giờ mới có. Tui Tây nó đánh mạnh lắm, xe phân khối càng lớn, xe càng cũ đánh càng cao !
Cũng là một kênh góp phần đảm bảo công bằng xã hội thui !
 
Thế là chính thức tăng phí đường bộ với các phương tiện lưu thông.

Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ
http://dantri.com.vn/c111/s111-575379/tu-16-chu-o-to-va-xe-may-phai-nop-phi-bao-tri-duong-bo.htm

Điều này phản ánh nhận định trước đây của em về việc ngân sách đang suy kiệt. Sau nhiều năm chi tiêu tạo thâm hụt lớn, trong điều kiện lạm phát không thể in thêm tiền, khó khăn ngân sách sẽ phản ánh trực diện vào các chính sách tạo nguồn.

Việc loay hoay tìm nguồn nào để tận thu cho hợp lý phản ánh rõ nét điều đó. Không luận việc đúng sai của chính sách, nhưng với ngân quỹ như vậy, việc kỳ vọng vào hỗ trợ đầu tư phát triển cho sản xuất kinh doanh xem ra sẽ hết sức khó khăn...

Kỳ vọng nào cho các DN sản xuất? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ nhưng giờ đây chỉ có thể trông vào nội lực hoặc sự linh hoạt của chính mình mà thôi...

Hoàn toàn đồng ý với anh Arrow.
Thêm nữa, việc tăng giá xăng lên 10% cũng thể hiện room của ngân sách không còn nữa.
Đi 1 vòng thị trường thì thấy sức mua của bà con giảm quá, do vậy nếu có tăng giá điện hay giá gì nữa thì cũng không ảnh hưởng đến CPI vì bà con sẽ cắt giảm nhu cầu thôi.
Trong ngắn hạn không rõ TTCK có phản ánh nền kinh tế không nhưng có thể thời điểm này có tính chất đánh bạc nhiều hơn vì 1 trong những lý do cho nguồn tiền hiện nay là sự dư thừa tương đối trong thanh khoản của các ngân hàng lớn.
Tình trạng đình đốn sản xuất đã diễn ra từ cuối năm ngoái :(
Tín phiếu có thể là 1 cách hay nhưng dẫn vốn đến sản xuất vẫn là bài toán nan giải.
 
Hoàn toàn đồng ý với anh Arrow.
Thêm nữa, việc tăng giá xăng lên 10% cũng thể hiện room của ngân sách không còn nữa.
Đi 1 vòng thị trường thì thấy sức mua của bà con giảm quá, do vậy nếu có tăng giá điện hay giá gì nữa thì cũng không ảnh hưởng đến CPI vì bà con sẽ cắt giảm nhu cầu thôi.
Trong ngắn hạn không rõ TTCK có phản ánh nền kinh tế không nhưng có thể thời điểm này có tính chất đánh bạc nhiều hơn vì 1 trong những lý do cho nguồn tiền hiện nay là sự dư thừa tương đối trong thanh khoản của các ngân hàng lớn.
Tình trạng đình đốn sản xuất đã diễn ra từ cuối năm ngoái :(
Tín phiếu có thể là 1 cách hay nhưng dẫn vốn đến sản xuất vẫn là bài toán nan giải.
Rất hay vậy mà ít chia sẻ. buồn 1 phút. Nếu cố gắng tận thu bằng mọi nguồn để tăng cho ngân sách không nhẽ các bác không tính đến việc nền kinh tế bị đi vào giấc ngủ sâu hay sao??? hay là các bác chỉ tính đến lợi ích cá nhân mà quên đi... buồn thêm phút nữa. Nếu vậy tại sao TTCK lại tăng mạnh như vậy, tây múc nhiều như vậy chẳng nhẽ bọn nó ngu vậy sao??? Chốt đây là một bài toán mà cần thêm nhiều điều nữa để có logic hơn.
 
Hoàn toàn đồng ý với anh Arrow.
Thêm nữa, việc tăng giá xăng lên 10% cũng thể hiện room của ngân sách không còn nữa.
Đi 1 vòng thị trường thì thấy sức mua của bà con giảm quá, do vậy nếu có tăng giá điện hay giá gì nữa thì cũng không ảnh hưởng đến CPI vì bà con sẽ cắt giảm nhu cầu thôi.
Trong ngắn hạn không rõ TTCK có phản ánh nền kinh tế không nhưng có thể thời điểm này có tính chất đánh bạc nhiều hơn vì 1 trong những lý do cho nguồn tiền hiện nay là sự dư thừa tương đối trong thanh khoản của các ngân hàng lớn.
Tình trạng đình đốn sản xuất đã diễn ra từ cuối năm ngoái :(
Tín phiếu có thể là 1 cách hay nhưng dẫn vốn đến sản xuất vẫn là bài toán nan giải.

TKS!
Có thể nguồn thu-chi ngân sách mất cân bằng, nhưng một cái chắc chắn là chi ngân sách bị siết lại (*do vậy tây nó mừng, dân có thể mừng), nhưng nhà nước nhỏ (** 60 vùng, các ban bộ) nó đã quen chi ngân sách "địa phương" rùi, nay bị siết thì Tw phải lưu ý các cáo mọc đuôi tôm này.
.
Đó là xuất hiện tình trạng bộ nào cũng đẻ ra phí, địa phương nào cũng đẻ ra phí.. kết quả là nguồn thu của dân đến hồi chịu không nổi.....mà sưu cao thuế nặng hoài thì sao ai cũng biết ???????????

NB: sưu cao thuế nặng là mức vượt qua khả năng chịu đựng của người đóng
NB: BGT thì đẻ thêm phí bảo trì mặc dù đã thu qua xăng, BỘ tài nguyên thì mới tăng thu thuế SD BDS...Cục thuế rảnh thị tận thu thuế..trong khi kte mạnh thì không làm....Bộ giáo dục thì tăng học phí......Chỉ có tiền của người dân thì giảm
NB3: xem sức dân đã kiệt như thế nào, tiền không có ăn thì lấy đâu mà bỏ vô NH?:
“Ông lớn” cũng ngán trần lãi suất
http://vneconomy.vn/20120316023629289P0C6/ong-lon-cung-ngan-tran-lai-suat.htm
 
Last edited by a moderator:
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2012/03/thue-va-phi-xe-hoi-tram-dau-do-dau-tam/
Thuế và phí xe hơi - 'trăm dâu đổ đầu tằm'

Kể từ 1/6 sở hữu ôtô ở Việt Nam sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí và những con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến tổng chi phí ban đầu gấp 2,5 lần Mỹ.

...........
Đây là dẫn chứng media chính thức về thuế nặng mà người dân hiền Vn ngày một không thể chịu nhịn
 
HSBC: “Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm”
http://vneconomy.vn/20120315024650440P0C6/hsbc-dung-lo-gia-se-tiep-tuc-giam.htm

Bộ phận nghiên cứu của HSBC vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam với những nhận định, dự báo đáng chú ý.

“Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm” - HSBC mở đầu báo cáo như vậy.

Cụ thể, họ thấy rằng lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác.
 
HSBC: “Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm”
http://vneconomy.vn/20120315024650440P0C6/hsbc-dung-lo-gia-se-tiep-tuc-giam.htm

Bộ phận nghiên cứu của HSBC vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam với những nhận định, dự báo đáng chú ý.

“Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm” - HSBC mở đầu báo cáo như vậy.

Cụ thể, họ thấy rằng lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác.

Em nhận được trực tiếp báo cáo này từ HSBC nhưng với cách đề cập khác hẳn :)
Không hiểu là do trình độ dịch hay cố tình :D

****

Kính gửi các anh chị,

Đội ngũ nghiên cứu kinh tế của HSBC vừa phát hành bản báo cáo nghiên cứu về thị trường Việt Nam với tựa đề: "Một góc nhìn về kinh tế Việt Nam: Không cần phải quá lo lắng, giá cả sẽ vẫn tăng chậm lại".

Trong bản báo cáo này, nhận định chính của chúng tôi như sau:

Không tính đến giá dầu tăng cao, ảnh hưởng của việc giảm lãi suất lên lạm phát sẽ không đáng kể.

* Các lãi suất chính sách đã được cắt giảm 1% do giảm áp lực về giá.
* Giá dầu nội địa đã tăng 10% để phản ánh việc tăng giá dầu thế giới, trong khi thuế nhập khẩu năng lượng đã được miễn giảm.
* Tuy nhiên, với mức khởi điểm thuận lợi, và nhu cầu tiêu thụ chậm lại sẽ là lợi thế để khắc phục áp lực lạm phát.

------------

Dear all,

Our economists has just sent out the latest research on Vietnam: "Vietnam at a Glance: Don't worry, prices will still slow"

The main theme of this research would be:

Oil shock aside, impact of rate cut on inflation will be muted

* Policy rates have been cut 1% due to easing price pressure
* Domestic oil prices were increased 10% to reflect international price rises, while the duty for most energy imports was removed
* However, a favourable base effect coupled with dampened demand should be enough to ease inflationary pressure
 
Last edited by a moderator:
Em e rằng Tây cũng đang PR để phục vụ cho mục đích nào đó. Cụ thể thì chưa rõ nhưng rõ ràng là có động cơ.
Hiện trạng vĩ mô chưa có nhiều thay đổi và khó khăn vẫn còn nguyên với các yếu tố cấu thành hoàn toàn như cũ.

Thị trường vừa xác nhận được khả năng phát hành tín phiếu đã xảy ra những hệ quả sau:

Bất thường trên thị trường tài chính tiền tệ?
http://cafef.vn/20120316024722546CA34/bat-thuong-tren-thi-truong-tai-chinh-tien-te.chn

Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn
http://cafef.vn/20120317084019330CA34/cang-lai-suat-vang-va-vnd-khong-ky-han.chn

Như vậy bài toán thanh khoản của các NH nhỏ vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, thực tế có nguồn tiền dồi dào vừa qua không phải do thanh khoản các NH tốt lên mà nguồn tiền dư dả là do Chính phủ bơm ra. Khi hút về bằng tín phiếu bắt buộc thì hiện trạng về thanh khoản hệ thống lại được xác lập lại mốc cũ mà chưa có nhiều chuyển biến.

Lượng tiền hút về các bác có thể tham khảo tại đây:

'Nếu phát hành tín phiếu, quy mô không thể dưới 40 ngàn tỷ'
http://cafef.vn/20120316031232564CA34/neu-phat-hanh-tin-phieu-quy-mo-khong-the-duoi-40-ngan-ty.chn

Tuy nhiên, ngay sau khi hút tiền khả năng lại có một đợt bơm tiền theo dạng khác từ NHNN. Có lẽ liên tục đập nhả để tổ chức tín dụng lớn thanh khoản ổn định, có thể an tâm cho vay, còn tổ chức nhỏ vẫn khan thanh khoản và sớm quy hàng...

Dạo này diễn biến khó lường ra phết...
 
Last edited by a moderator:
http://sgtt.vn/Goc-nhin/162012/Ngan-hang-zombie-va-%E2%80%9Ctai-san-doc-hai%E2%80%9D.html
Ngân hàng zombie và “tài sản độc hại”

SGTT.VN - “… Chỉ có một lý do duy nhất mà các ngân hàng đó đã chưa sụp đổ là vì Chính phủ đang hành động như một chỗ chận lại… có nghĩa là đảm bảo những nghĩa vụ tài chính của ngân hàng. Nhưng những ngân hàng đó là những ngân hàng thây ma biết đi, không có khả năng cung cấp tín dụng cho nhu cầu của nền kinh tế… Nên nhớ rằng, chừng nào chúng ta kéo dài cuộc sống của chúng, thì việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế sẽ càng khó hơn… Duy trì là ngăn chặn việc phục hồi kinh tế…”

.................
Đây là báo chính trị đăng, thể hiện quan điểm xoá sổ NH "chết" đang hình thành trong Leader.
Hãy dũng cảm lên leaders ơi, khi kẻ thù lập cứ điểm điện biên, chúng ta "nhận diện" "quyết tâm" "tỉnh táo" tiến đến xoá sổ nó, làm lên chiến thắng mốc thay đổi lịch sử đất nước
Ngày nay cũng thế, trong kte thị trường "thương trường cũng là chiến trường" tuy không đổ máu nhưng khó khăn hơn là kẻ thù đội khi lại chính là chúng ta (*mở DN mà làm ăn lỗ , mất phương hướng thì tốt nhất ta phải cut nó, để không thiệt hại thêm) hoặc của những người bạn (* ta cờ ngoài tỉnh hơn phải giúp bạn cut cũng là cứu bạn)
Nay ta đã "nhận diện" "quyết tâm" "tỉnh táo" vậy hãy tiến đến bước cuối cùng "hành động"
+nhận diện: nếu cứ để nó hoạt động như thế, cơ chế như thế thì nên kte sẽ chết tắc, Dn sẽ chết ngày một nhiều, bởi VN chưa đủ thời gian và hiểu biết để 1 DN có dư giả không vay vốn Nh, trong khi huy động qua TTCK thì khó khăn
+ quyết tâm: tái cơ cấu
+ tỉnh táo: đã khoanh vùng lần 1 là 6%, xác định vốn huy động của dân, DN là tiền đề sống của ngành NH, vậy cần khẳng định khi sát nhập, đóng cửa Nh nào thì những khoản đó sẽ có 1 NH mạnh tiếp nhận
+ hành động: nếu ta không cương quyết thiệt hại KTE ngày một lớn, cho đến mức không thể phục hồi kiểu zimbaue thì !!!!!! (*quý 1 còn chục ngày mà 5-6 NH sát nhập...chưa thấy, toàn chờ họ tự nguyện là rất nguy hiểm), phải hành động sớm để kịp pt kte theo mốc 2020, còn chần trừ e rằng năm nay có thể năm sau chưa xong ????????)
 
Last edited by a moderator:
CPI tháng 3 có lẽ sẽ khá thấp. Điều này làm bất ngờ các nhà nghiên cứu vĩ mô cũng như làm trật ray khá nhiều dự báo. Nhìn về con số này, có rất nhiều quan điểm trái ngược tồn tại. Với góc nhìn bullish, phía tích cực cho rằng đây là tiền đề hạ lạm phát và tiến hành nhiều hoạt động điều chỉnh chính sách. Về phía tiêu cực, đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế xuống dốc, và phía trước là sự suy yếu của cả sản xuất và tiêu dùng.

Trước mặt chứng là đôi bờ của sự lựa chọn. Dòng tiền mấy ngày gần đây có hơi hướng tích cực, chứng tỏ lượng tiền mới trong dân vào tiếp sức cũng kha khá.

Tuy nhiên, với tổ chức thì sự phân hóa quan điểm tương đối rõ nét. Những tay chơi mới xuất hiện nhiều hơn, trong khi những tay chơi cũ lại chọn con đường rời bỏ thị trường.

VF1 không chuyển sang quỹ mở, sẽ bán dần danh mục đầu tư
http://gafin.vn/20120320125725988p0c36/vf1-khong-chuyen-sang-quy-mo-se-ban-dan-danh-muc-dau-tu.htm

Có lẽ 2012 sẽ là năm chứng kiến rất nhiều hoạt động như vậy...
 
CPI tháng 3 có lẽ sẽ khá thấp. Điều này làm bất ngờ các nhà nghiên cứu vĩ mô cũng như làm trật ray khá nhiều dự báo. Nhìn về con số này, có rất nhiều quan điểm trái ngược tồn tại. Với góc nhìn bullish, phía tích cực cho rằng đây là tiền đề hạ lạm phát và tiến hành nhiều hoạt động điều chỉnh chính sách. .......

Hiện đang có những dự tính mới về chính sách và thời gian này NHNN đang cân nhắc để điều chỉnh. Chúng ta đang trong khoảng lặng đợi chờ. Nếu những nhà hoạch định chính sách thấy đã đủ độ chín, sắp tới sẽ có thêm điều chỉnh về chính sách. Còn nếu chưa đi qua được khúc mắc, chúng ta sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa.

Chứng sẽ bull hay bear nhỉ? Có lẽ những chính sách đó, nếu có, sẽ tác động nhiều đến thị trường... Thị trường cũng hệt như vậy, đang chờ đợi...

Dài cổ chờ cuộc họp của NHNN...
 
Last edited by a moderator:
Sau khi phát hành tín phiếu để hút bớt tiền trên lưu thông, sắp tới có thể NHNN sẽ thực hiện đợt tái cấp vốn cho các Ngân hàng lớn. Lãi suất tái cấp vốn hiện cũng chưa xác định rõ nhưng có thể cũng khá ổn để các NH có thể cho vay ở mức lãi suất hợp lý.

Điều này sẽ giúp các Ngân hàng lớn hút bớt số khách hàng của các Ngân hàng yếu kém và đẩy áp lực sát nhập lên một cao trào mới. Hoạt động này ít nhiều sẽ làm tăng cung tiền trên thị trường và sức ép huy động lãi suất cao cũng giảm bớt. Như vậy là một mũi tên trúng được mấy đích: lãi suất huy động nói chung trên thị trường sẽ giảm, dòng tiền sẽ tăng cường sức mạnh cho nhóm NH trụ thị trường, kích thích dòng khách hàng về với nhóm trụ, giúp tăng cường hoạt động, lợi nhuận và giảm áp lực nợ xấu của họ. Trong khi đó, nhóm Ngân hàng yếu càng đến gần hơn với chủ trương sát nhập.

Tuy nhiên, thị trường vẫn có các yếu tố không đổi. Đó là nợ xấu vẫn chưa có hướng để xử lý mà chỉ tạm thời khoanh lại. Nếu cứ để dai dẳng thì nhóm nợ xấu sẽ tác động ngược lại thị trường như một điều tất yếu. Giá xăng dầu trong vòng vài tháng tới khó giảm, thậm chí còn tăng, vẫn tạo ra áp lực lên chỉ số CPI hiện tại còn đang ở mức cao.

Vậy có nên tái cấp vốn...
 
CDS giảm mạnh, VNINDEX sẽ tiếp tục tăng điểm

Như đã viết các bài viết trước về sự ảnh hưởng của M2,CPI,CDS tới thị trường chứng khoán. Nhân dịp dòng vốn ngoại đang vào rất mạnh, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận lại vấn đề CDS và thị trường Chứng khoán Việt Nam.CDS( Credit Default Swap) là một sản phẩm tài chính có nguyên tắc như hợp đồng bảo hiểm. CDS càng rao thể hiện rủi ro của chủ thể càng cao, và ngược lại. CDS và thị trường chứng khoán luôn biến động ngược chiều nhau. Tại Việt Nam, giới chứng khoán mới chỉ biết đến CDS từ năm 2008, sau làn sóng rút vốn ào ạt của các quỹ nước ngoài năm đó.Bài viết này lấy số liệu CDS từ đầu năm 2008 tới nay để cho thấy sự biến động rất có ý nghĩa của nó và thị trường chứng khoán Việt Nam (VNINDEX).

18229d1332405086-quant-cds-giam-manh-vnindex-se-tiep-tuc-tang-diem-cds2.png


Trên đây là đồ thị CDS 5 năm và VNINDEX từ đầu năm 2008, đỉnh điểm của CDS từ trước tới nay là lúc CDS lên hơn 1000 điểm, đây chính là cuối năm 2008, lúc thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh, trái phiếu bị bán tháo, tỉ giá tăng mạnh.Rõ ràng khi CDS tăng mạnh, thì lập tức thị trường chứng khoán bị giảm điểm cũng rất mạnh.
Người viết dùng hồi quy 2 biến để đo độ tương quan (correlation) giữa 2 biến số VNINDEX & CDS. Kết quả cho thấy Correlation giữa CDS và VNINDEX là -80%, điều này cho thấy biến động ngược chiều nhau. R2=63.46% cho thấy CDS giải thích được tới 63.46% biến động của VNINDEX.

Theo những kiểm tra (test) trước đây thì CDS không giải thích được biến động của VNINDEX bằng M2 vì lý do CDS không có Volume, nên nhiều khi số điểm CDS tại một thời điểm không phản ánh hết được toàn bộ thị trường tài chính mà chỉ là một số thương vụ mua bán giữa các tổ chức với nhau. Hiện nay CDS 5 năm của Việt Nam đã hạ rất nhanh sau khi đạt đỉnh 485 điểm vào cuối năm ngoái.

Sau khi CDS tạo đỉnh, thị trường chứng khoán đã phản ứng rât tiêu cực và rơi một mạch xuống dưới 340. Tuy nhiên từ đó tới nay, CDS 5 năm đã giảm một cách nhanh chóng làm cho thị trường chứng khoán lên điểm tích cực.Hiện nay CDS đang ở mức 264 điểm, giảm 221điểm tương dương 45%, đây là mức thay đổi rất tích cực tạo tiền đề cho các cơ hội huy động vốn nước ngoài như Vietinbank vừa công bố.

Source: vinase@vfpress.vn
 
'VN-Index sẽ đạt 600 điểm vào giữa năm 2012'
http://cafef.vn/20110817040759648CA...vnindex-se-dat-600-diem-vao-giua-nam-2012.chn

TTCK VN đã ảm đạm trong suốt một thời gian dài. Sự ảm đạm này bao giờ sẽ chấm dứt? Theo ông Michael Kokalari, GĐ Điều hành Bộ phận Nghiên cứu Phân tích của KEVS, VN-Index sẽ đạt mốc 600 điểm vào giữa năm 2012.

"VN-Index sẽ đạt 600 điểm vào giữa năm 2012" - Đó là dự báo khá lạc quan của ông Michael Kokalari, Giám đốc Điều hành Bộ phận Nghiên cứu Phân tích của KEVS, về sức bật của chỉ số VN-Index.
 
Back
Top