Về ý kiến của bác Fancy em xin trao đổi luôn:
Định hướng chính sách là hướng thắt chặt và NHNN vẫn tiếp tục theo đuổi định hướng này. Tuy nhiên, NHNN Việt Nam lại không có vai trò độc lập, nên tính tự chủ không cao, bị tác động bởi Chính phủ, dẫn đến việc có thể đi trệch hướng. Bài viết đang đề cập đến khả năng đó. Dù sao NHNN vẫn còn nhưng công cụ khác để duy trì định hướng của mình. Hy vọng thống đốc sẽ làm tốt và Chính phủ ít can thiệp hơn. Việc tái cấu trúc là cần thiết vì năng lực cạnh tranh của nền kinh tế kém quá, việc thay đổi nó không hy vọng 6 tháng, 1 năm được mà cần quãng thời gian dài hơn.
Điểm dở tồn tại là sự xung đột giữa chính sách dài hạn của NHNN và chỉ đạo của Chính phủ. Nếu không được dùng cẩn thận có thể gây những hậu quả lớn..
Như vậy túm váy tranh luận lại, em tổng kết thử mấy ý xem ý các bác thế nào:
1. Hiện trạng kinh tế: Vẫn đình đốn, chỉ là đà suy thoái được hãm lại. Thành tích đạt được là lạm phát đang được ngăn chặn, những nguyên nhân và nguy cơ gây ra khủng hoảng đã được xác định và khoanh vùng về mặt cơ bản (đầu tư công, ngân hàng yếu, ...). Tuy nhiên các giải pháp chưa được hoạch định và thể hiện rõ.
2. Định hướng chính sách: Hiện đang có sự mâu thuẫn trong việc thay đổi chính sách. CP thì muốn nới lỏng chính sách vì cấp bách của thực trạng, còn NHNN vẫn muốn duy trì chính sách thắt chặt. Tuy nhiên như bác arrow phân tích, NHNN không có vai trò độc lập, tính tự chủ không cao.
3. Đầu tư nước ngoài vào VN: VN đang là 1 trong những lựa chọn mới của các nhà đầu tư nước ngoài, do chủ yếu vì các tài sản đang được đánh giá khá rẻ, trong khi môi trường đang có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đây hầu hết là các nguồn FII, nên tính add value và ổn định chỉ ở mức trung bình.
Suy luận ngược lại về ảnh hưởng vào TTCK, mình nghĩ trong trường hợp này sẽ xảy ra 2 kịch bản:
1. Nếu NHNN kiên trì với chính sách, đặt lạm phát mục tiêu và tái cấu trúc ngân hàng lên hàng đầu, VN sẽ tiếp tục năm 2012 với những thông tin xấu. TTCK không thể kỳ vọng có sự tăng mạnh, tuy nhiên về view dài hạn sẽ có nhiều tích cực do các thành phần và cơ cấu vốn trong nền kinh tế được thanh lọc đáng kể, tạo ra 1 chu kỳ tăng trưởng tốt trong tương lai.
2. Nếu CP quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ, và hỗ trợ thị trường, chúng ta có thể kỳ vọng 1 uptrend khá mạnh trên TTCK ngay trong nửa đầu năm 2012 này. Tuy nhiên, sau sóng này, việc nền kinh tế sẽ biến động thế nào sẽ khá phức tạp, và view trong dài hạn sẽ ở góc độ tiêu cực, do các vấn đề của nền kinh tế không được điều trị dứt điểm, và như bài trc mình đã viết, mình e rằng đây sẽ chỉ là cách mạng nửa vời.
P/S:
Quá trình tái cấu trúc NH vẫn quyết liệt và hoạt động tái cấp vốn cho NH lớn cũng phục vụ cho mục đích cô lập thanh khoản NH nhỏ, bắt buộc NH phải chịu sát nhập khi quá căng thanh khoản.
Đoạn này em vẫn chưa hiểu rõ ý bác arrow lắm, mong được nghe bác giải thích tường tận hơn cách tạo ra sự cô lập và căng thẳng thanh khoản cho các NH nhỏ khi tái cấp vốn cho NH lớn.