Thực sự thanh khoản của NHTM hiện tại không còn căng thẳng ở dạng thiếu, mà là ở dạng thừa. Xem thêm ở NDHmoney.Tình trạng thanh khoản của NHTM là mong manh tạm thời thôi; chờ đến cuối năm nếu ngân sách đến cuối năm tiếp tục thâm hụt và chắc là sẽ thâm hụt nặng thì mới biết ai mặc quần!
Kết quả điều tra cho thấy, động cơ của các đối tượng kể trên không có mục đích phá hoại nhưng có mục đích vụ lợi về kinh tế, do các đối tượng này đều là nhà đầu tư nhỏ lẻ, tham gia đầu tư chứng khoán. Mặt khác, các đối tượng này bị ảnh hưởng bởi các diễn đàn mạng phản động, những thông tin trái chiều về tình hình thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà Nước; đồng thời muốn tỏ ra là người thạo tin nên đã tung tin đồn gây sự chú ý trên các diễn đàn mạng.
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/bat-3-nha-dau-tu-tung-tin-don-chu-tich-bidv-tran-bac-ha-bi-bat-2013071613070267317ca34.chn
Thực sự thanh khoản của NHTM hiện tại không còn căng thẳng ở dạng thiếu, mà là ở dạng thừa. Xem thêm ở NDHmoney.
Có lẽ theo lối cũ ta về, liệu pháp sẽ là 3 thành phần:
- SBV phát hành bond thấm bớt một lượng
- Phân bổ vào các dự án hạ tầng
- Cuối cùng mới đến các gói chỉ định
Vấn đề chỉ còn là Ở đâu, lúc nào và bao nhiêu, còn như thế nào thì đã có Bộ Tài chính và bộ chuyên ngành lên kế hoạch
Tình trạng ở các bank yếu thì nó vẫn rất yếu, nhưng nhìn chung không phải quá đen như thế đâu. Đợt rồi một số kỹ thuật đã nhắc đến trong bài chi phí tái cấu trúc ngân hàng đã được sử dụng và giảm hệ số nhân tiền của tòan hệ thống đáng kể, làm giảm áp lực nợ. Đáng kể nhất là hiện tượng nợ lòng vòng đã gỡ được cơ bản. Trong các bank trụ cột, tình hình lại có xu hướng thừa vốn. Đợt bán vàng vừa rồi thực sự là một mũi tên bắn nhiều mục tiêu.Tạm thời lúc này không thừa thanh khoản anh ạ. Kỳ đấu thầu gần nhất của NHNN bị ế bond, trong khi em vẫn thấy các NH trong tứ trụ chạy xin kỳ hạn gửi của các khách hàng lớn, dù việc đua lãi suất gửi ko cao và căng như trước đây, nhưng đó lại là bằng chứng về sự mong manh của hệ thống và chính sách.
Bài phỏng vấn này phản ánh phần nào thực trạng hiện tại. Nợ xấu ko thể tự nhiên mất đi, và việc xử lý bằng kéo dài thời gian trong bối cảnh kinh tế khó khăn lại càng dễ nảy sinh khó khăn kế tiếp....
NHNN cõng trên lưng nợ xấu ngày càng xấu
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...-xau-ngay-cang-xau-201307171317542036ca34.chn
Tình trạng ở các bank yếu thì nó vẫn rất yếu, nhưng nhìn chung không phải quá đen như thế đâu. Đợt rồi một số kỹ thuật đã nhắc đến trong bài chi phí tái cấu trúc ngân hàng đã được sử dụng và giảm hệ số nhân tiền của tòan hệ thống đáng kể, làm giảm áp lực nợ. Đáng kể nhất là hiện tượng nợ lòng vòng đã gỡ được cơ bản. Trong các bank trụ cột, tình hình lại có xu hướng thừa vốn. Đợt bán vàng vừa rồi thực sự là một mũi tên bắn nhiều mục tiêu.
Vấn đề ở các khỏan nợ xấu hiện nay, là chưa có ai dám áp dụng writedown và cho cắt lỗ, một khi cho hai điều này thì sẽ khai thông được đáng kể, tất nhiên là phải có trả giá. Vì sợ trả giá và vì nhiều chủ các khỏan nợ ấy cũng thi gan, ra sức níu tay nhà nước để hy vọng gỡ gạc khỏan lỗ nên vướng.
Logic của chủ nợ rất đơn giản là "tôi cho vay dứt khóat phải thu đủ gốc lãi", trong khi nếu điều đó là ở các nước phương Tây, chuyện sẽ là bài ngửa: "Ông muốn câu giờ để mất sạch, hay là ông bán cho ông kia giá của phần còn dư nợ là 30%?". Nếu chủ nợ cứ cương quyết đòi cả gốc và lãi thì tức khắc hôm sau trát phá sản của tòa sẽ đăng trên tòan bộ các phương tiện thông tin đại chúng, và khỏan nợ có khi chỉ thu được giỏi lắm là 15%.
Thực tế một khi đã rơi vào tình trạng khủng hỏang kinh tế, đòi thu đủ gốc lãi là không tưởng. Nhưng người ta cứ tham, tất phải chết đau, còn nhà nước thì nói thật là các chủ nợ thích thi gan thì cứ ngồi đó mà đòi, không ai đuổi các chủ nợ, cứ chịu khó chờ quy luật thị trường phát huy để xem thi gan có lợi hay không?
Sự thật nó đau lòng như thế, nhưng hiếm ai chịu nhìn thẳng vào sự thật cả, cứ đòi tôi quen anh này, tôi là con cháu ông kia để cố. May cho các chủ nợ là ở VN chính trị ổn định nên không có chuyện ông mới lên sổ tọet ông cũ, cho tòa tuyên phá sản phát mại đúng luật, không thì các khỏan nợ xấu xóa nhanh lắm. Nhưng sự ổn định đó không giải quyết được nợ, chỉ là nán thêm, cuối cùng thì nợ xấu vẫn phải loại bỏ theo đúng quy luật của thị trường.
Theo đúng nguyên lý về tài chính, không có chuyện vác tiền khác nguồn ra trả cho khỏan nợ giời ơi không cùng nguồn, nên nợ xấu thì cứ xấu, thừa tiền thì cứ thừa tiền. Chẳng qua SBV ôm cái khỏan nợ xấu về là nghĩa vụ được phân bổ, chứ nếu đúng quy luật thì vấn đề nó khác.
Điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (Agribank) giữ chức Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên VAMC.
Điều động và bổ nhiệm, ông Nguyễn Hữu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra các tổ chức tín dụng nước ngoài thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – NHNN, giữ chức thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc VAMC.
Tiếp nhận và bổ nhiệm các ông Lê Quang Châu, Giám đốc Ban Quản lý tín dụng thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); ông Đoàn Văn Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện – Liên Việt (LienVietPostBank); ông Bùi Tín Nghị, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB), giữ chức Phó Tổng Giám đốc VAMC.
Ông V, có 2 ông V. Cách đây 60 năm, nếu 2 ông ấy chung sức (thay vì phí sức ....) tẩn ông K thì ông K cũng lạy bằng cụ.relax story
Giang hồ có bốn ông T, J, K, V đều đông á mệnh phu.
+ Ông T thì khỏi nói to vật vã, gọi là ông ba....ông này có 1 cái ưu điểm....đó là PHÁP TRỊ có lịch sử trên 2000 năm, lạ thay kẻ phát triển nó thì bị xỉ vả như lý tư, tần đế. ngày nay có ông họ đằng....đứng bên bờ tây Hoàng phố...vì hứng khởi, và ánh nắng mặt trời trói trang......lên ông hơi nghếch nên....tay trỏ bờ tây (*bác nào đi hải thượng sẽ được nghe tích nè) ...thì chỉ 10 năm sau, bờ tây toàn nhà cao tầng.....quả nhiên kte bờ tây phát triển hơn bờ đông cổ kính. lý do.....PHÁP TRỊ, bọn đàn em dăm dắp làm theo.
+ Ông J thì thành nhanh nhờ tinh thần samurai....cái này khỏi nói rõ vì nay hắn đang như bồ của chị hai mình hiiiiiiiiii
+ Ông K thì cỡ ..cũng khá, tinh thần dân tộc + cái may là có lão Pac chung hỷ (*thiên hạ K xỉ vả lão) mà có một nước hùng cường ..top 20 địa cầu
+ Duy chỉ ông V.....ưu điểm quả là vô địch thủ, xin nói rõ là thủ giỏi nhất, bị giang hồ nó tẩn cho xì máu bầm dập......được cái chịu đòn giỏi....lại giỏi thái cực chưởng......lên kẻ đi bán muối...cuối cùng là kẻ khác hiiiiii. NHƯNg nay nhờ văn minh nhân loại......nên mới được lần đầu bước vào trò.....XD kte thị trường. mới lòi tói ra vô vàn cái ..xấu mà khi xưa là ưu, ví như sức yếu NSLD thấp nhất thế giới, quen cà kê quán xá...nên có xiền là nhậu nát vỉa hè, quen văn hoá lúa nước (*rất tự hào) nên cực kỳ ....ngầu hứng, vô kỷ luật.
Vậy nên đời vẫn chị dậu.....trong khi ba lão kia đã áo gấm về làng hà aaaaaaaa
Đều là đông á bệnh phu...mà sao lại oan trái thế......nhìn ba lão đã áo gấm trên ta có thể rút 1 kinh nghiệm quan trọng sau:
+ đó chính là PHÁP QUYỀN....phải thấm vào máu V, chứ mỗi thằng một phách thì luật tuy có chuẩn quốc tế...nhưng toàn sài luật R thì như không, còn bản thân cá thể thì phải đổi tính như Lưu Bình xưa.....hoạ chăng mới không hổ...Đông á mệnh phu
:D :D :D
Viết về hiện trạng và tương lai các bác ạ, nhìn quá khứ chặc lưỡi thì chỉ khô miệng mà thôi
Ông V, có 2 ông V. Cách đây 60 năm, nếu 2 ông ấy chung sức (thay vì phí sức ....) tẩn ông K thì ông K cũng lạy bằng cụ.
Thôi thì:
Ai công hầu, ai khanh tướng, đường đời ai biết trước là ai
Thế Chiến quốc, thế Xuân thu, gặp thời thế thì thôi phải thế...
(sorry các cụ Ngô Thì Nhậm và Tường)
Dân ta có khái niệm là độ trễ tâm lý... đám đông. Cầm đèn chạy sớm quá có khi gặp vạ, cho nên cứ phải hô trước, rồi đợi cho đến khi đám đông ủn đằng sau buộc phải đi tiếp, vì thế hơi lâu tí bác thông củm.“Chính phủ nhận thức sâu sắc nền kinh tế chỉ quanh quẩn như thế này, và nguy cơ tụt hậu càng lớn nếu chúng ta không thành công chương trình tái cơ cấu kinh tế”.
http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/100177/
Từ lúc thay đổi tư duy đến khi trở thành hành động coi bộ cũng lâu nhỉ th_chopper
Dân ta có khái niệm là độ trễ tâm lý... đám đông. Cầm đèn chạy sớm quá có khi gặp vạ, cho nên cứ phải hô trước, rồi đợi cho đến khi đám đông ủn đằng sau buộc phải đi tiếp, vì thế hơi lâu tí bác thông củm.
Chính phủ nhận thức sâu sắc, nhưng những ông đệ tử ruột của chính phủ (các tập đoàn kinh tế, các ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương, các bộ) có nhận thức như thế ko? Bây giờ Chính phủ điều hành nền kinh tế hay các tập đoàn nhà nước, các ngân hàng thương mại điều hành nền kinh tế? Nếu ko dẹp các nhóm lợi ích này đi thì "tái cấu trúc" chỉ là nói mồm thôi; mà nói thẳng luôn là không thể dẹp được!