Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Nhập siêu mà vẫn thặng dư cán cân thanh toán vãng lai xét về trung hạn là rất đáng lo ngại!
Nếu bác "lo ngại" ý đó thì quan điểm của em khác bác.
VN xuất khẩu một số thứ nhưng không tính vào cán cân thương mại vì không coi là "hàng hóa":21::21::21:
 
Bao nhiêu năm bóc ngắn cắn dài, tới đây vẫn cứ thế: Ngân sách: Thu bấp bênh, chi “bền vững”

Có cái luật NS, mãi 2009 mới đưa được vào chương trình XD luật của QH,
mà 5 năm rồi vẫn... chưa hoàn thiện được, để trình QH!
phức tạp quá nhỉ ? thôi để dành QH khóa sau vậy ! :(

Nay mới đọc cái này của bác, tâm đắc quá. Thằng em tôi hay nói thêm: cắn cả phải tay, tôi bảo mày tiết kiệm từ ngữ quá, cắn vào đến nách rồi còn nói tay. Giờ hồn, cứ đi hóng hớt rồi về rủ làm cái này, làm cái kia.
 
Nếu bác "lo ngại" ý đó thì quan điểm của em khác bác.
VN xuất khẩu một số thứ nhưng không tính vào cán cân thương mại vì không coi là "hàng hóa":21::21::21:
Kiều hối chẳng hạn. Tính vào hàng hóa là xúc phạm khủng khiếp chứ không đơn giản là tính toán. Loại trừ khoản mục này thì giảm độ 5-7 tỷ.
 
Kiều hối chẳng hạn. Tính vào hàng hóa là xúc phạm khủng khiếp chứ không đơn giản là tính toán. Loại trừ khoản mục này thì giảm độ 5-7 tỷ.
Có gì xúc phạm đâu anh ?
Sức lao động là hàng hóa mà, em nghe nói vậy...
 
Có gì xúc phạm đâu anh ?
Sức lao động là hàng hóa mà, em nghe nói vậy...
Trong môn Kinh tế chính trị, sức lao động là hàng hóa. Trong thực tế, VN có xuất khẩu lao động (sức lao động=hàng hóa). Nhưng đa phần kiều hối là từ thân nhân gửi về chứ không phải là người đi xuất khẩu lao động, họ gửi về theo góc độ đầu tư và giúp gia đình, nên họ không thích bị coi là hàng hóa...
 
Trong môn Kinh tế chính trị, sức lao động là hàng hóa. Trong thực tế, VN có xuất khẩu lao động (sức lao động=hàng hóa). Nhưng đa phần kiều hối là từ thân nhân gửi về chứ không phải là người đi xuất khẩu lao động, họ gửi về theo góc độ đầu tư và giúp gia đình, nên họ không thích bị coi là hàng hóa...
OK anh,
Như đã nói ở post trên, em đang bàn về xuất khẩu mà. Ý anh và em giống nhau.
Chỉ tại cách dùng từ của VN khác tg nên gộp chung 2 khoản đó vào "kiều hối".
 
Không đủ điều kiện để đưa ra căn cứ nào rõ ràng, nhưng có dấu hiệu cho thấy có 1 nguồn tiền carry trade tương đối từ các doanh nghiệp FDI, từ nguồn tiết kiệm của người Việt Nam ở nước ngoài (kiều hối) và các nguồn đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam, tuy nhiên thay vì đầu tư SXKD, nguồn tiền này đang nằm ở các NHTM để hưởng lãi suất sau khi đã convert qua VNĐ. Tổng tài sản của NHTM sẽ bị phù thũng với bề ngoài béo tốt, nhưng khối u tài sản xấu vẫn còn nguyên.

Nguồn tiền này càng để lâu càng trở lên mong manh. Bất kể 1 biến động nào, khách quan (như vụ đụng độ ngoài biển mấy hôm nay) hay chủ quan (điều chỉnh tỉ giá) đều có những tác động không hề nhỏ đối với dòng tiền. SBV sẽ rất khó khăn để sử dụng công cụ tỷ giá và lãi suất do sức ép từ nguồn tiền này!
 
Không đủ điều kiện để đưa ra căn cứ nào rõ ràng, nhưng có dấu hiệu cho thấy có 1 nguồn tiền carry trade tương đối từ các doanh nghiệp FDI, từ nguồn tiết kiệm của người Việt Nam ở nước ngoài (kiều hối) và các nguồn đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam, tuy nhiên thay vì đầu tư SXKD, nguồn tiền này đang nằm ở các NHTM để hưởng lãi suất sau khi đã convert qua VNĐ. Tổng tài sản của NHTM sẽ bị phù thũng với bề ngoài béo tốt, nhưng khối u tài sản xấu vẫn còn nguyên.

Nguồn tiền này càng để lâu càng trở lên mong manh. Bất kể 1 biến động nào, khách quan (như vụ đụng độ ngoài biển mấy hôm nay) hay chủ quan (điều chỉnh tỉ giá) đều có những tác động không hề nhỏ đối với dòng tiền. SBV sẽ rất khó khăn để sử dụng công cụ tỷ giá và lãi suất do sức ép từ nguồn tiền này!
Bằng công cụ lãi suât và tỷ giá linh họat, carry trade có thể bị đảo ngược. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm không phải là áp chế carry trade và đẩy đuổi các carry trader mà là khai thác nó phục vụ cho nền kinh tế, đây mới là điều mà NHNN, UBCK và các bộ liên quan nên có sự phối hợp về chính sách. Hy vọng các cơ quan ấy sẽ hợp tác chặt chẽ, nhịp nhàng và hiệu quả.
 
Em nghe cái vụ công cụ tỷ giá và lãi suất linh hoạt mãi rồi. Việt Nam bỏ qua cơ hội rất quý khi gia nhập WTO mà không phá giá mạnh đồng nội tệ; dẫn đến nguồn vốn carry trade đổ vào tràn ngập hết lũng đoạn thị trường tài chính lại lũng đoạn thị trường BĐS, lây sang lãi suất sốt nóng sốt lạnh cả 6-7 năm qua. Cái đấy có thể gọi chính chiện "là diễn biến hoà bình" (dưng mà các DLV chả biết câu chuyện này đâu). Nói cho nó vuông nếu ko định giá lại VNĐ, ngành SX công nghiệp nội địa, rồi đến nông nghiệp và cả khu vực dịch vụ nữa sẽ bị bóp chết.
 
Em nghe cái vụ công cụ tỷ giá và lãi suất linh hoạt mãi rồi. Việt Nam bỏ qua cơ hội rất quý khi gia nhập WTO mà không phá giá mạnh đồng nội tệ; dẫn đến nguồn vốn carry trade đổ vào tràn ngập hết lũng đoạn thị trường tài chính lại lũng đoạn thị trường BĐS, lây sang lãi suất sốt nóng sốt lạnh cả 6-7 năm qua. Cái đấy có thể gọi chính chiện "là diễn biến hoà bình" (dưng mà các DLV chả biết câu chuyện này đâu). Nói cho nó vuông nếu ko định giá lại VNĐ, ngành SX công nghiệp nội địa, rồi đến nông nghiệp và cả khu vực dịch vụ nữa sẽ bị bóp chết.
Bạn mới nói đúng một phần. Thị trường tài chính của VN thực sự còn rất bé và chập chững, nền kinh tế còn ở giai đọan khai thác và bán tài nguyên thô, do vậy hiệu suất sử dụng vốn thấp, thể chế không theo kịp là đương nhiên. Và thể chế đúng ra là quán tính tư duy và hành động của con người, trong giai đọan chuyển tiếp từ mô hình phi thị trường sang thị trường thì bị lũng đọan là không thể tránh khỏi. Cái này đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế Trung-Nam Mỹ cuối thế kỷ 20, khi mà các nhà cầm quyền ở đó đa phần chỉ biết thu tô và duy trì lợi thế bằng bộ máy hành chính, kết cục là biến nhà nước họ thành cỗ máy rỉ sét cứng nhắc luôn đói vốn và chạy rất hao dầu bôi trơn. Nhưng rồi thì quy luật vẫn là quy luật, cái gì phải đến sẽ đến.

Tuy nhiên, khái niệm diễn biến hòa bình thì dường như không còn hợp mode. Khái niệm này là sản phẩm của đối đầu ý thức hệ thời Chiến tranh lạnh. Ngày nay,xung đột nổi lên thay thế cho xung đột ý thức hệ là xung đột quyền lực kinh tế, tạo nên một cuộc tranh giành mới không rõ nét ý thức hệ như trước, mà dường như là đa chiến tuyến giữa các nền kinh tế mới nổi và các đế quốc già; và một chiến tuyến nữa là giữa các nhà nước và các tập đòan đa quốc gia hùng mạnh muốn dần dần lũng đọan các nhà nước. Một thế giới phẳng mà lại đa cực như vậy không còn dễ phân biệt đồng minh và đối thủ như trước.
 
Last edited by a moderator:
Bạn mới nói đúng một phần. Thị trường tài chính của VN thực sự còn rất bé và chập chững, nền kinh tế còn ở giai đọan khai thác và bán tài nguyên thô, do vậy hiệu suất sử dụng vốn thấp, thể chế không theo kịp là đương nhiên. Và thể chế đúng ra là quán tính tư duy và hành động của con người, trong giai đọan chuyển tiếp từ mô hình phi thị trường sang thị trường thì bị lũng đọan là không thể tránh khỏi. Cái này đã được chứng minh trong lịch sử kinh tế Trung-Nam Mỹ cuối thế kỷ 20, khi mà các nhà cầm quyền ở đó đa phần chỉ biết thu tô và duy trì lợi thế bằng bộ máy hành chính, kết cục là biến nhà nước họ thành cỗ máy rỉ sét cứng nhắc luôn đói vốn và chạy rất hao dầu bôi trơn. Nhưng rồi thì quy luật vẫn là quy luật, cái gì phải đến sẽ đến.

Tuy nhiên, khái niệm diễn biến hòa bình thì dường như không còn hợp mode. Khái niệm này là sản phẩm của đối đầu ý thức hệ thời Chiến tranh lạnh. Ngày nay,xung đột nổi lên thay thế cho xung đột ý thức hệ là xung đột quyền lực kinh tế, tạo nên một cuộc tranh giành mới không rõ nét ý thức hệ như trước, mà dường như là đa chiến tuyến giữa các nền kinh tế mới nổi và các đế quốc già; và một chiến tuyến nữa là giữa các nhà nước và các tập đòan đa quốc gia hùng mạnh muốn dần dần lũng đọan các nhà nước. Một thế giới phẳng mà lại đa cực như vậy không còn dễ phân biệt đồng minh và đối thủ như trước.
TKS!
1/ Phải nói tư duy kte V là: tiểu nông nghiệp, cá thể nên khả năng hấp thụ vốn là không có nhiều, nếu nhìn vấn đề như vậy chúng ta mới thanh thản chấp nhận 1 giai đoạn phát triển với tốc độ trung bình, và % của dân doanh phải cực đại....khi đó LLSX, QHSX, thượng tầng...thực sự có môi trường để....hóa thân rồng. Giống như đánh trận.....cần phải tích lũy, và việc tạo quả đấm thép....trên nền LLSX quá lạc hậu tự thân nó là thất bại, bằng chứng là thực tiễn không chối cãi. vấn đề là các cụ đã hiểu vấn đề này chưa hay không?

2/ Event....là cái phải cấp nhận trong nền kte thả nổi, cái giá biển đông là quá nhỏ.....nên nhớ khi đồng JPY thả nổi.....nền kte Japan tưởng như sụp đổ, thiệt hại cả trăm tỷ $ trong thời gian ngắn. do vậy chẳng có gì mà bi quan quá, lấy đâu ra....ảo vọng cấm vận , như thế bộ VN nó không biết ngả theo thằng khác 100%

3/ carry trade: phải nhớ đây là thành công của ta, nếu không có sự giả tạo của carry trade.......VN chắc đã về đồ đá qua đợt rồi. giống như anh đag nợ XH đen, tự nhiên có bà thím già cho mượn tiền.....là phải cảm ơn, chứ không mạng đâu mà giữ với XH đen. tất nhiên đã gọi là ảo vọng....thì phải nhanh tỉnh, không thể lấy carry trade là cơ bản, chỉ là tình thế

4/ diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự suy thoái...chẳng qua là diễn từ "cảnh giác" , là nước nhỏ đương nhiên là phải cảnh giác

LOng trung sách cho V là gì?
1/ kiên trì CP hóa.....đưa nền SX về tay nhân dân trong nước, đây không phải từ bỏ XHCN mà đây là cách nhanh nhất thay đổi tư duy LLSX VN, khi CNH hiện đại hóa LLSX thì việc NN mua lại các DN tốt quan trọng theo cơ chế TT là việc mà cả mẽo nó cũng làm. có gì mà no. quan trọng của việc này còn phá hai tà kiến (*tư duy sự bất bình đẳng của DnNN-kỳ thực DNNN bi giờ dễ chết bỏ B.., xáy cái là tử hình, sự ỷ lại tài sản của nhà nước mà chủ DNNN phát triển bạt mạng)

2/ để kte thị trường phát triển phải XD pháp quyền, thượng tôn luật pháp: tạo môi trường để bình đẳnng phát triển SX, tạo tự do, dân chủ theo luật, như vậy sẽ tạo sự phát triển XH nhân tài, kte tri thức

3/ để kte thị trường phát triển tiên quyết là phải giữ ổn định các yếu tố đầu vào như: LS thấp ổn định, LD trình độ cao giá rẻ, nguyên liệu đầu (bao gồm oil, điện, nước...) vào giá rẻ

.....
Còn cứ ham phát triển nhanh theo lối cũ thì lần té ngã lần sau sẽ đau hơn
 
Last edited by a moderator:
Việc SBV mua mạnh USD là việc của 3 năm gần đây chứ không phải năm nay mới làm. Trước đây SBV điều hành CSTT thông qua lãi suất và cung tiền thì giờ điều hành CSTT thông qua Dự Trữ ngoại hối với 2 yếu tố hổ trợ:
1. tín dụng ko tăng được do NPL là nút chặn.Tiền loanh quanh hệ thống đổ dồn vào sbv bill
2. Tổng cầu yếu​
Và SBV trung hòa VND lại qua kênh SBV bill. Con số 7,5 tỷ gần đây là những minh chứng. Và thị trường bond VN 2013 là thi trường trái phiếu phát triển nhất KV asean cũng thể hiện điều đó. Any way, dù sao cũng là 1 điểm nhấn + của Mr Bình trong việc điều hành CSTT. Nghe giang hồ bảo có khả năng lên PTT. Đấy là góc độ em nhìn về USD. Dự trữ ngoại hối sẽ cán mức 50 tỷ usd trong thời gian 1,2 năm tới cũng ko là điều bất ngờ.
...............................................
Và 3 in 1 này em kỳ vọng giữa tháng 8... Mặt bằng chung cp nhóm blu sẽ chiet khấu 10-15%, nhóm mid 20%, penny và xác chết 25% trở lên.
P/s: Ngược lại nếu con bò ngự trị thi trường ở tháng 5-tháng 6 , thì em sẽ nhảy vào TT với dk market break vùng 608...Thanh khoản cải thiện dần...Em sẵn sàng đu vào mà bỏ qua vấn đề định gia tham gia chung với dòng tiền lớn vào thị trường ( ít nhất 20k tỷ vào TT để phá vùng 608)...Nhưng xác suất để phá 608 trong quý 2 theo em hầu như thấp thậm chí thấp hơn crush 500...hihi.

Thị trường về sát 500, vậy dự báo của bác Maika là hơi ngon đấy. Tuy nhiên thực tế về 500 hơi nhanh hơn dự kiến.

Em xin bình thêm về mấy nội dung bác đề cập. Việc mua vào $ trong hai năm trước là nằm trong chủ trương đánh chặn đầu cơ, nâng cao hệ số tích lũy $ để đảm bảo an toàn. Khi ngưỡng an toàn đã đạt thì việc mua thêm nhiều $ là hoàn toàn phải cân nhắc.

Việc mua $ vào đồng nghĩa với việc một lượng lớn VND được đưa ra thị trường. Xin đừng nhìn thuần túy con số 7 tỷ $ hay khoảng 140k tỷ đưa ra thị trường. Thị trường còn có hệ số nhân tiền, một lượng tiền chảy vào lưu thông sẽ có sức mạnh thanh khoản với hệ số nhân k nhất định. Với hệ số đó nếu bơm ra 140k tỷ, thị trường sẽ có thêm rất nhiều tiền. Đó là lý do NHNN buộc phải hút về theo các kênh tín phiếu và trái phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc NHNN chấp nhận chi phí để có được việc cân đối thị trường trong một mục tiêu thời gian nhất định. Tất nhiên là không thể giữ chính sách này mãi nếu không có bài toán xử lý kế tiếp. Vì thế, em không nghĩ NHNN tiếp tục mua $ vào nữa nếu ko có những mục tiêu cần xử lý vì chi phí dội lại ngân sách cũng không nhỏ.

Hiện tại, chính sách bơm hút này giữ vững thanh khoản thị trường trong điều kiện xiết dần nợ xấu theo TT02. Thời gian tiếp theo là thời gian các ngân hàng phải tự hoàn chỉnh việc cơ cấu nợ của họ trong điều kiện rất khó đề đảo tiếp. Họ đã có 2 năm để thích nghi và chuẩn bị, giờ là lúc cần căn chỉnh thật.

Căn theo điều kiện thị trường, chính sách cung tiền mở có điều tiết sẽ còn giữ nhịp tối thiểu 6 tháng để đảm bảo ổn định hệ thống. Cách điều hành của NHNN có bước đệm, không sốc nhưng việc bình ổn sẽ kéo dài và theo đó thị trường CK sẽ không có nhiều kỳ vọng để tăng nhiều nữa do kinh tế vĩ mô sẽ duy trì ở nhịp chậm, thậm chí còn giảm. Quãng thời gian sắp tới hy vọng chính sách có biến chuyển để kịp tạo cú hích cho nền kinh tế, nếu không, chúng ta sẽ phải chấp nhận bước đi ì ạch của nền kinh tế với quá ít biến chuyển và có nhiều rủi ro.
 
Lạm bàn về tình hình vĩ mô năm 2014 :
Nhìn chung, sau thời kỳ suy thoái của nền kinh tế, đặc biệc có sự góp sức của suy thoái bất động sản và các ngành sản xuất. Hiện tại Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi. Các chỉ số kinh tế đều có dấu hiệu tích cực và tiến bộ.
Xu hướng nền kinh tế bao giờ cũng ảnh hưởng và phản ánh vào thị trường chứng khoán. Phân tích vĩ mô tình hình hiện tại phải nhắc đến tình hình chính trị, đặc biệt là mối quan hệ chính trị và ngoại giao.
Nổi cộm những tác động chính trị đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay được giới truyền thông đưa tin chủ yếu liên quan từ việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên biển Đông.
Phản ứng của Việt Nam và các nước thế nào, mối quan hệ bang giao của Việt Nam ra sao sẽ tạo ra một tác động đáng kể đến xu hướng nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Diễn đàn chúng ta có quy định không bàn luận về chính trị. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn với tầm quốc gia và nhận định chuẩn xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của từng cá nhân.
Hiện nay có thể nói, các tin tốt thì chưa chắc đã phản ánh ngay vào giá chứng khoán nhưng các tin xấu tôi tin là ảnh hưởng ngay.
Gạt bỏ các vấn đề xung quanh. Chỉ nhìn việc mâu thuẩn ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng ngay đến tâm lý đầu tư.
Có người cho rằng nếu có đụng độ quân sự trên biển Đông sẽ làm thị trường suy thoái. Tôi nghĩ ý kiến này đúng. Mặt khác trong cái rủi, có cái may. Nếu tranh chấp với Trung Quốc lắng dịu, ngược lại qua đây mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và các nước ASEAN được cải thiện, vai trò của Việt Nam trong khu vực tốt lên thì lại là điểm rất tốt để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Mọi người có ý kiến thế nào về sự ảnh hưởng này tới thị trường chứng khoán thì post lên đây cùng trao đổi nha.
 
Lạm bàn về tình hình vĩ mô năm 2014 :
Nhìn chung, sau thời kỳ suy thoái của nền kinh tế, đặc biệc có sự góp sức của suy thoái bất động sản và các ngành sản xuất. Hiện tại Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi. Các chỉ số kinh tế đều có dấu hiệu tích cực và tiến bộ.
Xu hướng nền kinh tế bao giờ cũng ảnh hưởng và phản ánh vào thị trường chứng khoán. Phân tích vĩ mô tình hình hiện tại phải nhắc đến tình hình chính trị, đặc biệt là mối quan hệ chính trị và ngoại giao.
Nổi cộm những tác động chính trị đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay được giới truyền thông đưa tin chủ yếu liên quan từ việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên biển Đông.
Phản ứng của Việt Nam và các nước thế nào, mối quan hệ bang giao của Việt Nam ra sao sẽ tạo ra một tác động đáng kể đến xu hướng nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Diễn đàn chúng ta có quy định không bàn luận về chính trị. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn với tầm quốc gia và nhận định chuẩn xác sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của từng cá nhân.
Hiện nay có thể nói, các tin tốt thì chưa chắc đã phản ánh ngay vào giá chứng khoán nhưng các tin xấu tôi tin là ảnh hưởng ngay.
Gạt bỏ các vấn đề xung quanh. Chỉ nhìn việc mâu thuẩn ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng ngay đến tâm lý đầu tư.
Có người cho rằng nếu có đụng độ quân sự trên biển Đông sẽ làm thị trường suy thoái. Tôi nghĩ ý kiến này đúng. Mặt khác trong cái rủi, có cái may. Nếu tranh chấp với Trung Quốc lắng dịu, ngược lại qua đây mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và các nước ASEAN được cải thiện, vai trò của Việt Nam trong khu vực tốt lên thì lại là điểm rất tốt để tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Mọi người có ý kiến thế nào về sự ảnh hưởng này tới thị trường chứng khoán thì post lên đây cùng trao đổi nha.
Nhập siêu TQ là 23.7 tỷ chủ yếu là máy móc, nguyên liệu TQ (*loại CN kém nhất TG hiện đại, và người đi copy thì sẽ không bao giờ có công nghệ cao hơn TQ)
Event - Đây là cơ hội/ thách thức cho Dn VN. nếu nắm bắt được mà dần chuyển hướng qua thị trường khác được ưu đãi như Jap, Korea mà nhập máy, nguyên liệu ..tuy giá cao hơn nhưng nhập siêu sẽ dần teo đi
Nếu giảm 50% nhập siêu TQ đã rất thành công, khi đó công nghệ VN sẽ copy công nghệ cao của các nước tiên tiến....
..
còn cứ ù lỳ như cũ thì ..nhọc lòng mà chẳng lên công cán gì. hà aaaaa
 
Last edited by a moderator:
Có bạn hỏi mình về tình hình nguồn vốn trái phiếu và việc Kho bạc có gửi 1 lượng tiền tại các NHTM trong thời gian gần đây và ý nghĩa của nó như thế nào.

Việc huy động trái phiếu là hoạt động huy động vốn của Chính phủ sử dụng trong mục đích cân nguồn trong chi tiêu. Nguồn vốn từ trái phiếu huy động được có thể được giải ngân theo các kế hoạch phân bổ vốn hoặc phải giữ chờ giải ngân. Vì vậy, nếu lượng tiền nằm trong diện chờ giải ngân có thể được Kho bạc NN giữ và gửi ngắn hạn trong các NHTM, đó cũng là hoạt động bình thường để tối ưu hóa dòng tiền. Hiện tượng trên chỉ xấu khi lượng tiền gửi lớn và dài hạn, vì như thế kế hoạch giải ngân ko thực hiện được, dòng tiền bị kẹt và gây ảnh hưởng, do nguồn vốn trái phiếu huy động Chính phủ phải trả lãi.
 
arrowhanoi cho một bài về nợ xấu đang tăng trở lại và viet nam không đủ khả năng trả nợ đi.

2 hôm vừa rồi có 2 tin này thấy đáng để suy nghĩ, nhưng phần này lại không rành lắm, bac nào có kinh nghiệm vấn đề này chi sẻ với.


Sent from my iPad using Tapatalk
 
arrowhanoi cho một bài về nợ xấu đang tăng trở lại và viet nam không đủ khả năng trả nợ đi.

2 hôm vừa rồi có 2 tin này thấy đáng để suy nghĩ, nhưng phần này lại không rành lắm, bac nào có kinh nghiệm vấn đề này chi sẻ với.


Sent from my iPad using Tapatalk
Nợ xấu nhìn về bản chất không phải tăng trở lại mà dưới áp lực áp dụng TT02, các Ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại chính sách che dấu nợ xấu trước đây, dẫn đến một số khoản nợ buộc phải lộ diện vì không thể đảo thêm. Sự kiện Ngân hàng Xây dựng gần đây là một phần của câu chuyện đó. Những câu chuyện kiểu như Tập đoàn Thiên Thanh, vốn đã tồn tại, giờ vào hoàn cảnh mới phải phô ra.
 
Thị trường về sát 500, vậy dự báo của bác Maika là hơi ngon đấy. Tuy nhiên thực tế về 500 hơi nhanh hơn dự kiến.

Căn theo điều kiện thị trường, chính sách cung tiền mở có điều tiết sẽ còn giữ nhịp tối thiểu 6 tháng để đảm bảo ổn định hệ thống. Cách điều hành của NHNN có bước đệm, không sốc nhưng việc bình ổn sẽ kéo dài và theo đó thị trường CK sẽ không có nhiều kỳ vọng để tăng nhiều nữa do kinh tế vĩ mô sẽ duy trì ở nhịp chậm, thậm chí còn giảm. Quãng thời gian sắp tới hy vọng chính sách có biến chuyển để kịp tạo cú hích cho nền kinh tế, nếu không, chúng ta sẽ phải chấp nhận bước đi ì ạch của nền kinh tế với quá ít biến chuyển và có nhiều rủi ro.

Vừa rồi vĩ mô chịu tác động khá lớn từ sự kiện biển Đông. Sau khi tạm thời bình ổn một số vấn đề, căn cứ trên quan sát thị trường, em có mấy nhận xét sau:
- Có thể khẳng định chính sách cung tiền mở tiếp tục duy trì. Thị trường OMO hoạt động khá mạnh với việc bơm hút liên tục. Bên cạnh đó, nhịp dao động tỷ giá vừa rồi khẳng định NHNN tạm thời điều tiết thị trường khá tốt và đó là lý do để tiếp tục duy trì cung tiền theo hướng hiện tại để đảm bảo thanh khoản thị trường ổn định.
- Kinh tế sẽ chịu nhiều khó khăn hơn do nhưng quan ngại nhất định về đầu tư sau sự kiện biển Đông.
- Dòng tiền dư thừa vẫn quanh quẩn bên thị trường CK, và đấy là điều kiện thuận lợi cho những con sóng đầu cơ có thể được tạo ra. Mạnh dạn hơn một chút, mình chờ đợi một con sóng đầu cơ có thể đến ngay trong quý 3 này, vì hiện tại điều kiện để đẩy sóng thuận lợi hơn nhiều so với các thời điểm còn lại trong năm.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top