Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Ông Trần Xuân Giá đã bị khởi tố

http://vietstock.vn/2012/09/hoat-dong-cua-acb-eximbank-on-dinh-binh-thuong-757-240185.htm

Như đã thông tin, ngày 19-9, HĐQT Ngân hàng ACB phát thông cáo cho biết đã chấp thuận cho Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai phó chủ tịch HĐQT khác là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang được từ nhiệm. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Eximbank (EIB) cũng họp công bố việc từ nhiệm vì lý do cá nhân của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.


Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.

Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội; từ 1981, phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); từ 1996, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3-2008.
 
Last edited by a moderator:
...
Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.

...

Thắc mắc:
1. Ngân hàng A đem tiền gởi tiết kiệm ở ngân hàng C thì vi phạm luật gì ? "tội" đó có nặng không ?
2. Ngân hàng C sau khi nhận tiền gởi tiết kiệm, chuyển vào tài khoản của chị N xong rồi bị "bốc hơi" thì mắc mớ gì đến ngân hàng A ?
3. Có thể gọi ngân hàng A là nạn nhân của chị N được không ?
 
Thắc mắc:
1. Ngân hàng A đem tiền gởi tiết kiệm ở ngân hàng C thì vi phạm luật gì ? "tội" đó có nặng không ?
2. Ngân hàng C sau khi nhận tiền gởi tiết kiệm, chuyển vào tài khoản của chị N xong rồi bị "bốc hơi" thì mắc mớ gì đến ngân hàng A ?
3. Có thể gọi ngân hàng A là nạn nhân của chị N được không ?

Chưa nói về luật, quy tội nặng hay nhẹ. Suy luận logic đã bác nhé.

Chức năng của ngân hàng là gì? Huy động vốn và cho vay phát triển sản xuất kinh doanh. Vậy anh A huy động vốn mà không đưa vào cho vay phát triển sxkd mà lại đem gửi ở ngân hàng khác để lấy lãi cao thì đúng hay sai? Trong khi NHNN đang muốn hạ lãi suất cho vay.

Chắc chắn các tiến sĩ kinh tế ở ngân hàng A biết là SAI. Thế mới có hình thức lòng vòng là ký hợp đồng ủy thác cho cá nhân và vốn này lại chuyển vào tài khoản của HUYỀN NHƯ.
 
...
Chắc chắn các tiến sĩ kinh tế ở ngân hàng A biết là SAI. Thế mới có hình thức lòng vòng là ký hợp đồng ủy thác cho cá nhân và vốn này lại chuyển vào tài khoản của HUYỀN NHƯ.

Đem gởi ở ngân hàng C thì ngân hàng C phải chịu trách nhiệm về khoản tiền đó chớ. Nhân viên của ngan hàng C làm cái gì thì đây là chuyện nội bộ của ngân hàng C. Vì thế me xừ nào đó nói rằng sẽ kiện ngân hàng C để lấy lại số tiền và sẽ lấy lại được là hợp lý thôi.
 
...
Chức năng của ngân hàng là gì? Huy động vốn và cho vay phát triển sản xuất kinh doanh. Vậy anh A huy động vốn mà không đưa vào cho vay phát triển sxkd mà lại đem gửi ở ngân hàng khác để lấy lãi cao thì đúng hay sai? Trong khi NHNN đang muốn hạ lãi suất cho vay.

...

Hình như là không có luật nào nói là sai hết !
 
Hóa ra nguyên giàn lãnh đạo ACB bị dính vụ chị Như à. Ko phải chung xuồng với bầu Kiên à?
@Tican:
Đem gửi ngân hàng khác là chuyện bình thường, chẳng có tội gì cả. Cái tội thứ nhất là gửi với lãi suất cao hơn quy định của NHNN (mà cái này thì thằng éo ngân hàng nào chả dính nhỉ), cái tội thứ 2 là ủy thác, ủy thiết gì đấy cho các cá nhân đem tiền đi gửi (cái này mà ko khéo, các cá nhân được ủy thác tham lam ôm của chạy luôn thì toi, cái này chắc chỉ vi phạm các quy định về quản trị thôi).
Còn tiền đã gửi cho NH C roài, NH C làm mất thì phải đền thôi, tiền đó ko mất, chỉ có điều khi đòi lại phải tốn phí kiện cáo tùm lum, vừa mất thời gian vừa mất niềm tin nơi người gửi tiền.
 
Last edited by a moderator:
Hóa ra nguyên giàn lãnh đạo ACB bị dính vụ chị Như à. Ko phải chung xuồng với bầu Kiên à?

Chị N (nhân viên ngân hàng C) ôm 4600 tỷ từ trong két ngân hàng C đổ xuống đất, thế thì tại sao lãnh đạo ngân hàng A (người gởi tiền) bị liên lụy mà không thấy nói đến lãnh đạo C nhỉ ? Vụ này có vẻ bí hiểm thật.
 
...
Đem gửi ngân hàng khác là chuyện bình thường, chẳng có tội gì cả. Cái tội thứ nhất là gửi với lãi suất cao hơn quy định của NHNN (mà cái này thì thằng éo ngân hàng nào chả dính nhỉ), cái tội thứ 2 là ủy thác, ủy thiết gì đấy cho các cá nhân đem tiền đi gửi (cái này mà ko khéo, các cá nhân được ủy thác tham lam ôm của chạy luôn thì toi, cái này chắc chỉ vi phạm các quy định về quản trị thôi).
Còn tiền đã gửi cho NH C roài, NH C làm mất thì phải đền thôi, tiền đó ko mất, chỉ có điều khi đòi lại phải tốn phí kiện cáo tùm lum, vừa mất thời gian vừa mất niềm tin nơi người gửi tiền.

Điều khó hiểu là không có ông nào bên làm mất tiền bị bắt, chỉ bắt ông gởi tiền. Vậy thì chắc chắn phải còn điều gì khác thường ở đây.
 
Hóa ra nguyên giàn lãnh đạo ACB bị dính vụ chị Như à. Ko phải chung xuồng với bầu Kiên à?
@Tican:
Đem gửi ngân hàng khác là chuyện bình thường, chẳng có tội gì cả. Cái tội thứ nhất là gửi với lãi suất cao hơn quy định của NHNN (mà cái này thì thằng éo ngân hàng nào chả dính nhỉ), cái tội thứ 2 là ủy thác, ủy thiết gì đấy cho các cá nhân đem tiền đi gửi (cái này mà ko khéo, các cá nhân được ủy thác tham lam ôm của chạy luôn thì toi, cái này chắc chỉ vi phạm các quy định về quản trị thôi).
Còn tiền đã gửi cho NH C roài, NH C làm mất thì phải đền thôi, tiền đó ko mất, chỉ có điều khi đòi lại phải tốn phí kiện cáo tùm lum, vừa mất thời gian vừa mất niềm tin nơi người gửi tiền.

NH C bác nói còn dám phong tỏa tiền của khách đang gửi còn lại và không trả lại cho đến khi có kết luận của CQĐT kìa ... mà cái kết luận này chắc phải 2 năm mới có :( vãi đạn luôn :D
 
NH C bác nói còn dám phong tỏa tiền của khách đang gửi còn lại và không trả lại cho đến khi có kết luận của CQĐT kìa ... mà cái kết luận này chắc phải 2 năm mới có :( vãi đạn luôn :D

Đúng là ko thể hiểu được, thế thì mình cũng ko nên tìm hiểu nữa vì có tìm cũng ko hiểu hĩ hĩ
Thời buổi loạn lạc, tin đồn thì nhiễu nhương tràn lan, oải thật...
 
Hình như là không có luật nào nói là sai hết !

LXH của ACB đã bị bắt vì liên quan tới vụ này rồi thì có gì mà phải đặt câu hỏi nữa bác. Vấn đề tiếp theo là ai liên quan, ai đã ký để TGD được phép làm,... Tất cả mới chỉ là phỏng đoán.

Tuy nhiên nên nhìn sự kiện này với khía cạnh tích cực.
 
17 tỷ USD đổ vào cổ phiếu toàn cầu sau QE3

Trích dẫn số liệu từ EPFR Global, các nhà phân tích Citigroup cho biết lượng vốn đổ vào các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu trong tuần qua là mạnh nhất trong năm nay sau khi Fed và ECB công bố các biện pháp kích thích tiền tệ.

Theo đó, các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu thu hút được tới 17 tỷ USD trong tuần kết thúc ngày 19/09, cao hơn so với mức 12.1 tỷ USD huy động được trong tuần kết thúc ngày 12/09. Trong đó, khoảng 3.2 tỷ USD đổ vào các quỹ đầu tư thị trường mới nổi.

Từ đầu tháng 9 đến nay, chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 6.2%, cao hơn so với mức tăng 4.5% của chỉ số MSCI Thế giới. Hiện P/E forward của chỉ số MSCI thị trường mới nổi là 11.3 lần, thấp hơn so mức 13.4 lần của chỉ số MSCI Thế giới.

Hôm 13/09, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ áp dụng chương trình nới lỏng định lượng mở (QE3) thông qua việc mua vào các chứng khoán thế chấp với quy mô 40 tỷ USD/tháng và có hiệu lực từ ngày thứ Sáu (14/09). Đồng thời, Fed còn kéo dài thời hạn giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp 0.25% đến giữa năm 2015, thay vì cuối năm 2014 như cam kết trước đó.

Tại cuộc họp báo hôm 06/09, Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB) Mario Draghi công bố chương trình mua trái phiếu mới trên thị trường thứ cấp với tên gọi “Monetary Outright Transactions” (MOT) kèm theo các điều kiện nghiêm ngặt và quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0.75%.

http://vietstock.vn/2012/09/17-ty-usd-do-vao-co-phieu-toan-cau-sau-qe3-773-240245.htm
 
Doanh nhân Nhật rút dần khỏi Trung Quốc
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vnexpress.net/Doanh-nhan-Nhat-rut-dan-khoi-Trung-Quoc/9374401.epi

Ngày 18/9, Toyo Tire cũng vừa phải ngừng hoạt động một nhà máy sản xuất lốp xe bus và xe tải tại Thanh Đảo (Trung Quốc). Đến ngày mai, nhà máy này mới hoạt động trở lại.

Các đại lý của Toyo Tire ở Trung Quốc không bị đập phá, nhưng phong trào tẩy chay hàng Nhật đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của công ty này. Toyo Tire tại Nhật cũng phải yêu cầu nhân viên tạm ngừng công tác đến Trung Quốc để đảm bảo an ninh. Ông Nakakura cho biết, so với các mảng kinh doanh phụ tùng ôtô khác, lốp xe bị ảnh hưởng nặng nhất do chúng được bày bán nhiều nhất tại các cửa hàng và nhãn hiệu cũng rất dễ nhận ra.

Toyo Tire là nhà sản xuất lốp lớn thứ 4 Nhật Bản. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai châu Á của họ, sau đó là Malaysia. Mục tiêu của công ty này là bán được hơn 2,5 triệu lốp xe tại Trung Quốc năm 2015, chiếm tới 20% doanh số tại châu Á. Ông Nakakura cho biết, họ có thể mở rộng sản xuất sang Malaysia vì nước này có thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc. Ngoài ra, công ty cũng đang cân nhắc thêm nhiều quốc gia khác.
 
Ông Trần Xuân Giá đã bị khởi tố

http://vietstock.vn/2012/09/hoat-dong-cua-acb-eximbank-on-dinh-binh-thuong-757-240185.htm

Như đã thông tin, ngày 19-9, HĐQT Ngân hàng ACB phát thông cáo cho biết đã chấp thuận cho Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai phó chủ tịch HĐQT khác là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang được từ nhiệm. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Eximbank (EIB) cũng họp công bố việc từ nhiệm vì lý do cá nhân của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.


Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.

Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).

Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.

Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ (TP.HCM) thuộc Ngân hàng Vietinbank) - từng được coi là đại gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán. Nửa cuối năm 2011, kinh tế suy giảm kéo theo sự đóng băng của thị trường địa ốc, thị trường tài chính xuống dốc, số tiền này đã bị Như làm cho bốc hơi, gây thiệt hại cho ACB.

Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội; từ 1981, phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư); từ 1996, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3-2008.

Vãi nhỉ. Tiền mà chị Như lấy có ghi rõ tên ACB trên đấy đâu?.... sao biết tiền CTG cho chị Như vay có nguồn gốc từ ACB nhỉ???? mà cũng chả liên quan, thằng nào làm mất thằng đấy đền chứ sao nói là mất đúng số tiền ACB gửi.....
 
CÂU CHUYỆN BÊN LỀ

Tâm điểm vĩ mô 2013 vẫn sẽ là câu chuyện xoay quanh các chính sách vĩ mô của nhà nước, việc tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Để làm rõ những dữ liệu trong bài viết trước, chúng ta cùng nhìn lại các câu chuyện xoay quanh hệ thống ngân hàng và quá trình điều hành của Chính phủ để có cái nhìn tường tận hơn về thực trạng nền kinh tế.

Câu chuyện của Ngân hàng:


Câu chuyện ngân hàng 1 năm trước đây là việc soi xem có Ngân hàng nào bị xếp vào nhóm dưới để phỏng đoán mức độ rủi ro khi gửi tiền ở đây. Lúc đó khách hàng có hai kiểu hành xử: một nhóm thì rút vội tiền của mình để đem gửi vào các ngân hàng an toàn hơn, một nhóm thì luôn tìm xem nơi nào nhận tiền gửi cao để gửi với niềm tin là Nhà nước không bao giờ để ngân hàng sập.

Ngân hàng này nhìn ngân hàng khác với con mắt e dè. Giao dịch liên ngân hàng buộc phải ký quỹ vì còn rất ít chỗ cho niềm tin. Thanh khoản của hệ thống căng thẳng.

Rồi thanh khoản dần dần ổn định, lãi suất dần hạ dưới sự điều tiết mạnh tay của NHNN.

Câu chuyện bà con lúc đó là loay hoay tìm xem phương cách nào để lưu giữ tài sản hiệu quả nhất. Người thì chọn vàng, người thì chọn đô, có người thì đi tìm nơi huy động vượt trần để gửi kỳ hạn dài.

Rồi câu chuyện của bầu Kiên xảy ra.

Sự kiện tưởng như rất nhỏ nhưng đã gây hiệu ứng bất ngờ với toàn hệ thống. Đột nhiên mọi người lại thấy ACB, Exim có những lỗ hổng không ngờ được. Hai ngân hàng đang là trụ cột cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giờ lại bị nhìn lại với con mắt dò xét.
Ngân hàng ACB đã bị rút tiền rất mạnh. Bên cạnh đó, các khách hàng lớn của ACB đã nhanh chóng xem xét các phương án chuyển đổi ngân hàng giao dịch để đề phòng rủi ro. NHNN đã phải bơm 1 lượng tiền lớn để cấp cứu thanh khoản cho ACB, ngoài ra ngân hàng này phải đi vay một số ngân hàng khác một lượng tiền lớn với lãi suất quanh 9%/năm.

Thế là nảy sinh một số vấn đề mới. Bà con tự hỏi, bây giờ biết tin ai? Vì có thể môt ngày nào đó, một ngân hàng lớn nhất lưu giữ tiền gửi của họ lại lao đao trước sóng cả. Vàng gửi ngân hàng thật đó, nhưng chả biết thế nào, chẳng lẽ đem về nhà cất giữ?

Khối ngân hàng lại bị phân hóa. Giờ đây trong quy định kinh doanh cần được cân nhắc thêm một điều mục mới là tạm thời cần hết sức cẩn trọng với trạng thái của nhóm ngân hàng liên quan đến bầu Kiên. Đã có ngân hàng tạm dừng giải ngân những khoản cho khách hàng mà phía đối tác nhận tiền có tài khoản ở nhóm ngân hàng trên. Đây có thể là hành động cẩn trọng quá mức, nhưng lại là cần thiết trong thời điểm nhạy cảm này.

Với một thị trường thiếu niềm tin như vậy, sẽ thật khó đoán những sắp xảy ra. Nếu lạm phát trở lại, liệu lai có 1 cuộc đua lãi suất mới? Thanh khoản hệ thống lần này sẽ không dễ xử lý nữa…

Hiện tại hệ thống ngân hàng tạm ổn định, các nguồn tiền rút đi phần lớn chuyển sang các ngân hàng thuộc khối nhà nước nên thanh khoản chung không nhiều xáo trộn. Tăng trưởng huy động toàn hệ thống là 10%, trong khi tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt quanh 1%. Con số này cũng nói lên nhiều điều ẩn dấu sau nó.

Câu chuyện ngân sách:

Hôm giữa tuần, VTV1 đã phát bản tin nói về sự chậm lương công chức phường của tỉnh Bắc Ninh. Đây là một tín hiệu cảnh báo cho khó khăn của thời kỳ mới, khi mà mọi nguồn tiền đều bị hạn chế. Chúng ta cùng nhìn sự kiện này dưới góc độ tài chính để đánh giá những biến đổi trong nguồn thu, chính sách chi tiêu của thời gian tới.

Xưa nay, ngân sách các tỉnh dựa chính vào hai nguồn: nguồn thu ngân sách của tỉnh, và nguồn phân bổ của Bộ tài chính. Đối với các tỉnh nhỏ, các tỉnh miền núi thì nguồn phân bổ của Bộ tài chính là nguồn chính để chi trả cho các hoạt động của mình vì nguồn thu của họ rất giới hạn, do kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguồn phân bổ của Bộ tài chính lấy từ nguồn thặng dư thu của các tỉnh, thành phố lớn. Mọi năm, nguồn thặng dư thu của các tỉnh trọng tâm của phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đến thời điểm này đạt khoảng 100.000 tỷ. Nhưng hiện tại, bảng cân đối của riêng mấy địa phương trọng điểm đến thời điểm này đang âm. Điều đó ảnh hưởng lớn đến ngân sách các tỉnh,đang phụ thuộc, thậm chí đến cả việc chi trả lương cho công chức. Và không riêng gì Bắc Ninh, một số tỉnh khác cũng đã có những diễn biến tương tự.

Thu ngân sách 2013 không hứa hẹn điều gì khả quan hơn, thậm chi sẽ còn tiếp tục đi xuống. Vì vậy dễ dàng nhìn thấy những khó khăn trong một hệ thống kinh tế mà nguồn công việc chính xuất phát từ đầu tư công. Lạm phát, sự khó khăn trong việc chi trả các khoản đầu tư đủ để vẽ lên một bối cảnh không mấy tươi sáng đang trực chờ ở phía trước.
 
Last edited by a moderator:
Phải đọc "Đôi mắt" của Nam Cao

Vì thằng Arrow này nó bi quan quá....

Một anh trùm vào tù vì thao túng thị trường ---> có lẽ là good news. nếu không tương lại VN giống bên Phi, rất nhiều nhà giàu nhờ liên kết với nhau thao túng các nguồn lực. Tiền vào túi 1 vài cá nhân có vị thế đặc biệt, trong khi còn lại đa số sống như animal...

Một anh tại vị nhưng bị kiềm chế ít nhiều.... có hơn một anh mới lên không bị kiềm chế, nhưng cũng rất có thể không mạnh dạn làm gì???? trong 100 năm qua (xa hơn anh không biết) triều đại nào người dân tự dưng giàu có đến mức nườm nượp đi du học, xếp hàng mua, đăng ký ô tô, oánh nhau vỡ đầu bốc thăm căn hộ; chen nhau bẹp ruột đăng ký đấu giá CP????
 
Back
Top