Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Ít ra ngân hàng nó cũng bắt ký cái khế ước nhận nợ chứ nhỉ , hay ko ký gì chuyển thẳng tk luôn ?
Nó quản TK trả lương của các chú, nó quản luôn thằng DN trả lương các chú. Chỉ có chú nào có số má nó mới cho xài cái này, các loại lòng tong liu riu nó không cho. Người bảo lãnh cho các chú chính là me xừ TGĐ của các chú, riêng với TGĐ thì nó chăn, thuốc bằng một bài rất chi là cổ điển: "Anh thấy DN chú vô cùng triển vọng, làm ăn căn cơ và tương lai anh mới cho các chú gói này. Chú về xem thằng nào khơ khớ được được thì lên DS anh cho chúng nó vay qua thẻ TD. Riêng chú ngòai hạn mức thẻ TD anh ưu đãi thêm bằng một số cơ hội abcd...."

Không ham mới lạ.
 
Các bác bình dùm em án này với :)
rốt cuộc thì các cụ nhà mình cũng đã sáng ra rồi à?



Ông Bùi Quang Vinh: Nghiên cứu khả năng cho DN tư nhân dùng vốn ODA


Một trong những vấn đề được quan tâm là hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Xin Bộ trưởng cho biết, sắp tới, sẽ có những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả này?

Về bản chất, vốn ODA là vốn vay với lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài, không phải vốn cho không, cấp không. Vì vậy, sử dụng ODA sao cho hiệu quả là trách nhiệm của chúng ta ngày nay. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như các bộ, ngành liên quan làm rất tích cực để cải thiện lại và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng vốn ODA. Bên cạnh các biện pháp bảo đảm tiến độ dự án, sắp tới, Nghị định 131/2006/NĐ-CP sẽ được sửa đổi theo hướng tháo gỡ vướng mắc trong quản lý vốn ODA. Thậm chí, chúng tôi đang nghiên cứu khả năng cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sử dụng vốn ODA tại một số lĩnh vực cần được khuyến khích ở một chừng mực nhất định, để tạo ra sự cạnh tranh và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn.

Theo Ngọc Linh

Báo Đầu tư
 
Tỷ giá đợt này có dấu hiệu tăng rồi. Các bác có nhận định gì về tình hình tỷ giá thời gian tới ko?
Tỷ giá USD của VCB hôm nay đã là: 20,920.00 20,990.00
http://vneconomy.vn/2012060510331364P0C6/gia-vang-tang-200000-dongluong-usd-len-gan-21000-dong.htm

Thấy thằng em Mr.46 bảo đợt này Obama sẽ tăng vì các ngân hàng sẽ cố kiếm tí chút trong mảng này...nó dự đoán thì chắc chuẩn....có điều không biết có lên được 21 không...
 
Nếu usd tăng vì doanh nghiệp thực sự cần để thanh toán quốc tế thì đó là dấu hiệu tuyệt vời.....
 
HÔm nay một tin bùn là VND đã 21.000, điều này cho thấy:
+ tay lông về nước
+ bộ đội ta đào hầm đi núp
 
HÔm nay một tin bùn là VND đã 21.000, điều này cho thấy:
+ tay lông về nước
+ bộ đội ta đào hầm đi núp

Có vẻ không chuẩn lắm bác ạ, nếu bác nhìn lại thời gian trước...thời usd lên 22 đó...vẫn còn rất nhiều tay có lông và bộ đội thì vẫn nhằm thẳng quân thù mà bắn....
 
Thấy thằng em Mr.46 bảo đợt này Obama sẽ tăng vì các ngân hàng sẽ cố kiếm tí chút trong mảng này...nó dự đoán thì chắc chuẩn....có điều không biết có lên được 21 không...

Chuẩn anh.
Từ đầu năm đến giờ khối Bank không kiếm được tiền từ Fx.
Cú đẩy USD này lên nhằm bắt nạt nhóm vay USD ồ ạt chạy thông tư 03 của SBV đến kỳ trả nợ.
Không bền đâu, nhưng loanh quanh mốc 21 thì cũng được SBV khuyến khích để kích thích XK nên sẽ không có can thiệp mạnh từ SBV.
Đến giờ thì chưa liên quan tới vụ thoái và rút vốn về nước của khối ngoại.
 
CG đã kết thúc tại Quảng Trị. Mục tiêu chính của hội nghị lần này là về "Xoa Đói Giảm Nghèo Cho Khu Vực Miền Trung" nhưng mà chúng ta không thèm quan tâm đến nó làm gì chỉ cần quan tâm đến mục tiêu vĩ mô mà thôi và mục tiêu được đưa ra là:

1. Ổn định vĩ mô là tiêu chí hàng đầu.
2. GDP: 6.0 - 6.5
3. Interest rate: 8 - 9%
4. Cái này quan trọng nhất này .......


.......



.......

phải tiêu hết hơn 20k tỉ đồng tiền trái phiếu từ đây cho đến cuối năm nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu chống lạm phát dưới 2 con số.
 
Lâu quá ko post bài, thấy người cũng cùn cùn rồi. Hôm nay thị trường có tí hứng khởi, thiết nghĩ cũng nên viết lách cái gì cho bà con đọc chút cho vui.

Mọi vấn đề thời sự vẫn đang tập trung vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta lại quay về với chủ đề đó. Mặt khác, bữa trước có hẹn bác 2 win là viết một số vấn đề liên quan như tỷ giá, tăng trưởng...Tỷ giá đã có rồi, quay lại chủ để tăng trưởng vậy.

Xin mọi người trở lại với bài viết cũ, xuất hiện ở đầu topic này:

KINH TẾ THẾ GIỚI THAY ĐỔI, VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU

.............................................

Một chu trình đáng ra phải bắt đầu bằng 3-5 năm đón nhận thử thách và nắm cơ hội để có được hạ tầng cơ bản, sau đó là 5 năm tu bổ thành quả bước đầu và kiến tạo vị thế mới thì trở thành 3-5 năm nhận rủi ro và tiêu xài thành quả trước kia. 5 năm còn lại là 5 năm thu dọn hậu quả để lại và cố gắng sắp xếp để chọn con đường mới. Hãy công bằng để thừa nhận thời gian thu dọn hậu quả cũng tương đương đoạn đường mà người ta đã phá nó. Đó cũng chính là lý do tôi đưa ra nhận định Việt Nam cần 7-10 năm để đi qua đoan đường ban đầu WTO tính từ năm 2007. Vị thế và hình ảnh Việt nam bây giờ trong con mắt người nước ngoài là không tốt. Các bạn có thể không tin dữ liệu ở trên, nhưng hãy tính nhẩm là từ bây giờ, Việt nam cần bao nhiêu năm để trả hết nợ nước ngoài cho Vinashin. Ít nhất là khi khoản nợ ấy được trả hết thì Việt Nam mới có mặt ở trên con đường mới được. Đó là phép tính đơn giản để xác lập lại hình ảnh của Việt Nam mới.

Trước khi hoàn thành chuyện đó, bạn đừng mơ tới một hình ảnh Việt Nam đủ đẹp trong lòng người dân cũng như trên trường quốc tế.

Chúng ta hãy nhìn lại chặng đường của Việt Nam hậu WTO một chút. Cung tiền vào thời điểm 2007 rơi vào khoảng 700.000 tỷ VND, nhưng đến năm 2011, cung tiền tăng lên đến khoảng 2.600.000 tỷ. Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm, cung tiền đã gia tăng gần gấp 4 lần.

Đi theo cung tiền gia tăng chóng mặt là quá trình đầu tư tràn lan, cả đầu tư công lẫn đầu tư của khối doanh nghiệp. Và hiển nhiên, hiệu quả của đầu tư bị xem nhẹ. Không nói đến đầu tư công, cả khối doanh nghiệp khi đầu tư cũng đều đặt niềm tin một cách mơ hồ là họ cứ đầu tư, sẽ có quả ngọt, thị trường sẽ nhanh chóng hấp thụ hết sản phẩm của họ tạo ra, dù chưa chắc sản phẩm ấy đủ mạnh để cạnh tranh. Họ không dựa trên những phân tích, tính toán chặt chẽ về thị trường và những biến động đặc trưng của vĩ mô và của ngành.

Một ví dụ tương đối sáng sủa để chúng ta tham chiếu là ngành xi măng. Cho đến năm 2004-2005, quy hoạch ngành đã xác định tương đối cơ bản về sản lượng và thị trường, hạn chế đầu tư mới. Nhưng sau 2007, nhà nhà đều hăm hở đi đầu tư xi măng. DN NN thì có Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn mở rộng dây chuyền, Tập đoàn Sông Đà đầu tư Xi măng Hạ Long, Vinaconex đầu tư xi măng Cẩm Phả, Tập đoàn Dầu khí đầu tư XM 12/9, HUD đầu tư XM Sông Thao, Vinaincon đầu tư XM Quang Sơn-Thái Nguyên. Các tập đoàn tư nhân cũng đều có phần, Hòa Phát có XM Hòa Phát, Geleximco đầu tư XM Thăng Long, Tân Tạo xin đầu tư XM Tân Kỳ-Nghệ An, rồi rất nhiều tên tuổi khác như The Vissai Ninh Bình, XM Công Thanh Thanh Hóa, XM Xuân Thành và hàng loạt các xi măng địa phương đua nhau nâng cao công suất, mở rộng nhà máy. Lạ một điều là giấy phép xây dựng NM Xi măng dường như vô hạn, cứ xin là có. Có lẽ là những nhà quản lý mơ VN sẽ trở thành 1 quốc gia siêu cường trong sx xi măng.

Trở thành 1 quốc gia có năng lực sản xuất XM hùng hậu ko khó, nhưng tiêu thụ được lượng sản phẩm khổng lồ ấy không phải là bài toán khó, mà lại là quá khó. Hậu quả thì bây giờ ai cũng thấy. Tập đoàn Sông Đà xin Chính phủ cứu trợ để trả nợ tiền vay đầu tư. Cẩm Phả, Hạ Long, Thăng Long, Quang Sơn, Công Thanh..lỗ triền miên. Một số XM nhỏ đóng cửa, dừng sản xuất, thậm chí đang được rao bán nhưng người mua có vẻ không hồ hởi lắm...

Bài toán tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng hệt như ngành xi măng ở trên. Để tăng trưởng ào ào trong vài năm rất dễ, nhưng giải quyết hậu quả của nó cũng hệt vậy, không khó, mà là quá khó. Xi măng là thứ hàng không phù hợp cho tồn kho, do dễ bị hỏng khi hút ẩm. Nó cũng không phải sản phẩm phù hợp với xuất khẩu khi chi phí vận tải là quá lớn và chất lượng xi măng dễ dàng xuống cấp trên đường chuyên chở bằng tàu biển. Câu chuyện hôm qua là Vinashin, hôm nay là Vinalines, ngày mai có thể là EVN, PVN, Tổng công ty Thép, tập đoàn Vinacomin...Bao giờ sẽ chấm dứt câu chuyện đó? Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế mấy năm chỉ có kết quả là xẻ Vinashin dồn sang cho PVN và Vinalines. Ngày hôm nay Vinalines đã chứng minh họ ko giúp được gì mà cũng là tội đồ như anh bạn dòng Vina kia. Nếu như ngày mai PVN...???

Trả lời câu hỏi này không khó, mà là quá khó...

Quá trình tăng trưởng tín dụng vượt bậc dẫn đến những bong bóng tài sản, với sự tăng giá mạnh mẽ của nhà đất và tài sản của một nhóm người trong xã hội. Đáng sợ hơn nữa, nó tạo ra một lượng cầu ảo cho rất nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, với niềm tin vào sự hấp thụ không giới hạn của thị trường. Không chỉ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, cả những hàng đắt tiền, xa xỉ đều có sức cầu tăng kinh hoàng. Dù thực sự nền kinh tế có nhiều tiến bộ, nhưng người Việt Nam ko thực sự giàu nhanh như thế. Chúng ta đã sống trong ảo tưởng về một nền kinh tế hóa rồng từ đôi chân đất.

Sự điều chỉnh ngày hôm này là quá trình tất yếu vì những sai sót của nền kinh tế sẽ phải trả giá. Hậu quả của cả quá trình sai lệch là lượng nợ xấu rất lớn của khối ngân hàng. Nền kinh tế chỉ thực sự đi qua đáy khi những món nợ xấu kia được giải quyết. Chúng ta đang chờ quyết sách của Chính phủ và NHNN nhưng câu trả lời cho cả một năm vừa qua chỉ vỏn vẹn là việc sáp nhập mấy NH yếu kém, ngoài ra không có gì khác. Nợ xấu không thể tự nhiên mất đi, vì vậy, ngay lúc này chúng ta cần tìm cho nó một bài toán nguồn lực để cân bằng nó. Hoặc phải chấp nhận cho NH phá sản, một phần tiền của dân bị mất đi, hoặc phải chấp nhận bán một số tài sản để bù đắp, hoặc phải chấp nhận in tiền để lấp đầy khoản nợ...Toàn những tình huống nghe gai người. Không có giải pháp nào dễ làm cả, nhưng nếu không làm gì thì tình hình sẽ không thể tốt lên.

Vậy là câu trả lời cho hiện trạng vĩ mô đã có: nền kinh tế đang đi tìm cầu thực của mình. Vì vậy, sẽ thật dễ hiểu nếu thấy tín dụng không thể tăng trưởng, GDP bị tụt xuống, số DN phá sản tăng lên, lượng người thất nghiệp tăng theo. Quá trình điều chỉnh như vây trong vòng 2,3 năm là bình thường. Mọi thứ không phải quá xấu khi những sai lầm được sửa chữa đúng chỗ, đúng cách nhưng sẽ là tồi tệ khi người cầm cờ lại tiếp tục đi những nước cờ sai. Quá trình điều chỉnh là cần thiết nhưng nó cần có quyết sách cụ thể và không thể chần chừ thêm nữa. Nền kinh tế thế giới đang vật vã trong những khó khăn chung, vậy để giải quyết khó khăn của riêng mình, Việt Nam cần nhanh hơn, mạnh mẽ hơn vì chúng ta là một quốc gia đang dựa rất nhiều vào xuất khẩu...

Ở góc nhìn của cá nhân, hãy xem ngành xi măng làm gì để vượt khó, lúc đó ta sẽ biết Việt Nam vượt khó như thế nào. Nhưng xin đừng vượt khó bằng con đường của Tập đoàn Sông Đà. Còn cụ thể chúng ta phải làm như thế nào ư? Để trả lời câu hỏi này không khó, mà là quá khó...
 
Last edited by a moderator:
TKS!
việc shown ra vết thương nặng rất khó khăn, nhưng nếu không thế bệnh sẽ không chữa khỏi, chỉ bằng việc ra toa thuốc tiền tệ bình thường, không có đầu tư chiều sâu
một lần nữa bài CP hóa lại là bài đúng, nó còn bao hàm cả việc phải tiêu giảm các DN thừa, ăn theo cả DNNN, DNTN
 
Lâu quá ko post bài, thấy người cũng cùn cùn rồi. Hôm nay thị trường có tí hứng khởi, thiết nghĩ cũng nên viết lách cái gì cho bà con đọc chút cho vui.

Mọi vấn đề thời sự vẫn đang tập trung vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, chúng ta lại quay về với chủ đề đó. Mặt khác, bữa trước có hẹn bác 2 win là viết một số vấn đề liên quan như tỷ giá, tăng trưởng...Tỷ giá đã có rồi, quay lại chủ để tăng trưởng vậy.

Ở góc nhìn của cá nhân, hãy xem ngành xi măng làm gì để vượt khó, lúc đó ta sẽ biết Việt Nam vượt khó như thế nào. Nhưng xin đừng vượt khó bằng con đường của Tập đoàn Sông Đà. Còn cụ thể chúng ta phải làm như thế nào ư? Để trả lời câu hỏi này không khó, mà là quá khó...

Khủng hoảng TBCN (Khủng hoảng thừa) mà...Nó kinh khủng lém => Marx phải dành cả đời để viết cuốn TB cho hậu thế rồi.
Phải tìm con đường thỏa hiệp thui ! Cái rất cơ bản khi kết là cái quá khó nó đã đi vào giá chưa...:))

Many thanks !
 
Dù gì cũng phải có tăng trưởng: Làm đường sá, xây cầu cống...

Hạ trần lãi suất huy động VND về 9%/năm
http://vietstock.vn/2012/06/ha-tran-lai-suat-huy-dong-vnd-ve-9nam-757-224996.aspx

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ hạ trần lãi suất huy động VND về 9%/năm từ ngày 11/6 tới.
Đây là thông tin được Thống đốc Bình đưa ra khi giải trình trước diễn đàn Quốc hội chiều nay (7/6).
 
Dù gì cũng phải có tăng trưởng: Làm đường sá, xây cầu cống...

Hạ trần lãi suất huy động VND về 9%/năm
http://vietstock.vn/2012/06/ha-tran-lai-suat-huy-dong-vnd-ve-9nam-757-224996.aspx

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ hạ trần lãi suất huy động VND về 9%/năm từ ngày 11/6 tới.
Đây là thông tin được Thống đốc Bình đưa ra khi giải trình trước diễn đàn Quốc hội chiều nay (7/6).

Anh ơi, làm gì còn tiền đâu mà đòi đường xá, cầu cống. In thêm tiền thì không dám in. Không thể làm mọi thứ bằng mồm được anh ạ, vì vậy mới cần quay lại bài toán thực tế của nó.
 
em xin phép chửi cái
mợ nó chứ, làm gì còn coi được, chứ làm đường xá thì như shit, làm đâu nứt đó, vá mãi
nếu nói gdp từ đường xá mà ra thì ảo bỏ mợ
 
em xin phép chửi cái
mợ nó chứ, làm gì còn coi được, chứ làm đường xá thì như shit, làm đâu nứt đó, vá mãi
nếu nói gdp từ đường xá mà ra thì ảo bỏ mợ

Cụ trẻ nóng tính thế !:))
Đường làm chưa tốt là do quản lý thì nó sai khâu nào sửa khâu đó.

Vấn đê hiện nay là anh phải khai thông dòng chảy để các doanh ngiệp có đường sống.
Đầu tư vào hạ tầng cơ sở và kích cầu tiêu dùng nó sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế !

Anh sợ rơi vãi, tham nhũng, mà không đầu tư thi rơi vào giảm phát suy thoái nhà máy công trường vài năm thành sắt vun, ngươi dân thất nghiệp...còn đau đớn hơn !
 
Cụ trẻ nóng tính thế !:))
Đường làm chưa tốt là do quản lý thì nó sai khâu nào sửa khâu đó.

Vấn đê hiện nay là anh phải khai thông dòng chảy để các doanh ngiệp có đường sống.
Đầu tư vào hạ tầng cơ sở và kích cầu tiêu dùng nó sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế !

Anh sợ rơi vãi, tham nhũng, mà không đầu tư thi rơi vào giảm phát suy thoái nhà máy công trường vài năm thành sắt vun, ngươi dân thất nghiệp...còn đau đớn hơn !

Bác 2W phát biểu cứ như chính ủy ha ha.:D
 
Last edited by a moderator:
Bác 2W phát biểu cứ như chính ủy ha ha.

Chính ủy gì ? Đó là sư thật cụ ạ !
Chúng ta phân tích dưới góc độ của nhà kinh tế !
Còn Chính phủ họ sẽ thực hiên theo góc độ cua nhà quản lý.
Ổn định chính trị là số 1, còn chuyện tham nhũng, rơi vãi sẽ khắc phục dần sau.

Là trader mình phải chấp nhận điều đó trong cuộc chơi !
Đừng phán: Chính phủ làm thế là dốt, làm như tôi nói mới đúng nè...:))

Tự nhiên mang cái ĐỊNH KIẾN "đi ngược lại chính sách mới tốt" thì sẽ rất khó trading !!!
 
Minh bạch thông tin, điều tưởng như rất đơn giản, nhưng ở Việt Nam là một món hàng xa xỉ. Ngay cả việc thâu tóm 1 trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu, có liên hệ thiết yếu đến nền kinh tế mà còn thế này. Thử hỏi những doanh nghiệp nhỏ sẽ ra sao????????
http://cafef.vn/20120611084641239CA31/sacombank-bi-thau-tom-co-quan-quan-ly-co-tiep-tay.chn

Nào là UBCK, nào là trung tâm lưu ký, nào là ngân hàng nhà nước, nào là thanh tra, kiểm toán.... Vậy mà 1 cái công bố thông tin cơ bản nhất theo đúng quy định của Pháp luật cũng éo có. Hãi thật.
 
Minh bạch thông tin, điều tưởng như rất đơn giản, nhưng ở Việt Nam là một món hàng xa xỉ. Ngay cả việc thâu tóm 1 trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu, có liên hệ thiết yếu đến nền kinh tế mà còn thế này. Thử hỏi những doanh nghiệp nhỏ sẽ ra sao????????
http://cafef.vn/20120611084641239CA31/sacombank-bi-thau-tom-co-quan-quan-ly-co-tiep-tay.chn

Nào là UBCK, nào là trung tâm lưu ký, nào là ngân hàng nhà nước, nào là thanh tra, kiểm toán.... Vậy mà 1 cái công bố thông tin cơ bản nhất theo đúng quy định của Pháp luật cũng éo có. Hãi thật.

Ở đâu cũng thế thôi bác ạ.
Chắc cũn được báo cáo và bật đèn xanh rồi.
Ở Mỹ thì gần đây sau khi Warren Buffet mua xong IBM mới phải công bố dưới sự chấp thuận của SEC
 
Back
Top