Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Mắc bệnh LÝ LUẬN quá rùi, nhất là cái ví dụ kháng sinh càng bé cái nhầm !

Chỉ đơn giản cái bệnh viêm họng thôi mà việc dùng kháng sinh cũng có đến mấy trường phái rùi:
1. Dùng kháng sinh mạnh dập ngay trong môi trường ô nhiễm vì tránh được sự xâm nhập của các loại dịch bệnh khác nguy hiểm hơn.
2. Dùng kháng sinh nhẹ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như bồi dưỡng, thể thao...
3. Không dùng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể (môi trường sạch...)

Về kinh tế càng nhạy cảm hơn món viêm họng, nếu không sử lý kịp thời có thể dẫn đến một số đổ vỡ, làm ngòi nổ cho sự mất ổn đinh như chơi...:cool::cool:
Ví von thui bác ui. Cũng là góc nhìn của bác khác của em, thông tin của bác khác của em...
 
Ví von thui bác ui. Cũng là góc nhìn của bác khác của em, thông tin của bác khác của em...

He...he...2 trong 1 thui mừ, không phải thông tin hay cách nhìn gì đâu !

Khi nhìn nhận các chính sách kinh tế vĩ mô thì chúng ta không chỉ phân tích sâu về mặt kinh tế thuần túy mà phải xem xét kỹ cả mặt chính tri xã hội. Người ra các quyết sách , dù họ có bằng cấp, hiểu biết kinh tế sâu rộng, nhưng họ là đã một nhà chính trị, thì các chính sách kinh tế vĩ mô cũng là chính sách chính tri xã hội của họ mà thôi !
 
Nhân đọc được link này:

NHNN trần huy động sẽ về 12%/ năm
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/04/ngan-hang-nha-nuoc-tran-huy-dong-se-ve-12-mot-nam/

Việc hạ trần huy động em đã đề cập trong phân tích trước đây. Thậm chí em còn bàn tới việc sẽ sớm hạ trần lãi suất huy động. Nay chỉ hỏi thêm rằng nếu quyết định này được áp dụng trong 1,2 tuần tới thì có quá sớm không nhỉ?

Có lẽ sức ép của Chính phủ lên NHNN là quá lớn. Cầu mong cho quyết sách của thống đốc vẫn định vị được theo đúng đường lối đã chọn...A men....

Em nghĩ có 1 cách lý giải tích cực hơn: do tại VN thì các chính sách luôn có độ trễ rất lớn (do tính tuân thủ kém và quan hệ thân hữu lằng nhằng) nên nếu action từ bây giờ thì mất 2 tháng mới có kết quả. Và đến cuối quý 2 thì cũng không hẳn là sớm.

Bản thân Gov và SBV đều phải cân nhắc về mặt thời điểm và sức chịu đựng của con bệnh. Để quá 1 chút là toi luôn hoặc mất rất nhiều công mới phục hồi lại được. Ngược lại, có thể duy trì ở mốc 12% này lâu hơn mốc 13% 1 chút.

Chẳng nhẽ họ sophisticated được như thế này sao??? Mình nghi ngờ quá...:confused::confused:

Giới chuyên gia có uy tín đã có sự đồng thuận với action khá đột ngột của SBV.
Có thể lý giải bằng việc trước đó bà con cũng khá bất ngờ với CPI tháng 4.
Tạm đánh giá là vẫn có sự linh hoạt và bài bản trong chính sách khi bám sát tình hình thực tế.

******
TS. Vũ Thành Tự Anh: Hỗ trợ phải trên nền tảng ổn định vĩ mô
http://cafef.vn/2012042108518353CA33/ts-vu-thanh-tu-anh-ho-tro-phai-tren-nen-tang-on-dinh-vi-mo.chn


Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố hạ trần lãi suất huy động từ 13% xuống 12% trong tuần qua. Nhiều tổ chức nước ngoài đánh giá động thái này của nhnn là quá sớm? Ông nghĩ sao về điều này?

- TS. Vũ Thành Tự Anh: Giảm lãi suất thêm một điểm phần trăm ở thời điểm này không hề quá sớm. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 4 không tăng đột biến thì CPI so với cùng kỳ năm trước sẽ chỉ ở mức trên dưới 11%, và khi ấy người gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất thực dương. Hơn nữa, tôi tin rằng CPI sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tiếp theo, và đến tháng 6 sẽ chỉ dao động xung quanh 8-9%. Nếu điều này xảy ra, NHNN thậm chí có thể cân nhắc tiếp tục giảm lãi suất nữa.
...


Các mục tiêu còn pending vẫn được keep track để thực hiện.

*****
Sẽ không có gói cứu trợ doanh nghiệp toàn diện như 2009
http://vietstock.vn/ChannelID/768/T...-cuu-tro-doanh-nghiep-toan-dien-nhu-2009.aspx


Cũng tại Diễn đàn kinh doanh thường niên lần thứ 3 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức sáng 19/04, TS Thành cho biết, trong tuần qua đã có 3 cuộc họp ở cấp Chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Thứ nhất, giảm thuế cho doanh nghiệp. Thứ hai, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA. Đồng thời, xem xét bỏ trần lãi suất, giảm lãi suất. Dự kiến trong tháng 5 sẽ xử lý xong 9 ngân hàng đang bị Ngân hàng nhà nước giám sát. Khi đó, trần lãi suất có thể được xóa bỏ. Ngoài ra, có thể khoanh nợ, cơ cấu nợ, tạo dựng quỹ ngân sách để bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Last edited by a moderator:
The art of long view :)
Điểm thay đổi về chất của VN cũng được thể hiện qua điểm này.
Hơn 20 năm qua, VN tăng trưởng bằng đầu tư công, tăng trưởng tín dụng (easy money), định hướng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Mô hình này đã bị trả giá từ 2007 đến năm 2011.
Mô hình mới sẽ dựa trên các thế mạnh của VN được cụ thể hoá qua vài định hướng: ổn định vĩ mô, tạo đà tăng trưởng (được hiểu là duy trì đà tăng trưởng GDP > 5%, phần còn lại để cho NON-SOEs lo), giải phóng khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài, an sinh xã hội.
Với mô hình này thì không cần nới lỏng tiền tệ. Tiếp theo đó là bóp khối DNNN lại bằng cách cắt giảm đầu tư, công khai KQKD, áp chỉ tiêu kinh doanh và để quốc hội - nhân dân giám sát, cổ phần hoá, ... Lạm phái có tính chu kỳ ở VN là do nhóm này góp phần khá nhiêu :(
VNI & HNX sẽ được đưa lên 1 mặt bằng P/E mới rồi sau đó sẽ sideway để đợi hiệu quả thực tế của các chính sách này.
Động thái của Tây thời gian gần đây là phần thưởng dành cho sự nhất quán trong chính sách điều hành kinh tế của Gov từ Nghị quyết 11 vào tháng 2/2011 đến giờ :D

Quốc hội và Gov sẽ phải làm đúng và đủ các chức năng cơ bản của mình.
Good point.
VN đang chuyển dịch dần về quỹ đạo "sống chính bằng nguồn thu nhập chính" ???

********

“Hôm nay đã có thể nói tăng trưởng dưới 6% thì không được”

http://cafef.vn/20120420113515692CA33/hom-nay-da-co-the-noi-tang-truong-duoi-6-thi-khong-duoc.chn

Lúc này chưa phải lúc điều chỉnh mục tiêu ưu tiên, phấn đấu CPI từ 8 - 9% thì tốt nhưng không được giảm tăng GDP dưới 6% để đảm bảo an sinh.
 
Em vẫn tin rằng để nền kinh tế này thay đổi trend, đang từ downtrend sang uptrend, phải có 1 đột phá, giống Khoán 10, Đổi Mới....còn nếu không thì vẫn chìm trong đêm tối mịt mùng của downtrend không lối thoát...nhưng đột phá đó tại thời điểm này là gì??? chỉ có thể là giống như Mr. nói, đó là giải phóng Non-SOEs...nhưng việc này lại vấp phải vấn đề về sở hữu...vấn đề của hệ tư tưởng....nói chung là chưa thấy đâu cả....

Đây sẽ là KPI để tracking mục tiêu giảm đầu tư công.
Cuộc chiến này sẽ rất tinh vi và thú vị.
Nếu chính sách kích cầu focus nhiều vào Non-soes thì sẽ là thành công tuyệt đối.
Good news là ngoài quốc hội, UB Giám sát TTQG thì giới trí thức đã tham gia tracking, raise your voice chủ động, hồ hởi, phấn khởi :D
*****
http://cafef.vn/2012042207224789CA34/tai-khoa-va-tien-te-phoi-hop-lieu-co-du.chn
“Tài khóa” và “tiền tệ” phối hợp, liệu có đủ?
 
Last edited by a moderator:
DỰ THẢO MỚI VỀ MÔ HÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CTCK: http://cafef.vn/20120423052926414CA31/du-thao-thong-tu-moi-han-che-hoat-dong-dau-tu-cua-ctck.chn

Mình vừa search thấy dự thảo này được xin ý kiến từ 19/04 trên SSC nhưng có lẽ bị chìm vào tin giá xăng và CPI. Giờ mới thấy cafef lôi lên phân tích. Phần in nghiêng trong bài viết đã nói đầy đủ những ý định của các nhà làm luật rồi.
Về ngắn hạn, nếu dự thảo này giữ nguyên các điều kiện, đây có lẽ sẽ là 1 đợt thanh trừng và cải tổ xương máu đối với các CTCK.
Về dài hạn, nó mang ý nghĩa tích cực khi dần tách bạch vai trò của sell-side, buy-side và investment banking.
 
Cái này có thể là câu truyện trong thời gian tới đây:
http://dantri.com.vn/c76/s76-589865/3-thang-dau-nam-no-xau-nhieu-ngan-hang-tang-manh.htm

3 tháng đầu năm, nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh
(Dân trí) - Kết thúc quý đầu tiên của năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó cá biệt có nhà băng nợ xấu tăng hơn gấp đôi so với đầu năm.

Lướt qua báo cáo tài chính quý 1/2012 của một số ngân hàng, có một hiện tượng khiến nhiều người không thể không lưu tâm: trong khi dư nợ cho vay sụt giảm, nợ xấu của nhiều ngân hàng đang tăng nhanh. Điều này xảy ra không chỉ ở những nhà băng nhỏ, mà ở ngay cả những ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Nợ xấu tại nhiều ngân hàng đang tăng nhanh (ảnh minh họa)

Trong bản cáo cáo tài chính riêng lẻ giữa niên độ đề ngày 20/4/2012 của ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), bên cạnh con số lợi nhuận trước thuế giảm 112 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ đạt 1662,85 tỷ đồng) thì một chỉ tiêu khác khiến nhiều người không khỏi băn khoăn là dư nợ và nợ xấu.

Trong khi tổng dư nợ cho vay khách hàng giảm 1.195 tỷ đồng, từ 208.085 tỷ đồng xuống 206.890 tỷ đồng, thì số nợ bị phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 của VCB lại tăng mạnh. Tính đến ngày 31/3/2012, tổng nợ xấu của nhà băng này lên tới 5.873,4 tỷ đồng, tăng 40,69% so với thời điểm 31/12/2011.

Diễn biến này khiến tỉ lệ nợ xấu của họ tăng từ khoảng 2% hồi đầu năm lên 2,84%. Đây sẽ là thách thức cho Vietcombank trong việc kiểm soát tỉ lệ nợ xấu dưới 2,8% vào cuối năm như phát biểu mới đây của TGĐ Nguyễn Phước Thanh.

Dù vậy so về tốc độ tăng nợ xấu thì VCB vẫn còn còn thua xa ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank). Số liệu trong bản báo cáo tài chính riêng lẻ quý 1 của Vietinbank cho thấy, tổng số nợ xấu của ngân hàng này đã tăng tới 139%, tức là hơn gấp đôi, từ 2.165 tỷ đồng cuối năm 2011 lên 5.176,7 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng.

Tăng mạnh nhất là các khoản nợ nhóm 4, từ hơn 200 tỷ lên 817 tỷ đồng, và nợ nhóm 3, từ 1.053 tỷ lên 3.358,5 tỷ đồng. Hệ quả tất yếu của sự sụt giảm chất lượng các khoản cho vay của nhà băng này là số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng từ 2.994 tỷ đồng cuối năm trước lên 3.738 tỷ đồng.

Ở khối ngân hàng TMCP tư nhân, dù số lượng nợ xấu ít hơn nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng tăng lên. Ngân hàng Á Châu (ACB), một trong những nhà băng có tỉ lệ nợ xấu trong năm 2011 ở mức thấp thì sau 3 tháng đầu năm cũng đã ghi nhận sự sụt giảm khá mạnh chất lượng các khoản cho vay khách hàng.

Cụ thể, theo thuyết minh báo cáo tài chính giữa niên độ đề ngày 20/4/2012, tổng dự nơ cho vay khách hàng của nhà băng này chỉ tăng chưa tới 1,8% nhưng nợ xấu lại tăng tới 38,8%, từ 873,4 tỷ đồng của cuối năm 2011, lên 1.212,5 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông ngày 30/3 mới đây của ACB, TGĐ Lý Xuân Hải cho biết khoảng 60% nợ xấu của ngân hàng có liên quan đến bất động sản.

Tình hình nợ xấu tăng cũng được ghi nhận ở một số ngân hàng khác như Eximbank (tăng 14,5%, từ 1.202,9 tỷ đồng lên 1.377,2 tỷ đồng) và SHB (tăng 18,17%, lên 769,8 tỷ đồng). Trong đó đáng chú ý là dù dư nợ giảm tới hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm nhưng nhà tài trợ chính cho V-League lại ghi nhận thêm hơn 174 tỷ đồng nợ xấu.

Trên đây mới chỉ là số liệu nợ xấu của 5 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 1. Trước đó cả 5 đơn vị này đều được NHNN xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng, nghĩa là những ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt và được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17%. Vậy ở 5-6 ngân hàng bị xếp nhóm 4 và các ngân hàng ở những nhóm khác tình hình nợ xấu thực tế còn…xấu đến đâu? Đây sẽ câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tái cơ cấu ngành tài chính ngân hàng đang là vấn đề thời sự.
 
"tháng 5 mùa hoa phượng đỏ ......."
Và chờ xem câu thần trú của bác TIcan có linh không?

Sell in May and go away!

NB: theo tiếng vịt "bán giấy ôm tiền, biến về quê cho lẹ" hiiiiiiiiiiiiiiiii
 
Last edited by a moderator:
"tháng 5 mùa hoa phượng đỏ ......."
Và chờ xem câu thần chú của bác TiCan có linh không?

Sell in May and go away!

NB: theo tiếng vịt "bán giấy ôm tiền, biến về quê cho lẹ" hiiiiiiiiiiiiiiiii

Hic, chờ tui bán xong cái đã ~X(
 
Như mọi khi, em lại phản biện anh Arrow :D

Tóm lại, keypoints mà em đặc biệt quan tâm trong thời gian tới là giảm đầu tư công, giải phóng Non-SOEs và ổn định vĩ mô.

Không quá khó để thấy Gov sẽ chọn Option 2.
Vụ này được tư vấn trực tiếp bởi những người sáng lập và điều hành Temasek.
Các mốc checkpoint được kiểm chứng liên tiếp như sự nhấp nháy khớp lệnh của bảng điện :D

Còn chờ VSD báo cáo nữa ;)


*******
http://ndhmoney.vn/web/guest/s03/-/journal_content/co-quan-nao-se-quan-doanh-nghiep-nha-nuoc

Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước?
...
Về ý định thành lập tổng cục quản lý giám sát doanh nghiệp nhà nước, quan điểm của ông thế nào?

Hiện có 3 lựa chọn. Thứ nhất, lập cơ quan chuyên trách về quản lý doanh nghiệp nhà nước theo mô hình của Trung Quốc. Thứ hai, thông qua một doanh nghiệp để quản lý vốn nhà nước như Temasek của Singapore. Mô hình thứ ba là có một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm kết nối giám sát doanh nghiệp nhà nước.

Cơ quan chủ trì chắc phải là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ này làm chức năng điều phối, chịu trách nhiệm thu thập báo cáo từ các bộ, ngành, rồi tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Hiện tại chưa phương án nào được quyết.
 
Không quá khó để thấy Gov sẽ chọn Option 2.
Vụ này được tư vấn trực tiếp bởi những người sáng lập và điều hành Temasek.
Các mốc checkpoint được kiểm chứng liên tiếp như sự nhấp nháy khớp lệnh của bảng điện :D

Còn chờ VSD báo cáo nữa ;)


*******
http://ndhmoney.vn/web/guest/s03/-/journal_content/co-quan-nao-se-quan-doanh-nghiep-nha-nuoc

Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước?
...
Về ý định thành lập tổng cục quản lý giám sát doanh nghiệp nhà nước, quan điểm của ông thế nào?

Hiện có 3 lựa chọn. Thứ nhất, lập cơ quan chuyên trách về quản lý doanh nghiệp nhà nước theo mô hình của Trung Quốc. Thứ hai, thông qua một doanh nghiệp để quản lý vốn nhà nước như Temasek của Singapore. Mô hình thứ ba là có một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm kết nối giám sát doanh nghiệp nhà nước.

Cơ quan chủ trì chắc phải là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ này làm chức năng điều phối, chịu trách nhiệm thu thập báo cáo từ các bộ, ngành, rồi tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Hiện tại chưa phương án nào được quyết.

Đánh dấu sự chuyển dịch từ ý tưởng mô hình kinh tế của Hàn Quốc sang Thạc Sỉn...giờ cuối cùng là Sinh Sỉn...chứ thực chất không có gì mới..dù là đơn vị trung gian nào quản lý...đơn vị ấy cũng sẽ trực thuộc Thu Văn Tương....
 
Bổ xung cho sờ nát:

Ba mục trọng yếu cần quan tâm: giảm đầu tư công, giải phóng non-SOEs và ổn định vĩ mô.

Chưa thấy mục nào được tập trung thực hiện cả.
 
Bổ xung cho sờ nát:

Ba mục trọng yếu cần quan tâm: giảm đầu tư công, giải phóng non-SOEs và ổn định vĩ mô.

Chưa thấy mục nào được tập trung thực hiện cả.

Thêm 1 ý nữa là số ngân hàng mới giảm được 2/100....tỷ lệ thay đổi là 2%....thế mà cổ ngân hàng đã tăng trung bình 20%....quá nhiều...cần phải điều chỉnh ....
 
có 3 lựa chọn. Thứ nhất, lập cơ quan chuyên trách về quản lý doanh nghiệp nhà nước theo mô hình của Trung Quốc. Thứ hai, thông qua một doanh nghiệp để quản lý vốn nhà nước như Temasek của Singapore. Mô hình thứ ba là có một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm kết nối giám sát doanh nghiệp nhà nước..??????????
.......
Temasek?: Vậy tổng cty quản lý vốn nhà nước là cái gì? không phải là 01 DN
...........
Tôi cho là cả ba cái đều vô giá trị, vì:
+ nếu là cục quản lý vốn, thì lại đẻ ra 01 thằng trung gian, vì BTC chức năng mặc nhiên là quản lý tiền rùi
+ Temasek ~ CTY quản lý vốn nhà nước, có chăng là nâng quyền hạn trách nhiệm
+ còn cơ quan chủ quản >> ơ thế cải một hồi lại về ban đầu, DNNN lại về tình trạng DN của các sứ quân, tất nhiên sứ quân là cha, còn luật là đất sẽ tái diễn
........
Giải pháp:
Phải là người thực sự VN, mới nhận ra một sự thật chua sót là văn hoá luỹ tre làng VN sau 2000 năm văn minh làng xã vẫn chưa thay đổi, thể hiện rõ quan điểm mời người khác góp vốn, để mà rùi tìm cách rựt vốn đó là giàu nhanh nhất, nó cho ta kết luận, VN cần một thời gian dài để DN tư nhân tự lớn bằng việc hình thành văn hoá DN, cùng làm cùng ăn, rồi mới đến mức trân trọng vốn của nhà đầu tư, dù họ chỉ gián tiếp
Đó là ý nghĩa sâu xa mà tôi cổ vũ CPH (*cổ phần hoá), để văn hoá DNVN hình thành, để đội ngũ DN VN lành mạnh
.
Mặc dù đánh giá cao DNTN nhưng tôi luôn khẳng định nếu không có DNNN nhằm cạnh tranh về lương, điều kiện làm việc thì DNTN sẽ phát huy mặt xấu của nó như đánh đập, bóc lột mà thỉnh thoảng báo đài đăng tin
.
CHỉ có biện pháp làm thay đổi về chất như vậy thì, sau này khôi phục DNNN ở mức độ phù hợp làm đối trọng ngăn chặn bóc lột, bất bình đẳng tại DNTN mới hiệu quả, chứ nay DNNN tuy nhiều mà chẳng đứng vững được bao nhiêu thì DNTN nó cười vào mũi
.
Còn nếu văn hoá làng xã manh mún ấy còn duy trì, thì DN như những ổ trộm, cho dù quản kiểu gì thì cũng dứa thui hà aaaaaaaaaa
.
GIải pháp đúng: CỔ PHẦN HOÁ
 
Last edited by a moderator:
Bổ xung cho sờ nát:

Ba mục trọng yếu cần quan tâm: giảm đầu tư công, giải phóng non-SOEs và ổn định vĩ mô.

Chưa thấy mục nào được tập trung thực hiện cả.

Trong bài này: Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực thì 1 trong 4 lĩnh vực đó có sự xuất hiện của non-SOEs rồi đó các đại k, tính sao nhỉ, liệu có ra đc gì sáng sủa hơn chưa cho nền KT VN trong tương lai? Mô hình này đang copy paste của ai nhỉ, liệu có đc như Indo ko?
 
Trong bài này: Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực thì 1 trong 4 lĩnh vực đó có sự xuất hiện của non-SOEs rồi đó các đại k, tính sao nhỉ, liệu có ra đc gì sáng sủa hơn chưa cho nền KT VN trong tương lai? Mô hình này đang copy paste của ai nhỉ, liệu có đc như Indo ko?

Quên, mình ko nói là trước khi làm được mấy việc kia thì phải xử lý xong đống bùng nhùng của hệ thống Ngân hàng đã. Xin báo cáo các cụ là hiện chưa làm được gì cả. Vì vậy mấy cái thông tư ấy nói chơi chơi thôi, hiệu quả thực sự cho nền kinh tế thì ko nhiều...

À, mà đầu tư công hiện tại do ngân sách đang kiệt nên ko có mà xài, chứ còn hồ sơ xin trình đầu tư thì chỉ có tăng, không giảm...Kê kê..
 
Quên, mình ko nói là trước khi làm được mấy việc kia thì phải xử lý xong đống bùng nhùng của hệ thống Ngân hàng đã. Xin báo cáo các cụ là hiện chưa làm được gì cả. Vì vậy mấy cái thông tư ấy nói chơi chơi thôi, hiệu quả thực sự cho nền kinh tế thì ko nhiều...

À, mà đầu tư công hiện tại do ngân sách đang kiệt nên ko có mà xài, chứ còn hồ sơ xin trình đầu tư thì chỉ có tăng, không giảm...Kê kê..

Cảm ơn đại k Arrow nhiều, như vậy thì chúng ta nên chờ xem cải tổ Banks ra sao sau đó mới xem đến các bước đi tiếp theo của CP. Nhưng thế này thì có lẽ chứng khoán năm nay sẽ hứa hẹn 1 bức tranh sáng tối rõ ràng, sẽ có nhiều cty phải nghỉ niêm yết nhưng ngược lại sẽ còn lại những cty mà sau sẽ là những đại k của nền KT VN. Ai chọn mã sai vẫn đứt bóng như thường. Liệu có 1 cú giảm giá kha khá để thu gom nữa chăng?
 
Back
Top