Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Trong NQ cũng có đọan ghi "giải phóng lực lượng sx" và vai trò của Nhà nước là điều tiết sao cho QHSX phù hợp với LLSX.

Câu này đắt giá lắm đấy anh Giailang nhé ;)
Thay đổi về chất là ở đây đó, những cái mà Cựu FTU Snat nhắc đến như khoán 10, ĐM, ...
 
Hế lô, cúc cu!!! Đường xóay trôn ốc mà dùng phép chiếu theo trục dọc thì thấy xoắn, chiếu theo trục ngang thì là hinh sin. Chẳng khác gì tâm lý chứng trường, soi theo phe ôm cổ thì giá xuống là ôm mồm, phe sọc và ôm tiền thì múa tay! Vậy chú snatcher ở fờ tu không nên quá chủ quan. Cái này nó gọi là điểm nhìn, nâng cấp về chính trị thì gọi là quan điểm.

Nên mới có chuyện thằng luôn Bull hay luôn Bear rồi có lúc kiếm được ăn. Thằng nhảy được theo hình sin hay xoắn gì đó thì giàu to. Chỉ có thằng lúc ăn cũng kêu lúc mất cũng kêu mới chết - Pig market
 
Nên mới có chuyện thằng luôn Bull hay luôn Bear rồi có lúc kiếm được ăn. Thằng nhảy được theo hình sin hay xoắn gì đó thì giàu to. Chỉ có thằng lúc ăn cũng kêu lúc mất cũng kêu mới chết - Pig market
Ý chú là trường hợp của cựu fờtu nọ hả?
 
Em vẫn tin rằng để nền kinh tế này thay đổi trend, đang từ downtrend sang uptrend, phải có 1 đột phá, giống Khoán 10, Đổi Mới....còn nếu không thì vẫn chìm trong đêm tối mịt mùng của downtrend không lối thoát...nhưng đột phá đó tại thời điểm này là gì??? chỉ có thể là giống như Mr. nói, đó là giải phóng Non-SOEs...nhưng việc này lại vấp phải vấn đề về sở hữu...vấn đề của hệ tư tưởng....nói chung là chưa thấy đâu cả....

Câu chuyện về đổi mới này có thể 3,5 năm nữa sẽ có. Nhưng sau 3 năm nữa rất nhiều thứ đổi khác. Câu chuyện đầu tư của mình bị bó hẹp trong vòng 6 tháng thôi, vì nếu lựa chọn timing dài có thể lại trắng tay hoặc thậm chí bị chết trước khi đến cổng thiên đường, dù tư duy chưa bao giờ sai cả. Những bài viết và dự báo của em cũng chỉ giới hạn để xác định được tư duy và chiến thuật hợp lý cho giai đoạn này. Cứ biết cái trước mắt đã, còn dài hạn hơn nếu có biết thì cứ để đấy, tính sau.

Câu chuyện của những đại gia giàu nhất sàn chứng khoán 2008,2009 bây giờ cũng là cái để mình suy ngẫm. Cũng mới chỉ có 3 năm chứ mấy...
 
Sự chuyển dạ nào cũng có nỗi đau, đó là cơn đau phát triển hế hế. Các bà các chị thấm cái này khi sinh hạ, còn các bé biết cái này vì "muốn nhớn thì phải nhao" (tiếng bắc, từ nhao là từ cổ, chỉ sự ốm đau của các bé dưới 5 tuổi). Lớn hơn chút, từ 10-12 tuổi, các nang vùng xoang mũi phát triển, và đó là thời kỳ của trẻ "thò lò mũi xanh", các cụ gọi là "vắt rỉ mũi chưa sạch". Đến 16-17 tuổi hệ vận động nở nang nhưng thần kinh vận động chưa kịp thích ứng, các nam thanh nữ tú bị gọi là "bọn hậu đậu" đi đâu cũng va đụng linh tinh. 18-20 hâm hâm chập chập vì thất tình dở hơi, hay hoắng lên vì chuyện không đâu, con muỗi đốt mà thành bò húc ...

Cái gì là quy luật thì cách tốt nhất là bình tĩnh xử lý phù hợp. Thấy căn bệnh của sự phát triển mà hốt hoảng nhồi kháng sinh liều thật cao thì cơ thể còi cọc, rối lọan tiêu hóa, vưn vưn và vưn vưn....

Giailang lại sách vở quá rùi !

Con rồng cháu tiên, hậu duệ của Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương mà không dám chọn tăng trưởng. không chấp nhận những mất mát có thể chịu đựng và vượt qua được do tăng trưởng gây ra thì làm sao có đột biến.

Chính sách vĩ mô phải đảm bảo cân đối giữa lạm phát và tăng trưởng. Không tăng trưởng tức là nói không với ĐTNN, không chấp nhận một xã hội "phồn vinh" giả tạo thì sẽ gặp khó khăn trong viêc cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quả đầu tư, đánh mất cơ hội và lợi thế canh tranh với các nước lân cận như cam, miến, indo, tầu...
 
Giailang lại sách vở quá rùi !

Con rồng cháu tiên, hậu duệ của Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương mà không dám chọn tăng trưởng. không chấp nhận những mất mát có thể chịu đựng và vượt qua được do tăng trưởng gây ra thì làm sao có đột biến.
Hê hê, chắc tại em viết tối nghĩa quá chăng? Hay tại em chuyển phỏm như hị chuyền cành???
Cái gì là quy luật thì cách tốt nhất là bình tĩnh xử lý phù hợp. Thấy căn bệnh của sự phát triển mà hốt hoảng nhồi kháng sinh liều thật cao thì cơ thể còi cọc, rối lọan tiêu hóa, vưn vưn và vưn vưn....

Ý em không phải là không chấp nhận, mà là bình tĩnh chấp nhận và có bước đi phù hợp để cơ thể không bị còi cọc và rối loạn tiêu hóa do uống thuốc quá liều.
 
Ý chú là trường hợp của cựu fờtu nọ hả?

Hí hí anh dìm hàng em kinh thế...
Mà thế éo nào anh viết thì thấy người ta thanks ầm ầm còn em viết cũng chất lượng thế mà ko ai thanks nhỉ....cay thật.....
 
Anh không bon chen nhưng mà cổ phần hóa PV gas, BIDV, BIC sắp tới 1 số chú nữa là privatization đấy... còn mobile phone nữa, nhưng case này ngon quá nên còn nhường nhau... Tích tụ tư bản là mua bán sát nhập 1 loạt vào tập đoàn xxx đấy... mày chỉ thấy cây mà chả thấy rừng... sắp tới còn phá giá nữa sẽ ổn định vĩ mô ngay... VND đang bị định giá cao hơn khoảng 20%, thấy chuyên gia nói thế, với cả lúc kinh tế qua khủng hoảng rồi luôn có 1 cú phá giá nhẹ hay nặng thì không biết, nhưng là có. Tại sao nó thế anh cũng không biết luôn...

Công nhận tầm nhìn của em nó cũng ngắn....nếu không em bằng anh mất rồi....còn chuyện phá giá thì là đương nhiên thôi...mình là export oriented economy mà ...nhưng vụ này nhạy cảm lắm...thôi anh em mình không nhắc đến 2 từ này nữa nhé...
 
Hí hí anh dìm hàng em kinh thế...
Mà thế éo nào anh viết thì thấy người ta thanks ầm ầm còn em viết cũng chất lượng thế mà ko ai thanks nhỉ....cay thật.....

Anh cũng vừa thank chú nghìn phát mà chỉ hiện mỗi một hehe. Để anh em thank chú nhiều, đề nghị chủ tịt lần sau không ọp đại trà kiểu chỉ số toàn thị trường. Mỗi kỳ ọp chỉ ọp về một hoặc một số mã thui.. keke
 
Hê hê, sắp có bài mới rồi đấy, có chạy kịp không đây...

Em hôm nay chạy gần hết rồi. Còn lại 30% để lại cân đối trạng thái. Bác cứ viết thoải mái, em đang hóng nghe thêm đây.
Quay trở lại chủ đề chính, hôm qua em ngồi xem 1 mạch 2 phim: Inside Job và Too big to fail trên HBO. Câu chuyện khủng hoảng Mỹ 2008 dù cũ nhưng phải thấy còn rất nhiều giá trị và bài học cho hiện tại. Có 1 đoạn anh Paulson nói về việc khủng hoảng niềm tin sau vụ Lehmann Brothers, và các NH không giám giải ngân tín dụng khiến nền tài chính toàn cầu đóng băng. Và bác này đã phải nhờ tư vấn anh Warrent để làm sao các ngân hàng Mỹ đều chấp nhận capital injection (kể cả NH cần và NH không cần), để NH có thể giải ngân tín dụng và kích thích tăng trưởng trở lại.
Back to VN, cảm giác có 1 sự tương đồng nhất định, trong khi giải pháp thực sự chưa thấy đâu, trừ những nghị quyết của CP. Cũng như trong phim, khi Paulson có 1 khẩu bazoka về hỗ trợ của FED ở trong túi và tung tẩy đi khoe khắp nơi. Chúng ta hiện đang có nhiều anh NH đang thoi thóp như Brothers, Merill, ... trong khi tăng trưởng tín dụng cũng đang ở trạng thái âm. Liệu chính sách nào của CP & NHNN sẽ dẫn dắt thị trường sang 1 bước mới.
For ref: http://cafef.vn/20120417040713260CA34/nhnn-tang-truong-tin-dung-quy-i2012-am-196.chn
 
Mình mới viết được mỗi bài tỷ giá hôm nay thị trường đi 5 điểm. Nếu mà viết đủ bộ về lạm phát và tăng trưởng thì oải quá.

Thôi, để sang tuần viết, cho bà con VCer chạy hết hàng đã...
 
Mình mới viết được mỗi bài tỷ giá hôm nay thị trường đi 5 điểm. Nếu mà viết đủ bộ về lạm phát và tăng trưởng thì oải quá.

Thôi, để sang tuần viết, cho bà con VCer chạy hết hàng đã...

anh làm em hụt hẫng quá, thấy topic sáng lên nhảy vào xem mà lại gặp ngay cái hẹn :(
bữa giờ em trông miết.
 
CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG TRĂN TRỞ

Lộ trình ngắn hạn trong vòng 3-5 tháng tới đã được xác định rõ. Cung tiền nới lỏng và sự hỗ trợ cho chứng khoán sẽ đem lại diện mạo mới cho thị trường. Mong muốn thị trường chứng khoán sẽ là kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp là mong muốn nghiêm túc và đúng đắn. Tuy nhiên, sau nhiều năm với sự quản lý lỏng lẻo và đầy rẫy những bất cập, niềm tin của người dân vào chứng khoán bị xói mòn. Thị trường như một xới bạc và chỉ có những nhà đầu cơ ra vào tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn. Yếu tố đó không đủ vững bền để duy trì dòng tiền dài hạn. Những yêu cầu cho thị trường lành mạnh như khung pháp lý rõ ràng, tính minh bạch, các điều luật, quy định, chế tài quản lý thị trường là những điều vẫn còn đang thiếu và chưa có dấu hiệu sẽ được bổ sung đầy đủ. Vậy không hiểu các nhà quản lý hy vọng gì vào thị trường, khi những dòng tiền ở đây sẵn sàng rút ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi….

Tú có thể xem lộ trình ở đây. Nó chỉ chung chung thôi nhưng có thể luận được đại cục. Trong giới hạn mình chỉ viết được như thế. Tuy nhiên, việc nới lỏng cung tiền sẽ tạo ảnh hưởng trong vòng 3-5 tháng. Thực chất chứng khoán đã có 1-2 tháng hưởng thành quả của nó. Vậy chỉ còn 2-3 tháng nữa duy trì, sau đó vẫn phải quay về thực chất. Thực chất nếu tốt sẽ lên, nếu không tốt sẽ xuống.

Cảm quan của mình cho rằng không tốt, đấy chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé.
 
Tú có thể xem lộ trình ở đây. Nó chỉ chung chung thôi nhưng có thể luận được đại cục. Trong giới hạn mình chỉ viết được như thế. Tuy nhiên, việc nới lỏng cung tiền sẽ tạo ảnh hưởng trong vòng 3-5 tháng. Thực chất chứng khoán đã có 1-2 tháng hưởng thành quả của nó. Vậy chỉ còn 2-3 tháng nữa duy trì, sau đó vẫn phải quay về thực chất. Thực chất nếu tốt sẽ lên, nếu không tốt sẽ xuống.

Cảm quan của mình cho rằng không tốt, đấy chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé.

cảm ơn bác arrow. hẹn gặp bác ở plei chim nhé
 
Cái gì là quy luật thì cách tốt nhất là bình tĩnh xử lý phù hợp. Thấy căn bệnh của sự phát triển mà hốt hoảng nhồi kháng sinh liều thật cao thì cơ thể còi cọc, rối lọan tiêu hóa, vưn vưn và vưn vưn....
Bác giai viết hay vãi ái kính phục
 
Ý em không phải là không chấp nhận, mà là bình tĩnh chấp nhận và có bước đi phù hợp để cơ thể không bị còi cọc và rối loạn tiêu hóa do uống thuốc quá liều.

Mắc bệnh LÝ LUẬN quá rùi, nhất là cái ví dụ kháng sinh càng bé cái nhầm !

Chỉ đơn giản cái bệnh viêm họng thôi mà việc dùng kháng sinh cũng có đến mấy trường phái rùi:
1. Dùng kháng sinh mạnh dập ngay trong môi trường ô nhiễm vì tránh được sự xâm nhập của các loại dịch bệnh khác nguy hiểm hơn.
2. Dùng kháng sinh nhẹ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như bồi dưỡng, thể thao...
3. Không dùng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể (môi trường sạch...)

Về kinh tế càng nhạy cảm hơn món viêm họng, nếu không sử lý kịp thời có thể dẫn đến một số đổ vỡ, làm ngòi nổ cho sự mất ổn đinh như chơi...:cool::cool:
 
Back
Top