Thấy bác winwin bảo nên kể câu chuyện về tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng, để làm cái đối chứng với Tây. Cứ túc tắc kể dần vậy, từ từ cho nó thấm...
Về tỷ giá, hiện tỷ giá của Việt Nam khá ổn định và chắc ít có biến động trong năm 2012. Có thể, đó là biểu hiện của tín hiệu tích cực để ổn định vĩ mô. Đó cũng là điều đã được mong mỏi suốt 2011.
Loay hoay tìm cái biểu đồ xong thì ngã ngửa người. Chỉ số REER đã quay về mức chỉ báo của 2009, có nghĩa rằng từ năm 2009 đến nay, nhằm hỗ trợ xuất khẩu Chính phủ VN đã phá giá đồng tiền để tạo lợi thế trong tỷ giá. Nhưng khi chỉ số REER tiệm cận mức 2009, có nghĩa rằng, quá trình lạm phát trong mấy năm qua đã làm tăng chi phí đầu vào, san bằng lợi thế được tạo ra do phá giá đồng tiền. Nó tạo ra bài toán: VN đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá nữa và nếu muốn tiếp tục duy trì lợi thế, VN buộc phải làm:
- Tiếp tục phá giá VND
- Cải thiện nhanh chóng hiệu quả sản xuất, tiết giảm chi phí, hạ giá thành cấp kỳ
Đây là hai câu chuyện chắc hỏi Sờ nát mới biết được chính xác thế nào.
Nó cũng là chỉ báo cho lý do tại sao xuất khẩu VN giảm trong mấy tháng đầu năm. Nó không chỉ ở mức cầu trên thế giới suy giảm, mà còn do giới hạn về giá thành đã không còn dư địa để lùi nữa.
Nó là lời giải thích tại sao vào tháng 3 2011, chúng ta đã phá giá VND khá sâu. Lúc đó, lượng hàng XK có dấu hiệu tụt và Chính phủ đặt trọng tâm nâng đỡ XK, việc phá giá sẽ là bệ đỡ cho xuất khẩu trong dài hạn. Khi XK tốt, tác động ngược lại nền kinh tế và tạo hiệu ứng bình ổn. Chỉ tiếc là kết quả đến giờ phút này không được như mong muốn do yếu tố lạm phát khôgn được kiểm soát chặt chẽ.
Trước đây có bác hỏi em, VN mình XK toàn hàng hóa cơ bản, vậy sẽ ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, thậm chí còn được lợi. Nếu bác còn quan tâm vấn đề này thì câu trả lời ở đây khá hữu ích. Vào giờ phút này, nếu lấy dệt may ra làm ví dụ thì cái nhìn sẽ khá rõ nét.
Chúng ta sẽ làm gì? Phá giá VND để hỗ trợ XK? Ngay lập tức cải thiện hiệu quả sản xuất để giảm giá thành?
....... có làm được ko??????
.....còn tiếp.......