Có sự kiện này cũng rất đáng lưu ý:
Dân mua vàng tích trữ:
http://dantri.com.vn/c76/s76-552669/dan-lai-do-xo-mua-vang-khien-gia-tang-tro-lai.htm
Bong bóng vàng đã được thổi suốt mấy năm vừa qua. Có lẽ vàng đã qua đỉnh và đang trên đà rơi xuống. Chưa ai biết điểm đến sẽ ở đâu nhưng khủng hoảng ở châu Âu đang là động lực chính để các quỹ thanh lý vàng nhằm cân đối danh mục đầu tư.
Người Việt đổ xô đi mua vàng với nhu cầu đảm bảo an toàn tài sản và tích trữ mà ta lại chưa có một chút kinh nghiệm nào với thị trường vàng thế giới. Việc vàng tiếp tục rơi 20% so với mức giá hiện tại là hoàn toàn bình thường. Lúc đó việc đảm bảo an toàn tài sản sẽ bị đánh đổi bằng việc ôm tài sản mất giá. Nó giống hệt như đất ở cao điểm tháng 4, tháng 5 năm nay, khi rất nhiều người lý luận là VND thì luôn mất giá, vậy cần bảo toàn tài sản bằng cách chạy vào đất, vì đất là tài nguyên bị giới hạn. Hôm nay, những ai chọn kênh bảo toàn tài sản kiểu đó có thể đã mất đi 20%, 30% hoặc 50% giá trị rồi. Và đất sẽ tiếp tục rớt giá trong khi thanh khoản lại rất khó khăn.
Quay lại chủ đề chính, bài toán tiền tệ của chúng ta sẽ khá khó khăn. Hiện tại rất nhiều ngân hàng trắng bảng tại mức huy động 14% và bắt đầu huy động chui ở lãi suất cao. Trong khi đó luồng tiền trong dân lại quay vào kênh vàng và chịu thiệt hại do thua lỗ trong đó. Lượng vàng tích trữ sẽ khiến một lượng vốn lớn bị kẹt lại và tăng sức ỳ thị trường. Đối với các DN kinh doanh vàng, lâu nay họ dùng chế độ đòn bẩy với lượng vay lớn nên khi bán được vàng, họ quay lại trả nợ Ngân hàng và thu dần hoạt động. Điều này tác động mạnh đến lưu thông tiền và càng làm cho tình trạng khan hiếm tiền VND trở nên căng thẳng hơn.
Bài tham khảo:
Tiền đông cứng trong két:
http://vef.vn/2011-12-30-tien-dong-cung-trong-ket-sat-moi-gia-dinh
====================================================
Chiều nay có cuộc hội thảo về kinh tế 2012 với sự tham gia của TS Lê Đăng Doanh và cựu thống đốc Cao Sỹ Kiêm.
Với bác Doanh mình đánh giá rất cao quan điểm khách quan của bác trong các bình luận từ trước tới giờ.
Hãy cùng nhìn lại nhận định của TS Lê Đăng Doanh vào cuối năm 2010 về nền kinh tế 2011.
http://vef.vn/2010-12-23-ty-gia-usd-se-cang-thang-sau-tet-nguyen-dan
Cái nhìn về 2012 của hai chuyên gia trên đều rất bi quan. Có lẽ 2012 sẽ là năm gánh chịu sự dồn nén cả quá trình sai lệch trước đây.
Câu chuyện tái cấu trúc sẽ ko chỉ là riêng ngành ngân hàng mà cả nền kinh tế. Như vậy sẽ là câu chuyện của nhiều năm chứ ko phải 1 năm nữa.
Chúng ta cùng chờ đợi và chiêm nghiệm xem nhé.
Thoảng lật lại trang đầu với bài bình của em " Kinh tế thế giới thay đổi, Việt Nam đang ở đâu" và buồn buồn. Nếu đúng là quá trình trả giá kéo dài thì những năm tháng có thể làm được nhiều việc nhất của mình thì lại sa vào vũng lầy khủng hoảng. Lặn ngụp xong có lẽ cũng già...
Tham khảo thêm:
2012, chiêu nào cho tăng trưởng:
http://vef.vn/2012-01-01-chau-a-nam-2012-chieu-nao-cho-tang-truong-