Hiện trạng vĩ mô và kinh tế Việt Nam

Em thấy mấy thằng Tầu còn đang nằm ì ra đó mà???

Điện chạy mấy năm rồi. Trước mình vào nhà máy chào spare part cho nó.

Đạm đang hoàn tất, về cơ bản là xong rồi, còn lo vận hành thực xem có chạy ổn ko. Lâu rồi ko đi Cà Mau nên ko nắm rõ tình hình...Mấy chú Tầu là của Cty Vũ Hán Engineering, đang hoàn tất công việc. Đội này cũng đang thi công NM Phân đạm Hà Bắc mở rộng.
 
"Năm 2011 là một năm, theo đánh giá của tôi, là khó khăn nhất từ năm 1991 trở lại đây, tức là trong 20 năm gần đây.
"Nó thể hiện ở chỗ là mục tiêu lạm phát Quốc hội đề ra là 7% nhưng mà thực hiện khoảng 19%.
"Về mục tiêu tăng trưởng thì đề ra là 7,5%, thực hiện khoảng 5,8%.
"Và tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy.
"Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111214_viet_economy_2011.shtml

kinh tế gia của ngân hàng HSBC tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài, thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111219_vn_econ_hsbc_findings.shtml
 
Vietnam Bonds Climb Most Since August as Central Bank Adds Funds
http://www.bloomberg.com/news/2011-1...dds-funds.html


By Bloomberg News - Dec 20, 2011 4:24 PM GMT+0700
Vietnam’s five-year bonds gained the most since August after the central bank added cash to the financial system, increasing the amount of funds available for lenders to invest in debt. The dong was little changed.
“Liquidity is good as the State Bank of Vietnam has been injecting money into the system through open-market operations,” said Vu Anh Duc, a Hanoi-based senior fixed-income dealer at Vietnam Joint-Stock Commercial Bank for Industry and Trade, also known as VietinBank. “When loans, real estate and gold investments are risky, banks turn to government bonds.”
The yield on the benchmark five-year notes fell eight basis points, or 0.08 percentage point, to 12.47 percent, according to a daily fixing from banks compiled by Bloomberg. That was the biggest decline since Aug. 31.
The dong traded at 21,020 per dollar as of 4:21 p.m. in Hanoi, compared with 21,018 yesterday, according to data compiled by Bloomberg. The central bank fixed the reference rate at 20,813, unchanged since Dec. 14, according to its website. The dong is allowed to trade as much as 1 percent on either side of the rate.
 
Vietnam Bonds Climb Most Since August as Central Bank Adds Funds
http://www.bloomberg.com/news/2011-1...dds-funds.html


By Bloomberg News - Dec 20, 2011 4:24 PM GMT+0700
Vietnam’s five-year bonds gained the most since August after the central bank added cash to the financial system, increasing the amount of funds available for lenders to invest in debt. The dong was little changed.
“Liquidity is good as the State Bank of Vietnam has been injecting money into the system through open-market operations,” said Vu Anh Duc, a Hanoi-based senior fixed-income dealer at Vietnam Joint-Stock Commercial Bank for Industry and Trade, also known as VietinBank. “When loans, real estate and gold investments are risky, banks turn to government bonds.”
The yield on the benchmark five-year notes fell eight basis points, or 0.08 percentage point, to 12.47 percent, according to a daily fixing from banks compiled by Bloomberg. That was the biggest decline since Aug. 31.
The dong traded at 21,020 per dollar as of 4:21 p.m. in Hanoi, compared with 21,018 yesterday, according to data compiled by Bloomberg. The central bank fixed the reference rate at 20,813, unchanged since Dec. 14, according to its website. The dong is allowed to trade as much as 1 percent on either side of the rate.

Tin bloomberg ngon lành cành đào, vây mà các cụ vi mô không thích bàn nhỉ ?
 
http://gafin.vn/20111220090551445p0c33/cpi-thang-12-cua-tphcm-tang-073.htm
CPI tháng 12 của TPHCM tăng 0,73% Thứ ba, 20/12/2011 21:08 So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng TPHCM tháng 12 năm nay tăng 15,86%.


CPI HN 6.3%, TP.HCM 0.73% > bình quân cả nước chắc 6.8% >> vượt chỉ tiêu 18% cả năm của CPI (sau khi ba lần hiệu chỉnh)
Nếu như chuyên gia phân vi tính là xăng tăng 5% >> CPI 1/2012 tính sơ 0.4% vậy là chắc như gà rán hambuger là CPI tháng 1/2012 sẽ min trên 1% hiiiiiiiiiiiii

01 chu kỳ CPI gia tốc mới ????
 
Tin bloomberg ngon lành cành đào, vây mà các cụ vi mô không thích bàn nhỉ ?

Tin này quá bullshit, 12,47% là giá bình thường, có gì mà sụt giảm mạnh...nó chỉ đúng ở điểm SBV đợt này bơm tiền OMO ra mạnh, nên tình trạng thiếu thanh khoản đã được cải thiện, nhưng vẫn ở mức tồi tệ, vậy thôi....
Mấy cái thông số vĩ mô này em nắm trong lòng bàn tay mà....
 
Tin bloomberg ngon lành cành đào, vây mà các cụ vi mô không thích bàn nhỉ ?

Hi hi, anh ơi, cái này thì mấy ông phân tích vi mô ko thích bàn là phải. Bên vi mô họ chỉ chuyên bàn về action của enterprise thôi. Giống như kiểu soi kính lúp đấy. Món mà anh em mình đang bàn mà soi kính lúp thì vỡ mắt.

Thực ra thị trường tiền tệ VN nó đặc biệt như TTCK của mình anh ợ. Món trái phiếu này nhiều khi cũng là các kênh được xào xáo thôi. Vớ vẩn CP đang bơm tiền ra để mua trái phiếu phục vụ cho mục đích của mình. Anh yên tâm đi, độ này các NH tham gia mua trái phiếu ko nhiều đâu, nhưng CP vẫn phát hành được. Nó phải có nguyên do của nó chứ...Hì hì.
 
Cuối cùng thì lạm phát đã hoàn thành vượt chỉ tiêu chính phủ đề ra.

Chắc giờ này các cụ quản lý các Bộ Ban ngành đang hỉ hả bắt tay nhau mừng chiến tích. Hic, hic, chỉ dân đen chúng em là khổ.

CPI cả năm tăng 18,12%.
http://cafef.vn/20111222113930481CA33/cpi-ca-nuoc-thang-12-tang-053-ca-nam-tang-1812.chn

Đây cũng là vấn đề còn kéo đến tận năm sau. Chính sách vừa phải ngó cải cách, đồng thời phải tải áp lực này, nghĩa là chúng ta sẽ có thêm 1 năm chông chênh nữa.

Liên quan đến lạm phát, chúng ta phải tiếp tục quản chặt cung tiền. Đó cũng là định hướng mà chúng ta đã thấy NHNN áp dụng trong suốt thời gian qua.
Sự khó khăn về dòng tiền tiếp tục đẩy nhanh quá trình sát nhập, tái cấu trúc NH. Sẽ ko có cửa cho NH đi huy động bằng mọi cách và dùng tiền đó nuôi lại các khoản nợ xấu của mình.

Nhưng khó khăn về dòng tiền cũng đồng nghĩa với việc có thêm doanh nghiệp ngã xuống. Phải chấp nhận sự thật và trả giá cho lỗi lầm trong quá khứ. Sự hy sinh đó như 1 phần tất yếu của chu trình vận động. Chỉ mong các chủ doanh nghiệp tỉnh táo chèo chống qua đoạn này, vì rất có thể có những DN tốt, nhưng vì công nợ, vì sự thiếu thanh khoản của đối tác mà dẫn đến đổ vỡ.

Chính sách sẽ rất khó nói, vì giờ đây khó nhìn thông mạch một cách dài hạn. Đến khúc nào hay khúc đấy. Hờ hờ, em cũng đến đoạn nào chém gió đoạn đấy thôi...
 
Last edited by a moderator:
Không hiểu sao mấy ngày hôm nay lãi suất trái phiếu của VN tăng vọt các bác ạ...chắc là do pricing in cái inflation trend..thế này chứng còn tèo thảm...:((:((:((
 
Không hiểu sao mấy ngày hôm nay lãi suất trái phiếu của VN tăng vọt các bác ạ...chắc là do pricing in cái inflation trend..thế này chứng còn tèo thảm...:((:((:((

Charter holder mần 1 cái tiểu luận đêeeeee
 
Một chút diễn biến link với Topic Nhìn lại khủng hoảng 1997:

NHNN tổ chức hội thảo về Chính sách Lạm phát mục tiêu



Ngày 20/12/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu – Lý thuyết và thực tiễn. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Toàn Thắng đã chủ trì hội thảo với sự tham dự của các nhà khoa học của NHNN, các bộ, ngành, trường đại học và viện nghiên cứu.


Các tham luận tập trung vào bốn nội dụng chủ yếu: những đặc điểm chính của khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT); các điều kiện tiên quyết để áp dụng khuôn khổ CSLPMT; kinh nghiệm quốc tế trong việc tạo dựng các điều kiện tiên quyết để xây dựng và thực thi chính sách LPMT và cách thức vận hành khuôn khổ CSLPMT nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; giải pháp, cách thức và lộ trình áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.

Tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Khắc Minh, Chủ tịch Hội đồng khoa học CRV đã giới thiệu một số nội dung cơ bản về LPMT, các định nghĩa và các mô hình LPM và kinh nghiệm LPMT của các nước. Một trong những nội dung quan trọng trong các định nghĩa về LPMT là “LPMT là một chiến lược chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm mục tiêu duy trì ổn định giá cả bằng cách tập trung và khoảng chênh giữa dự báo lạm phát”.

Trao đổi về kinh nghiệm thực tế áp dụng CSLPMT ở các nước, TS Đào Minh Tú, Chánh Văn phòng NHNN cho rằng Thái Lan là nước có điều kiện và tình hình kinh tế khá tương đồng với Việt Nam đã dụng rất thành công CSLPMT. Vì vậy việc nghiên cứu chính sách LPMT ở Thái Lan có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta trong quá trình hoàn thiện các điều kiện cơ bản để tiến tới áp dụng CSLPMT trong thời gian ngắn nhất. Qua thực tiễn nghiên cứu việc áp dụng LPMT ở Thái Lan cho thấy, cần có sự ủng hộ của Chính phủ để chấp nhận và trao sự độc lập nhất định cho NHNN, đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công khuôn khổ LPMT ở Việt Nam. NHNN cũng cần quyết tâm trong việc triển khai khuôn khổ LPMT; nghiên cứu và áp dụng chỉ số lạm phát cơ bản là chỉ số giá mục tiêu; lựa chọn khung LPMT để tạo cho NHTW một mức độ linh hoạt cao trong điều hành CSTT để giải quyết vấn đề tăng trưởng và biến động của GDP.

Theo TS. Đặng Ngọc Tú, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, điều kiện tiên quyết để áp dụng CSLPMT là tính độc lập của ngân hàng trung ương (NHTƯ) về mặt thể chế và mặt kinh tế. NHTƯ có thể độc lập lựa chọn mục tiêu của CSTT và CSTT không chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa. LPMT cũng đòi hỏi CSTT phải có tín nhiệm để tạo sự tin tưởng của dân chúng để không làm tăng mức lạm phát kỳ vọng. Bên cạnh đó, để áp dụng LPMT cần phải xem xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu trung gian (cung tiền và lãi suất) và lạm phát. Những chỉ tiêu này, NHTW có thể theo dõi thường xuyên và tác động trực tiếp, thông qua các công cụ của CSTT như nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc hay lãi suất chiết khấu.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Toàn Thắng đánh giá các tham luận đã đưa ra được những vấn đề cơ bản về khuôn khổ CSLPMT. Việc đổi mới căn bản cơ chế điều hành CSTT là một trong những mục tiêu dài hạn của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, góp phần đảm bảo tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để áp dụng khuôn khổ CSLPMT, tuy nhiên, để thực hiện thành công, chúng ta cần phải có chương trình hành động, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiền đề cần thiết cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai.

MHN

Tải về
Đầu trang
 
Có hay không "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 ?
http://cafef.vn/20111213094657203CA...igbang-tai-ttck-viet-nam-sau-ngay-1212012.chn


Theo cam kết gia nhập WTO, từ 12/1/2012, Việt Nam sẽ cho phép CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Giới tài chính tỏ ra cực kỳ đồng thuận về việc không thể có một "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 (thời điểm TTCK Việt Nam hội nhập toàn diện WTO) như đã từng xảy ra cách đây 5 năm.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ 12/1/2012, Việt Nam sẽ cho phép CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Sau ngày đó, TTCK Việt Nam sẽ có thay đổi gì, CTCK 49% vốn nước ngoài đã chuẩn bị gì trước giờ "G", CTCK và công ty quản lý nội địa chuẩn bị thế nào cho sự hội nhập sâu rộng, Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của các quốc gia láng giềng đi trước?

ĐTCK đã có cuộc khảo sát trong giới tài chính nội địa và nước ngoài để ghi nhận luồng quan điểm quanh sự kiện này.

Giữa tuần trước, Cotecland tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với TamaHome- Tập đoàn xây dựng và nội thất Nhật Bản. CTCK KimEng (KEVS) là đơn vị tư vấn cho đối tác Việt Nam bán 20% cổ phần cho đối tác Đông Á. Ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc KEVS nói: " Chúng tôi là nhà tư vấn, nhưng thương vụ khởi đầu từ sự tiến cử đối tác nước ngoài của Tập đoàn mẹ KimEng Holding"…

Cơ hội

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital (là NĐT nước ngoài được coi là gắn bó lâu nhất và hiểu biết sâu sắc nhất về thị trường vốn Việt Nam) nhận định: "Đương nhiên, khi NĐT nước ngoài thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đối tượng đầu tiên họ muốn nhắm tới là NĐT tại chính quốc. Điều này có nghĩa, TTCK Việt Nam đứng trước cơ hội được tiếp sức bởi những dòng vốn mới".
 
Last edited by a moderator:
Thế là hết cái lễ Chrismast, định viết cái dự báo 2012 mà chưa được chữ nào. Hic hic...
 
Có hay không "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 ?
http://cafef.vn/20111213094657203CA...igbang-tai-ttck-viet-nam-sau-ngay-1212012.chn


Theo cam kết gia nhập WTO, từ 12/1/2012, Việt Nam sẽ cho phép CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Giới tài chính tỏ ra cực kỳ đồng thuận về việc không thể có một "vụ nổ BigBang" tại TTCK Việt Nam sau ngày 12/1/2012 (thời điểm TTCK Việt Nam hội nhập toàn diện WTO) như đã từng xảy ra cách đây 5 năm.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ 12/1/2012, Việt Nam sẽ cho phép CTCK và công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Sau ngày đó, TTCK Việt Nam sẽ có thay đổi gì, CTCK 49% vốn nước ngoài đã chuẩn bị gì trước giờ "G", CTCK và công ty quản lý nội địa chuẩn bị thế nào cho sự hội nhập sâu rộng, Việt Nam có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của các quốc gia láng giềng đi trước?

ĐTCK đã có cuộc khảo sát trong giới tài chính nội địa và nước ngoài để ghi nhận luồng quan điểm quanh sự kiện này.

Giữa tuần trước, Cotecland tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với TamaHome- Tập đoàn xây dựng và nội thất Nhật Bản. CTCK KimEng (KEVS) là đơn vị tư vấn cho đối tác Việt Nam bán 20% cổ phần cho đối tác Đông Á. Ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc KEVS nói: " Chúng tôi là nhà tư vấn, nhưng thương vụ khởi đầu từ sự tiến cử đối tác nước ngoài của Tập đoàn mẹ KimEng Holding"…

Cơ hội

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital (là NĐT nước ngoài được coi là gắn bó lâu nhất và hiểu biết sâu sắc nhất về thị trường vốn Việt Nam) nhận định: "Đương nhiên, khi NĐT nước ngoài thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đối tượng đầu tiên họ muốn nhắm tới là NĐT tại chính quốc. Điều này có nghĩa, TTCK Việt Nam đứng trước cơ hội được tiếp sức bởi những dòng vốn mới".

Bây giờ còn xác là may bác ợ chứ mơ gì Big Bang...
Em lại sợ cái chợ này đóng băng mất vài năm mới tỉnh giấc được.
Bác cứ nhìn lại thị trường chứng khoán Trung Quốc thì biết...
 
Vừa đọc bài này hay quá:
http://cafef.vn/20111226085237877CA34/tran-lai-suat-tien-gui-nen-giam-hay-bo.chn
Quan trọng hơn, Chính phủ cần phải xoá bỏ triệt để các biện pháp áp chế tài chính nhằm hướng dòng vốn đến các hoạt động đầu tư hiệu quả, có tính dài hạn và có khả năng tạo ra tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế. Chính phủ không đủ quyền năng để nhận biết đâu là nơi có hiệu quả nhất cho đồng vốn sinh lời và cũng không thể làm thay thị trường. Thay vào đó, Chính phủ nên đóng vai trò tạo điều kiện để lãi suất thực hiện tốt chức năng phân bổ vốn của mình một cách tối ưu nhất cho nền kinh tế.

Chuẩn không phải chỉnh !
 
Thế mà anh Bình anh cứ loe toe: dân đừng gửi tiết kiệm, phải chơi chứng khoán đi, hồi đấy mà ai nghe anh ấy thì đúng là tan cửa nát nhà rồi, vãi đạn thật....
 
Thế mà anh Bình anh cứ loe toe: dân đừng gửi tiết kiệm, phải chơi chứng khoán đi, hồi đấy mà ai nghe anh ấy thì đúng là tan cửa nát nhà rồi, vãi đạn thật....
Bác ấy muốn toàn dân đi chống lũ chứng thối và bất động đậy nên đè trần lãi suất, hòng lùa bà con đưa cái lưng ra chống đỡ cùng, nhưng giờ bà con khôn ra nhiều rồi
 
Back
Top