thietkieutam
Well-Known Member
Luận chiêu cụ thể thì nói làm gì. Luận về hình luận về chiến lược thì hơn. Xà chủ về đeo bám, cuốn giật, chộp mổ. Đối phương mạnh mẽ, to lớn, cương mãnh, mình nhỏ con không lẽ cũng đập chặt, rung giật, đạp đấm trực diện ...
Rõ về ý (chiến lược) rồi vấn đề còn lại là xử lý tình huống cụ thể, lúc đó chiêu thức thích đặt tên là gì chả được, tùy trường phái.
Quan trọng là chiến lược đó không nhất thiết gắn với âm hiểm độc địa.
Giống đá bóng. Chiến lược dựa trên phòng ngự không thể có lối tấn công ào ạt, mà sẽ phải tấn công chớp nhoáng, chỉ 1, 2 đường chuyền là phải xâm nhập cấm địa. Chiến lược dựa trên công thủ tổng lực thì phải pressing toàn sân ...
Đá cụ phát, hy vọng cụ không biết nhiều về bóng đá để em còn có chỗ bốc phét. Chẳng may cụ am hiểu bóng đá thì em sẽ chuyển sang lĩnh vực khác, ví dụ IT :))
Giống đá bóng. Chiến lược dựa trên phòng ngự không thể có lối tấn công ào ạt, mà sẽ phải tấn công chớp nhoáng, chỉ 1, 2 đường chuyền là phải xâm nhập cấm địa.
Bóng đá phòng ngự phản công đâu chỉ có một kiểu đơn giản vậy?
Phòng thủ phản công kiểu anh: đổ bê tông, cắm 1,2 cọc, bật lên 1, hai truyền ghi bàn..đòi hỏi kỹ năng chuyền xa, bắt bóng dính, dùng đầu tốt....loại này thể lực sung mãn, chỉ có thể là bắc âu: ANh, thuỵ điển, đan mạch
Phòng thủ phản công kiểu ý: đỏ bê tông , đan bóng phản công (*VN học cách này) kiểu tam giác..đổi cánh ghi bàn
Phòng thủ phản công kiểu hà lan: tổng thủ tổng công (pressing), hiện nay chỉ có braxin là còn khả năng này, vì đòi hỏi các cầu thủ giỏi như nhau, sức khoẻ như BUll
Phòng thủ phản công kiểu đức: thủ chắc phản công đa dạng, trái, phải, trung lộ, đánh đầu, thấp....loại này cần tinh thần thép, vì phức tạp vậy e người thường nhớ không nổi
tóm lại: kiểu phòng thủ nào thì cũng đòi hỏi hiệu suất ghi bàn cao...vì khả năng tiếp cận cung thành thường dưới 5 cơ hội, nếu ghi không được (*hiểm) thì nó chính là đội tuyển VN khà aaaaaaa
Last edited by a moderator: