Nên cần:
".... Tâm không điên đảo.
Xa lìa tai ương.
Không vướng chướng họa.
Hết thảy trọng tội.
Ác báo nghiệp trướng.
Từ vô thủy kiếp....."
Thế rằng phải:
".... Thụ ký Bồ đề.
Thành tựu, viên mãn.
Hóa thân chuyển thế.
Phổ nhập pháp giới.
Lợi ích bình đẳng.
Vô - Lượng - Hữu - Tình./."
G/L
Nhân tiện lúc nông nhàn, mạo muội vài lời trao đổi với bác. Trong các dòng tu của phật pháp, dòng Mật tông được coi là khó khăn và vất vả nhất. Hành giả tự chọn cho mình những thử thách về vật chất và tinh thần lớn lao, tới mức khó tưởng tượng với người ngòai. Trong còn đường tìm đến giác ngộ của dòng tu này, dường như càng nhiều thách thức trở ngại, hành giả càng cảm thấy hạnh phúc. Mỗi lần vượt qua một chướng ngại lớn hành giả được
ấn chứng cho nỗ lực của mình, kiểu như đời thường gọi là có "chứng chỉ". Có nhứng ấn chứng được công nhận nhờ người khác (như chứng chỉ), có ấn chứng chỉ riêng hành giả biết. Ấn chứng ở cấp sơ thiền là khai thông các luân xa, mở được "huệ nhãn" để khai mở trí tuệ và bắt đầu một chặng đường nhiều thử thách cam go hơn, với mức cám dỗ ngày càng tinh tế và khó khăn. Với các hành giả chọn con đường nhập thế (sinh sống như người bình thường), những thử thách của giai đọan này là muôn hình vạn trạng của tham sân si, giữa ngã và vô ngã.
Người xưa có câu:
"Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".
Nhiều người hiểu nhầm câu này là "khó nhất là tu tại gia..." nhưng thực ra câu này có nghĩa khác. Đó là trình tự rèn luyện bản lĩnh của hành giả, từ cách hành xử trong môi trường thuần, đến môi trường nhiều lợi lộc đua chen lường gạt, khi đủ bản lĩnh mới là giai đọan tập trung để chiến thắng bản ngã của chính mình.
Có nhiều cách để tăng cường bản lĩnh của hành giả, tùy theo con đường hành giả đã chọn. Giả sử hành giả chọn sự khăc nghiệt của thiên nhiên
làm phương tiên tăng cường ý chí của mình, rèn luyện thân thể và sức chịu đựng, khả năng thích nghi với thiên nhiên được ưu tiên hàng đầu. Đó là lý do của pháp môn Du già và các kỹ thuật rèn luyện khổ hạnh mà đức Gautama đã đi qua trong thời kỳ đầu. Về sau, các tăng lữ Tây tạng (dòng áo đỏ) phát triển kỹ năng này. Trong các bộ kinh, bộ Du già đòi hỏi hành thiền khó khăn nhất và áp lực nhất, vì bộ này được phát triển trên nền yoga cổ đại kế thừa từ các pháp sư (shaman) của đạo Bàlamôn (Brahmin). Sau nhiều đợt biên tập((Kiết tập) của các cao tăng cổ đại, trung đại và cận đại, bộ kinh Du già đã thay đổi nhiều so với nguyên thủy.
Điểm mạnh: một khi đã vượt qua được các trở ngại của môi trường, hành giả có khả năng thích ứng cao với môi trường khắc nghiệt gần như siêu nhiên (chịu rét chịu lạnh) trí tuệ minh mẫn phi thường. Điểm yếu: quá trình chọn lọc quá khắc nghiệt, phải rèn luyện từ bé, tỷ lệ thành công thấp vì nhiều hành giả không chịu đựng nổi các thử thách khắc nghiệt về thể chất của pháp này.
Nếu như Du già là con đường đi tuần tự từ thể chất đến tinh thần, thì cũng có các pháp (cách thức) khác để đi thẳng vào tinh thần. Đó là trình tự của học theo tam tạng (Kinh-Luật-Luận) mà các dòng khác như Tịnh độ, Thiền hướng đến. Riêng trong Mật tông, kỹ thuật nhiếp âm (dùng âm thanh để tác động vào tiềm thức) với các bài chú, với các thế ngồi và tay quyết bổ trợ cho chuyển dẫn khí huyết và kinh mạch để tăng hiệu quả tác động vào tiềm thức của hành giả chính là một phần cơ bản dẫn đến sự bí mật của dòng này. Mặc dù không khổ hạnh bằng pháp Du già, các trở ngại của hành giả Mật tông không vì thế mà kém đi, và cũng đòi hỏi quá trình tuần tự từng nấc nhằm tránh các hiệu ứng phụ đáng tiếc không mong muốn đối với hành giả. Đó là chưa kể những kỹ thuật trong kinh Du già cũng được các cao tăng Mật tông sử dụng để tinh tấn trong chặng đường tu tập của họ.
...