Ok ko hỏi về dài ngắn nữa vì cụ Giai nói rồi, lão lòng vòng quá.
Giờ tôi hỏi lão câu khác, vì sao các cụ đạo sĩ cứ nhắc đến chân dài là luống ca luống cuống cả lượt thế? phải chăng có điều gì cấm kỵ trong việc tu tiên luyện khí hé hé
PS: tịnh khẩu là thuốc lão có bệnh không mà uống thuốc thế :D
Trả lời hộ Thiết lão thế lày:
Trong quá trình thiền, kỵ nhất là tâm xáo động. Để tâm tĩnh, người luyện phải qua một quá trình dài mới có thể đạt được. Tùy theo đặc điểm sinh hoạt, môi trường mà con đường đạt đến tĩnh tâm của mỗi người không giống nhau, cái này là lý do của phép ẩn dụ về
84000 pháp.
Với người thường xuyên ở trong môi trường có tính đối kháng cao, sự nóng nảy gần như là bản tính, tĩnh tâm càng là điều không dễ đạt, do phải thường xuyên thích ứng với môi trường bằng phản xạ, nghĩa là tính toán cách đáp ứng với thay đổi, rồi hành xử theo tính toán đó. Không ai hoàn hảo, nên có sự đúng sai, và mỗi lần nhận kết quả từ hành vi của chính mình, tính toán dù đúng dù sai, tâm đã bị cuốn theo và xáo trộn, thể hiện ra ngoài qua trạng thái tình cảm.
Để hạn chế xáo trộn về tâm trạng, có một số kỹ thuật sau:
(1.) Hạn chế nguồn gốc:
a. Hạn chế nguồn gốc gây xáo trộn: khi khả năng kiểm soát tâm chưa cao thì tránh các môi trường/điều kiện gây nhiễu loạn tâm lý
Đây chỉ là biện pháp tạm thời, để bổ trợ cho các tập luyện quan trong hơn, nhằm tập trung cao hơn vào các kỹ năng chính. Cũng là lý do mà các hành giả nhập thất khi tập trung luyện một kỹ năng nào đó. Với Bồ đề đạt ma, quá trình này là 10 năm (thập niên diện bích- 10 năm chỉ quay mặt vào vách hang).
b. Hạn chế tương tác với môi trường/ điều kiện gây nhiễu loạn tâm lý: Người ta có câu "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" hay "tiếng bấc tiếng chì" chính là thể hiện hiệu ứng khuếch đại có tính nhân quả do việc sơ suất trong lời nói. Vì thế đây là lý do của "tịnh khẩu"(không nói) nhằm giảm bớt các liên hệ nhân quả qua lại do đối đáp bộc lộ trạng thái cảm xúc cá nhân và tạo nên phản ứng từ các đối tác tham gia trao đổi. Đây cũng là một phần của giới.
(2.) Tăng cường tương tác với môi trường nhiễu loạn để tăng sức chịu đựng và kỹ năng làm chủ bản thân, tự đặt mình vào tư thế/ địa vị khó khăn: là lý do căn bản nhất của pháp khất thực và pháp nhất bộ nhất bái. Trong hai pháp này, bản ngã bị tổn thương khi người luyện mới vào giai đoạn đầu. Tự ái bị phát sinh do mặc cảm về cách người ngoài nhìn nhận/đối xử với mình, đặc biệt là với những người từ bỏ cuộc sống đầy đủ/ địa vị xã hội cao để đi theo cách luyện này sẽ gặp sốc văn hóa trong ít nhất là 3 tháng nhập môn. Bản ngã càng lớn thì tổn thương tâm lý càng nặng, nên chỉ có những người quyết tâm đạt đến vô ngã mới qua nổi những tổn thương tâm lý tất yếu này. Và để tránh cho thiền sinh khỏi bị tổn thương, thường phải qua phương pháp nói ở mục (1.) để nâng cao định lực (sức chịu đựng) trước khi thực hành hình thức tăng cường tương tác này. Đồng thời, tương tác với môi trường nhiễu loạn cũng phải có quy tắc, chuẩn mực để người thực hành không bị tụt lùi hoặc giảm định lực. Trong kinh sách có nói đến các quy tắc cơ bản, đó chính là giới (giới hạn) nhằm giúp người luyện tự kiểm soát mình tránh các hậu quả không đáng có.
Chỉ khi hành giả tĩnh tâm, không để mình bị cuốn theo các nhiễu loạn của môi trường, khi ấy mới có thể bình thản ứng xử phù hợp, tìm ra cách tốt hơn để giải quyết vấn đề, đó là lý do của chu trình Giới - Định - Tuệ (giữ quy tắc để bình tĩnh, khi bình tĩnh thì xử trí tỉnh táo).
Kinh phật đâu có phải là cao siêu hoặc huyền bí phải không? Miễn là bạn trải nghiệm, bạn sẽ hiểu nó ở góc độ giản dị đến không ngờ.