"Tôi thích lối định nghĩa đơn giản của Đức Phật, ngài cho rằng giác ngộ là "kết thúc khổ đau". Chẳng có gì siêu nhiên trong định nghĩa đó, phải thế không? Dĩ nhiên là một định nghĩa nên có bất toàn. Nó chỉ cho thấy khía cạnh không được hàm ngụ trong sự giác ngộ: đó là đau khổ. Thế nhưng còn sót lại điều gì khi không còn đau khổ? Đức Phật giữ im lặng về điều đó, và sự im lặng của ngài hàm ý rằng bạn sẽ phải tìm hiểu cho chính mình. Ngài dùng một định nghĩa tiêu cực để cho tâm trí không thể nào nhào nặn thành một thứ gì đó để đặt niềm tin vào một thành tựu siêu nhiên, một mục tiêu bạn không sao với tới được. Mặc dù biện pháp phòng ngừa như vậy, đại đa số các Phật tử vẫn tin rằng giác ngộ chỉ dành riêng cho Đức Phật thôi, chứ không dành cho ho, ít ra là không trong kiếp sống này. "
..."Không thể định nghĩa được giác ngộ vì giác ngộ không phải là một khái niệm mà là một kinh nghiệm sống, một cảm nghiệm trực tiếp phát xuất từ bên trong (nội giới) một người sau một chuỗi dài học hỏi và tu tập bằng năng lực cùng quyết tâm của bản thân."