VC-Thiền quán

.....................
Babu nhìn lên bầu trời đầy sao trầm ngâm:
- Mọi vật trong vũ trụ đều quân bình tuyệt đối, không dư, không thiếu, từ hạt bụi bé nhỏ đến những dãy thiên hà vĩ đại. Đời người quá ngắn, và luôn bị lôi cuốn vào sinh hoạt quay cuồng. Đâu mấy ai ý thức được sự phung phí hôm nay, dọn đưòong cho sự đau khổ ngày mai. Tất cả chỉ là những ảo ảnh chập chờn, thế mà người ta cứ coi như thật. Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi biết bao điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học. Có thể đó cũng là lý do luôn luôn có các biến động vô thường, thúc dục con người học hỏi.

- Ông nghĩ rằng con người sẽ học hỏi trong đau khổ.

Babu thở dài :
- Đúng thế, chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi, học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khoẻ mạnh là hạnh phúc. Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước; do đó, ta cứ bị bệnh hoài.

- Nhưng con người cũng học hỏi rất nhiều, và đã có tiến bộ lớn lao.

Babu ngắt lời :
- Các ông gọi như thế nào là tiến bộ ? Trên phương diện vật chất, con người ta đã tiến bộ chút ít so với những thế kỷ trước. Nhưng phương diện tinh thần vẫn nghèo nàn như xưa, chả tiến được chút nào, bằng cớ là họ vẫn tiếp tục các lỗi lầm quá khứ.
- Ông muốn nói đến chiến tranh ư ?

Babu im lặng nhìn lên bầu trời đầy tinh tú, ngẫm nghĩ một điều gì.

Toàn thể mọi người im lặng chờ đợi. Sau cùng, giáo sư Allen lên tiếng :
- Theo ông, thì hoà bình có thể thực hiện một ngày gần đây không ?

Babu mỉm cười trả lời :
- Các ông nghĩ rằng, với khả năng bé nhỏ của tôi mà có thể biết hết được ư ? Từ khi con người có mặt trên trái đất này, đã có hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Chiến tranh có bao giờ chấm dứt được ? Thực ra chiến tranh chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta.

Sở dĩ mỗi ngày, nó một trầm trọng hơn, là do kết quả các hoạt động kỹ nghệ, và óc sáng tạo của con người. Chiến tranh không thể chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn. Nếu có một cây cổ thụ thật lớn và ta muốn tiêu diệt nó. Ta không thể leo lên vặt hết lá cây được, vặt lá này nó lại mọc lá khác phải không các bạn ? Cách duy nhất là đốn tận gốc rễ. Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận, đầu óc quốc gia, bộ lạc, tinh thần phe phái, đố kỵ, ganh ghét, v…v… Tận diệt được các thói xấu này là chấm dứt chiến tranh. Phương pháp duy nhất là làm một cuộc cách mạng trong tâm hồn. Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống, xoá bỏ lòng thù hận, thì họ sẽ thấy bình an. Tiếc rằng ai cũng chỉ nhìn thấy sự sai quấy nơi người khác, nên mới có tình trạng ngày nay.

Hoà bình và thiện chí cần đi đôi với nhau, nên không ai có thể thực hiện hoà bình khi lòng còn đầy oán thù, ghen ghét, muốn bốc lột kẻ khác để mưu lợi cho cá nhân mình hay phe phái mình. Tất cả các hội nghị, các mưu tính để mang lại hoà bình cho nhân loại đều thất bại, vì con người không chịu thực hiện hoà bình ở chính mình.
 
Babu mỉm cười nhìn tất cả mọi người một lúc, rồi trầm giọng :
- Các ông đều biết Đại đế Alexander, người đã chinh phục thế giới. Trong việc xây dựng hoà bình cho Hy Lạp, ông đã càn quét, tiêu diệt tất cả những nước láng giềng, có thể đe doạ xứ sở của ông. Rồi cứ thắng xong trận này, lại phải lo đến trận khác, và cuộc chiến tranh để mang lại hoà bình cứ kéo dài. Alexander là một người thông minh theo học với hiền triết Aristotle. Khi lên ngôi hoàng đế, ông đã tâm sự với thầy, “con sẽ chiến thắng Ai cập và Thổ nhĩ kỳ”. Aristotle hỏi, “Rồi sao nữa?”. Alexander suy nghĩ, “Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an”. ( Thời đó người Hy Lạp chỉ biết đến Ấn độ, chưa biết đến các nước khác ở Á châu). Aristotle mỉm cười, “ Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không?”.

Babu kết luận :
- Tôi nghĩ con người cần đặt cho mình một câu hỏi tương tự. Hãy quan sát lòng mình một cách thành thật xem mình muốn gì ? Chúng ta muốn bình an hay kích động ? Phải chăng chúng ta đều náo nức muốn cái gì ? Mỗi buổi sáng, chúng ta vội vã cầm lấy tờ báo để tìm các tin tức sôi nổi nhất. Nếu không có tin gì về chiến tranh, thiên tai, xáo trộn, khó khăn kinh tế - - thì chúng ta vất tờ báo xuống đất, và than rằng chả có gì đáng xem. Có phải thế không ? Chúng ta muốn sống yên ổn, không thích xáo trộn, nhưng rất thích thú nghe nói về các sự xáo trộn của kẻ khác. Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, diễu cợt bà kia. Phải chăng chúng ta vẫn làm thế ? Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi, tại sao chúng ta lại làm thế không ? Lòng ta còn ham tiền bạc, danh vọng, địa vị, sức khoẻ, và chỉ cầu bình an cho chính mình thôi, nên chẳng bao giờ thoả mãn. Nếu ai có hỏi thì ta cũng sẽ chối quanh như đại đế Alexander chỉ xin một giấc ngủ bình an mà thôi. Giấc ngủ bình an nào có khó, nào xa xôi diệu vợi, tốn công nhọc sức mới có. Làm sao ta có thể lao đầu vào vật chất phù du, xây dựng danh vọng địa vị, thoả mãn cái phàm ngã hữu hình hoại đồng thời tìm sự bình an, yên tĩnh ? Chính các điều trên đã phá vỡ sự yên tĩnh sung mãn của nội tâm ta. Phiền não là do chính ta tạo nên, chứ đâu phải hoàn cảnh phải không các bạn ? Ngày hôm nay chúng ta đã nói chuyện rất lâu rồi. Các bạn sẽ còn trải qua một hành trình dài, gặp gỡ nhiều bậc danh sư, hiền triết. Tôi chúc các bạn tìm được niềm an tĩnh của tâm hồn.


Babu mỉm cười, giơ tay tiễn khách, vầng trăng đã lên cao, lấp loáng phản chiếu trên sông Hằng. "

PS: Đoạn bold trên trả lời cho băn khoăn của bạn Nắng Vàng.
 
.....Babu nhìn mọi người thấy họ có vẻ ngơ ngác. Y mỉm cười giải thích :
- Đề tài này rất khó hiểu, thôi để tôi giải thích rộng ra vậy. Nói theo danh từ Thiên chúa giáo thì 7 vị tinh quân này đã xuất hiện trong linh ảnh (vision) của Thánh Jean. Sách khải huyền 4.5 nói rõ, “có 7 ngọn đèn thắp trước ngài, đó là 7 vị đại thiên thần của chúa trời”. Lúc khởi thuỷ, mọi người chúng ta đều là thành phần của thượng đế, nghĩa là cùng bắt nguồn từ một nơi. Sau đó, chúng ta tách rời ra, xuyên qua 7 con đưòong vận hà này.....

đây là đoạn rẽ lái độc giả nè hiiiiiiiiiiiiiiiii
bởi như tôi được biết, thì theo chiêm tinh TQ có 108 tinh tú ảnh hưởng lớn vận mệnh một người, bác có thể coi lá tử vi nào cũng vậy
hạn chế bắt đầu lộ ra:
07 hành tinh, nhưng hình như quên mất 02 hành tinh quan trọng đế sinh mạng con người là trái đất, và mặt trăng
thượng đế tuy đã mở rộng nhưng chỉ giới hạn ở thái dương hệ (*có lẽ khoa học lúc đấy nó vậy), chứ thái dương hệ là một xác xuất cực nhỏ của một vụ nổ big bang vũ trụ hình thành nhiều ngân hà, trong đó có ngân hà của chúng ta, thái dương hệ đạt yếu tố cân bằng hoàn hảo mới tạo ra sự sống từ vi khuẩn đến con người.....
Ngày nay các nhà thiên văn xác nhận có hàng tỷ ngôi sao, hành tinh nhưng hành tinh có sự sống same saem như ta chưa thấy
 
đây là đoạn rẽ lái độc giả nè hiiiiiiiiiiiiiiiii
bởi như tôi được biết, thì theo chiêm tinh TQ có 108 tinh tú ảnh hưởng lớn vận mệnh một người, bác có thể coi lá tử vi nào cũng vậy
hạn chế bắt đầu lộ ra:
07 hành tinh, nhưng hình như quên mất 02 hành tinh quan trọng đế sinh mạng con người là trái đất, và mặt trăng
thượng đế tuy đã mở rộng nhưng chỉ giới hạn ở thái dương hệ (*có lẽ khoa học lúc đấy nó vậy), chứ thái dương hệ là một xác xuất cực nhỏ của một vụ nổ big bang vũ trụ hình thành nhiều ngân hà, trong đó có ngân hà của chúng ta, thái dương hệ đạt yếu tố cân bằng hoàn hảo mới tạo ra sự sống từ vi khuẩn đến con người.....
Ngày nay các nhà thiên văn xác nhận có hàng tỷ ngôi sao, hành tinh nhưng hành tinh có sự sống same saem như ta chưa thấy

Phát hiện thú vị của bác TKT, em sẽ xin trích lục thêm về khoa học chiêm tinh vào dịp khác.

PS: theo em hiểu, hành tinh là planet phải ko ạ, mà mặt trăng người ta ko gọi là hành tinh - tức là k phải planet mà chỉ là 1 ngôi sao thôi - tức là a star.

Em nghĩ lão BABU nói 7 là có bao gồm cả Mặt trời & Trái đất trong đó rồi.
 
Last edited by a moderator:
Nói về sự tự do.......

"Con người thường suy tư về sự liên hệ giữa người với người, nhưng sự suy tư này ít nhiều đều thiên vị. Nó luôn luôn sai lạc nếu nó khảo sát sự vật xuyên qua bản ngã. Tư tưởng con người chỉ chân chính khi họ giải thoát khỏi các thành kiến, điều kiện bao bọc bên ngoài. Tự do tư tưởng không phải chỉ là muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối riêng. Đây là một chân lý chỉ tìm thấy trong sự yên lặng, trong sự cởi bỏ mọi nghi thức, hình tướng, ngôn từ, các thành kiến dị biệt, các cưỡng bách tư tưởng, các sợ hãi bắt nguồn từ vô minh . Chỉ khi nào hoàn toàn tự do, con người mới thực sự bình an và giải thoát...."
 
Cái này giành cho sự ray rứt của mình & các chứng sĩ nè, hi..hi :)

“chúng ta xông pha trong cuộc đời với ý niệm cho rằng ta có thể tìm hạnh phúc trong cõi đời. Cho đến lúc gần đất, xa trời, nhiều người cũng không buồn hỏi rằng ý niệm đó có đúng không ?

Thật sự là chúng ta chả bao giờ chịu ngừng lại để suy nghĩ, lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng mình gần đạt được những điều mình mong mỏi. Chúng ta chỉ chịu dừng chân khi nào bị cuộc đời hắt hủi, giày vò. Ramakrishna cho rằng đó là việc dĩ nhiên, và giải thích bằng giấc mộng .

Trong giấc mộng, nếu ta chỉ gặp những điều thích thú, chúng ta vẫn mơ mộng mãi và chỉ giật mình tỉnh giấc khi gặp những chuyện đau buồn. Một cuộc đời êm đẹp không tiện cho sự suy tư về các vấn đề quan trọng, nhưng nếu là mộng thì chắc chắn cũng phải có lúc tỉnh. Trong nhiều năm ròng rã, chúng ta cố tìm hạnh phúc, và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nhưng lần nào ta cũng thất vọng. Sau đó, ta lại tiếp tục chạy theo ảo ảnh đó như trước. Nếu biết dừng chân suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thật sự của nó , và không biết phải dùng phương tiện nào để đạt nó.

Hãy thử tìm hiểu thế nào là hạnh phúc. Ai cũng biết đặc tính của hạnh phúc là “thường hằng”, nghĩa là nó ở mãi với ta; suốt đời ta lúc nào cũng vui sướng, tươi tắn. Nhưng tất cả những gì cuộc đời mang lại cho ta đều là vô thường, chỉ có những khoái cảm nhất thời, chứ có gì lâu bền đâu. Vì khoái cảm nhiều và đến với ta như dòng nước chảy, chúng ta tưởng nó là hạnh phúc và kết luận rằng bao giờ dòng khoái cảm đó còn tiếp tục đến với ta, chúng ta được hưởng hạnh phúc. Suy gẫm kỹ thì khoái cảm chẳng qua chỉ là phản ứng của lòng ta trước sự vật bên ngoài, nó lôi cuốn chúng ta. Các sự vật này khi thì tạo vui, lúc thì gây khổ. Hơn nữa cùng một sự vật mà có thể tạo vui hay gây khổ tuỳ lúc, bởi thế ta phải nhận thức rằng “Hạnh phúc” không có ở sự vật bên ngoài. Nếu nó là sự vật bên ngoài, chúng ta phải càng có hạnh phúc khi càng có nhiều sự vật mới đúng chứ. Thật sự, người giàu có, lắm sự vật, chưa chắc đã hạnh phúc hơn kẻ nghèo. Nói cách khác, kẻ nghèo ít của cải, chưa chắc thiếu hạnh phúc hơn người giàu. Tóm lại, chúng ta thấy rõ ràng mình theo đuổi hạnh phúc nhưng không biết thế nào là hạnh phúc và cũng chả biết phải dùng cách nào để đạt hạnh phúc ?!! Những người tìm hiểu một cách chân thành sớm muộn gì cũng thấy rằng hạnh phúc nằm ở ngay nội tâm ta. Các khoái cảm không có tính cách tư hữu, mà chỉ là một tia nhỏ của hạnh phúc chân thật thuộc bản tính tự nhiên của con người ,bị che lấp bởi vô minh. Một con chó gậm xương bị trầy miệng, chảy máu nó lại tưởng rằng máu phát xuất từ khúc xương. Chúng ta cũng thế cứ tưởng sẽ được hạnh phúc khi chạy theo những vật ngoại giới. Có lẽ các ông khó chấp nhận quan niệm này, nhưng ít ra cũng tin rằng những nỗi vui hay buồn tuỳ ở chúng ta nhiều hơn là sự vật bên ngoài. Dù sao, sự chấp nhận này cũng chưa đủ đem lại cho ta hạnh phúc, vì có hai nỗi đe doạ : sự ham muốn và sợ hãi. Chúng ta càng ham muốn thì càng sợ hãi, và càng sợ hãi lại càng đau khổ. Thay vì diệt trừ những đe doạ này, chúng ta lại quỳ luỵ chúng . Khi ham muốn lên tiếng, “hãy đạt được vật đó đi, rồi sẽ sung sướng”, thì chúng ta tin tưởng và tìm mọi cách đạt kỳ được vật đó. Nếu chúng ta không đạt được, thì chúng ta đau khổ, mà nếu đạt được thì ham muốn lại thúc dục ta tìm đến một vật khác nữa. Thế mà chúng ta vẫn không thấy mình bị lừa gạt chút nào mới lạ, quả là ham muốn như lửa đỏ, càng cháy dữ khi càng đổ thêm dầu. Bao giờ chúng ta là nô lệ của dục vọng, chúng ta không sao đạt được hạnh phúc. Nếu đạt được lại sợ mất đi, càng có nhiều càng lo sợ nhiều, có đúng thế không ?

Tóm lại, muốn có hạnh phúc thật sự, phải vượt lên khỏi sợ hãi và ham muốn......
 
Đọc đến đoạn cuối thể nào bá WW cũng "nhảy dựng" lên nè, hi..hi..:)

"- Đến đây chúng ta cần được một vị thầy hướng dẫn thêm. Người này phải hiểu rõ hạnh phúc ở đâu, phải theo đường lối nào. Người này phải thắng được các đe doạ như sợ hãi, ham muốn, và thật sự đã đạt được niềm hạnh phúc vô biên; như vậy mới có đủ kinh nghiệm dìu dắt chúng ta.

Như con bệnh phải đi tìm danh y thì kẻ cầu đạo cần một vị thầy. Ramakrishna chính là vị thầy mà tôi gặp. Kinh sách xưa xác nhận sự minh triết có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau, nhưng ta không thể tìm nó bằng lý luận hay trong sách vở.

Trong quá khứ, đã có những bậc đạo sư như đức Phật, đấng Christ đã tìm được hạnh phúc và hướng dẫn những kẻ khác. Sau khi các ngài tịch diệt, môn đệ có trình bày giáo lý của các ngài trong kinh sách, nhưng dù sao đi nữa, kinh sách cũng có những khiếm khuyết, ngôn ngữ làm sao diễn tả hết được, làm sao bằng lời những vị đạo sư hãy còn sống bên cạnh chúng ta.

Ramakrishna đã dạy rằng, nguyên nhân các đau khổ đều ở trong ta chứ không phải ở bên ngoài. (Cái này nói y như bác Tom, Hay!) Có người hỏi thế giới chúng ta đang sống có điều gì xấu xa không? Thì ngài đã trả lời rằng nó rất tốt đẹp, có xấu xa chăng là lòng người, vì con người đã hiểu sai nó.

Công việc của chúng ta hiện nay là phải đi ngược dòng tìm cho ra sự sai lầm nguyên thuỷ để diệt trừ nó, thì mọi việc sẽ tốt đẹp… Phát giác và trừ tuyệt cái sai lầm căn bản là phương thuốc chánh, tất cả phương tiện khác đều chỉ là tạm bợ. Nhiều lắm là chúng giúp ta tìm ra phương thuốc nói trên. Đó là giá trị của các tôn giáo, các nghi lễ, tiếc thay tôn giáo hay gây sự chia rẽ, đôi khi còn làm cho tâm trí suy kém, cản trở bước tiến của tín đồ.

Có người đã hỏi tại sao con người luôn luôn đau khổ, sợ hãi, thì ngài trả lời rằng, sự kiện đó là do lầm lạc phát sinh, từ sự thiếu hiểu biết chính mình. Có nhiều người, họ biết mình rất rõ ràng, hoặc lại cho rằng điều này không cần thiết, vì trong đời sống hàng ngày đầy rẫy những phức tạp, điểu ta cần khai thác là làm gì cho có lợi, kiếm được thật nhiều tiền. Để khai thác, con người gán cho kiến thức một giá trị quá mức, như bắt mọi người phải đến trưòng.

Từ xưa đến nay nhân loại thu thập biết bao kiến thức nào là sử ký, địa dư, thiên văn, vật lý, triết học và siêu hình học nữa… Nếu những kiến thức này là sự hiểu biết đứng đắn thì nó phải đem lại hạnh phúc cho nhân loại chứ. Sự thật lại khác hẳn, chúng ta học cách chế ngự quyền lực thiên nhiên, đi ngược luật tạo hoá, khiến cho xã hội càng ngày càng đau khổ, bất mãn thêm.

Sự chế ngự này, con đẻ của khoa học chỉ đem lại lợi ích cho một thiểu số thôi. Do đó, lắm kẻ giàu sang sung sướng nhưng vẫn không sao hạnh phúc được trước khổ đau của đa số. Tóm lại, khoa học đã tạo cho con người nhiều khó khăn hơn là giải quyết các điều kiện căn bản của cuộc sống......
 
Bác chưa đọc kinh phật bao giờ nên không biết gì về khái niệm 10 cảnh giới, em không trách.
Chuyện lên đồng gọi hồn, vốn gốc từ tôn giáo của người Việt, bác gán cho đạo phật, em biết bác chưa bao giờ nghiên cứu về văn hóa Việt cổ, em cũng không trách.
Nhưng bác chú giải WWtheory thì em thắc mắc. Bác nghĩ ra thuyết đó chăng? Thôi những cái bác không biết thì em không cố gặng hỏi hay giải thích, vậy bác giải thích cái chữ bôi đậm cho em nhể

Em nghĩ đoạn đó cụ Win nói cho vui, chứ những giả thiết kiểu đó đâu có gì xa lạ. Khi quote bài em định trêu nhưng sau lại thôi vì sợ loãng ...

Nhất là chữ theory nó ... nặng lắm, mang sao nổi :))
 
Đọc đến đoạn cuối thể nào bá WW cũng "nhảy dựng" lên nè, hi..hi..:)

Ramakrishna đã dạy rằng, nguyên nhân các đau khổ đều ở trong ta chứ không phải ở bên ngoài. (Cái này nói y như bác Tom, Hay!) Có người hỏi thế giới chúng ta đang sống có điều gì xấu xa không? Thì ngài đã trả lời rằng nó rất tốt đẹp, có xấu xa chăng là lòng người, vì con người đã hiểu sai nó.

Vì em được dạy y như thế, em repeat ở đây với cái động từ mỹ miều là "chia sẻ" :))

Địa ngục ở ngay đó, Thiêng đàng cũng ở ngay đó, trong tâm chứ đâu xa. Không đi không đến, không sinh không diệt, không có không không hế hế ...

Nghe ... có vẻ know phết nhỉ, mỗi tội chơi chứng toàn thua không thì quá ổn :))
 
Cái này giành cho sự ray rứt của mình & các chứng sĩ nè, hi..hi :)

“chúng ta xông pha trong cuộc đời với ý niệm cho rằng ta có thể tìm hạnh phúc trong cõi đời. Cho đến lúc gần đất, xa trời, nhiều người cũng không buồn hỏi rằng ý niệm đó có đúng không ?

Thật sự là chúng ta chả bao giờ chịu ngừng lại để suy nghĩ, lúc nào chúng ta cũng nghĩ rằng mình gần đạt được những điều mình mong mỏi. Chúng ta chỉ chịu dừng chân khi nào bị cuộc đời hắt hủi, giày vò. Ramakrishna cho rằng đó là việc dĩ nhiên, và giải thích bằng giấc mộng .
...
Nếu chúng ta không đạt được, thì chúng ta đau khổ, mà nếu đạt được thì ham muốn lại thúc dục ta tìm đến một vật khác nữa. Thế mà chúng ta vẫn không thấy mình bị lừa gạt chút nào mới lạ, quả là ham muốn như lửa đỏ, càng cháy dữ khi càng đổ thêm dầu. Bao giờ chúng ta là nô lệ của dục vọng, chúng ta không sao đạt được hạnh phúc. Nếu đạt được lại sợ mất đi, càng có nhiều càng lo sợ nhiều, có đúng thế không ?

Tóm lại, muốn có hạnh phúc thật sự, phải vượt lên khỏi sợ hãi và ham muốn......

Những ý niệm này lúc đầu khá xa lạ với đa số mọi người. Nếu kiên nhẫn tiếp xúc sâu hơn với đạo, người ta sẽ dần thông cảm và nhận chân ra sự việc, vốn dĩ rất đơn giản nhưng thường bị vùi sâu dưới lớp lớp thói quen và định kiến.

Đơn giản là chúng ta cứ lao đi, miên man, theo đuổi những mục tiêu giả tưởng mà nghĩ rằng theo theo đuổi cái gì đó đúng đắn, có giá trị ghê gớm lắm. Lúc bé thì là học sinh giỏi, lớn chút thì nhân viên giỏi, hoặc lên sếp hoặc kinh doanh phát đạt, chút nữa vợ đẹp con ngoan, rồi nữa, rồi mãi ...

Vấn đề ở chỗ, hạnh phúc của chúng ta luôn bị lệ thuộc vào phía trước. Lên sếp đã rồi sẽ happy, rồi lên sếp xong phải lên cao hơn, kiếm nhiều hơn nữa, rồi sẽ happy ...

Phật chỉ nói ngắn gọn thôi. Hạnh phúc là ở đây, ngay bây giờ, trên từng bước chân, chứ không phải ở một cái đích xa xôi nào cả.

Nghĩa là, hãy làm mọi thứ như đang làm, học giỏi, lên sếp, chơi chứng, lấy vợ đẻ con ... nhưng phải biết hạnh phúc ở từng giây phút đang sống.

Hiểu được lời khuyên đó, sẽ mày mò về tâm, về tỉnh giác, về thiền lắng đọng ...

Thế tóm lại happy là như thế nào?

Là như Einstein nói, là biết ngạc nhiên ...
Là như Steve Jobs khuyên, hãy cứ dại khờ ...

Em tin chả cụ nào chơi chứng thèm biết ngạc nhiên là gì, toàn chiên da đếch ai lại ngạc nhiên với chả dại khờ :-)
 
Vì em được dạy y như thế, em repeat ở đây với cái động từ mỹ miều là "chia sẻ" :))

Địa ngục ở ngay đó, Thiêng đàng cũng ở ngay đó, trong tâm chứ đâu xa. Không đi không đến, không sinh không diệt, không có không không hế hế ...

Nghe ... có vẻ know phết nhỉ, mỗi tội chơi chứng toàn thua không thì quá ổn :))

Đọc & hiểu, em ko còn quan tâm đến chứng lên or xuống mình lỗ or lãi nữa, chỉ muốn đi tu thoai, nhưng chưa trả hết nợ trần gian, đành hẹn lần lữa. :)
 
Thiền là phương pháp tu tập chính của đạo phật. Thiền nguyên thủy thực ra khá đơn giản về nguyên tắc, bắt đầu từ hướng sự chú ý theo hơi thở vào ra. Các cấp độ tu tập được chia ra nhiều bậc, nhưng nói chung cũng đều có thể hiểu được. Nó chỉ khó trong thực hành thôi, vì cái tâm của hành giả thường không thể tập trung mà phải trải qua quá trình lâu dài rèn luyện.

Điều dường như khó hiểu nhất của thiền, đó là cuộc tranh cãi bất tận xung quanh câu hỏi: khi thiền thì phải nghĩ cái gì, hay không nghĩ gì cả, mà không nghĩ gì cả thì là thế nào? làm thế nào mà có thể không nghĩ gì cả?

Chỗ này nếu em đưa ra 1 phương án, sẽ có thể gây tranh luận dài kỳ và không có kết thúc, bởi vậy xin dừng ở đây, nghĩa là xác nhận thiền là một phương pháp tu tập tâm của nhà phật.

Em cũng xin lưu ý là thiền còn có nhiều áp dụng khác, biến thể khác, và sử dụng trong nhiều pháp môn khác chứ không riêng đạo phật. Mà bản thân đạo phật trải qua hàng ngàn năm, cũng đã chia ra rất nhiều các chi phái với các chủ trương khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

Tuy nhiên em không nghĩ việc gán quá nhiều quyền năng cho thiền là một điều hay. Bản thân thiền cũng chỉ là một phương tiện để khơi dậy tỉnh giác, do tâm tĩnh lặng, và không còn định kiến. Những quyền năng như người thường cảm nhận được nếu muốn cần kết hợp với các phép tu tập khác nữa (yoga, nội công ...).

Biển học bao la. Tùy cơ duyên mỗi người sẽ tìm được cho mình một con đường phù hợp. Chẳng có con đường nào là hơn hay kém. Tự nhủ vậy sự trao đổi sẽ có ích cho tất cả.

Theo em được biết thiền là một phương pháp giúp người tu quán tưởng và điều tâm.

Đơn giản trước tiên nói 1 người hằng ngày với bao lo toan, tranh giành, sân si. Một thời gian cho thiền định, công phu đủ để xả bỏ những tư tưởng (tham lam, giành xé, sân hận..) để nó được xóa khỏi ý thức. Vì một tâm tưởng còn vướng víu, vặc mắc (một tư tưởng cứ được nuôi dưỡng, hun đúc với một động cơ tham lam, sân hận...) sẽ là một nguy cơ đưa LƯU trong tiềm thức và sau đó là LƯU lại vào tạng thức (tập khởi tâm). Nó sẽ là một hạt giống của sân hận được "lưu kho" cho đến một lúc nào đó đủ nhân duyên sẽ trổ hoa đơm trái hận/thù.
Cái duyên đủ cho nó đơm hoa nảy chồi có khi ngay trong hiện tại. Khi đó nó vẫn còn nằm trong ý thức (bộ nhớ tạm). Ví như cảnh vợ chồng bực bội, nhịn cho qua nhưng thực ra nó chỉ là tạm được nén cho đến khi bùng nổ nó trở thành bom tấn. Hay đã nó được lưu vào tạng thức, và cái "ngày giờ" thành quả sân hận kia chỉ trổ ra ở một đời sau kiếp khác. (Có nhiều khi mình thấy những tai nạn hay tội ác xảy ra một cách lãng nhách, cũng có thể nó là kết quả của cái hạt giống lưu kho từ lâu lắm). vậy nên thiền đầu tiên giúp con người điều tâm, trở nên quân bình hơn về tâm lý và biết xả tư tưởng, sống tư bi, hỷ xã hơn.

Em được biết thiền được gọi là đạt đó là khi tư tưởng "rỗng không", người trong trạng thái lâng lâng bồng bồng, nhưng các giác quan vẫn nghe được tiếng động nhưng tâm vẫn tịnh tịch mà không vướng/trụ vào bất cứ một cái tâm tưởng gì.

Nhưng bậc đẵ đạt đến mức độ thiền cao hơn, họ " nhìn thấy" nhiều hơn. Người luyện thiền đến mức cao là người có thể đồng ứng (cùng tần số) với nhiều cảnh giới cao nên họ nhận được nhiều hơn và do đó THẤY nhiều hơn, NHẬN được nhiều hơn.

Nhiều người thiền trở nên khỏe và đẹp hơn dù ăn ít đi. Điều này liên quan đến một nguyên lý về vũ trụ của nhà Phật. Trong vũ trụ chứa chất "nuôi sống" là nguồn cung cấp chất "dinh dưỡng" cho tất cả mọi sinh vật trong vũ trụ này (hiểu nôm na như là "chất dinh dưỡng vũ trụ" :) ). Người đã đạt đến mức đồng cảm với vũ trụ sẽ có khả năng "trực tiếp" nhận được "chất dinh dưỡng của vũ trụ" mà không phải qua một dẫn xuất trung gian là lúa gạo, thịt cá. (Chưa cần bàn đến những vị cao tăng của xứ Tây tạng khi nhập thất cả vài tuần không cần ăn. Mà đơn cử trên Tv có lần đưa tin phóng sự những người Ấn chỉ thiền mà không cần ăn gí vẫn sống).

Em biết vài "dòng thiền" theo sách Phật: Tổ thiền, Ứng khẩu thiền (ứng cơ, xuất bút, lên đồng nhập cốt thuộc dòng này), Võ đạo thiền, Thần quyền thiền (người tu họ luyện cú và khi đọc chú họ đi quyền rất đep)..., Như Lai thiền (là hình thức thiền cao nhất và khó nhất).
 
Last edited by a moderator:
He...he...Rõ ràng là rất các giáo phái cuồng tín và tà đạo rất sợ sự hiểu biết và phát triển nhanh của khoa học.

Về sự pt của KH thi trong Đạo Đức kinh (Học thuyết về Con đương Chân lý) 600TCN, Lão Tử đã cảnh bảo rùi.

Tất nhiên là KH đã cho chúng ta biết bao điều trên cả tuyệt vời, ví dụ như ngồi chém gió triết học với cái PC trong can phòng có cái Điều hòa...:))

Toàn ham muốn khao khát .....tầm thường k hà! ha...ha..:)) nhưng mà mốt sau này đi tu chắc cũng cần cái máy lạnh thiệt ko chảy hết mỡ dưới da mất. :))
 
Last edited by a moderator:
Một không gian đa chiều, không bị hạn chế bỡi ngũ quan, nhìn thấy được toàn cảnh không còn phân biệt ta mình, thoát khỏi thế giới nhị nguyên đúng sai phải trái


Xin cho em hỏi khí không phải. Bác là người theo Trung đạo Nhất tôn? Vì bỏ qua nhị thừa/ nhi nguyên là người đã đi vào pháp môn cao nhất: con đường trung đạo. Ác là nghiệp mà thiện cũng là nghiệp. Nhiếp tất cả, tận thấu tất cả nhưng không trụ lại ở cái nào. :)
 
Last edited by a moderator:
Đọc & hiểu, em ko còn quan tâm đến chứng lên or xuống mình lỗ or lãi nữa, chỉ muốn đi tu thoai, nhưng chưa trả hết nợ trần gian, đành hẹn lần lữa. :)

Tỉnh giác đầy đủ với cuộc sống đang sống, đừng để cuộc sống cuốn mình đi trong vô thức, thế cũng là đủ mà ...
 
@Tomcat: Ko biết em có giống với cô bé bác đề cập đến ko nhỉ. :)

Bây giờ chắc chắn là không. Về sau nếu không quá mưu cầu quyền năng thần thông quảng đại thì cũng sẽ không ...

Vả lại, phải nhớ lời Phật dạy, không sinh không diệt đừng sợ hãi :))
 
Theo em được biết thiền là một phương pháp giúp người tu quán tưởng và điều tâm.

Em được biết thiền được gọi là đạt đó là khi tư tưởng "rỗng không", người trong trạng thái lâng lâng bồng bồng, nhưng các giác quan vẫn nghe được tiếng động nhưng tâm vẫn tịnh tịch mà không vướng/trụ vào bất cứ một cái tâm tưởng gì.

Phật gọi là "Trụ vào cái vô trụ" :))

Thú thực là em không dám bàn về vấn đề này. Nó rộng mênh mang. Có lẽ tùy duyên mỗi người sẽ có thể có những chứng nghiệm khác nhau. Chỉ cần đừng nghĩ của mình mới duy nhất đúng là được.

Em chỉ nghĩ với đa số, thiền theo kinh quán niệm hơi thở nguyên thủy là "lành" nhất. Thậm chí chỉ với bước 1 thôi, tập mãi, cũng đã là đủ.
 
Xin cho em hỏi khí không phải. Bác là người theo Trung đạo Nhất tôn? Vì bỏ qua nhị thừa/ nhi nguyên là người đã đi vào pháp môn cao nhất: con đường trung đạo. Ác là nghiệp mà thiện cũng là nghiệp. Nhiếp tất cả, tận thấu tất cả nhưng không trụ lại ở cái nào. :)

Em chia sẻ ở đây những gì em hiểu khi đọc sách và tìm hiểu về đạo Phật bác ạ. Nói là em theo đạo phái nào cũng khó, vì kỳ thực em chưa có đi tu ngày nào, và cũng không có ý định đi tu.

Nhưng quả thực em chịu ảnh hưởng của Trung đạo, em thấy hợp ...
 
Back
Top