VC-Thiền quán

Mới biết đến đoạn có ý thức không vứt thêm rác ra vườn thôi, còn lại cũng chỉ là phọt phẹt, thế mới ngồi quán suốt thế chứ :))

đèn đường không lau..không tỏ...huống chi đèn dầu khứa khứa!

Nói là vô thường....nhưng chẳng vô thường, sao nhận ra nhau????
 
Last edited by a moderator:
Hôm nay mình hưỡn. :)

Con nhện ở Miếu Quan Âm

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Ph
ật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."

Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

(tất nhiên là gú gờ :) )
 
Hãy buông xả đi, bạn sẽ hiểu
************
Người ta bỏ ra nhiều thời gian trong cuộc đời của họ để phấn đấu mong kiểm soát được các yếu tố khác nhau chi phối đời sống vật chất của họ:
họ sống ở nơi đâu,
họ sống như thế nào,
họ sống cùng với ai.

Nhiều người tin tưởng rằng nếu làm chủ được một hay nhiều những yếu tố chi phối ngoại lai này là họ có thể bằng cách này hay cách khác đạt được tới tình trạng hoàn mỹ và chẳng bao giờ cần phải tranh đấu để mong đạt được thêm gì nữa.

Vì tin tưởng như thế, họ tạo ra sự bình thản trong nội tâm và để cuộc sống luôn chạy theo ảo ảnh.

Khi mà bạn còn tập trung cuộc đời của bạn vào một cái gì đó ở bên ngoài, dù là sự giác ngộ chăng nữa, thì đời bạn sẽ mãi mãi là một cuộc tranh đấu. Đấu tranh không bao giờ lại tương đồng với hòa bình.

Cái gì ở bên ngoài thời chẳng bao giờ trọn vẹn hay đầy đủ. Tuy nhiên chấp nhận cái tình trạng chưa chắc đã toàn hảo của thế giới bên ngoài có thể khiến nó trọn vẹn và đầy đủ.

Hãy buông xả đi và sẽ hiểu.

NIRVANA IN A NUTSHELL của SCOTT SHAW
 
thâm hay không thâm...nhẹ nhàng êm ái....hay thâm thâm........cũng 1 ly vô thường. vô bao tử......ra ngoài hết cả khứa khứa!

chỉ còn lão và ta ????

NB: dạo này tháng 7 đã qua, vụ thu đã gặt...... mà thầy trò Don tăng đi đâu hỉ??? không nhẽ đông du ???

hi..hi :)

Bác Thiết cầu ziện hay bị cái gọi là...lệ thuộc, hôm nọ em có đọc 1 bài nói về sự phụ thuộc, để em tìm lại bài đó post lên :))
 
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

TUyệt tác đấy........đó quả là hợp bản ngã 3000 năm không đổi của "tiên" nhện hiiiiiiiiiiiiii

mà đúng là tuyệt tác "nhện tiên" như "thanh xà bạch xà" vậy, ơ mà xin hỏi .....pà know, tại sao ...là phật....mà lại không kêu....ngó vào trong.....nơi mà nhân gian trọng vọng....bái bái......mà lại chỉ ra cái cây si nhỏ hỉ ??????? hiiiiiiiiii
 
hi..hi :)

Bác Thiết cầu ziện hay bị cái gọi là...lệ thuộc, hôm nọ em có đọc 1 bài nói về sự phụ thuộc, để em tìm lại bài đó post lên :))

ban nhạc ...hơn đơn ca chứ......nếu "chỉ còn ta với ta .." đi thêm vài trăm trang nữa......thì nguy hiiiiiiiiii
 
Hãy buông xả đi, bạn sẽ hiểu
************
Người ta bỏ ra nhiều thời gian trong cuộc đời của họ để phấn đấu mong kiểm soát được các yếu tố khác nhau chi phối đời sống vật chất của họ:
họ sống ở nơi đâu,
họ sống như thế nào,
họ sống cùng với ai.

Nhiều người tin tưởng rằng nếu làm chủ được một hay nhiều những yếu tố chi phối ngoại lai này là họ có thể bằng cách này hay cách khác đạt được tới tình trạng hoàn mỹ và chẳng bao giờ cần phải tranh đấu để mong đạt được thêm gì nữa.

Vì tin tưởng như thế, họ tạo ra sự bình thản trong nội tâm và để cuộc sống luôn chạy theo ảo ảnh.

Khi mà bạn còn tập trung cuộc đời của bạn vào một cái gì đó ở bên ngoài, dù là sự giác ngộ chăng nữa, thì đời bạn sẽ mãi mãi là một cuộc tranh đấu. Đấu tranh không bao giờ lại tương đồng với hòa bình.

Cái gì ở bên ngoài thời chẳng bao giờ trọn vẹn hay đầy đủ. Tuy nhiên chấp nhận cái tình trạng chưa chắc đã toàn hảo của thế giới bên ngoài có thể khiến nó trọn vẹn và đầy đủ.

Hãy buông xả đi và sẽ hiểu.

NIRVANA IN A NUTSHELL của SCOTT SHAW

khứa khứa!
nếu là buông xả......sao còn hiểu với không hiểu???? pà know tuy học rộng hiểu thiền nhìu......nhưng cũng ..chưa tỉnh giác
 
khứa khứa!
nếu là buông xả......sao còn hiểu với không hiểu???? pà know tuy học rộng hiểu thiền nhìu......nhưng cũng ..chưa tỉnh giác

Hì..hì..:) sorry em lại bận gùi.

bác Thiết lúc nào đọc hộ em NIRVANA IN A NUTSHELL của SCOTT SHAW và giảng em nghe với về tỉnh giác. Em chờ.

PS: thành thật khai báo là em đọc ko dc...nhìu như bác khen tặng. em thích đọc vừa đủ để còn cảm nhận hơn :)
 
Last edited by a moderator:
Tk Tom về trang OshoVN

Hãy nhớ phải thực với bản thân mình. Làm thế nào? Ba điều phải ghi nhớ. Một, đừng bao giờ nghe bất kì ai, điều họ nói bạn phải là: bao giờ cũng hãy lắng nghe tiếng nói bên trong của mình, điều bạn muốn là vậy. Bằng không toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài.

Cả nghìn lẻ một cám dỗ xung quanh bạn bởi vì nhiều người có đó rao bán chuyện của họ. Đó là siêu thị, thế giới này, và mọi người đều quan tâm tới việc bán cái của mình cho bạn; mọi người đều là người bán hàng. Nếu bạn nghe quá nhiều người bán hàng bạn sẽ phát điên. Đừng nghe ai cả, hãy nhắm mắt lại và nghe tiếng nói bên trong. Đó chính là thiền tất cả là gì: lắng nghe tiếng nói bên trong. Đây là điều đầu tiên.

Thế rồi điều thứ hai - nếu bạn đã làm điều thứ nhất chỉ thế thì điều thứ hai mới trở thành có thể: đừng bao giờ đeo mặt nạ. Nếu bạn giận, hãy giận. Điều đó là mạo hiểm, nhưng đừng mỉm cười, bởi vì điều đó là không thật. Nhưng bạn đã được dạy rằng khi bạn giận, hãy mỉm cười; thế thì nụ cười của bạn trở thành giả dối, mặt nạ,... chỉ là bài tập của môi, chẳng cái gì khác. Trái tim đầy giận dữ, chất độc, và môi mỉm cười - bạn trở thành hiện tượng giả tạo.

Thế rồi điều khác cũng xảy ra: khi bạn muốn mỉm cười bạn không thể mỉm cười được. Toàn thể cơ cấu của bạn bị lộn ngược bởi vì khi bạn muốn giận bạn lại không giận, khi bạn muốn ghét bạn lại không ghét. Bây giờ bạn muốn yêu; đột nhiên bạn thấy rằng cơ chế này không hoạt động. Bây giờ bạn muốn mỉm cười; bạn phải ép buộc điều đó. Thực sự trái tim bạn đầy nụ cười và bạn muốn cười to, nhưng bạn không thể cười to được, cái gì đó tắc nghẹn trong tim, cái gì đó tắc nghẹn trong họng. Nụ cười không tới, hay cho dù nó tới, nó là nụ cười rất nhợt nhạt và chết. Nó không làm bạn hạnh phúc. Bạn không sôi sục với nó. Nó không toả ra quanh bạn.

Khi bạn muốn giận, hãy giận. Chẳng có gì sai trong việc giận cả. Nếu bạn muốn cười, hãy cười. Chẳng có gì sai trong việc cười to. Dần dần bạn sẽ thấy rằng toàn thể hệ thống đang vận hành. Khi nó vận hành, thực sự, nó rù rù êm êm quanh mình, cũng như chiếc xe, khi mọi sự diễn ra tốt đẹp, nó chạy êm rù rù. Người lái xe yêu xe biết rằng bây giờ mọi sự đều vận hành tốt, có sự thống nhất hữu cơ - cái máy đang vận hành tốt. Bạn có thể thấy: bất kì khi nào máy móc của một người đang chạy tốt, bạn có thể nghe thấy tiếng rù rù quanh người đó. Người đó bước, nhưng bước đi của người đó có điệu vũ trong nó. Người đó nói, nhưng lời của người đó mang tính thơ ca tinh tế trong chúng. Người đó nhìn vào bạn, và người đó thực sự nhìn; nó không hờ hững, nó thực sự nồng nàn. Khi người đó chạm vào bạn người đó thực sự chạm bạn; bạn có thể cảm thấy năng lượng của người đó đi vào trong thân thể bạn, một luồng cuộc sống đang được truyền qua... bởi vì máy móc của người đó đang vận hành tốt.

Đừng đeo mặt nạ; bằng không bạn sẽ tạo ra việc vận hành sai trong máy móc của mình - các khối chắn. Có nhiều khối chắn trong thân thể bạn. Người đã từng đàn áp giận dữ, quai hàm của người đó trở nên bị chốt chặt. Tất cả giận dữ dồn lên quai hàm và rồi dừng lại ở đó. Tay người đó trở nên xấu. Chúng không có chuyển động duyên dáng của vũ công, không, bởi vì cơn giận đi vào ngón tay - và bị chốt lại. Hãy nhớ, giận dữ có hai nguồn cần được xả ra từ đó. Một nguồn là răng, nguồn kia là ngón tay: bởi vì mọi con vật, khi chúng giận dữ - chúng sẽ cắn bạn bằng răng hay chúng sẽ bắt đầu xé bạn bằng cẳng. Cho nên móng vuốt và răng là hai điểm từ đó giận dữ được xả ra.

Tôi có hoài nghi rằng bất kì chỗ nào giận dữ bị đàn áp quá nhiều, mọi người đều có rắc rối về răng. Răng của họ đi sai bởi vì quá quá nhiều năng lượng có đó và chẳng bao giờ được xả ra. Và bất kì ai đàn áp giận dữ đều sẽ ăn nhiều; người giận dữ bao giờ cũng sẽ ăn nhiều hơn bởi vì răng cần tập luyện nào đó. Người giận dữ sẽ hút thuốc nhiều hơn. Người giận dữ sẽ nói nhiều hơn; họ có thể trở thành người nói ám ảnh bởi vì, bằng cách nào đó, hàm cần luyện tập để cho năng lượng được xả ra chút ít. Và tay của người giận dữ sẽ trở nên sần sùi, xấu xí. Nếu năng lượng được xả ra chúng có thể trở thành bàn tay đẹp.

Nếu bạn đàn áp bất kì cái gì, trong thân thể có bộ phận nào đó, bộ phận tương ứng, với xúc động đó. Nếu bạn không muốn khóc, mắt bạn sẽ mất vẻ rực rỡ bởi vì nước mắt được cần tới; chúng là hiện tượng rất sống động. Thỉnh thoảng khi bạn kêu khóc, thực sự bạn đi vào trong nó - bạn trở thành nó - và nước mắt bắt đầu chảy xuống từ mắt bạn; mắt bạn được lau sạch, mắt bạn lại trở thành tươi tắn, trẻ trung, và trong trắng. Đó là lí do tại sao đàn bà có mắt đẹp hơn, bởi vì họ vẫn có thể khóc. Đàn ông đã đánh mất đôi mắt của mình bởi vì họ có khái niệm sai rằng đàn ông không nên khóc. Nếu ai đó, đứa con trai nhỏ khóc, ngay cả bố mẹ, người khác cũng đều nói, "Con làm gì vậy? Con có là kẻ yếu đuối không đấy?" Vô nghĩa làm sao, bởi vì Thượng đế đã cho bạn - đàn ông, đàn bà - cùng tuyến lệ. Nếu đàn ông không khóc, đáng ra sẽ phải không có tuyến lệ chứ. Toán học đơn giản. Sao tuyến lệ lại tồn tại trong đàn ông theo cùng tỉ lệ như chúng tồn tại trong đàn bà? Mắt cần kêu khóc, và điều thực sự đẹp là bạn có thể kêu và khóc toàn tâm.

Hãy nhớ, nếu bạn không thể kêu khóc toàn tâm, bạn cũng không thể cười được, bởi vì đó là cực khác. Những người có thể cười cũng có thể khóc; những người không thể khóc thì không thể cười được. Và đôi khi bạn có thể đã quan sát ở trẻ con: nếu chúng cười to và lâu, chúng bắt đầu khóc - bởi vì cả hai điều này được nối liền. Tôi đã nghe các bà mẹ nói với con mình, "Đừng cười quá nhiều; bằng không con sẽ bắt đầu khóc đấy." Thực sự đúng đấy, bởi vì hiện tượng là không khác - cùng năng lượng chuyển sang các cực đối lập.

Điều thứ hai: đừng dùng mặt nạ - hãy chân thực với bất kì giá nào.

Và điều thứ ba về tính đích thực: bao giờ cũng trong hiện tại - bởi vì mọi cái giả tạo đều đi vào hoặc từ quá khứ hoặc từ tương lai. Cái đã qua là đã qua rồi - đừng bận tâm về nó. Và đừng mang nó như gánh nặng; bằng không nó sẽ không cho phép bạn được đích thực với hiện tại. Và tất cả những cái còn chưa tới thì vẫn chưa tới - đừng bị bận tâm không cần thiết về tương lai; bằng không điều đó sẽ đi vào hiện tại và phá huỷ nó. Hãy chân thực với hiện tại, và thế thì bạn sẽ đích thực. Ở đây - bây giờ là đích thực.

OSHO

(Lại dc thả gùi, hi..hi :) )
 
Hì..hì..:) sorry em lại bận gùi.

bác Thiết lúc nào đọc hộ em NIRVANA IN A NUTSHELL của SCOTT SHAW và giảng em nghe với về tỉnh giác. Em chờ.

PS: thành thật khai báo là em đọc ko dc...nhìu như bác khen tặng. em thích đọc vừa đủ để còn cảm nhận hơn :)

Một khi đã chứng đắc Niết Bàn thời mọi thứ khác
đã bị quên lãng đi.

Hãy liễu ngộ Niết Bàn, quên đi mọi thứ khác.
thui thì đọc lướt.......như pà know vậy hiiiiiiiiii
 
Có lạ với nhân sinh quan & hiểu biết của bạn ko? :)

Bất kì ai mà bạn đã từng có lòng tốt, cũng đều giận bạn bằng cách nào đó, ở đâu đó và nhất định trả thù. Chính bởi vì lòng tốt trên bề mặt chỉ dường như là từ bi, nhưng ở chiều sâu nó chẳng liên quan gì tới từ bi cả. Nó có động cơ kín đáo khác.

Từ bi là việc nở hoa tối thượng của tâm thức. Nó là đam mê được thoát ra từ mọi bóng tối, nó là đam mê được giải phóng khỏi mọi tù túng, nó là đam mê được làm thuần khiết mọi chất độc. Đam mê trở thành từ bi. Đam mê là hạt mầm, từ bi là việc nở hoa của nó.

Nhưng từ bi không phải là lòng tốt, lòng tốt không phải là từ bi. Lòng tốt là thái độ do bản ngã chèo kéo, nó làm mạnh bản ngã của bạn. Khi bạn tốt với ai đó, bạn cảm thấy rằng bạn có quyền hành bên trên. Khi bạn tốt với ai đó, có xúc phạm sâu sắc đằng sau nó - bạn làm bẽ mặt người khác và bạn cảm thấy sung sướng trong bẽ mặt của người đó. Đó là lí do tại sao lòng tốt không bao giờ có thể được tha thứ. Bất kì ai mà bạn đã từng có lòng tốt, cũng đều giận bạn bằng cách nào đó, ở đâu đó và nhất định trả thù. Chính bởi vì lòng tốt trên bề mặt chỉ dường như là từ bi, nhưng ở chiều sâu nó chẳng liên quan gì tới từ bi cả. Nó có động cơ kín đáo khác.

Từ bi là vô động cơ - nó không có động cơ nào cả. Điều đó đơn giản bởi vì bạn có thì bạn cho - không phải là người khác cần. Người khác không được xét tới chút nào trong từ bi. Bởi vì bạn có nhiều thế, bạn cứ tràn ngập. Từ bi là tự phát, tự nhiên, như việc thở. Lòng tốt là một loại tinh ranh; nó là tính toán, nó là số học.

Bạn đã nghe một trong những câu ngạn ngữ quan trọng nhất - điều đó xảy ra trong gần hết các kinh sách trên thế giới dưới dạng này hay dạng khác - "Hãy làm cho người khác như bạn sẽ làm cho mình." Đây là thái độ tính toán, không từ bi. Điều này chẳng liên quan gì tới tính tôn giáo cả - nó là một loại đạo đức rất thấp, đạo đức rất trần tục: "Hãy làm cho người khác như bạn sẽ làm cho mình." Nó là kiểu kinh doanh, nó không phải là tôn giáo chút nào. Bạn làm chỉ bởi vì bạn muốn đích xác cùng điều đó quay trở lại. Nó là ích kỉ, nó là lấy cái ngã làm trung tâm, nó mang tính bản ngã. Bạn không phục vụ người kia, bạn không yêu người kia - theo cách vòng vo bạn đang phục vụ bản thân mình. Bạn đang dùng người kia. Đó là ích kỉ được làm sáng lên, nhưng nó là ích kỉ. Từ bi là việc nở hoa không tính toán, tuôn chảy. Bạn đơn giản cứ cho bởi vì không có cách nào khác.

Cho nên hãy nhớ, điều đầu tiên: từ bi không phải là lòng tốt, theo một nghĩa nào đó - theo nghĩa bạn dùng từ lòng tốt này thì nó không phải là lòng tốt. Theo nghĩa khác, từ bi là lòng tốt thực duy nhất. Bạn không "tốt" với ai đó, bạn không lớn hơn người khác, bạn đơn giản toả ra năng lượng mà bạn đang nhận được từ cái toàn thể. Nó tới từ cái toàn thể và nó đi trở lại vào cái toàn thể - bạn không đứng trên đường như một chướng ngại, vậy thôi.

Khi Alexander du hành ở Ấn Độ ông ấy đi tới gặp nhà huyền môn vĩ đại Diogenes. Diogenes đang nằm dài trên bờ sông, tắm nắng. Alexander bao giờ cũng ấp ủ ước muốn được gặp con người Diogenes này, bởi vì ông ấy đã nghe nói rằng con người này chẳng có gì cả, vậy mà không người nào khác giầu có hơn con người này. Ông ấy có cái gì đó bên trong mình, ông ấy là con người toả sáng. Mọi người nói, "Ông ấy là kẻ ăn xin, nhưng ông ấy thực sự là hoàng đế." Cho nên Alexander đã trở nên bị hấp dẫn. Trong khi du hành ông ấy nghe nói rằng Diogenes ở ngay cạnh đó, cho nên ông ấy tới gặp.

Sáng sớm, mặt trời đang mọc, Diogenes đang nằm trần trụi trên cát... Alexander nói, "Ta hạnh phúc được gặp ông. Bất kì cái gì ta đã nghe nói đều dường như đúng. Ta chưa bao giờ thấy một người hạnh phúc hơn. Ta có thể làm cái gì đó cho ông được không, thưa ông?" Và Diogenes nói, "Hãy đứng sang bên đi - ông chắn mất mặt trời rồi. Và hãy nhớ đừng bao giờ ngăn cản mặt trời. Ông là nguy hiểm, ông có thể ngăn cản mặt trời không tới được nhiều người. Hãy đứng sang bên đi."

Từ bi không phải là cái gì đó bạn đem cho người khác; nó đơn giản không chắn mặt trời. Hãy thấy ra vấn đề từ đó: nó đơn giản không cản trở tính thượng đế. Nó trở thành phương tiện của điều thiêng liêng, nó đơn giản cho phép điều thiêng liêng chảy qua bạn. Chỉ trúc hổng mới có thể trở thành chiếc sáo, bởi vì chỉ trúc hổng mới có khả năng cho phép bài ca chảy qua nó.

Từ bi không tới từ bạn, từ bi tới từ sự tồn tại, từ điều thiêng liêng. Lòng tốt tới từ bạn - đó là điều đầu tiên cần được hiểu. Lòng tốt là cái gì đó bạn làm, từ bi là cái gì đó sự tồn tại làm. Bạn đơn giản không ngăn cản nó, bạn không đứng chắn đường. Bạn cho phép mặt trời chiếu xuống, thấm vào, đi tới bất kì chỗ nào nó muốn.

Lòng tốt làm mạnh cho bản ngã, còn từ bi là có thể chỉ khi bản ngã đã biến mất hoàn toàn. Cho nên đừng bị các từ điển làm cho lầm lạc, bởi vì trong các từ điển bạn sẽ thấy từ bi đồng nghĩa với lòng tốt. Nó không phải vậy trong từ điển thực của sự tồn tại.

Thiền chỉ có một từ điển, từ điển của vũ trụ. Người Mô ha mét giáo có Koran là kinh sách của họ, người Hindu có Veda, người Sikh có Gurugranth, người Ki tô giáo có Kinh Thánh, và người Do Thái có Talmud. Nếu bạn hỏi tôi, "Kinh sách của Thiền là gì?" tôi sẽ nói họ không có kinh sách nào, kinh sách của họ là vũ trụ. Đó là cái đẹp của Thiền. Trong mọi tảng đá đều có bài thuyết giảng, và trong mọi âm thanh của chim chóc Thượng đế đang ngâm thơ. Trong mọi khoảnh khắc quanh bạn chính bản thân sự tồn tại đang nhảy múa.

Từ bi là khi bạn cho phép bài ca vĩnh hằng này chảy qua bạn, đập rộn ràng qua bạn - khi bạn hợp tác với tính thiêng liêng này, khi bạn cầm tay trong tay với nó. Nó chẳng liên quan gì tới bạn; bạn phải biến mất để nó hiện hữu. Để từ bi hiện hữu, bạn phải biến mất hoàn toàn - nó có thể chảy chỉ trong sự vắng mặt của bạn.

Lòng tốt được trau dồi làm cho bạn thành rất bản ngã. Bạn có thể thấy điều đó: những người tốt là rất bản ngã, còn bản ngã nhiều hơn người ác. Điều này là lạ - người ác ít nhất cũng cảm thấy chút ít mặc cảm, nhưng cái gọi là người tốt cảm thấy hoàn toàn ổn thoả, bao giờ cũng thánh thiện hơn bạn, bao giờ cũng tốt hơn người khác. Người đó rất tự ý thức về điều người đó đang làm; từng hành động tốt đều đem tới nhiều năng lượng hơn và nhiều quyền thế hơn cho bản ngã của người đó. Người đó đang trở nên lớn hơn mọi ngày. Toàn thể trò này là của bản ngã.

Đây là điều đầu tiên cần hiểu, rằng từ bi không phải là cái gọi là lòng tốt. Nó có phần tinh tuý của lòng tốt trong nó - dịu dàng, thông cảm, đồng cảm, không nghiêm khắc, có tính sáng tạo, có tính giúp đỡ. Nhưng chẳng cái gì được làm như hành động về phần bạn; mọi thứ tuôn chảy qua bạn. Nó là từ sự tồn tại, và bạn hạnh phúc và cảm ơn sự tồn tại đã chọn bạn làm phương tiện. Bạn trở nên trong suốt và lòng tốt đi qua bạn. Bạn trở thành chiếc kính trong suốt nên mặt trời chiếu qua bạn - bạn không cản trở nó. Nó là lòng tốt thuần khiết không có bản ngã trong nó.

OSHO
 
Lần đầu em đọc về "từ bi ko phải là lòng tốt" em nhớ đến 1 câu danh ngôn luôn ám ảnh "người mong muốn được trả ơn & trả ơn 1 cách nhanh chóng chính là người ...vô ơn" :)
 
Em tặng bác Thiết thêm 1 sự mâu thuẫn đây...:)

Chừng nào bạn còn chưa có an bình, im lặng trong tim bạn, bài ca trong bản thể bạn, ánh sáng toả ra chứng ngộ của bạn, bạn không thể phục vụ gì được cho bất kì ai. Bản thân bạn ốm yếu; bản thân bạn là con côi bởi vì bạn chưa tìm thấy an ninh tối thượng của sự tồn tại, an toàn vĩnh hằng của cuộc sống. Bản thân bạn nghèo tới mức bên trong không có gì ngoài bóng tối. Làm sao bạn có thể giúp được cho người khác? Bản thân bạn đang chìm, sẽ là nguy hiểm để giúp người khác; nhiều nhất bạn sẽ làm người khác chìm theo. Trước hết bạn phải học bơi đã. Chỉ thế thì bạn mới có thể có ích để giúp đỡ người đang chìm.

Điều mạnh mẽ nhất trong quyền tập ấn Ki tô giáo của tôi là không ích kỉ, không nghĩ tới bản thân mình. Bây giờ, bằng việc nhớ tới bản thân mình và cho phép sự thôi thúc quay vào trong, tôi dường như phải đẩy qua một tầng không thoải mái, mặc cảm và lẫn lộn. Xin thầy nói về điều đó?

Tất cả các tôn giáo đều là làm hại nhiều lắm cho sự trưởng thành của con người, nhưng Ki tô giáo là trên chóp khi có liên quan tới việc làm hại nhân loại. Họ đã dùng những lời mĩ miều để che giấu hành động xấu xa chống lại bạn. Chẳng hạn, không ích kỉ - bảo một người không biết tới bản thân mình là không ích kỉ chính là ngu xuẩn kì quặc tới mức người ta không thể tin được Ki tô giáo đã từng làm điều đó trong hai nghìn năm.

Socrates nói, "Hãy biết bản thân ông; mọi thứ khác đều là phụ." Biết tới bản thân mình, bạn có thể không ích kỉ. Thực tế bạn sẽ không ích kỉ; nó sẽ không phải là nỗ lực về phần bạn. Biết tới bản thân mình, bạn sẽ biết không chỉ bản thân mình mà còn biết cái ta của mọi người. Nó là một; nó là một tâm thức, một lục địa. Mọi người không phải là những hòn đảo. Nhưng không dạy mọi người cách biết tới bản thể riêng của mình, Ki tô giáo đã chơi trò chơi nguy hiểm, và trò chơi đó đã hấp dẫn mọi người bởi vì họ đã dùng một từ mĩ miều, "không ích kỉ." Nó có vẻ tôn giáo, nó có vẻ tâm linh. Khi tôi nói, "Trước hết hãy ích kỉ," điều đó không có vẻ tâm linh.

Ích kỉ sao?

Tâm trí bạn bị ước định rằng không ích kỉ là tâm linh. Tôi biết nó là vậy, nhưng chừng nào bạn còn chưa đủ ích kỉ để biết tới bản thân mình, không ích kỉ là không thể được. Không ích kỉ sẽ tới như hệ quả của việc biết tới bản thân mình, của việc là bản thân mình. Thế thì không ích kỉ sẽ không là hành động của đức hạnh, không được làm để thu được phần thưởng trên cõi trời. Thế thì không ích kỉ sẽ đơn giản là bản tính của bạn, và từng hành động của không ích kỉ sẽ là phần thưởng lên bản thân nó.

Nhưng Ki tô giáo đã đặt con ngựa đằng sau chiếc xe - chẳng cái gì chuyển động, mọi thứ mắc kẹt. Ngựa bị mắc kẹt bởi vì chiếc xe ở trước nó, và chiếc xe không thể chuyển động được bởi vì không xe nào có thể chuyển động chừng nào ngựa còn chưa ở trước nó, kéo nó.

Chuyện xảy ra với hầu hết người Ki tô giáo là khi người đó bắt đầu thiền, nó đem tới cảm giác phạm tội - khi toàn thể thế giới đang rắc rối thế, khi mọi người đang nghèo thế, khi mọi người đang chết đói, khi mọi người đang bị AIDS, bạn thiền sao? Bạn phải hoàn toàn ích kỉ! Trước hết hãy giúp người nghèo, trước hết hãy giúp những người đang bị AIDS, trước hết hãy giúp mọi người khác.

Nhưng cuộc sống của bạn rất ngắn ngủi. Trong bẩy mươi hay tám mươi năm, bạn có thể xoay xở được bao nhiêu hành động không ích kỉ? Và khi nào bạn sẽ tìm ra thời gian cho thiền - bởi vì bất kì khi nào bạn bắt đầu đi tới thiền, những người nghèo kia lại có đó, bệnh tật mới lại bùng phát, trẻ em mồ côi có đó, người ăn xin có đó.

Một bà mẹ bảo đứa con nhỏ của mình, "Không ích kỉ là nền tảng của tôn giáo chúng ta. Đừng bao giờ ích kỉ, hãy giúp người khác."

Cậu bé này - và mọi cậu bé đều nhạy cảm và rõ ràng hơn cái gọi là cậu già của bạn - cậu bé này nói, "Điều này dường như là điều rất kì lạ, rằng con phải giúp người khác và họ phải giúp con. Sao không làm điều đó đơn giản đi? Con giúp cho con, họ giúp cho họ." Nền tảng này của tôn giáo dường như rất phức tạp - và phức tạp không cần thiết.

............

(dài quá em cut ra)
OSHO
 
.........

Thực tế, Ki tô giáo đã kết án các tôn giáo phương Đông vì lẽ đơn giản là chúng có vẻ ích kỉ. Mahavira, nhà huyền môn Jaina, thiền trong mười hai năm... ông ấy đáng phải dạy trong trường học, hay làm việc trong bệnh viện chứ. Ông ấy đáng phải chăm sóc trẻ mồ côi, là Mẹ Teresa và được giải thưởng Nobel.

Điều rõ ràng là không thiền nhân nào đã từng nhận giải thưởng Nobel. Để làm gì? - bạn đã không làm cái gì không ích kỉ cả. Bạn là người ích kỉ nhất trên thế giới, chỉ thiền và tận hưởng im lặng và an bình và phúc lạc của bạn, tìm thấy chân lí, tìm thấy tính thượng đế, trở nên hoàn toàn tự do với mọi nhà tù. Đây toàn là ích kỉ. Cho nên tâm trí Ki tô giáo thấy gần như không thể nào chấp nhận được ý tưởng về thiền. Trong Ki tô giáo không có thiền, chỉ có lời cầu nguyện.

Họ không thể gọi Phật Gautam là người tôn giáo thực sự được, bởi vì ông ấy đã làm gì cho người nghèo? Ông ấy đã làm gì cho người ốm? Ông ấy đã làm gì cho người già? Ông ấy đã trở nên chứng ngộ - đó là điều tối thượng trong tính ích kỉ! Nhưng phương Đông có cái nhìn hoàn toàn khác - và còn logic hơn, hợp lí hơn, hiểu được hơn nhiều lắm. Phương Đông bao giờ cũng nghĩ chừng nào bạn còn chưa có an bình, im lặng trong tim bạn, bài ca trong bản thể bạn, ánh sáng toả ra chứng ngộ của bạn, bạn không thể phục vụ gì được cho bất kì ai. Bản thân bạn ốm yếu; bản thân bạn là con côi bởi vì bạn chưa tìm thấy an ninh tối thượng của sự tồn tại, an toàn vĩnh hằng của cuộc sống. Bản thân bạn nghèo tới mức bên trong không có gì ngoài bóng tối. Làm sao bạn có thể giúp được cho người khác? Bản thân bạn đang chìm, sẽ là nguy hiểm để giúp người khác; nhiều nhất bạn sẽ làm người khác chìm theo. Trước hết bạn phải học bơi đã. Chỉ thế thì bạn mới có thể có ích để giúp đỡ người đang chìm.

Cách tiếp cận của tôi là tuyệt đối rõ ràng. Trước hết hãy ích kỉ, và khám phá ra tất cả những điều được chứa trong bản thân bạn - tất cả mọi niềm vui và mọi phúc lạc và mọi cực lạc. Và thế thì không ích kỉ sẽ tới như cái bóng của bạn đi theo bạn - bởi vì có trái tim nhảy múa, có tính thượng đế trong bản thể bạn, bạn phải chia sẻ nó. Bạn không thể cứ giữ nó như kẻ keo kiệt, bởi vì tính keo kiệt trong sự trưởng thành bên trong của bạn là cái chết.

Kinh tế của sự trưởng thành bên trong là khác với kinh tế bên ngoài. Kinh tế thông thường là ở chỗ nếu bạn cứ cho đi, bạn sẽ có ngày một ít dần. Nhưng kinh tế tâm linh là ở chỗ nếu bạn không cho, bạn sẽ có ngày một ít dần đi; nếu bạn cho, bạn sẽ có ngày một nhiều hơn. Luật của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong là đối lập hẳn nhau.

Trước hết hãy trở nên giầu có bên trong, trước hết hãy trở thành hoàng đế. Thế thì bạn có nhiều thế để chia sẻ, bạn thậm chí sẽ không gọi nó là không ích kỉ. Và bạn sẽ không phải ham muốn rằng phần thưởng nào đó phải trao cho bạn, ở đây hay ở sau đây. Bạn thậm chí sẽ không yêu cầu sự biết ơn từ người bạn đã cho cái gì đó; ngược lại, bạn sẽ biết ơn rằng người đó đã không bác bỏ tình yêu của bạn, phúc lạc của bạn, cực lạc của bạn. Người đó đã tiếp nhận, đã cho phép bạn trút ra trái tim của mình và bài ca của mình và âm nhạc của mình vào bản thể người đó.

Phương Đông chưa bao giờ nghĩ theo cùng cách đó. Toàn thể lịch sử của phương Đông và việc tìm kiếm của nó về chân lí là rất dài và nó đã tìm thấy một sự kiện đơn giản - rằng trước hết bạn phải chăm nom tới bản thân mình, và chỉ thế bạn mới có thể chăm nom cho người khác.

Người hỏi cảm thấy mặc cảm nào đó. Cô ấy nói, "Tôi dường như phải đẩy qua một tầng không thoải mái, mặc cảm và lẫn lộn. Xin thầy nói về điều đó."

Đó là hiện tượng đơn giản. Thời buổi này phương Đông đã quên mất những đỉnh cao vinh quang của nó rồi - những ngày của Phật Gautam và Mahavira. Thời buổi này hiến pháp Ấn Độ nói rằng từ thiện bao gồm việc giúp người nghèo, mở rộng giáo dục cho người nghèo, và làm bệnh viện cho người nghèo. Không điều nào trong ba điều này được tìm thấy trong giáo huấn của Phật Gautam. Không phải là ông ấy chống lại việc giúp người nghèo, nhưng bởi vì ông ấy biết rằng nếu bạn là thiền nhân, bạn sẽ giúp đỡ, nhưng bạn sẽ không ba hoa về điều đó. Nó sẽ là điều đơn giản, tự nhiên.

Nhưng dạy thiền không phải là việc từ thiện, mở bệnh viện mới là từ thiện. Mở trường học và dạy địa lí và lịch sử là từ thiện. Và bạn định dạy gì trong địa lí? - Timbuktu ở đâu, Constantinople ở đâu. Trong lịch sử, bạn định dạy gì? - về Genghis Khan, Tamerlane, Nadirshah, Alexander Đại đế, Ivan Khủng khiếp. Đây là từ thiện sao? Nhưng dạy mọi người im lặng, an bình, đằm thắm, vui vẻ, mãn nguyện, hoàn thành thì không phải là từ thiện.

Tôi thấy rằng không thể có từ thiện mà không có thiền.

Cho nên mặc cảm của bạn chỉ là ước định sai. Hãy vứt nó đi, thậm chí không cho nó một giây suy nghĩ. Bạn sẽ trở thành không ích kỉ bởi việc tuyệt đối ích kỉ. Trước hết bạn phải trở nên giầu có bên trong - giầu có, giầu tràn ngập tới mức bạn phải chia sẻ, cũng như đám mây mưa phải chia sẻ mưa của nó với đất khát. Nhưng trước hết mây phải đầy mưa. Việc nói với đám mây trống rỗng, "Bạn phải không ích kỉ," chỉ là phi lí.

Mọi người tới gặp tôi, những người có ước muốn tốt, với ý định tốt, và họ nói, "Đây là chỗ kì lạ thầy có quanh thầy. Thầy phải mở bệnh viện cho người nghèo; thầy phải thu nhận con côi; thầy phải phân phát quần áo cho người ăn xin; thầy phải giúp những người cần sự giúp đỡ chứ." Cách tiếp cận của tôi là hoàn toàn khác. Tôi có thể phân phát phương pháp kiểm soát sinh đẻ cho người nghèo để cho không có con côi. Tôi có thể phân phát thuốc cho người nghèo để cho không có bùng nổ dân số bởi vì tôi thấy chẳng có vấn đề gì - trước hết cứ tạo ra con côi rồi tạo ra trại mồ côi và rồi phục vụ chúng và phí hoài cuộc sống của bạn sao?

Theo tầm nhìn của tôi, điều người đó cần trước hết và cao nhất là tâm thức thiền. Và sau khi bạn có tâm thức thiền, bất kì điều gì bạn làm đều sẽ có ích cho mọi người; bạn không thể làm hại gì được, bạn có thể làm chỉ hành động từ bi và đáng yêu.

Cho nên tôi nhắc lại: trước hết hãy ích kỉ. Hãy biết tới bản thân mình, hãy là bản thân mình và thế rồi chính cuộc sống của bạn sẽ không là gì ngoài việc chia sẻ, việc chia sẻ không ích kỉ, và không đòi hỏi bất kì phần thưởng nào trong thế giới này hay trong thế giới kia.

OSHO
 
Oh, Triết lý từ đâu mà ra vậy, có phải chăng đó là con đường là quá trình của lý thuyết được trải thực nghiệm mà thành?
 
...Đừng là quân tử, là đàn ông thôi, thế là đủ....:)

Nghĩa vụ và trách nhiệm là đồng nghĩa trong từ điển, nhưng không đồng nghĩa trong cuộc sống. Trong cuộc sống chúng không chỉ khác nhau, chúng là đối lập qua đường kính. Nghĩa vụ là hướng ra người khác, trách nhiệm là hướng vào bản thân mình. Khi bạn nói 'Tôi phải làm điều đó', đấy là nghĩa vụ. 'Bởi vì mẹ tôi ốm, tôi phải đi và ngồi cạnh mẹ.' Hay, 'Tôi phải đem hoa tới bệnh viện. Tôi phải làm điều đó, bà ấy là mẹ tôi.' Nghĩa vụ là hướng ra người khác: bạn không có trách nhiệm nào. Bạn đang hoàn thành một nghi lễ xã hội - bởi vì bà ấy là mẹ bạn; bạn không yêu bà ấy. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng nghĩa vụ là từ tục tĩu, bẩn thỉu. Nếu bạn yêu mẹ bạn, bạn sẽ không nói 'Đây là nghĩa vụ.' Nếu bạn yêu mẹ bạn, bạn sẽ đi tới bệnh viện, bạn sẽ đem hoa, bạn sẽ phục vụ mẹ bạn, bạn sẽ ở bên giường của bà ấy, bạn sẽ xoa bóp chân mẹ, bạn sẽ cảm thông với mẹ, nhưng nó sẽ không là nghĩa vụ - nó sẽ là trách nhiệm. Bạn sẽ đáp ứng từ trái tim bạn.

Trách nhiệm nghĩa là năng lực đáp ứng. Trái tim bạn rung động, bạn cảm thông với bà ấy, bạn chăm sóc bà ấy; không phải vì bà ấy là mẹ bạn - điều đó không liên quan -bạn yêu người đàn bà này. Bà ấy là mẹ bạn - hay không, điều đó là phụ - nhưng bạn yêu người đàn bà này, bạn yêu người đàn bà này như một người. Nó là việc tuôn chảy từ trái tim bạn. Và bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn có nghĩa vụ với bà ấy, và bạn sẽ không quảng cáo khắp xung quanh rằng bạn là đứa con hoàn thành nghĩa vụ như thế. Bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn đã làm cái gì đó. Bạn đã không làm gì cả. Bạn đã làm gì? Chỉ đem vài đoá hoa cho người mẹ đang ốm và bạn cảm thấy rằng bạn đã làm một nghĩa vụ lớn lao sao? Đó là lí do tại sao tôi nói nghĩa vụ là bẩn thỉu. Chính từ này là bẩn thỉu: nó là hướng ra người khác.

Trách nhiệm có chiều hướng khác toàn bộ: bạn yêu, bạn chăm sóc, bạn cảm; nó tới từ tình cảm của bạn. Nghĩa vụ tới từ suy nghĩ rằng bà ấy là mẹ bạn - 'đó là lí do tại sao', 'do đó'; nó là suy luận, nó là logic. Bạn đi bằng cách nào đó, kéo lê bản thân mình, bạn trốn đi, nhưng bạn có thể làm gì? Trách nhiệm của bạn bị lâm nguy. Mọi người sẽ nói gì? Mẹ bạn đang ốm và bạn tận hưởng bản thân mình trong câu lạc bộ và bạn nhảy múa, và mẹ bạn ốm sao? Không, bản ngã của bạn sẽ bị tổn thương. Nếu bạn có thể tránh được người mẹ này mà không làm cho trách nhiệm của bạn bị ảnh hưởng, bạn muốn tránh ra. Bạn sẽ đi tới bệnh viện và bạn sẽ vội vàng chạy đi, bạn sẽ tìm lí do nào đó. 'Con phải đi, bởi vì có cuộc hẹn.' Có thể không có cuộc hẹn. Bạn muốn tránh người đàn bà này, bạn không muốn sống cùng bà ấy: thậm chí năm phút cũng là quá nhiều. Bạn không yêu.

Nghĩa vụ tôi chống lại, nhưng trách nhiệm - vâng, tôi nói rằng các sannyasin của tôi phải có trách nhiệm vô cùng. Và một khi bạn vứt bỏ nghĩa vụ bạn được tự do chịu trách nhiệm.

Trong thời thơ ấu của tôi ông tôi thường thích chân ông được nắn bóp và ông sẽ gọi bất kì ai - bất kì ai đi qua. Ông rất già và ông sẽ nói 'Cháu sẽ nắn bóp chân cho ông chứ?'

Thỉnh thoảng tôi nói có và tôi nắn bóp, và thỉnh thoảng tôi nói không. Ông trở nên say mê. Ông nói 'Có chuyện gì vậy? Thỉnh thoảng cháu nói có và không ai nắn bóp chân đáng yêu như cháu làm - nhưng thỉnh thoảng cháu đơn giản nói không.'

Tôi nói 'Bất kì khi nào nó là nghĩa vụ cháu đều nói không. Bất kì khi nào nó là trách nhiệm, cháu làm nó.'

Ông nói 'Khác biệt là gì?'

Tôi nói 'Đây là khác biệt. Khi cháu cảm thấy yêu, khi cháu thích nắn bóp chân ông, thế thì cháu làm nó. Khi cháu cảm thấy chỉ là nghi lễ - bởi vì ông cứ hỏi và cháu phải làm điều đó - tâm trí cháu sẽ không có đó bởi vì trẻ con đang chơi bên ngoài và chúng đang mời cháu... Cháu sẽ không ở đây chút nào, thế thì cháu không muốn làm nó vì điều đó là xấu.' Cho nên thỉnh thoảng điều sẽ xảy ra là cháu phải nói không với ông khi ông muốn nắn bóp, và thỉnh thoảng cháu đơn giản đi tới ông và hỏi 'Ông có muốn nắn bóp chân một chút không? Cháu đang trong tâm trạng thích. Cháu sẽ làm thực sự một việc đẹp. Ông cho phép cháu nhé.'

Làm bất kì cái gì bắt nguồn từ tình cảm của bạn, từ trái tim của bạn; đừng bao giờ kìm nén trái tim bạn. Đừng bao giờ đi theo tâm trí bạn bởi vì tâm trí là sản phẩm phụ của xã hội, nó không phải là thực tại của bạn. Đi từ thực tại của bạn đi. Vận hành từ thực tại của bạn. Đừng vận hành từ nguyên tắc, xã giao, hình mẫu hành vi, điều Khổng Tử gọi là 'quân tử'. Đừng là quân tử, là đàn ông thôi - thế là đủ, là đàn bà - thế là đủ. Và là đàn ông thực, đàn bà thực. Thỉnh thoảng bạn sẽ thích làm cái gì đó; làm đi, rót trái tim bạn vào trong nó, nó sẽ là việc nở hoa đẹp. Thỉnh thoảng bạn không muốn làm, nói vậy, rõ ràng về nó; không cần nguỵ trang nó.

OSHO
 
cho mình 1 ngày mai bận rộn...:)

Quay về bản thân mình

Thực ra, trong Đạo và Thiền, cung thuật chỉ là cách để học cái gì đó về cuộc sống. Khi ai đó xúc phạm bạn, nhớ rằng người đó, người đã xúc phạm bạn là ở bên ngoài bạn, ở ngoại vi, như mục tiêu; bạn ở sâu bên trong bản thân bạn, cội nguồn. Và giữa bạn và người xúc phạm là tâm trí đứng đó - tựa như mũi tên.

Nếu tâm trí bạn nhắm tới người đã xúc phạm bạn, bạn sẽ lỡ. Để cho nó được nhắm tới cội nguồn đi. Thay vì nghĩ rằng người đó đã xúc phạm bạn, nhìn vào trong bản thể riêng của bạn: bạn phải đang mang vết thương nào đó, đó là lí do tại sao bạn cảm thấy bị xúc phạm. Bằng không làm sao người nào có thể xúc phạm bạn được? Nếu ai đó gọi bạn là ngu và bạn cảm thấy xúc phạm điều đó đơn giản nghĩa là bạn nghĩ rằng bạn rất khôn - không gì khác. Nếu bản thân bạn nghĩ bạn là ngu, bạn sẽ ôm ghì người này. Bạn sẽ nói, 'Đúng! Đích xác đúng! Đó là cách tôi cảm thấy tôi.' Thế thì xúc phạm ở đâu?

Nếu ai đó nói bạn là kẻ cắp và bạn cảm thấy mất mặt điều đó đơn giản nghĩa là bạn bao giờ cũng cho rằng bạn là nhà đạo đức lớn, đức hạnh, thế này thế nọ - nhưng sâu bên dưới bạn cũng biết rằng bạn là kẻ cắp. Người đó đã đánh vào điểm mềm yếu trong con người bạn, điểm mong manh.

Cho nên bây giờ có hai khả năng: hoặc bạn nhảy lên người đó và chứng minh rằng bạn không phải là kẻ cắp, hoặc bạn nhìn vào bên trong bản thân bạn. Bao giờ cũng đi về cội nguồn. Trong yoga, đi về cội nguồn được gọi là pratyahara. Mahavira gọi việc đi về cội nguồn này là pratikramana. Jesus gọi nó là 'hối tiếc'.

Người Ki tô giáp đã hiểu lầm. 'Hối tiếc' chẳng liên quan gì tới hối hận. 'Hối tiếc' nguyên thuỷ có nghĩa là quay lại, đi trở lại, đi vào bên trong bản thân bạn. Người Hi Lạp có từ đúng cho nó: 'metanoia' - quay vào bản thân bạn, quay một trăm tám mươi độ. Bạn phải đã thấy trong một số sách cổ huyền bí biểu tượng về con rắn ăn đuôi nó - đó là metanoia.

Quay về bản thân bạn đi. Thay vì đi tới người khác, đi tới bản thân bạn, quay về. Để cho mũi tên của bạn đi theo vòng tròn và quay lại tới cội nguồn từ đó nó bắt đầu. Ai đó đã xúc phạm bạn và rối loạn nảy sinh. Đây là chỗ bắt đầu của mũi tên. Mũi tên bắt đầu chuyển động hướng tới người khác. Nó muốn bắn trúng người khác, xúc phạm người khác. Đừng bị nó lừa. Để cho nó đi theo vòng tròn. Để cho nó đi tới một trăm tám mươi độ quay về bạn - về nơi nó đã bắt đầu, tới nơi bạn cảm thấy rối loạn. Để nó trở về chỗ đó; nhìn ở đó.

Điều này có thể trở thành chìa khoá của biến đổi bên trong. Con người mới là có thể.

Cung thuật chỉ là phương tiện. Đạo nhân đã phát minh ra nhiều phương cách. Nhưng trong tất cả các phương cách điều cơ bản, điều bản chất, là quay về bản tính riêng của người ta.

Thiền về chuyện ngụ ngôn này và bắt đầu dùng nó trong cuộc sống của bạn. Đầu tiên, tìm những khoảnh khắc của buông bỏ, chờ đợi chúng, đón nhận chúng với sự đón chào và hân hoan lớn, mời chúng lặp đi lặp lại, trở nên nữ tính hơn.

Thứ hai, nếu bất kì cơ hội nào nảy sinh khi mũi tên của bạn bắt đầu chuyển động ra ngoài, nhớ ngay và quay vào trong. Quay nó vào trong. Thay vì quay ra, thì quay vào. Nếu ai đó xúc phạm và bạn trở nên quay ra, nếu một người đàn bà đẹp đi qua và bạn quay ra, dục nảy sinh - quay vào thay vì quay ra đi. Người đàn bà đẹp đi qua không phải là mục tiêu thực, bạn có dâm dục nào đó trong bạn. Đi tới cội nguồn đi. Để cho nó là cơ hội lớn cho thiền. Biến từng cơ hội bình thường thành thiền và điều vĩ đại sẽ là phần thưởng. Từng khoảnh khắc sẽ bắt đầu trở nên chói sáng.

OSHO
 
em bỏ boom cho bác Thiết cuối tuần nè...:))

Địa ngục, cõi trời, thế giới, niết bàn

Địa ngục và cõi trời không có tính địa lí đâu, nhớ điều đó. Nó chỉ là biểu dụ để giải thích cái gì đó về tâm lí. Địa ngục là trạng thái của tâm trí đang trong khổ sâu sắc - tất nhiên, được tạo ra do việc làm riêng của bạn thôi. Mọi cát bụi bạn ném ra ngược chiều gió đều sẽ rơi vào bản thân bạn, đó là địa ngục - mọi điều sai bạn đã làm cho mọi người sẽ quay lại bạn. Bạn phải thu hoạch lấy mùa màng bởi vì bạn đã gieo hạt mầm. Nếu bạn gieo mầm chất độc thì bạn sẽ phải gặt lấy chất độc. Điều đó đơn giản thế: aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng.

Không ai có thể được miễn trừ khỏi nó, không có người nào có thể là ngoại lệ - mặc dầu mọi người đều nghĩ, "Mình có thể là ngoại lệ, mình có thể tìm ra cách nào đó thoát khỏi nó." Chắc chắn bạn có thể tìm ra cách để thoát khỏi luật pháp con người, bạn có thể tìm ra cách để thoát khỏi bất kì luật pháp nào, bởi vì luật pháp nhân tạo là luật pháp nhân tạo; chúng có thể bị phá vỡ. Và bạn có thể tìm ra những người thông minh có thể chỉ cho bạn cách bỏ qua chúng. Nhưng luật vĩnh hằng, luật tự nhiên, không thể bị phá vỡ; nếu bạn phá chúng bạn nhất định khổ. Khổ đó là địa ngục.

Bất kì khi nào bạn đi ngược lại luật của cuộc sống bạn đều trong địa ngục, và bất kì khi nào bạn đi hài hoà với luật bạn đều trong cõi trời. Cõi trời nghĩa là trạng thái vui vẻ. Và bất kì khi nào bạn đang lơ lửng, không chỗ này chẳng chỗ nọ, không chống đối không ủng hộ, trong trạng thái lờ phờ, trong trạng thái không quyết định, chỉ treo ở giữa, thế thì bạn đang trong thế giới này. Trong kinh sách Phật giáo thế giới này được gọi là madhyalok - trạng thái ở giữa cõi trời và địa ngục.

Có ba loại người trên thế giới: vài người ở cõi trời, nhiều người ở giữa, và nhiều người hơn đang ở trong địa ngục. Và thực ra đây không phải là ba loại người bởi vì từng người đều trải qua tất cả ba trạng thái này mọi ngày. Buổi sáng bạn có thể ở cõi trời, buổi trưa bạn ở trong tình trạng lấp lửng, đến tối, về nhà, bạn ở trong địa ngục. Bạn cứ thay đổi, dịch chuyển. Đây là những trạng thái tâm lí.

Việc vượt ra ngoài tất cả ba loại này được gọi là niết bàn, được gọi là phật tính, được gọi là moksha. Nếu bạn có thể vượt ra ngoài tất cả ba điều này - điều đó có nghĩa là nếu bạn có thể vượt ra ngoài mọi tâm trí - thế thì bạn không chỉ hài hoà với luật... Nếu bạn trong hài hoà với luật thì bạn ở thiên đường, nếu bạn chống lại luật thì bạn ở trong địa ngục. Nếu bạn không quyết định, nửa nọ nửa kia, năm mươi năm mươi, bạn ở thế giới giữa, thế giới này. Nhưng nếu bạn trở thành một với luật, bạn không còn tách rời - thậm chí không trong hài hoà, bởi vì trong hài hoà bạn vẫn tách rời. Nếu bạn trở thành một với luật: nếu bạn vứt bỏ bản ngã và tâm trí của mình một cách toàn bộ; nếu bạn trở nên được hội nhập vào trong luật vĩnh hằng; nếu bạn trở thành đại dương, giọt sương của bạn biến mất trong đại dương và trở thành nó, thế thì bạn không được sinh ra thêm nữa. Thế thì không sinh không tử. Thế thì toàn thể bánh xe của sinh và tử dừng lại. Thế thì bạn là một với vũ trụ, thế thì bạn là Thượng đế.

Đây là điều tối thượng phải được đạt tới, đây là điều tối thượng mà con người có khả năng đạt tới, nhưng cũng có khả năng bỏ lỡ. Chừng nào nỗ lực lớn lao còn chưa được thực hiện với tài năng và thông minh, bạn sẽ không thể nào đạt tới nó được.

OSHO
 
....nữa ko, nữa!

đừng ai bắt em ....dừng lại nhé, dù có hơi phạm luật chút chút :)

Yêu và thất vọng

Nhiều điều được ngụ ý. Thứ nhất, ở Ấn Độ chúng ta chưa bao giờ dùng từ "yêu." Chúng ta bao giờ cũng dùng từ "bất bạo hành" - "ahimsa" pratishthayam. Jesus dùng "yêu"; Mahavira, Patanjali, Phật, họ không bao giờ dùng "yêu" - họ dùng "bất bạo hành." Tại sao? "Yêu" dường như là từ hay hơn, khẳng định hơn, thơ ca hơn. "Bất bạo hành" có vẻ giống như một từ xấu, phủ định. Nhưng có cái gì đó cho nó. Khi bạn nói "yêu," bạn đã đi vào theo cách xông xáo tinh tế. Khi tôi nói, "Tôi yêu bạn," tôi đã đi từ trung tâm của tôi hướng tới bạn. Cái xông xáo là đẹp, nhưng nó là xông xáo. Patanjali nói "bất bạo hành." Nó là trạng thái phủ định, trạng thái thụ động: tôi chỉ nói, "tôi sẽ không làm đau bạn," có vậy thôi.

Yêu nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc " - điều không thể được. Ai có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được? Yêu hứa hẹn. Mọi hứa hẹn đều là giả. Làm sao bạn có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được? Nếu mọi người đều chịu trách nhiệm cho cái ta riêng của mình, làm sao thậm chí có thể nghĩ được rằng bạn có thể làm cho ai đó hạnh phúc được? Khi tôi nói, "Tôi yêu bạn," tôi đang tạo ra nhiều hứa hẹn thế, tôi đang chỉ cho bạn nhiều khu vườn đẹp thế... Tôi đang vẫy gọi bạn tới những mơ ước. Không, Patanjali sẽ không dùng từ này, bởi vì sâu bên dưới tôi đang nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Lại gần tôi đi; lại gần tôi đi. Tôi sẵn sàng làm cho bạn hạnh phúc " - điều là không thể được. Không ai có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được. Nhiều nhất tôi có thể nói, "Tôi sẽ không làm đau bạn." Điều đó là dành cho tôi, không làm đau, nhưng làm sao tôi có thể nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc được "?

Đó là lí do tại sao mọi tình yêu đều dẫn tới thất vọng. Những người yêu hứa hẹn với nhau - có chủ ý, không chủ ý - những đoá hồng đẹp, thiên đường; và từng người đều nghĩ về lời hứa - và thế rồi nó không bao giờ được hoàn thành. Không ai có thể làm cho bạn hạnh phúc được - ngoại trừ bản thân bạn. Nếu bạn rơi vào tình yêu: người đàn ông nghĩ người đàn bà sẽ cho anh ta cuộc sống đẹp, một điều say mê, thế giới kì ảo; và người đàn bà cũng nghĩ rằng người đàn ông sẽ dẫn cô ấy tới thiên đường cuối cùng. Không ai có thể dẫn được bất kì ai. Đó là lí do tại sao những người yêu cảm thấy thất vọng: lời hứa là giả. Không phải là họ đã lừa nhau đâu, họ đã tự lừa mình. Không phải là họ đã chủ ý lừa nhau đâu, họ đã không biết. Họ đã không nhận biết về điều họ nói.

Mahavira, Phật, Patanjali, họ dùng từ xấu: bất bạo hành, ahimsa. Không có vẻ hay, đơn giản là phủ định - nó nói "bất bạo hành," có vậy thôi. "Tôi sẽ không làm đau bạn " - chừng đó có thể được hoàn thành. Cho dù thế, không có bảo đảm tuyệt đối rằng bạn sẽ không cảm thấy đau. "Tôi sẽ không làm đau bạn," có vậy thôi; thế nữa cũng không phải là điều cần thiết tuyệt đối rằng bạn sẽ không cảm thấy đau. Dầu vậy bạn có thể cảm thấy đau bởi vì bạn tạo ra vết thương riêng của bạn, bạn tạo ra khổ riêng của bạn. "Tôi sẽ không là một phần của nó," có vậy thôi. Patanjali có thể nói - "Tôi sẽ không tham gia vào trong nó. Tôi sẽ không làm đau bạn."

OSHO
 
Back
Top